intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý chất lượng và luật thực phẩm - Th.S Nguyễn Khắc Kiệm

Chia sẻ: Banhbeodethuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý chất lượng và luật thực phẩm gồm có 4 phần, cung cấp cho người học những kiến thức như: Thực phẩm và chất lượng thực phẩm; Tiêu chuẩn hóa và luật thực phẩm; Đảm bảo chất lượng trong nhà máy chế biến thực phẩm; Đánh giá hệ thống quản lý thực phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý chất lượng và luật thực phẩm - Th.S Nguyễn Khắc Kiệm

  1. QLCL VÀ LUẬT TP GV: Th.S Nguyễn Khắc Kiệm
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình Đảm bảo chất lượng & luật thực phẩm  Bùi Nguyên Hùng, Quản lý chất lượng, NXB ĐH Quốc gia TpHCM, 2004.  Business edge, Bộ sách Quản trị sản xuất và vận hành, NXB Trẻ, 2003.  Hà Duyên Tư và cộng sự, Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm, NXB KH&KT, 2006.  Các văn bản pháp luật của Việt nam về chất lượng thực phẩm
  3. NỘI DUNG Phần 1: Thực phẩm và chất lượng thực phẩm Phần 2: Tiêu chuẩn hóa và luật thực phẩm Phần 3: Đảm bảo chất lượng trong nhà máy chế biến thực phẩm Phần 4: Đánh giá hệ thống quản lý thực phẩm
  4. NỘI DUNG Phần 1: Thực phẩm và chất lượng thực phẩm Phần 2: Tiêu chuẩn hóa và luật thực phẩm Phần 3: Đảm bảo chất lượng trong nhà máy chế biến thực phẩm Phần 4: Đánh giá hệ thống quản lý thực phẩm
  5. Thực phẩm và chất lượng thực phẩm Nội dung:  Chất lượng là gì?  Các khía cạnh của chất lượng  Các đặc điểm của chất lượng  Thực phẩm là gi?  Chất lượng thực phẩm  Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm  Các phương thức quản lý chất lượng Tp  Chi phí chất lượng  Các giải pháp QLCL thực phẩm  Một số hệ thống QLCL thực phẩm  Một số chứng chỉ QLCL thực phẩm
  6. Chất lượng là gì? Một số quan điểm về chất lượng:  Siêu hình: “Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm”  Thuộc tính của sản phẩm: từ điển Việt Nam “Chất lượng là tổng thể những thuộc tính, tính chất cơ bản của sự vật làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác”  Sản xuất: “Chất lượng là sự đảm bảo đạt được và duy trì một tập hợp các tiêu chuẩn, quy cách hoặc yêu cầu đã được đặt ra từ trước”
  7. Chất lượng là gì? Một số quan điểm về chất lượng:  Thị trường và người tiêu dùng: W.E.Deming: “Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” J.M.Juran: “Thích hợp để sử dụng” Philip B. Crosby: “Phù hợp với yêu cầu”  Giá trị: “Chất lượng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với mức giá mà khách hàng chấp nhận được”  Cạnh tranh: “Chất lượng là việc tạo ra những thuộc tính của sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh, phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường”
  8. Chất lượng là gì? Một số quan điểm về chất lượng:  Quan điểm tổng hợp: “Chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng các thuộc tính sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chi phí bỏ ra để đạt được chất lượng đó”
  9. Chất lượng là gì? Nhận xét:  Nhiều góc độ khác nhau  Thời điểm khác nhau  Tùy theo trình độ phát triển  Có nhiều cấp độ khác nhau  Là một phạm trụ tổng hợp
  10. Chất lượng là gì? Định nghĩa chất lượng theo TCVN ISO 9000:2000  “Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” Mức độ: có thể lượng hóa được Đặc tính: tính chất riêng biệt có thể mô tả được Vốn có: tồn tại bên trong Yêu cầu: khách hàng
  11. Chất lượng là gì? Cần ghi nhớ:  Muốn đạt được chất lượng phải đáp ứng được mong muốn hoặc kỳ vọng của khách hàng Làm sao để biết khách hàng muốn gì?  Khách hàng là tiêu điểm của tất cả các cuộc thảo luận về chất lượng Khách hàng là ai?
  12. Các khía cạnh của chất lượng  Tính năng - Sản phẩm dùng làm gì, kết quả sử dụng? - Dịch vụ cung cấp gì, tốt đến mức nào?  Đặc tính: Nét đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ - Giúp phân biệt sản phẩm với dịch vụ tương tự - Có thể kết hợp nội tại trong sản phẩm  Độ tin cậy: khả năng không sai hỏng sản phẩm, khả năng đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cao - khả năng bảo trì - Tính sẵn sàng - Độ bền
  13. Các khía cạnh của chất lượng  Giá cả: - Tùy đối tượng người tiêu dùng - Mức giá chấp nhận được  Sự thích hợp: là mức độ thích ứng các tiêu chí kỹ thuật đề ra  Tính thẩm mỹ: - Hình dáng, kiểu cách thích hợp - Hình dáng trang trí phù hợp - Khó xác định
  14. Các khía cạnh của chất lượng  Chất lượng theo cảm nhận: ấn tượng của khách hàng sau khi - Có thông tin đầy đủ - Tiếp xúc và tiêu dùng
  15. Các đặc điểm của chất lượng  Được thể hiện và đánh giá đúng và đủ khi tiêu dùng  Được cải tiến liên tục và hướng tới trọng tâm là khách hàng  Được đặt ra với mọi trình độ sản xuất  Không phải là một khái niệm tuyệt đối
  16. Chất lượng Hai bước tiếp cận:  Chất lượng thiết kế Mức độ thỏa mãn khách hàng của các tiêu chí kỹ thuật  Chất lượng quá trình Mức độ phù hợp với tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ
  17. Thực phẩm là gì? Theo Luật An toàn Thực phẩm: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm
  18. Thực phẩm là gì? Theo tổ chức y tế thế giới WHO: Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người - Đồ ăn, uống, nhai, ngậm,… - Các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm - Không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm
  19. Chất lượng thực phẩm Phù hợp với thuộc tính đặc trưng của sản phẩm Chất lượng dinh dưỡng Sạch, không vượt quá giới hạn cho phép về vi sinh vật, dư lượng độc tố, chất phụ gia… Chất lượng vệ sinh Bao bì, kiểu dáng, ghi nhãn… Chất lượng thương phẩm
  20. Chất lượng thực phẩm Ngoài ra còn có một số loại chất lượng:  Chất lượng thị hiếu (hay cảm quan) Được đánh giá bằng mức độ ưa thích của con người trên các tính chất cảm quan dựa trên các giác quan.  Chất lượng sử dụng hoặc dịch vụ Phương diện tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng sử dụng sản phẩm. Bao gồm: Khả năng bảo quản; Thuận tiện khi sử dụng sản phẩm; Phương diện kinh tế; Phương diện thương mại; Phương diện pháp luật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2