Bài giảng Quản lý hành chính đô thị: Phần 2 - ThS. Trần Thị Minh Châu
lượt xem 7
download
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Quản lý hành chính đô thị: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Kiểm soát phát triển và quản lý quy hoạch đô thị; Quản lý nhà ở tại đô thị; Quản lý cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý hành chính đô thị: Phần 2 - ThS. Trần Thị Minh Châu
- CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ NHÀ Ở TẠI ĐÔ THỊ 4.1. Khái niệm và vai trò của nhà ở đô thị 4.1.1. Khái niệm nhà ở đô thị Nhà ở đô thị là các căn nhà được xây dựng trong các đô thị, hình thức tổ chức nhà ở theo dạng tập trung dân cư thành các khu nhà ở (thường gọi là chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ), có hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị hoàn chỉnh như cấp, thoát nước, cấp điện, cấp năng lượng, thông tin liên lạc, truyền thanh truyền hình, hệ thống đường giao thông, môi trường và hệ thống các công trình dịch vụ phục vụ các nhu cầu về cuộc sống vật chất và văn hoá, tinh thần của con người. Nhà ở đô thị là kiến trúc cư trú mà con người dùng để ở trong một thời gian dài theo đơn vị sinh hoạt gia đình trong đô thị. Đó là một trong những điều kiện vật chất rất cơ bản của sự sinh tồn của dân cư đô thị, đồng thời cũng là điều kiện vật chất quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh tế – xã hội trong đô thị. Nhà ở đô thị là chủ thể của kiến trúc đô thị, xây dựng nhà ở đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của xây dựng cơ bản đô thị. Vấn đề nhà ở đô thị là một vấn đề quan trọng của đô thị, là một nội dung cơ bản của kinh tế học đô thị. 4.1.2. Vai trò của nhà ở đô thị Vai trò của nhà ở đô thị trong sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị chủ yếu được biểu hiện ở các mặt như sau: - Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để tái sản xuất sức lao động đô thị. Trong bất kỳ xã hội nào, sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cũng là điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất. Sản xuất xã hội của đô thị muốn tiến hành liên tục không ngừng, ngoài một tiền đề cơ bản là tái sản xuất tư liệu sản xuất, còn một tiền đề cơ bản khác là tái sản xuất sức lao động. Nhà ở đô thị với tư cách là hàng tiêu dùng cá nhân, là tư liệu sinh hoạt cơ bản tối cần thiết cho sự sinh tồn của những con người trong đô thị. Toàn bộ sản xuất xã hội và toàn bộ người lao động đô thị đều cần phải có nhà ở. Nhà ở đô thị không chỉ là tư liệu sinh tồn, mà còn là tư liệu hưởng thụ và tư liệu phát triển, nó cần được không ngừng tăng lên, nâng cao về số lượng và chất lượng. Trong tình hình đó, nhà ở đô thị không chỉ bảo đảm cho sự sinh tồn của người lao động và sự kéo dài của thế hệ sau, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sức lao động. - Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để phát triển kinh tế đô thị. Nhà ở đô thị không chỉ là một loại tư liệu sinh hoạt phục vụ cho đời sống dân cư đô thị, mà cũng là điều kiện vật chất để kinh tế đô thị có thể tiến hành bình thường và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- phát triển có hiệu quả. Xét từ góc độ vi mô, nhà ở của công nhân viên chức các doanh nghiệp gần hay xa công sở, nơi làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài thời gian đi trên đường đến nơi làm việc và mức hao phí thể lực của họ, do đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều kiện cư trú của dân cư tốt hay xấu, không chỉ liên quan đến việc tái sản xuất sức lao động, mà còn tác động trực tiếp đến tính tích cực sản xuất của người lao động. Xét từ góc độ vĩ mô, nhà ở đô thị có vai trò khá quan trọng trong quá trình tái sản xuất của đô thị. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng. Đồng thời, sự phát triển nhà ở đô thị cũng tác động, kích thích nhu cầu của dân cư đô thị đối với các loại hàng điện tử, dụng cụ gia đình, trang trí nội thất… - Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất quan trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đô thị. Vai trò của nhà ở đô thị được thể hiện thông qua số lượng, kết cấu, hình thức, kiến trúc và bố cục của nhà ở đô thị. Số lượng nhà ở đô thị không chỉ ảnh hưởng đến sự biến đổi kết cấu gia đình dân cư đô thị, kéo dài hoặc tăng nhanh quá trình phân ly của gia đình mới, mà còn ảnh hưởng đến thời kỳ kết hôn của thanh niên trong độ tuổi thích hợp, nó trở thành một vấn đề xã hội to lớn. Hình thức xây dựng của nhà ở đô thị còn quy định hình thức cư trú của dân cư, ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng và giao lưu tình cảm giữa những con người. Bố cục nhà ở đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị, giao thông đô thị và tình hình sử dụng đất đô thị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4.2. Đặc điểm và phân loại nhà ở đô thị 4.2.1. Đặc điểm nhà ở đô thị Nhà ở đô thị có các đặc điểm chính như sau: - Lượng đầu tư một lần lớn, giá cả (tiền thuê, giá bán…) tương đối cao. Đối với nhà ở đô thị, người cung ứng cần chuẩn bị một khoản tiền lớn, suy xét cẩn thận hiệu quả đầu tư và rủi ro có thể phải gánh chịu; người tiêu dùng nhà ở dân cư nói chung, để có được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà ở đô thị cần phải chi ra một số tiền rất lớn để mua so mới các loại hàng tiêu dùng khác. - Là bất động sản, thời gian sử dụng tương đối dài. Nhà ở đô thị không thể di động và được sử dụng trong một thời gian dài, nó không giống hàng hoá nói chung có thể đưa đến bán khắp mọi nơi, cũng không thể tuỳ tiện thay cũ đổi mới như các loại hàng tiêu dùng khác. Vì vậy làm cho người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng đều phải suy nghĩ chu đáo trước khi quyết định đầu tư hay lựa chọn nhà ở tại đô thị. - Được đặt trên mặt đất, cùng với đất cấu thành một chỉnh thể. Nhà ở đô thị nói riêng cũng như các loại nhà ở nói chung chỉ có thể được xây dựng trên mặt đất. Đối với nhà ở tại đô thị, các công đoạn kiến trúc, số tầng kiến trúc và tiêu chuẩn chất lượng kiến trúc cần tuân theo các quy định của bố trí quy hoạch đô thị; giá thành, giá cả, lợi nhuận và tiền thuế khác nhau và chịu ảnh hưởng của quỹ đất, điều kiện địa lý, điều kiện phát triển tại mỗi đô thị. - Vừa là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, vừa là một bộ phận trong khu nhà ở đô thị, có tính xã hội tương đối lớn. - Chịu sự chi phối của các yếu tố pháp lý. Việc xây dựng, sử dụng và khai thác nhà ở đô thị phụ thuôc vào các điều kiện pháp lý, cụ thể là các văn bản luật và dưới luật. Khi được pháp luật thừa nhận thì nhà ở trong đô thị mới có thể mua bán công khai. Trường hợp nhà ở đô thị còn chưa được pháp luật thừa nhận, việc lưu thông của nó chỉ diễn ra trên thị trường ngầm, nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước. 4.2.2. Phân loại nhà ở đô thị Nhà ở đô thị bao gồm các loại sau: - Nhà biệt thự. - Nhà mặt tiền. - Nhà liên kề. - Nhà chung cư. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Nhà vườn. 4.2.3. Quản lý Nhà nước về nhà ở đô thị Quản lý Nhà nước về nhà ở đô thị bao gồm 5 nội dung chính. Nhà nước thông qua các công cụ quản lý, các quy định mang tính chất pháp lý để hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển nhà ở phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đô thị nói riêng và của đất nước nói chung. 4.2.3.1. Ban hành quy chế về quản lý, sử dụng và kinh doanh nhà ở đô thị Trong công tác quản lý Nhà nước về nhà ở đô thị, Nhà nước quy định cụ thể các quy chế, mục tiêu, tiêu chuẩn quản lý và sử dụng nhà ở thông qua Luật nhà ở 2014. Đối với nhà ở chung cư hoặc nhà ở có nhiều chủ quản lý thì Bộ Xây dựng cũng có các quy chế quản lý và sử dụng riêng, kèm theo các văn bản quy định cụ thể. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách thỏa đáng một mặt khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng nhà ở, nâng cao giá trị quỹ nhà ở tại đô thị. Đồng thời, điều tiết và phát huy có lợi quy luật cung – cầu, khắc phục những cơn sốt về giá cả đảm bảo cho quyền lợi của người dân tại khu vực đô thị. 4.2.3.2. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở Lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở là một công tác tổng hợp, phức tạp liên quan đến nhiều ngành đồng thời nó gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị. Lập kế hoạch xây dựng nhà ở tốt sẽ làm tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân đồng thời tạo nên bộ mặt mới cho sự phát triển văn minh đô thị. Sự lựa chọn vị trí xây dựng nhà ở có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động hằng ngày của người sử dụng nhà ở. Đặc biệt đối với những người có nhu cầu mua nhà, thuê nhà, ở tại các căn hộ chung cư thì trước khi lựa chọn nhà họ thường xem xét đến những vấn đề về vị trí đảm bảo cho công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Khu vực xây dựng phát triển nhà ở thường do Nhà nước đảm nhiệm với ngân sách kế hoạch hoặc có sự đầu tư liên kết giữa Nhà nước với các công ty nước nước ngoài. Khuynh hướng chung là xây dựng các khu nhà ở tại các vùng ven đô, bên cạnh các khu công nghiệp để đồng thời giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người dân. 4.2.3.3. Cấp giấy phép và đình chỉ việc xây dựng, cải tạo nhà ở Để đảm bảo nhà ở được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của quy hoạch tổng thể tại từng địa phương, khi xây dựng nhà ở cần có sự chỉ đạo cho phép của cơ quan các cấp có thẩm quyền. Nhà nước quy định tất cả các tổ chức kinh doanh phát triển nhà ở cũng như dân cư khi xây dựng phải xin cấp giấy phép. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Trong quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết của đô thị đã quy định vị trí từng khu vực có thiết kế cụ thể và độ cao trung bình, khoảng cách giữa các khu vực xây dựng, cơ sở hạ tầng…Sở Xây dựng có trách nhiệm định hướng cụ thể các khu vực có điều kiện triển vọng cho xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp…các khu vực xây dựng nhà ở. Việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở phải căn cứ vào quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, kế hoạch phát triển nhà ở của từng đô thị. 4.2.3.4. Đăng ký, điều tra, thống kê nhà ở đô thị a) Đăng ký nhà ở Đăng ký nhà ở là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về nhà ở tại đô thị. Nó không chỉ đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhà ở trước pháp luật mà còn đảm bảo cho các cơ quan quản lý nắm được hiện trạng nhà ở của địa phương mình, lập kế hoạch phát triển nhà ở. Trên cơ sở đăng ký nhà ở, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản liên quan đến đất cho chủ sở hữu. b) Điều tra, thống kê nhà ở Công tác điều tra thống kê định ký nhằm giúp các cơ quan quản lý nắm được thực trạng, tình hình phát triển nhà ở tại đô thị, có ý nghĩa lớn trong việc hoạch định chính sách phát triển nhà ở và quỹ đất dự trữ tại đô thị. 4.2.3.5. Thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật và tranh chấp liên quan đến nhà ở Công tác thanh tra và kiểm tra là chức năng quản lý của bất cứ cơ quan nào. Vấn đề quản lý nhà ở là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Chính vì vậy trong công tác quản lý thường phát sinh nhiều vi phạm, tranh chấp. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở đô thị cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, khách quan để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật về quản lý và sử dụng nhà ở, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật xây dựng, các quy tắc quy phạm để nhằm hạn chế sự xây dựng tùy tiện, sai phạm kỹ thuật và phá hủy môi trường, cảnh quan đô thị, nhằm giúp cơ quan quản lý xây dựng khống chế, điều hành thuận lợi quá trình xây dựng và cải tạo nhà ở. 4.2.4. Chính sách và giải pháp phát triển nhà ở đô thị Chính sách phát triển nhà ở là một bộ phận cơ hữu của phát triển đô thị. Chính sách phát triển nhà ở tại các đô thị phải đảm bảo đồng thời được ba mực tiêu như sau: - Bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp và cải thiện chỗ ở. - Phát triển thị trường bất động sản nhà ở. - Góp phần phát triển đô thị và nông thôn. Muốn thực hiện được các mục tiêu như trên, trong quản lý Nhà nước về nhà ở đô PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- thị cần phải xây dựng và thực hiện được một số chính sách cụ thể như sau: 4.2.4.1. Phát triển thị trường đất đô thị minh bạch và hiệu quả Thị trường đất đô thị có quan hệ mật thiết với quy hoạch đô thị, nhất là với khâu thực hiện quy hoạch. Trước đây đất đô thị được quy hoạch để xây dựng các tiểu khu nhà ở, là khu vực chỉ có chức năng làm chỗ ở, tách khỏi các khu vực có chức năng hành chính, thương mại, sản xuất và nghỉ ngơi giải trí. Các tiểu khu nhà ở ngày nay đã lỗi thời vì tạo ra căng thẳng trong giao thông đô thị (do người dân phải đi xa tới các khu chức năng khác và giao thông quá cảnh không được xuyên qua tiểu khu nhà ở), có kiến trúc đơn điệu nhàm chán, nên gần đây được thay thế bằng các khu đô thị mới đa chức năng, vừa tiện lợi cho người đi bộ và đi xe đạp vừa thuận tiện cho giao thông quá cảnh, ngoài các nhóm nhà ở với kiến trúc đa dạng còn có phố phường tấp nập, phía sau có công viên và chỗ đỗ xe hơi thuận tiện..., tạo nên tính an cư cho cộng đồng. Nhiều dự án bất động sản hiện nay tuy mang danh là phát triển khu đô thị mới nhưng trên thực tế vẫn là tiểu khu nhà ở biến tướng, vì vậy chính sách nhà ở nên nhấn mạnh đến tính đa chức năng của khu đô thị mới, kể cả khi cải tạo các tiểu khu nhà ở cũ. Hiện nay, giá đất đô thị, đặc biệt là tại các đô thị lớn đang bị đẩy lên rất cao. Điều này thúc đẩy việc xây dựng các chung cư ngày càng nhiều tầng hơn, nhưng giá nhà ở cũng trở nên đắt đỏ quá mức, tình trạng đầu cơ nhà ở tăng mạnh. Để khắc phục hiện tượng này tại các đô thị cần phải tạo được quỹ đất dự trữ xây dựng nhà ở. Phương thức tạo quỹ đất dự trữ cho phép chính quyền đô thị chủ động tổ chức phát triển đô thị liền mảng thành khu vực rộng lớn chứ không manh mún và chiều theo ý muốn chọn địa điểm của những người kinh doanh bất động sản. Như vậy, cùng với sự phát triển của đô thị, việc đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội là một trong những điều kiện thiết yếu đảm bảo cuộc sống của người dân. 4.2.4.2. Phát triển thị trường nhà cho thuê, nhà ở xã hội và nhà giá rẻ Có loại nhà nào để bán thì cũng nên có loại nhà đó cho thuê, vì nhà cho thuê là đối trọng với nhà để bán, tạo thêm khả năng lựa chọn cho người cần nhà, có tác dụng điều tiết giá bán và giá thuê. Mặt khác nhà cho thuê còn đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động khi cần thu hút nhân lực đến nơi có nhiều việc làm, hoặc nhu cầu nơi ở của người mới lập gia đình hay vừa ly hôn, của những người tạm trú để học tập, chữa bệnh, mở mang kinh doanh hoặc thi hành nhiệm vụ nghề nghiệp (ngoại giao, làm báo…). Để phát triển nhà ở thuê, cần xác định rõ trọng tâm của chính sách nhà ở trong giai đoạn trước mắt là nhằm đảm bảo cho mọi người dân đô thị có nhà để ở chứ chưa phải khuyến khích ai cũng có nhà ở thuộc sở hữu của mình. Thị trường nhà cho thuê tuy đã hình thành nhưng còn chậm phát triển và chủ yếu là nhà cho người nước ngoài thuê và nhà trọ công nhân, sinh viên. Thế nhưng thu hút vốn đầu tư tư nhân vào thị trường này không dễ dàng vì chậm thu hồi vốn, lợi nhuận ít, tuy rủi ro không lớn như trong thị trường nhà để bán. Vì vậy trong công tác quản lý phát triển đô thị, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi để khuyến khích tư nhân đầu tư vào thị trường này, đồng thời chính PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- quyền cũng cần phát triển nhà ở công để cho thuê với giá vừa phải như đã quy định trong Luật Nhà ở. Nhà ở xã hội là loại nhà cho những người thu nhập thấp chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật thuê để ở với giá rẻ. Việc phát triển các loại hình nhà ở xã hội có liên quan và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển đô thị và các khu công nghiệp. Nhà nước cần xác định rõ mục tiêu lớn nhất đó là đảm bảo mọi người dân đều có cư trú, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất. Nhà giá rẻ là một phân khúc thị trường nhà thương mại để bán cho mọi đối tượng có nhu cầu nhà ở nhưng khả năng chi trả hạn chế, kể cả đối tượng phải di dời và tái định cư khi bị thu hồi đất. Để khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng nhà giá rẻ, chính quyền cần có biện pháp ưu đãi để tư nhân có thể kiếm được lợi nhuận hợp lý. Tư nhân kinh doanh nhà giá rẻ ít gặp rủi ro thương mại hơn kinh doanh nhà đắt tiền vì nhu cầu lớn và tương đối ổn định. Nếu nhà giá rẻ được phát triển với sự ưu đãi đáng kể của chính quyền, chẳng hạn về đất đai, về hạ tầng ngoài nhà hoặc về lãi suất tín dụng, thì chính quyền có thể đưa ra các tiêu chí về đối tượng phục vụ tương tự như với nhà ở xã hội và kiểm soát việc thi hành. Vì nhà ở xã hội và nhà giá rẻ thường được phát triển với mật độ xây dựng tương đối cao, do đó chính quyền nên khuyến khích áp dụng mẫu nhà có vườn trên mái để bổ sung diện tích cây xanh. Vườn trên mái là một dạng của nông nghiệp đô thị. Phát triển nhà ở gắn với nông nghiệp đô thị cũng nên được chính sách nhà ở quan tâm vì nó đem lại nhiều lợi ích, trong đó có vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để phát triển đô thị. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm của quản lý xây dựng đô thị? 2. Hãy trình bày nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng đô thị? 3. Hãy trình bày các biện pháp xử lý vi phạm và trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý trật tự xây dựng đô thị? 4. Hãy trình bày đặc điểm và phân loại nhà ở đô thị? 5. Hãy trình bày các nội dung quản lý Nhà nước về nhà ở đô thị? 6. Hãy trình bày chính sách và giải pháp phát triển nhà ở đô thị? PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- CHƯƠNG 5. QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 5.1. Quản lý cơ sở hạ tầng đô thị 5.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị Cơ sở hạ tầng còn được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị là một hệ thống các công trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm hai hệ thống: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác trong đô thị. - Hệ thống hạ tầng xã hội đô thị bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. Ngoài ra còn có hệ thống hạ tầng kinh tế (theo nghĩa hẹp) bao gồm các công trình nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, thủy lợi, chuồng trại,… phục vụ trực tiếp các ngành sản xuất và dịch vụ kinh tế. Nếu xét theo nghĩa rộng, hệ thống hạ tầng kinh tế bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Hệ thống dịch vụ đô thị được hiểu là tất cả các hoạt động quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội gọi là các hoạt động dịch vụ đô thị, bao gồm hai phân hệ: - Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật đô thị chuyên quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hoạt động này do các công ty hay các tổ chức công ích đảm trách. Đó là các công ty độc quyền tư nhân hay là các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. - Các hoạt động dịch vụ xã hội bao gồm các hoạt động trong những lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục thể thao, an toàn cứu hộ, văn hóa, thương mại, dịch vụ,… Xét trong thị trường dịch vụ, các hoạt động dịch vụ xã hội cũng là các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên các hàng hóa của thị trường này (sản phẩm, dịch vụ) là những hàng hóa đặc biệt mang nặng thuộc tính xã hội do đó được Nhà nước quản lý chặt chẽ. 5.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của chính sách quản lý cơ sở hạ tầng đô thị 5.1.2.1. Vai trò của cơ sở hạ tầng đô thị Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội tại các đô thị, cơ sở hạ tầng đóng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- một vai trò hết sức quan trọng, thể hiện cụ thể như sau: - Cơ sở hạ tầng là lực lượng vật chất nền tảng của đô thị. Tất cả các hoạt động kinh tế, sản xuất, văn hóa, và đời sống ở đô thị đều tồn tại và phát triển trên nền tảng này. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật với đặc điểm cố định và kinh phí đầu tư lớn còn được coi là bộ xương cứng của đô thị. Giá trị của cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiếm đến một nửa tổng giá trị các công trình trong đô thị. Chính vì vậy, trong quy hoạch phát triển đô thị, cần phải có sự chú ý đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật. Trên cơ sở đó sẽ tính toán được khả năng đáp ứng như cầu cho người dân đô thị để đưa ra những phương án quy hoạch hợp lý và hiệu quả nhất. - Quản lý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị là một trong ba chức năng cơ bản và cũng là một trong bốn giải pháp hàng đầu của chính quyền đô thị. 5.1.2.2. Tầm quan trọng của chính sách quản lý cơ sở hạ tầng đô thị Quản lý cơ sở hạ tầng đô thị là một trong những nhiệm vụ của chính quyền đô thị, thể hiện chức năng quản lý Nhà nước về đô thị. Sở dĩ cần thiết phải xây dựng các chính sách quản lý cơ sở hạ tầng đô thị vì những lý do sau: - Đảm bảo nhu cầu phát triển và vận hành đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kỹ thuật. Nhu cầu đồng bộ là một nhu cầu khách quan của sự vật có tính hệ thống, cơ sở hạ tầng lại là các hệ thống lớn và phức tạp. Cơ sở hạ tầng là một yếu tố không thể thiếu, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Chính vì vậy, trong việc khai thác, quản lý và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cần chú ý đến sự đồng bộ trong từng ngành. Đồng thời, đảm bảo được sự vận hành phối hợp giữa các ngành trong và ngoài đô thị. - Cơ sở hạ tầng đô thị đều là những công trình lớn, cố định, tồn tại lâu dài, vốn đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn chậm. Như vậy, thông thường chỉ có Nhà nước và các tổ chức kinh tế lớn mới có thể huy động vốn cũng như xây dựng. Do đó, các chính sách quản lý hạ tầng là cơ sở cho sự quản lý cũng như đảm bảo quyền lợi của các tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng. Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, những chính sách ưu đãi, mở cửa đối với các nhà đầu tư sẽ trở thành động lực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng từ phía các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Nhằm huy động lực lượng từ cộng đồng trong quản lý. Phát triển đô thị mà trước hết là phát triển hệ thống hạ tầng là việc của cộng đồng, chỉ có Nhà nước đứng ra mới huy động được nguồn lực từ cộng đồng. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và huy động mọi nguồn lực từ nhân dân để phục vụ nhân dân. Nguồn lực từ cộng đồng được hiểu là từ từng khu dân cư tới toàn khu đô thị và toàn xã hội. Nguồn lực đó bao gồm từ tài chính (vốn), tài sản (ví dụ đất đai) tới trí tuệ và sức lực. Hình thức tham gia của cộng đồng bao gồm: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- + Trực tiếp góp tiền hoặc đất đai để xây dựng. + Trực tiếp tham gia ý kiến về quy hoạch, kỹ thuật xây dựng, từ khâu thiết kế đến khâu thi công công trình. + Đầu tư qua hình thức công trái và cổ phiếu. + Giám sát thực hiện việc xây dựng và quản lý khai thác. Tham gia bảo vệ công trình. 5.1.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị Việt Nam Ðến nay, cả nước có khoảng hơn 800 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa ước đạt khoảng 37%. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị trung bình đạt 12% -15%, cao gấp 1,5 - 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước, khu vực đô thị hằng năm đóng góp khoảng 70 - 75% GDP của Việt Nam. Ðô thị đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Cùng với sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng của đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư cải tạo, xây dựng mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị. Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được cải thiện đáng kể. Tổng công suất thiết kế cấp nước tăng hơn ba lần so với năm 1998, đạt 6,4 triệu m3/ngày, nâng tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch lên 77%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân giảm trung bình còn 29%. Công tác thu gom, xử lý nước thải và rác thải đã được chính quyền các địa phương quan tâm, đến nay đã có nhiều nhà máy xử lý nước thải tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động với tổng công suất đạt khoảng 565.000 m3/ngày đêm. Công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị đạt 83%... Giao thông vận tải khách công cộng được quan tâm đầu tư, góp phần giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông tại các đô thị. Nhiều con đường mới được xây dựng, chất lượng đường đô thị dần tốt hơn, các đô thị loại III trở lên đã có hầu hết các tuyến đường chính được rải nhựa, nâng cấp và được xây dựng tương đối đồng bộ với hệ thống thoát nước, hè đường, chiếu sáng và cây xanh. Các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ có nhiều dự án về giao thông đô thị được triển khai như cải tạo, nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giao thông hướng tâm, các nút giao cắt, đường vành đai đã bước đầu nâng cao năng lực thông qua tại các đô thị này. Mặc dù vậy, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp so với chỉ tiêu quy định, hiện tượng ùn tắc và tai nạn giao thông đang là thách thức lớn hiện nay tại các thành phố lớn. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch tại các đô thị vẫn đang ở mức cao so với các nước trong khu vực. Nguồn nước mặt ở nhiều nơi đang bị thiếu hụt, ô nhiễm do chặt phá rừng đầu nguồn, sản xuất công nghiệp và do các hoạt động sinh hoạt của đô thị. Hầu hết các đô thị vẫn chưa có hệ thống thoát nước riêng, nước mưa và nước thải chảy chung một hệ thống. Nước thải đô thị và phần lớn khu, cụm công nghiệp chưa được xử lý xả thẳng vào nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nguồn nước (sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhuệ,...). Bên cạnh đó, việc xử PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- lý chất thải rắn vẫn phổ biến là chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và các nguồn nước, trong khi lựa chọn địa điểm chôn lấp rác thải gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, các sản phẩm tái chế từ rác thành phân vi sinh khó tiêu thụ. 5.1.4. Nguyên tắc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đô thị. Việc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị phải tuân thủ theo hai nguyên tắc cơ bản như sau: 5.1.4.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ và phân cấp quản lý Kết cấu hạ tầng đô thị là hàng hóa công cộng có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, khó thu được lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn dài, có nhiều rủi ro nên thường do Nhà nước đảm nhận. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và điều chỉnh để đảm bảo cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các doannh nghiệp. Đây là vai trò của Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh tế trong sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, Chính phủ cũng có khả năng hạn chế trong quản lý và nguồn tài chính phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Do đó, Chính phủ cần có các chính sách tạo điều kiện và mở rộng chức trách cho các khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ quản lý, thực hiện nghĩa vụ đóng góp và thu hút nguồn vốn, tăng them hiệu quả quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng và cả nước nói chung. Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đô thị theo quy mô, vị trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng hay địa phương để từ đó xác định chính sách đầu tư, quản lý thích hợp. Ở nước ta, kết cấu hạ tầng đô thị được phân cấp quản lý hành chính như sau: - Đô thị loại I và loại II: Chủ yếu do Trung ương quản lý. - Đô thị loại III và loại IV: Chủ yếu do tỉnh quản lý. - Đô thị loại V: Chủ yếu do huyện quản lý. 5.1.4.2. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả Sự hình thành, quy mô và định hướng phát triển của các đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể không gian đô thị. Quy hoạch tổng thể không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu quả khi kết cấu hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn sự phát triển kinh tế phát sinh nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đô thị với một quy mô lớn, nhất là trong xu thế đô thị hóa toàn cầu đang bùng nổ như hiện nay. Thực tiễn này đã gây ra hậu quả phát sinh ngày càng gay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng về lâu dài là hệ thống giao thông trong và xuyên các trung tâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- kinh tế đô thị hóa, hệ thống điện dân dụng, hệ thống nước sạch cho các hộ gia đình, hệ thống xử lý rác thải đô thị…đều bị sử dụng quá tải nhưng hầu như chưa được nâng cấp và mở rộng thỏa đáng. Ở Việt Nam, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn do nhu cầu phát triển kinh tế giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Điều này đòi hỏi sự quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng phải theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế. 5.1.5. Quản lý Nhà nước về cơ sở hạ tầng đô thị Quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng đô thị là hoạt động nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kế cấu hạ tầng đô thị. Hay nói cách khác, quản lý kết cấu hạ tầng đô thị là sự thiết lập và thực thi những khuôn khổ thể chế, cùng với những quy định có tính chất pháp quy để duy trì, bảo tồn và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng đô thị. Vì vậy, việc quản lý, khai thác cải tạo và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị phải tuân thủ theo các phương án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. UBND tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, trị trấn giao cho các cơ quan chuyên trách sử dụng và khai thác các công trình, nội dung quản lý chủ yếu bao gồm: - Thực hiện nghiêm túc chế độ sử dụng, giữ gìn, bảo vệ và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng đô thị hiện có. - Hợp đồng cung cấp các dịch vụ công cộng với các đối tượng cần sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện đúng các quy định hành chính cũng như các quy định về kỹ thuật, phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng đô thị. - Phát hiện các hư hỏng, sự cố kỹ thuật và có các biện pháp sửa chữa kịp thời, thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp để duy trì chức năng sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị theo định kỳ. - Lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ sau khi hoàn thành xây dựng mới, xây dựng lại, sửa chữa, cải tạo và hiện đại hóa các công trình. - Thực hiện đúng nguyên tắc, kế hoạch quản lý đô thị. Tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, các điều luật quy định có liên quan. - Khi cải tạo, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng đô thị phải có giấy phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và được sự đồng ý của các cơ quan quản lý công trình kết cấu hạ tầng đô thị. - Các chủ sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý đô thị. Nếu xảy ra vi phạm thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và phải đền bù thiệt hại. - Đổi mới và tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý, xây dựng chính sách và các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- giải pháp tạo vốn trong nước và nước ngoài mục đích phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Coi trọng duy tu bảo dưỡng để khai thác sử dụng cũng như cải tạo, mở rộng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Thống nhất quản lý vốn đầu tư, cũng như quản lý vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng đô thị để đáp ứng như cầu phát triển bền vững của đất nước. 5.1.6. Quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị Quan điểm chung khi quản lý các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị đó là coi trọng và đề cao vai trò của quản lý Nhà nước, hướng tới mô hình Nhà nước pháp quyền. Quản lý Nhà nước được thực hiện trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Đối với mỗi lĩnh vực phải thể hiện quyền lực, sự kiểm soát, giám sát, điều chỉnh của Nhà nước ở lĩnh vực đó nhằm đảm bảo các hoạt động đúng với pháp luật, phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và các tổ chức xã hội. 5.1.6.1. Quản lý các công trình giao thông đô thị Giao thông đô thị bao gồm hệ thống đường sá, cầu hầm, bến bãi, sân bay, nhà ga…đảm bảo cho sự lưu thông trong và ngoài đô thị. Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị được xây dựng một cách hợp lý không chỉ là điều kiện phát triển nền kinh tế - xã hội trong nội bộ đô thị mà còn góp phần giao lưu giữa các đô thị trong vùng, cũng như có khả năng tiếp cận và giao lưu quốc tế. Chính vì vậy, đảm bảo tính hợp lý của giao thông đô thị là một yêu cầu hết sức cần thiết. Một hệ thống giao thông đô thị được coi là hợp lý phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Phù hợp với tính chất và quy mô của mỗi đô thị. - Phù hợp với cơ cấu và chức năng của từng khu vực trong đô thị. - Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng, khai thác và cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. - Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế - xã hội: Tiết kiệm chi phí xây dựng, chi phí vận hành, sử chữa…Đồng thời đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người dân, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu tại đô thị. - Đảm bảo sự lưu thông trên các tuyến giao thông trong đô thị, tránh hiện tượng tắc nghẽn ở các đầu mối giao thông và các nút giao nhau, đặc biệt tại các đô thị trung tâm, đô thị lớn, vào các giờ cao điểm. Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008, các lĩnh vực chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước; thoát nước; chiếu sáng đô thị; công viên cây xanh; nghĩa trang; chất thải rắn thông thường; hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung) được giao cho ngành Xây dựng quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong các lĩnh vực chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật nêu trên, chỉ có lĩnh vực kết cấu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- giao thông đô thị là đang có sự giao thoa, chồng lấn giữa ngành Xây dựng với ngành Giao thông vận tải. Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, từ thực tiễn quản lý cũng như qua nghiên cứu, trao đổi giữa Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải cho thấy, nếu chỉ giao cho một ngành (Xây dựng hoặc Giao thông vận tải) quản lý thống nhất và thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kết cấu giao thông đô thị đều không phù hợp mà cần phân giao theo từng nhóm nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Vì vậy, Trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, Chính phủ đã phân công lại nhiệm vụ giữa 2 Bộ (theo quy định tại Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng). Cụ thể: - Bộ Xây dựng chủ trì quản lý về quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (Bộ Giao thông vận tải phối hợp). - Bộ Giao thông vận tải chủ trì việc quản lý sử dụng, khai thác, bảo trì (Bộ Xây dựng phối hợp). - Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đô thị do các chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành. 5.1.6.2. Quản lý Nhà nước về hệ thống cấp nước đô thị Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm các nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm, các công trình kỹ thuật sản xuất nước và hệ thống phân phối nước trong đô thị. Trong những năm gần đây, tình trạng cấp nước tại các đô thị ở nước ta đã và đang có những cải thiện đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm bất cấp như sau: - Công tác cấp nước đã được triển khai tuy nhiên tỷ lệ người dân đô thị không được cung cấp nước sạch tại các đô thị vẫn còn tương đối cao (30 – 40%). - Việc triển khai một số dự án cấp nước tại các đô thị còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề nguồn vốn, cơ chế, tổ chức thực hiện… - Chưa có sự kết hợp đầu tư hiệu quả giữa cải tạo hệ thống cấp nước đã có với xây dựng các công trình cấp nước mới. Việc quản lý Nhà nước về cấp nước đô thị cần phải tập trung vào các vấn đề sau: - Xây dựng chiến lược cấp nước đô thị bằng các chính sách và biện pháp khác nhau như: tạo hồ chứa nước, khai thác nguồn nước ngầm… - Nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch theo cơ chế thị trường. - Cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước sạch đô thị. - Ban hành các quy định về bảo vệ và khai thác các nguồn nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Quản lý số lượng, chất lượng và giá nước. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai thác và sử dụng nguồn nước sạch trong đô thị. 5.1.6.3. Quản lý Nhà nước về hệ thống thoát nước đô thị Hệ thống thoát nước đô thị bao gồm hệ thống thoát nước tự nhiên (ao, hồ, sông…) và hệ thống thoát nước nhân tạo (kênh, mương, cống thoát nước…). Hiện nay, tại các đô thị hệ thống tiêu thoát nước đã cũ, thường xuyên bị ùn tắc do phế thải. Việc nạo vét, tu sửa hệ thống thoát nước vẫn chưa được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó, ý thức của người dân cũng như trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng tại địa phương vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Quản lý Nhà nước về hệ thống thoát nước đô thị bao gồm các nội dung như sau: - Lập quy hoạch thoát nước đô thị, kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống thoát nước ổn định và bền vững. - Quy định phạm vi bảo vệ các công trình thoát nước và các tiêu chuẩn quy phạm về thoát nước. - Nhà nước ban hành chế độ quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thoát nước đô thị. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thoát nước đô thị. 5.1.7. Chính sách quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị 5.1.7.1. Quy hoạch đô thị và các chính sách đất đai tại đô thị - Quy hoach đô thị bao gồm phân khu chức năng và cơ sở hạ tầng. Các bước hình thành và phát triển một khu vực đô thị mới bắt đầu từ việc xác định các yếu tố thuận lợi cho việc tạo thị, rồi dự báo phát triển để lập quy hoach đô thị. Quy hoạch trước hết là định hướng các khu chức năng và hệ thống giao thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và đáp ứng cho từng nhu cầu chi tiết của các khu chức năng đô thị. Nhu cầu này được xác định từ nhu cầu của số người sử dụng hoặc theo các mục đích khác như sản xuất công nghiệp, dịch vụ.... Hệ thống cơ sở hạ tầng có đáp ứng được các nhu cầu của dân cư hay không, có đảm bảo được cuộc sống của họ thuận tiện hay không, có đảm bảo được yêu cầu về môi trường sinh thái và an toàn hay không là do quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng quyết định. Quy hoạch cũng đồng thời giải quyết sự phối hợp giữa các hành lang kỹ thuật của hệ thống công trình kỹ thuật, tạo điều kiện cho sự phối hợp xây dựng và quản lý của các ngành dịch vụ đô thị. - Quy hoạch giữ đất phát triển đô thị. Quy hoạch không chỉ là việc xác định hướng bố cục không gian của đô thị mà còn xác định quỹ đất để phát triển đô thị. Khi khu vực đất được xác định là đất công trình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- công cộng, đất giao thông, đất công viên cây xanh hay hành lang kỹ thuật thì khu vực ấy không được phép xây dựng các công trình khác ngoài công trình công cộng, công trình cơ sở hạ tầng được xác định trong quy hoạch. 5.1.7.2. Phát triển đô thị bằng dự án và chương trình lớn Dự án lớn có thể là những dự án cải tạo đô thị cũ hay phát triển một đô thị mới hoàn chỉnh và đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Phát triển đô thị bằng dự án lớn có các ưu điểm sau: - Khu dân cư được quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh sẽ là cơ sở để đảm bảo việc phát triển bền vững. - Sau khi có quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và có kế hoạch sẽ phát huy tốt công năng và tránh phiền hà cho dân cư. - Việc phát triển hệ thống hạ tầng theo dự án lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các ngành và chủ đầu tư trong việc đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống. Chương trình lớn cải tạo và phát triển đô thị là chương trình hoạt động về một lĩnh vực nào đó tác động tới toàn đô thị. Cải tạo và phát triển đô thị bằng chương trình lớn có các ưu điểm sau: - Có điều kiện tập trung chỉ đạo giải quyết đồng bộ các yêu cầu cải tạo và phát triển từ khâu xác định mục tiêu, xây dựng giải pháp, lên kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Có điều kiện phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước với các chủ thể có liên quan trong chương trình, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Có điều kiện tổ chức đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng đô thị và dịch vụ đô thị. - Có điều kiện vận động sự tham gia của cộng đồng để thực hiện chương trình. Nhìn chung cải tạo và phát triển đô thị vừa có tính kinh tế - xã hội, vừa có tính kỹ thuật. Các công trình công cộng lớn như các trường đại học, chợ, trung tâm thương mại, các bệnh viện lớn, các nhà hát, sân vận động, đài phát truyền hình, đền chùa, tượng đài và quảng trường, các công trình văn hóa khác là những công trình có ý nghĩa, tạo nên bộ mặt của một đô thị. Quy hoạch đô thị không chỉ chú trọng đến hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản, mà phải chú trọng tới mạng lưới các công trình công cộng, đặc biệt là các công trình lớn có giá trị kiến trúc và mỹ quan. Đặc trưng kiến trúc của một thành phố chủ yếu biểu lộ qua các công trình công cộng lớn. Nhiệm vụ của thiết kế đô thị trong quy hoạch xây dựng đô thị là tìm ra định hướng đặc trưng kiến trúc của đô thị và xác định các công trình kiến trúc đặc trưng. Các công trình công cộng lớn phải đảm bảo 5 yêu cầu cơ bản: - Bảo đảm công năng sử dụng. - Bảo đảm các yêu cầu về kiến trúc mỹ quan, đặc biệt tạo nên nét đặc trưng cho đô PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- thị. - Bảo đảm yêu cầu về môi trường. - Bảo đảm an toàn. - Bảo đảm kinh tế, phù hợp với khả năng tiếp cận của công chúng. Nhà nước giữ vai trò trọng yếu trong việc đầu tư xây dựng các công trình công cộng lớn. Việc khai thác có thể giao lại cho đơn vị dịch vụ xã hội theo hợp đồng kinh tế. 5.1.7.3. Phát huy vai trò của cộng đồng Trong nền kinh tế thị trường, người dân có vai trò người tiêu dùng, tức là vai trò khách hàng, vai trò “thượng đế”, vì vậy, người dân vừa là mục tiêu phục vụ vừa là động lực phát triển của đô thị. Để phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển đô thị, phải đảm bảo các yêu cầu: - Thực hiện pháp luật về đảm bảo dân chủ, tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp ý kiến, tài sản và công sức vào sự nghiệp chung. - Đảm bảo tính công bằng xã hội. Nói chung dịch vụ đô thị và dịch vụ xã hội đều thuộc lĩnh vực phân phối tài nguyên và sản phẩm xã hội, nếu sự phân phối này không công bằng sẽ không động viên được nguồn lực từ nhân dân. Sự công bằng được hiểu về cả lợi ích và trách nhiệm của người dân trong khu vực đô thị. Ngoài ra còn phải bảo đảm phân phối dịch vụ đều giữa các đô thị trong hệ thống đô thị quốc gia. - Tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí của người dân. Tác động của cộng đồng không chỉ là xây dựng, mà còn có thể là các tác động tiêu cực khác. Trình độ dân trí liên quan tới đô thị thể hiện trên 4 mặt: + Giác ngộ chính trị, hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ công dân, hiểu biết luật lệ liên quan trực tiếp đời sống hàng ngày. + Giác ngộ ý thức cộng đồng, có ý thức đặt mình trong mối quan hệ hài hòa với cộng đồng, xã hội. + Có kiến thức về kỹ thuật đô thị, vệ sinh môi trường và trình độ thẩm mỹ. + Có văn hóa sống theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi vậy, cần nâng cao trình độ dân trí thông qua phong trào quần chúng, thông qua giáo dục phổ thông và cung cấp thông tin về đô thị cho nhân dân. 5.1.7.4. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước hệ thống hạ tầng đô thị Một trong ba chức năng cơ bản của chính quyền đô thị là cung ứng hạ tầng, tạo điều kiện cho các thị trường và bảo vệ môi trường sống. Để thực hiện chức năng này, người đứng đầu chính quyền cần phải đặt nhiệm vụ quản lý công tác đảm bảo về hạ tầng và dịch vụ đô thị là nhiệm vụ hàng đầu của mình. Nhà nước không chỉ đầu tư, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng, mà việc chính là Nhà nước có giải pháp huy động nguồn lực từ xã hội, đưa ra các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức và tư PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- nhân thực hiện. Để nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cần phải phân công, phân cấp quản lý. Nguyên tắc phân cấp quản lý là phải vừa phát huy được tính năng động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân, vừa đảm bảo tính thống nhất của đô thị. Việc phân cấp phải minh bạch, công khai. Phân cấp quản lý phải đi liền với giao tài chính và đảm bảo trình độ, năng lực cán bộ. 5.1.8. Quản lý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng đô thị 5.1.8.1. Quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật Trong nhiệm vụ cung ứng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội của chính quyền thì phần nhiệm vụ chăm lo đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị là cơ bản nhất. Việc khai thác và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật được giao cho các công ty công ích đảm nhận. Vai trò của các công ty này bao gồm: - Bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng giao thông. - Cấp điện. - Cấp nước. - Bảo trì và quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. - Thu gom, vận chuyển và xử lý chất rắn thải. - Dịch vụ bưu chính viễn thông. Như vậy, nhiệm vụ của các công ty được phân chia rất cụ thể, bao gồm: - Tiếp nhận bàn giao công trình, quản lý hồ sơ pháp lý và kỹ thuật của công trình. - Thực hiện việc kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì công trình để duy trì trạng thái làm việc tốt của công trình - Thực hiện việc tu sửa định kỳ và sửa chữa lớn để khôi phục trạng thái làm việc ban đầu của công trình khi công trình có sự cố hư hỏng. - Quản lý việc khai thác công trình theo mục đích sử dụng. - Thu phí theo đơn giá và chế độ do Nhà nước quy định. - Cùng chính quyền tổ chức quản lý, khai thác công trình, chú ý đến sự tham gia của cộng đồng. 5.1.8.2. Quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng xã hội Trách nhiệm quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng xã hội thuộc về các đơn vị dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội đô thị là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống của người dân, bao gồm: - Dịch vụ y tế, bao gồm các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh và điều dưỡng… - Dịch vụ giáo dục đào tạo bao gồm các trường học, các cơ sở giáo dục… - Dịch vụ văn hóa bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Dịch vụ thể dục thể thao, các sân vận động, các cơ sở huấn luyện và thi đấu... - Dịch vụ thương mại – các chợ, siêu thị, nhà triển lãm... Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các sản phẩm dịch vụ xã hội đều là hàng hóa. Hàng hóa dịch vụ xã hội mang hai thuộc tính tự nhiên và xã hội. Thuộc tính tự nhiên thỏa mãn trực tiếp nhu cầu người được hưởng dịch vụ. Thuộc tính xã hội thỏa mãn nhu cầu chung của xã hội đối với dịch vụ đó. Do vậy, các dịch vụ xã hội phải được Nhà nước quản lý qua quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Hệ thống dịch vụ xã hội là hệ thống có thể áp dụng chính sách xã hội hóa và tư nhân hóa. 5.1.9. Giải pháp đổi mới quản lý cơ sở hạ tầng đô thị - Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng. - Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị trên địa bàn quản lý. Quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo một tiêu chuẩn chung, thống nhất. Việc sử dụng khai thác, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị phải tuyệt đối tuân theo luật và quy hoạch tổng thể đã được Nhà nước phê duyệt. - Thực hiện phương châm “Lấy kết cấu hạ tầng đô thị để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị”. Các cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị phải có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kết cấu hạ tầng thông qua chính sách thuế hay thu lệ phí sử dụng. Đồng thời, thực hiện xã hội hóa các nguồn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. - Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng đô thị, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng bị quản lý và nhân dân. - Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, công nghiệp cho mọi thành viên trong cộng đồng đô thị là góp phần thực hiện có hệ thống pháp luật của quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng. Nói tóm lại quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng phải đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội ngày càng cao của cư dân đô thị. Đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của đô thị và của cả nước. 5.2. Quản lý môi trường đô thị 5.2.1. Khái niệm môi trường đô thị Môi trường đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên và con người trong đô thị và các điểm dân cư. Môi trường đô thị có ảnh hưởng lớn và có mối quan hệ chặt chẽ đối với việc bảo vệ cảnh quan đô thị và sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…trong đô thị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Bảo vệ môi trường đô thị là thông qua công tác đồng bộ trên các mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động; giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội đô thị. Việc bảo vệ môi trường đô thị là nhiệm vụ của Nhà nước, chính quyền đô thị và của công đồng dân cư. 5.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại đô thị Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các đô thị tại Việt Nam đang ngày càng phát triển vượt bậc, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề đặt ra hiện nay đó là tình trạng ô nhiễm môi trường tại đô thị đặc biệt là các độ thị lớn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân tại đô thị. 5.2.2.1. Ô nhiễm nguồn nước tại đô thị Theo các chuyên gia môi trường, thời gian qua, mức độ ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước cùng với tác động do sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống, an ninh xã hội tại nhiều đô thị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đối với nước thải đô thị, khu dân cư, hầu hết sử dụng bể tự hoại xử lý tại chỗ thuộc các hộ gia đình. Các bể tự hoại được xây dựng thời Pháp thuộc đều có ngăn lọc hiếu khí, sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, người ta chỉ dùng bể tự hoại không có ngăn lọc và được gọi là bể bán tự hoại. Theo báo cáo chiến lược vệ sinh và thoát nước đô thị Quốc gia cho thấy, ở Hà Nội, số hộ gia đình không có nhà vệ sinh chiếm tới 43%, thành phố Hồ Chí Minh là 18%. Đa số các các đô thị Việt Nam chưa có nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung. Hiện nay đã có một số thành phố khác đang thực hiện dự án thoát nước và vệ sinh môi trường như TP Huế, Hạ Long, Việt Trì, Thanh Hoá, Đồng Hới, Nha Trang, Quy Nhơn. Công nghệ xử lý nước thải là công nghệ sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính hoặc áp dụng công nghệ xử lý đơn giản là hồ sinh học. Các đô thị nhỏ hầu như chưa có dự án thoát nước và xử lý nước thải.. Đối với nước thải công nghiệp, hiện tại ở nước ta ước tính đã có khoảng 60-70 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp khu chế xuất, cũng khoảng 60% số khu công nghiệp và nhiều cụm cụng nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, các làng nghề chưa có trạm xử lý nước thải, có nơi đã xây dựng trạm xử lý nhưng không hoạt động. Công nghệ xử lý thường dùng là phương pháp bùn hoạt tính và lọc sinh học, chưa khai thác triệt để dẫn đến hiệu suất thấp. Hiện nay, tại các đô thị, nguồn nước ngầm chiếm 35 – 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô thị – đang suy giảm trữ lượng đồng thời bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều nơi, nguồn nước ngầm đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên -Môi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản Lý Tài chính công (cao học) - PGS.TS. Trần Văn Giao
66 p | 384 | 119
-
Bài giảng Quản lí hành chính nhà nước & Quản lí giáo dục
91 p | 392 | 106
-
Bài giảng Lý luận quản lý hành chính nhà nước: Bài 1 - Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước
77 p | 1029 | 102
-
Bài giảng Quản lý đất đai, địa giới hành chính và xây dựng ở cơ sở - TS. Bùi Quang Xuân
148 p | 602 | 88
-
Bài giảng Thẩm quyền hành chính: Chương 1 - GV. Nguyễn Minh Tuấn
45 p | 268 | 66
-
Bài giảng Quản lý hành chính công: Chương 1
45 p | 374 | 58
-
Bài giảng Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính Nhà nước: Chương 1 - ThS. Tạ Thị Thanh Tâm
69 p | 323 | 56
-
Bài giảng Chuyên đề: Quản lý hành chính - tư pháp - ThS. Trần Hữu Minh
56 p | 460 | 53
-
Bài giảng Quản lý hành chính công: Chương 2
50 p | 231 | 50
-
Bài giảng Quản trị hành chính văn phòng: Chương 3 - Nguyễn Thị Tiểu Loan
52 p | 166 | 42
-
Bài giảng Thẩm quyền hành chính: Chương 4 - GV. Nguyễn Minh Tuấn
201 p | 161 | 35
-
Bài giảng Quản trị hành chính văn phòng: Chương 4 - Nguyễn Thị Tiểu Loan
72 p | 165 | 33
-
Bài giảng Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính Nhà nước: Chương 2 - ThS. Tạ Thị Thanh Tâm
60 p | 141 | 30
-
Bài giảng Kiểm soát đối với QLHC nhà nước - Nguyễn Quang Minh
25 p | 191 | 29
-
Bài giảng Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính Nhà nước: Chương 3 - ThS. Tạ Thị Thanh Tâm
60 p | 158 | 26
-
Bài giảng Quản lý Nhà nước nhập môn Hành chính công: Chương 5 - ThS. Trương Quang Vinh
211 p | 167 | 12
-
Bài giảng Quản lý hành chính đô thị: Phần 1 - ThS. Trần Thị Minh Châu
65 p | 50 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn