Bài giảng Quản lý Nhà nước về dân số - Kế hoạch hoá gia đình
lượt xem 65
download
Dân số là yếu tố tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội, do đó cần có chính sách quản lý về dân số. Chính sách dân số là các biện pháp chương trình được thiết kế, nhằm đóng góp vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội, dân số, chính trị, các mục tiêu công cộng khác. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu chi tiết hơn về chính sách dân số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý Nhà nước về dân số - Kế hoạch hoá gia đình
- Bài 18 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH Người soạn: Th.S Trần Viết Dương
- CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VIỆT NAM I. Khái niệm và trò của chính sách dân số. 1. a- Khái niệm chính sách dân số Có rất nhiều quan niệm về chính sách dân số: Chính sách dân số là các cố gắng nhằm tác động - tới kích thước, cơ cấu, sự phân bố hay các đặc tính của dân số. Chính sách dân số là các biện pháp chương trình - được thiết kế, nhằm đóng góp vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội, dân số, chính trị, các mục tiêu công cộng khác. Chính sách dân số là văn bản pháp quy của mỗi - quốc gia nhằm thay đổi hoặc sửa đổi các quá trình dân số hiện hành theo những mục tiêu nhất định vì sự phồn vinh của đất nước
- Vậy bản chất của chính sách dân số là gì? - Là văn bản do nhà nước ban hành. - Chính sách dân số bao trùm hết các vấn đề về dân số(quy mô, cơ cấu, lao động..) - Chính sách dân số phải đưa ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể đồng thời đưa ra các kêt quả dự báo để xây dựng kế hoạch hoạt động cùng chính sách hỗ trợ
- B- Phân loại chính sách dân số Chính sách dân số theo nghĩa hẹp: Gồm các biện pháp - chương trình tác động trực tiếp đến quá trình biến đổi dân số(sinh đẻ, tử vong,di dân) Chính sách dân số theo nghĩa rộng(chính sách thích - ứng): Vận động tự nhiên, vận động cơ học
- Sinh Chính sách dân số đẻ, tử theo nghĩa hẹp TSXDS vong Di cư Chính sách dân số Vận động Chính sách dân số tự nhiên TSXDS theo nghĩa rộng Vận động cơ học MTTSXDS Vận động xã hội
- Tái sản xuất dân số(Tái sản xuất dân cư): Là một quá trình liên tục kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì sự phát triển lâu bền của xã hội.
- Câu hỏi trắc nghiệm D©n s è ViÖt Nam t¨ng nhanh lµ d o c ¸c quan niÖm A-Trêi sinh voi, trêi sinh cá B- Cã con trai ® “nèi dâi t«ng ® Ó êng” C- §«ng con h¬ nhiÒu cña n D - TÊt c¶ ® ¸n trªn ¸p
- c. Vai trò của chính sách dân số- KHHGĐ - Điều tiết sự phát triển dân số hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thông qua điều tiết mức sinh Hợp lý Giảm dân số? Tăng dấn số?
- - Điều chỉnh quá trình di cư, nhập cư để phân bố lại lực lượng lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động: di dân trong nước và di dân quốc tế.
- - Cùng với các bộ phận khác trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội, chính sách dân số góp phần quan tâm đầy đủ hơn đến bà mẹ trẻ em, người già, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ.
- - Góp phần tác động đến việc nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển con người toàn diện về cả thể chất và tinh thần. - Giải quyết tốt mối quan hệ dân số- tài nguyên môi trường, hạn chế tệ nạn xã hội
- 2. Chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình a.Quá trình hình thành và phát tri ển c ủa chính sách DS- KHHGĐ + Các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là ở Châu âu, đã quan tâm đến vấn đề quản lý dân số từ rất sớm. + Ở Việt Nam, vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đề cập đến công tác dân số. Từ thực tiễn triển khai chương trình dân số của Việt nam, có thể xem xét vấn đề quản lý dân số thông qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn I (trước 1975) - Giai đoạn II (từ 1975 đến 1984) - Giai đoạn III (từ 1984 đến 2000) - Giai đoạn IV (từ 2001 đến 2010) -
- Giai đoạn trước năm 1975: - Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. - Công tác dân số ở hai miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc, vấn đề quản lý dân số đã được - quan tâm của những năm đầu của thập kỷ 60, còn ở miền Nam bắt đầu quan tâm đến công tác này từ 1971. Tuy nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh, vấn - đề quản lý dân số trong giai đoạn hiện nay còn có nhiều hạn chế.
- Giai đoạn 1975-1984: - + Sau khi thống nhất đất nước, công tác quan lý dân - số được đặt ra trong phạm vi cả nước. Giai đoạn này kết thúc bằng sự ra đời của Uỷ ban dân số và sinh đẻ có kế hoạch với Quyết định 58/HĐBT ngày 11/4/1984 của Hội đồng Bộ trưởng. Sự ra đời của Uỷ ban dân số và sinh đẻ có kế hoạch đã chấm dứt thời kỳ bộ máy quản lý kiêm nhiệm đối với công tác dân số. + Nhìn chung, thời kỳ từ năm 1984 trở về trước, - vấn đề quản lý dân sô có những đặc điểm chủ yếu sau đây: + Về bộ máy tổ chức quản lý; chưa có bộ máy - chuyên trách quản lý dân số mà do Bộ Y tế hoặc Uỷ ban chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em kiêm nhiệm.
- + Về mục tiêu quản lý: đã đưa ra mục tiêu nhằm hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, song vẫn chưa đưa ra được chương trình mục tiêu có tầm chiến lược về dân số. + Về đối tượng quản lý: chưa xác định rõ các nhóm đối tượng và chưa sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở các chỉ báo một cách khoa học. Nhóm đối tượng được tác động chính trong giai đoạn này là phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. + Việc thực hiện các chức năng quản lý còn hạn chế cả về khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá. + Về kết quả: công tác quản lý dân số đã góp phần nhất định làm giảm tỷ lệ tăng dân số, song nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được mục tiêu giảm sinh đề ra.
- Giai đoạn từ năm 1984 đến 2000: - + Công tác quản lý dân số ở nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, nhằm giải quyết nhiệm vụ cấp bách là hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số. Giai đoạn này có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: + Về bộ máy tổ chức quản lý: sau khi Uỷ ban Dân số và sinh đẻ có kế hoạch ra đời năm 1984, đến ngày 19/6/1991, Hội đồng Bộ trưởng Ra Nghị định số 193/NĐ-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với bộ máy quản lý dân số và đổi tên Uỷ ban Dân số-sinh đẻ có kế hoạch thành Uỷ ban Dân số-Kế hoạch hoá gia đình. Sau Nghị định này, bộ máy quản lý dân số chuyên trách từng bước hình thành
- * Đến năm 1995, về cơ bản bộ máy quản lý dân số đã được hình thành từ Trung ương tới cơ sở. + Về mục tiêu quản lý: đã có Chiến lược dân số- Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 1993-2000. Chiến lược đề cập tới chương trình, mục tiêu cho từng thời kỳ từ 1993-1995 và từ 1996-2000. + Về đối tượng quản lý: các đối tượng bao gồm mọi công dân và toàn xã hội, trong đó tập trung vào 7 nhóm đối tượng chủ yếu, 4 nhóm được xác định có ý nghĩa quan trọng cả về sách lược và chiến lược là:
- + Những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (phụ nữ từ 15 đến 49); nam giới; các nhà lãnh đạo quản lý, những người có uy tín trong cộng đồng; những người trong độ tuổi sinh đẻ chưa xây dựng gia đình. + Việc thực hiện chức năng quản lý dân số trong thời kỳ này được nâng lên một bước rõ rệt cả về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá. Công tác quản lý dân số trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam giai đoạn 1993-2000.
- Giai đoạn 2001-2010: - Công tác quản lý dân số chuyển sang giai đoạn - mới gắn liền với việc triển khai chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001-2010. Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được dựa - trên cơ sở Pháp lệnh dân số Việt Nam; có bộ máy quản lý dân số là Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ em các cấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế: Chương 6 - TS. Đỗ Thị Hải Hà
10 p | 356 | 58
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 3: Các phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
18 p | 60 | 20
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 1: Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế
18 p | 75 | 14
-
Bài giảng Quản lý Nhà nước nhập môn Hành chính công: Chương 5 - ThS. Trương Quang Vinh
211 p | 159 | 12
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ - TS. Nguyễn Hữu Xuyên
44 p | 127 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 1: Tổng quan về quản lý nhà nước về lao động
13 p | 31 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 5: Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế ở việt nam hiện nay
14 p | 32 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 5: Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
10 p | 43 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 4: Quản lý nhà nước về kinh tế trong một số lĩnh vực chủ yếu
7 p | 38 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 3: Nguyên tắc của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
14 p | 20 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 3: Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu
35 p | 33 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 2: Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
12 p | 18 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 7: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam
33 p | 29 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
13 p | 37 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 7: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam (Năm 2022)
33 p | 18 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 2: Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về thương mại
36 p | 15 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 3: Các nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về thương mại
23 p | 21 | 5
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 4: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại
12 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn