intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý chất lượng, Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng - TS. Nguyễn Tiến Dũng

Chia sẻ: Leanh Tuan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:14

2.107
lượt xem
701
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý chất lượng, Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng của TS. Nguyễn Tiến Dũng giúp người học nắm được khái niệm quản lý chất lượng, các nguyên tắc của quản lý chất lượng, chu trình quản lý chất lượng, hệ thống chất lượng, đảm bảo chất lượng là gì, sự phát triển các mô hình QLCL,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý chất lượng, Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng - TS. Nguyễn Tiến Dũng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM Quản lý chất lượng,  Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO Email: dungnt@hcmute.edu.vn, DĐ: 0908126844
  2. Các vấn đề chính: 1/ Quản lý chất lượng là gì? 2/ Các nguyên tắc của quản lý chất lượng? 3/ Chu trình quản lý CL? 4/ Hệ thống chất lượng? 5/ Đảm bảo chất lượng là gì? 6/ Sự phát triển các mô hình QLCL 7/ Các bước thiết lập hệ thống ĐBCLGDĐT 8/ Các ĐK đảm bảo sự HĐ của HTĐBCL 9/ Kiểm định chất lượng
  3. Quản lý chất lượng là gì? Theo TCVN 8402-1994: QLCL là tập hợp các hoạt động của chức năng QL chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và trách nhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập KHCL, KSCL, BĐCL, và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng.
  4. Các nguyên tắc của QLCL 1/ Coi trọng vai trò con người 2/ Nguyên tắc đồng bộ 3/ Nguyên tắc toàn diện 4/ Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá 5/ Dựa trên cơ sở pháp lý
  5. Hệ thống chất lượng “Hệ thống chất lượng gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng”
  6. Đảm bảo chất lượng là gì? “ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (tổ chức) sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng” Có 2 mục đích: ĐBCL bên trong: tạo niềm tin cho tổ chức. ĐBCL bên ngoài: tạo niềm tin cho các bên liên quan  Xây dựng hệ thống ĐBCL là xây dựng Văn hóa chất lượng trong tổ chức.
  7. Các dạng thức Quản lý CL Kiểm định Kiểm  định/ISO TQM Thanh  tra Đảm bảo chất lượng Cải thiện liên tục Kiểm soát chất lượng Phòng ngừa Phát hiện Thời gian
  8. Kiểm soát chất lượng (Quality control). - Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng nhằm phát hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định, hoặc làm lại nếu có thể. - Kiểm soát chất lượng được những chuyên gia chất lượng như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hành sau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ. Thanh tra (Inspection) và kiểm tra (Test) là hai phương pháp phù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiện các chuẩn đề ra như: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra.
  9. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance- QA). - Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thoả mãn các yêu cầu chất lượng. - Nói cách khác, đảm bảo chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, Philip B. Crosby gọi là "nguyên tắc không lỗi" (Sallis 1993), "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm". - Chất lượng ĐT được đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức trong Hệ thống đảm bảo CL.
  10. Quản lý chất lượng tổng thể Quản lý chất lượng tổng thể là mở rộng và phát triển của đảm bảo chất lượng (Sallis 1993). Quản lý chất lượng tổng thể gắn liền với phát triển văn hoá chất lýợng của tổ chức, ở đó mỗi thành viên mang lại niềm vui cho khách hàng, tổ chức được thiết kế theo cấu trúc hướng tới khách hàng, coi khách hàng là thượng đế (Peter và Waterman In Search of Excellence, 1982). - TQM không phải là thanh tra, đó là sự cố gắng làm mọi việc đúng ngay từ đầu và đúng vào mọi thời điểm .
  11. Các bước thiết lập HTĐBCL trong GD 1/ Xác định sứ mạng, mục tiêu. 2/ Xác định chức năng thực hiện 3/ Xác định các mục tiêu theo chức năng và các chỉ số thực hiện 4/ Hình thành hệ thống quản lý đảm bảo CL và các quá trình quản lý nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu. 5/ Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát chất lượng nhằm đánh giá việc thực hiện các chức năng và cơ hội cải tiến chất lượng
  12. Các điều kiện đảm bảo hoạt động của HT ĐBCL 1/ Mọi người trong HT phải có trách nhiệm duy trì CL 2/ Mọi người trong HT có trách nhiệm củng cố chất lượng 3/ Mọi người hiểu, sử dụng và làm chủ HTCL 4/ Thường xuyên kiểm tra đánh giá sự hoạt động của HT và tìm cơ hội cải tiến, nâng cao chất lượng
  13. - Từ "Total" trong TQM có nghĩa là tất cả mọi công việc, quá trình tất cả mọi người (cán bộ QL, GV) phải luôn thực hiện cải tiến CL của đơn vị của mình. - Từ "Quản lý" (Management) trong TQM có nghĩa mọi người thuộc đừn vị với chức năng, nhiệm vụ, vị trí là người quản lý của chính trách nhiệm của bản thân họ. Vì vậy, có sự khác biệt giữa chất lượng tổng thể (Total quality- TQ) và quản lý chất lượng tổng thể (TQM). - Và Liên tục và từng bước cải thiện chất lượng.
  14. Thay đổi văn hoá tổ chức là nhu cầu thiết yếu để thực hiện QLCLTT: Quản lý chất lượng tổng thể đòi hỏi sự thay đổi của văn hoá tổ chức, đặc biệt là thái độ, phong cách và phương pháp làm việc của cả cán bộ quản lý và nhân viên. - Để đội ngũ làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả và sản phẩm có chất lượng, đòi hỏi: + Tạo được môi trường, cơ chế và điều kiện làm việc phù hợp cho đội ngũ thay vì kiểm soát họ. + Các công cụ lao động và hệ thống các cơ chế phù hợp. + Những thành quả lao động phải được thừa nhận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2