intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế - Chương 1: Môi trường và thương mại quốc tế

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế - Chương 1: Môi trường và thương mại quốc tế. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức cơ bản gồm: tổng quan về môi trường; một số vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế; mối quan hệ giữa môi trường và thương mại quốc tế; các cấp độ của mối quan hệ giữa thương mại và môi trường;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế - Chương 1: Môi trường và thương mại quốc tế

  1. CHƢƠNG I: MÔI TRƢỜNG VÀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ • Tổng quan về môi trường • Một số vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế • Mối quan hệ giữa môi trường và thương mại quốc tế • Các cấp độ của mối quan hệ giữa thương mại và môi trường
  2. 1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG 1.1.1 Khái niệm môi trường • Định nghĩa tổng quát nhất về môi trường: Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố bao quanh một vật thể hoặc một sự kiện và có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của vật thể hoặc sự kiện đó. • Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ 17/11/2020) Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời, sinh vật và tự nhiên.
  3. Phân loại môi trường * Theo bản chất hình thành và tồn tại ( Môi trường sống của con người) • Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, ít chịu sự chi phối của con người • Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, xã hội do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người • Môi trường xã hội: là tổng hợp các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người
  4. Phân loại môi trường • Theo mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởn - Môi trường toàn cầu - Môi trường khu vực - Môi trường quốc gia - Môi trường vùng - Môi trường địa phương
  5. Một số thuật ngữ có liên quan tới môi trường – Ô nhiễm môi trường? – Suy thoái môi trường? Chất thải – Sự cố môi trường? có phải là chất gây ô nhiễm?
  6. Các đặc trƣng cơ bản của môi trƣờng A. TÍNH CƠ CẤU, CẤU TRÚC PHỨC TẠP • Hệ môi trường bao gồm nhiều phần tử hợp thành VD: hệ thống rừng • Mỗi phần tử này được gọi là phần tử cấu trúc bị chi phối bởi các quy luật khác nhau • Các phần tử môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau làm cho hệ tồn tại, hoạt động và phát triển • Nếu không nắm bắt được đặc trưng này của hệ môi trường, khi tác động vào, sẽ dễ làm cho hệ môi trường biến đổi và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu, mà sẽ biến đổi sang một hệ môi trường mới và khi đó chức năng của hệ sẽ bị thay đổi
  7. B.TÍNH ĐỘNG • Các phần tử trong hệ môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn vận động, phát triển, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên trạng thái cân bằng động của toàn hệ môi trường • Khi có một sự thay đổi (mặc dù nhỏ) trong cấu trúc của hệ thì sẽ làm cho hệ lệch khỏi trạng thái cân bằng cũ, và hệ lại có xu hướng lập lại cân bằng mới, đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường • Nếu sự thay đổi của hệ là quá lớn (trong trường hợp chúng ta tác động quá mức) sẽ làm cho hệ môi trường bị thay đổi, trạng thái cân bằng động không thể được thiết lập thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường
  8. C. TÍNH MỞ • Hệ môi trường không khép kín mà trao đổi với bên ngoài (thông qua quá trình trao đổi vật chất – năng lượng – thông tin), hay nói cách khác là có quá trình cho và nhận và điều đó tạo nên tính mở cho toàn hệ môi trường • Vấn đề môi trường mang tính vùng rộng lớn, mang tính toàn cầu, tính lâu dài và cần được giải quyết bằng sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia
  9. D. KHẢ NĂNG TỰ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU CHỈNH • Trong hệ môi trường, có các phần tử sống. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với tác động bên ngoài theo quy luật tiến hoá • Đặc trưng này quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người vào hệ môi trường, đồng thời mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài vấn đề môi trường cấp bách hiện nay như: tạo khả năng phục hồi các sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các khu rừng quốc gia, quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ để phục hồi các khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, các con sông lớn…
  10. 1. 1.2 Các tiêu chuẩn môi trường  Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.  Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.  Tiêu chuẩn môi trường cơ sở áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
  11. 1. 1.2 Các tiêu chuẩn môi trường  Quy chuẩn môi trường hay quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của:  Thông số về chất lượng môi trường,  Hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải,  Các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước
  12. 1. 1.2 Các tiêu chuẩn môi trường • Loại thứ nhất do tổ chức tự tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, công bố và áp dụng và áp dụng tiêu chuẩn, có thể gọi đây là hình thức tự chứng nhận • Loại thứ hai do tổ chức tiêu thụ yêu cầu các nhà cung cấp phải thực hiện tiêu chuẩn do mình đặt ra và tự họ tiến hành kiểm tra việc nhà cung cấp có thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra hay không, đây là hình thức chứng nhận theo yêu cầu từ chủ thể phân phối hàng hóa, dịch vụ. • Loại thứ ba là một tiêu chuẩn được một tổ chức độc lập xây dựng và cấp chững nhận (bên thứ 3), thông thường các tổ chức chứng nhận độc lập là các tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn thường được biết đến là các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như (Tiêu chuẩn ISO 14000).
  13. 1.1.3 Quản lý môi trường • Quản lý: Quá trình (Chủ thể, đối tượng liên quan, thiết lập mục tiêu, cách thức thực hiện mục tiêu); “Nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác“ - Mary Parker Follett. • QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. • QLMT là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. • LBVMT 2020 “Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.”
  14. 1.1.3 Quản lý môi trường Mục tiêu QLMT • Kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường • Ứng phó tiến tới thích ứng với biến đổi khí hậu • Xóa bỏ bất công xã hội: Người nghèo, các quốc gia nghèo • Giúp cho các quốc gia, cộng đồng, dân tộc và cá nhân hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề môi trường
  15. 1.1.3 Quản lý môi trường Chủ thể QLMT 1. Toàn cầu 2. Các quốc gia 3. Các tổ chức doanh nghiệp 4. Các cá nhân
  16. 1.1.4 Quản lý môi trường toàn cầu Quản lý môi trường toàn cầu là gì? - GEM - Là hoạt động được tổ chức toàn diện được thực hiện bởi, các công cụ chính sách, cơ chế tài chính, các quy tắc, thủ tục và chuẩn mực quy định các quá trình bảo vệ môi trường toàn cầu. - Hiệu quả của Quản lý môi trường toàn cầu cuối cùng phụ thuộc vào việc thực hiện ở cấp độ toàn cầu và ở cấp độ các quốc gia. Việc thực hiện ở cấp quốc gia là chìa khóa cuối cùng, đối với cả hiệu quả của hệ thống GEM và đối với từng vấn đề môi trường cụ thể.
  17. 1.1.4 Quản lý môi trường toàn cầu Quản lý môi trường toàn cầu là gì? - Hội nghị toàn cầu đầu tiên về môi trường, được tổ chức tại Stockholm vào năm 1972, đã khởi động ba thập kỷ thảo luận, đàm phán và phê chuẩn một loạt các thỏa thuận quốc tế về môi trường. - Các tổ chức quốc tế: Môi trường (WWF, UNEP, WildAid…), Kinh tế: WB, WTO, IMF…
  18. 1.1.4 Quản lý môi trường toàn cầu Các vấn đề đặt ra đối với GEM? 1. Suy thoái TNTN 2. Ô nhiễm MT xuyên biên giới 3. Biến đổi khí hậu 4. Sự cố môi trường
  19. 1.1.4 Quản lý môi trường toàn cầu Thách thức đối với GEM: 1. Có quá nhiều tổ chức tham gia vào GEM ở quá nhiều nơi khác nhau, thường có nhiệm vụ trùng lặp, 2. Thiếu sự hợp tác và phối hợp giữa các tổ chức quốc tế đối với nhiệm vụ chung của GEM 3. Thiếu thực thi, thực thi và hiệu quả trong GEM Đàm phán..Đàm phán..Đàm phán 4. Thiếu nguồn lực cho GEM 5. WTO, WB, UNDP đứng ngoài GEM
  20. 1.1.4 Quản lý môi trường toàn cầu Thách thức: 6. LDC không tin tưởng vào hệ thống GEM nói chung và đặc biệt lo ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của các công cụ môi trường và những tác động có thể có của nó đối với tăng trưởng kinh tế 7. Thiếu ý chí chính trị và sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia so với các vấn đề môi trường toàn cầu để đạt được GEM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2