Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 2: Lý thuyết về thuế
lượt xem 13
download
"Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 2: Lý thuyết về thuế" được biên soạn nhằm cung cấp đến các bạn sinh viên kiến thức về những vấn đề chung về thuế; phân loại thuế; hệ thống thuế và tính chất của một hệ thống thuế tối ưu; phân tích tác động của thuế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 2: Lý thuyết về thuế
- Bài 2: Lý thuyết về thuế BÀI 2 LÝ THUYẾT VỀ THUẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Kinh tế học công cộng, NXBKHKT, 1995 (tác giả Joseph E.Stiglitz). 2. Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB tài chính – Hà nội 2005. 3. Giáo trình Quản lý thuế, Nguyễn Thị Bất, NXB Thống kê 2002. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Những vấn đề chung về thuế; Phân loại thuế; Hệ thống thuế và tính chất của một hệ thống thuế tối ưu; Phân tích tác động của thuế. Mục tiêu Mục tiêu của bài nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuế. Các kiến thức gồm khái niệm và đặc điểm của thuế, cơ sở thuế, thuế suất và cấu trúc thuế suất, phân loại thuế, phân tích được tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền… Từ đó có thể vận dụng để đánh giá chính sách thuế. 18 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế Tình huống dẫn nhập Nguyên nhân nào gây thất thu cho ngành thuế? Trong gần 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca–Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Do lỗ liên tục như vậy nên Coca–Cola Việt Nam không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20–30%/năm. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tuy lỗ lớn như vậy nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam. Ngành thuế Việt Nam trong nỗ lực chống chuyển giá đã buộc các doanh nghiệp giảm lỗ và truy thu thuế một khoản tiền khá lớn. Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2012, khi thanh tra 312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục, trong đó có doanh nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giá đã giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng. Ở quy mô toàn quốc, trong năm 2011, sau khi thanh tra, kiểm tra 921 doanh nghiệp FDI lỗ, ngành thuế đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng. 1. Tình trạng thất thu về thuế ở Việt Nam xuất phát từ đâu? 2. Giải pháp hạn chế việc thất thu này? TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 19
- Bài 2: Lý thuyết về thuế 2.1. Những vấn đề chung về thuế 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm 2.1.1.1. Khái niệm Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước. Thuế đã có quá trình phát triển lâu đời. Từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện các khoản thu (đảm phụ) bằng hiện vật, các khoản này cộng với các nguồn thu từ việc cưỡng bức lao động, bóc lột, nô dịch và chinh phục các dân tộc khác đã tạo ra mâu thuẫn xã hội và chính sự đấu tranh chống lại mâu thuẫn đó làm cho xã hội ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thuế cũng có những phát triển đáng kể so với ngày đầu hình thành: từ chỗ mang hình thức hiện vật, thuế đã dần dần chuyển sang hình thức tiền tệ. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước, song quan niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời lại khác. Theo Joseph E. Stiglitz (1 trong những nhà kinh tế xuất sắc nhất thế giới theo đánh giá của rePEc) trong cuốn “Kinh tế cộng đồng” cho rằng: “Cá nhân cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp đây là thuế nhưng chưa được tiền lệ hóa”. Theo Joseph thì thuế được hình thành từ rất lâu đời, bằng hình thức cung cấp dịch vụ cho người cai quản, đây là một trong những hình thức đơn giản, đầu tiên của thuế và sau này được tiền lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế bằng nhiều hình thức, nhưng cao nhất là bằng tiền. Bàn về mối liên hệ giữa thuế và nhà nước Mác đã viết: “Thuế là có sở kinh tế của bộ máy nhà nước là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của dân dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Ang–ghen cũng đã viết: “để duy trì quyền lực công cộng, cần có sự đóng góp của nhân dân cho nhà nước, đó là thuế má”. Do lúc này nhà nước chỉ thu thuế để phục vụ nhu cầu của nhà nước, và là phương pháp hữu hiệu nhất để tác động tới đời sống kinh tế xã hội mà chưa có sự quan tâm tới việc thực hiện phụ vụ đời sống nhân dân. Do đó, cả Mác và Ang– ghen đều chỉ đề cập tới vai trò đóng thuế của nhân dân như một sự bóc lột và coi đó là “thủ đoạn đơn giản” của nhà nước. Theo G. Jege trong cuốn “Tài chính công” cho rằng: “Thuế là 1 khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho công dân đóng góp cho nhà nước trông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhà nước”. Đây là khái niệm cổ nhất và nổi tiếng nhất về thuế. Nhưng thuế không phân định thuế được bù đắp vào công việc gì và trong nhiều trường hợp, thuế không chỉ để bù đắp chi tiêu mà còn dùng để phát triển kinh tế, xã hội. Do đó sau này quan niệm này được thay đổi như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính 20 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước”. Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra quan niệm thuế như sau: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (Quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được quan niệm là: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước theo luật định để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại”. Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là biện pháp đặc biệt theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà nước”. Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách một nội dung điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế đã nhận định: “Thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ”. Ngoài ra ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về thuế, tùy thuộc vào các lĩnh vực, góc độ nghiên cứu khác nhau: Theo các tác giả Giáo trình Luật thuế, Đại học Luật Hà Nội thì “thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ các điều kiện nhất định”. Giáo trình Quản lý Tài chính công của học viện tài chính quan niệm rằng “thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng”. Tuy nhiên có thể thống nhất một khái niệm chung về thuế như sau: Về phương diện pháp luật, hệ thống thuế nhà nước là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước. Về phương diện kinh tế, hệ thống thuế nhà nước là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tài sản xã hội, thu nhập quốc dân. 2.1.1.2. Đặc điểm Mang tính bắt buộc và có tính pháp lý cao Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước nữa, để nhà nước tồn tại nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 21
- Bài 2: Lý thuyết về thuế nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau: o Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lí Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện”. o Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện. Thuế do Quốc hội lập ra dưới hình thức là một đạo luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Đây là một điểm giúp phân biệt thu thuế và các khoản phí, lệ phí. Tuy cũng là những khoản thu có tính chất bắt buộc nhưng phí và lệ phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật. Có thể thấy, thuế và quyền lực nhà nước là hai phạm trù không thể tách rời. Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, chỉ gắn với yếu tố quyền lực nhà nước, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. Theo quy định của pháp luật, thuế được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế: nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hoặc cưỡng chế hình sự (quy định tại Điều 161 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009). Qua đó nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế. Không được hoàn trả trực tiếp: điều này được hiểu là người đóng nhiều thuế không được đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với người đóng ít thuế hơn (khác với phí và lệ phí, càng cao thì quyền lợi được hưởng càng cao). Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không 22 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Bởi vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nên thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Vì thế, khi xem xét khái niệm thuế cũng phải hiểu thuế trên hai góc độ: thuế vừa công cụ huy động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước và thuế vừa là công cụ giúp nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. 2.1.2. Cơ sở thuế Là đối tượng tác động của một chính sách thuế. Tùy theo mục đích và tính chất của từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu nhập nhận được trong một thời gian nhất định của một số tổ chức kinh tế hoặc một cá nhân, tổng giá trị tài sản do tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đó nắm giữ, tổng trị giá một lô hàng hóa hoặc một lượng giá trị nhất định của hàng hóa, dịch vụ. 2.1.3. Thuế suất và cấu trúc thuế suất 2.1.3.1. Thuế suất Là yếu tố quan trọng nhất của một loại thuế. Có thể nói, thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết trên một cơ sở thuế. Thuế suất cho biết mục đích, ý nghĩa tác động của loại thuế như thế nào. Thuế suất là mức thu ấn định trên cơ sở thuế bằng những phương pháp tính toán thích hợp. Từ đó hình thành các loại cấu trúc thuế suất sau: 2.1.3.2. Cấu trúc thuế suất Theo cấu trúc, thuế suất gồm: thuế suất cố định, thuế suất tỷ lệ, thuế suất lũy tiến, thuế suất lũy thoái. Thuế suất cố định (thuế tuyệt đối, thuế đơn vị) Được ấn định bằng số tuyệt đối trên cơ sở thuế (ấn định 1 số thu bằng tiền trên 1 đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm…). Ví dụ: Thuế nhập khẩu ô tô cũ của Việt Nam hiện nay được đánh theo thuế suất cố định. Cụ thể như sau: 1. Đối với xe ôtô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh dưới 1.500cc: Thuộc nhóm mã số Mức thuế Mô tả mặt hàng trong Biểu thuế nhập Đơn vị tính (USD) khẩu ưu đãi – Dưới 1.000cc 8703 Chiếc 3.500,00 – Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc 8703 Chiếc 8.000,00 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 23
- Bài 2: Lý thuyết về thuế 2. Đối với xe ôtô từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe): Thuộc nhóm mã số Mức thuế Mô tả mặt hàng trong Biểu thuế Đơn vị tính (USD) nhập khẩu ưu đãi – Từ 2.000cc trở xuống 8702 Chiếc 9.500,00 – Trên 2.000cc đến 3.000cc 8702 Chiếc 13.000,00 – Trên 3.000cc 8702 Chiếc 17.000,00 Ưu điểm: o Tránh gian lận về mặt thuế suất; o Khi áp dụng thuế suất tuyệt đối, thường áp dụng đối với hàng hóa cao cấp; o Trong trường hợp khó xác định mức thuế cần thu → áp dụng thuế tuyệt đối; o Khuyến khích tiêu dùng và sản xuất hàng hóa cao cấp với quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn. Thuế suất tỷ lệ: được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất không thay đổi khi cơ sở thuế thay đổi. Ví dụ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt của các ngành dịch vụ được tính theo thuế suất tỷ lệ: II Dịc vụ 1 Kinh doanh vũ trường 40 2 Kinh doanh mát–xa, ka–ra–ô–kê 30 3 Kinh doanh ca–si–nô, trò chơi điện tử có thưởng 30 4 Kinh doanh đặt cược 30 5 Kinh doanh gôn 20 6 Kinh doanh xổ số 15 Ưu điểm: o Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu, dễ kiểm tra. o Tăng số thu cũng với tăng cơ sở thuế. Thuế suất lũy tiến: Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ sở thuế. Ví dụ: Biểu thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện nay. Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế suất Bậc thuế thuế/năm (triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng) (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 24 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế Có 2 phương pháp áp dụng: o Thuế suất lũy tiến từng phần: là thuế suất lũy tiến nhưng điều kiện trên từng phần (bậc) tăng thêm của cơ sở thuế. Mức thuế suất tăng lên từng phần tương ứng với từng phần tăng lên của cơ sở thuế. o Thuế suất lũy tiến toàn phần: là thuế suất lũy tiến được áp dụng 1 mức thuế suất duy nhất trên toàn bộ cơ sở thuế. Thuế suất lũy thoái: Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất giảm dần theo sự tăng lên của cơ sở thuế . Ở một số nước trên thế giới, để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thành các công ty có quy mô lớn hơn, người ta đã áp dụng thuế suất lũy thoái đánh trên lợi nhuận của công ty. Ở Mỹ, theo luật thuế năm 1991, thuế An sinh xã hội ở Mỹ cũng là loại thuế áp dụng thuế suất lũy thoái. 2.2. Phân loại thuế 2.2.1. Thuế trực thu Là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Ví dụ: thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất… Thuế này có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp. Thuế trực thu có nhược điểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng, vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều. Thuế trực thu do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho nhà nước, nên họ cảm nhận ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn thuế. Việc quản lí thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế gián thu. 2.2.2. Thuế gián thu Là thuế không điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế mà điều tiết thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Thuế này dễ thu hơn thuế trực thu vì tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế (người tiêu dùng) với cơ quan thu thuế. Thuế này dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của loại thuế này. 2.3. Hệ thống thuế và tính chất của một hệ thống thuế tối ưu 2.3.1. Hệ thống thuế Hệ thống thuế ở Việt Nam là một hệ thống thuế gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng hơn 100 loại phí và lệ phí được quản lý tập trung. TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 25
- Bài 2: Lý thuyết về thuế Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu của nó là các cục thuế, chi cục thuế, phòng thuế, đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ quan của nó là cục hải quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở khắp các địa phương trong cả nước. Đối với các phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu. Về danh nghĩa, mức thuế (thuế suất) do Quốc hội Việt Nam quy định. Song trên thực tế, các mức thuế là do Chính phủ đề nghị với sự tư vấn của Bộ Tài chính mà cụ thể hơn nữa là Tổng cục Thuế. Đối với một số sắc thuế, như thuế xuất nhập khẩu, Quốc hội cho phép Chính phủ tự điều chỉnh khi cần thiết. Riêng các phí và lệ phí là nguồn thu của chính quyền địa phương, chính quyền địa phương có quyền quyết định mức. Hệ thống thuế ở Việt Nam không chia thành các sắc thuế quốc gia và các sắc thuế địa phương như ở nhiều nước. Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 có quy định một số sắc thuế là nguồn thu mà chính quyền trung ương được hưởng 100%, một số sắc thuế và lệ phí mà chính quyền địa phương được hưởng 100%, và một số sắc thuế mà chính quyền các cấp chia nhau tùy theo tình hình từng địa phương. 2.3.2. Tính chất của một hệ thống thuế tối ưu 2.3.2.1. Tính hiệu quả kinh tế Hệ thống thuế phải đảm bảo hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất. Giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồn lực kinh tế đã đạt được hiệu quả dưới tác động thị trường. Tăng cường vai trò của thuế đối với việc phân bố nguồn lực chưa đạt hiệu quả. Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí trực tiếp của cơ quan thuế (chi phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế). Thuế được thu nhiều nhất trên cơ sở chi phí hành chính thuế là thấp nhất. 2.3.2.2. Tính đơn giản Hệ thống thuế đơn giản nhằm giảm bớt chi phí hành chính. Mặt khác hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý, kiểm tra kiểm soát của nhà nước đối với người nộp thuế mới dễ dàng thuận lợi. Nếu một chính sách thuế phức tạp với quá nhiều mức thuế suất phân biệt và các điều khoản miễn giảm thuế sẽ gây ra tình trạng không có chuẩn mực rõ ràng trong cách hiểu và vận hành, làm cho người nộp thuế khó hiểu và do đó khó tự giác chấp hành, còn cơ quan thuế gặp khó khăn trong quản lí thu nộp. Vì lẽ đó phát sinh ra sự tùy tiện, tạo kẽ hở trốn thuế và tránh thuế, đồng thời tăng chi phí hành chính thuế. 2.3.2.3. Tính linh hoạt Hệ thống thuế phải có tính linh hoạt, được thể hiện thông qua khả năng thích ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Một số chính sách thuế có cơ chế 26 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế ổn định tự động rất hữu hiệu đó là thuế thu nhập. Mức thuế thu nhập sẽ tự thay đổi mà không cần phải thay đổi bản thân chính sách thuế. Tuy nhiên tính tự động điều chỉnh chưa thật sự tỏ ra hữu hiệu, nó chưa có những tác động đủ mạnh trước sự biến động của nền kinh tế, vì vậy bắt buộc các chính phủ phải chủ động điều chỉnh các loại thuế suất. Xây dựng hệ thống thuế tối ưu chính là kết hợp những tiêu chí đó một cách tối ưu nhất. 2.3.2.4. Tính công bằng Tính công bằng là đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử. Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng cần phải thực hiện trước hết đối với việc phân chia gánh nặng thuế khóa. Các nhà kinh tế cho rằng tính công bằng của thuế phải dựa trên nguyên tắc công bằng ngang và nguyên tắc công bằng dọc. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang: nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt là như nhau thì được đối xử ngang nhau trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên thì tiêu chí này chỉ mang tính định hướng vì rất khó cụ thể hóa các tiêu thức xác định như thế nào là có điều kiện khác nhau. Hệ thống thuế có tính công bằng theo chiều dọc nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn người khác. Một hệ thống có tính công bằng dọc sẽ được hiểu là một hệ thống thuế lũy tiến so với thu nhập nhằm hạn chế bớt khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo tính công bằng xã hội. 2.4. Phân tích tác động của thuế 2.4.1. Những tác động của thuế trong thị trường cạnh tranh Cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo có: Đường cầu: Q = a – bp Đường cung: Q = c + dp Nhà nước đánh thuế là: T đồng/1 sản phẩm và thu thuế từ người sản xuất. Trước khi đánh thuế thị trường sẽ cân bằng tại điểm G0 (P0,Q0) P0: là giá mà người mua và người bán chấp nhận trao đổi; Q0: là sản lượng mà người mua và người bán chấp nhận trao đổi. TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 27
- Bài 2: Lý thuyết về thuế Khi nhà nước đánh thuế T đồng: Đường cung S dịch chuyển lên trên 1 đoạn = T tạo ra đường cung mới S’. Sau khi đánh thuế thị trường sẽ cân bằng tại điểm G1 (P1,Q1) P1: là giá mà người mua chấp nhận trả; Q1: là sản lượng mà người mua và người bán chấp nhận trao đổi. Giá mà người bán thực sự nhận được là: PB = P1 – T T = AB = P1PB Số thuế mà 1 người tiêu dùng phải chịu là: t1 = P1 – P0 Tổng số thuế người tiêu dùng chịu là: t1 Q1 Số thuế mà 1 người sản xuất phải chịu là: t2 = P0 – PB Tổng số thuế người sản xuất chịu là: t2 Q1 Tổng số thuế nhà nước thu được: T Q1 Tổn thất phúc lợi của nhà nước: SAGoB = ½ G0I AB Tổn thất phúc lợi của người tiêu dùng: SAGoI = ½ G0I AI Tổn thất phúc lợi của người sản xuất: SBGoB = ½ G0I IB 2.4.2. Những tác động của thuế trong thị trường độc quyền Tác động của việc đánh thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu của thị trường. Trong phần trước chúng ta đã nghiên cứu tác động của thuế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thị trường là độc quyền thì tác động của thuế lại có nhiều điểm khác biệt. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét hai cơ cấu thị trường này. Hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách chọn sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó, chi phí biên MC = doanh thu biên MR. Trong hình dưới, điểm cân bằng của thị trường độc quyền đạt tại điểm E, tại đó, hãng độc quyền định giá bằng P1 và sản xuất Q1. Nếu đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường sẽ cân bằng tại điểm F với giá cân bằng là P0 và sản lượng cung cấp là Q0. Nếu chính phủ quyết định đánh thuế T đồng vào từng đơn vị sản phẩm do hãng độc quyền sản xuất thì đường chi phí biên có tăng lên bằng MC + T. Nếu là thị trường cạnh tranh thì điểm cân bằng mới là F’. Nhưng nếu là thị trường độc quyền thì điểm cân bằng mới là E’ đạt tại mức P1’ và sản lượng Q1’. 28 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế So sánh ta có thể thấy sự chuyển thuế thuận chiều trong môi trường độc quyền ít hơn trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là điều tốt với người tiêu dùng vì ngay khi chưa có thuế, họ đã phải trả mức giá độc quyền cao hơn nhiều so với thị trường cạnh tranh. Mọi yếu tố khác không đổi, nếu đường chi phí biên càng dốc, tức là tốc độ tăng chi phí biên khi sản lượng tăng càng cao, thì khả năng chuyển thuế thuận chiều của hãng độc quyền càng nhỏ. TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 29
- Bài 2: Lý thuyết về thuế Tóm lược cuối bài Khái niệm về thuế có thể được hiểu theo hai cách. Về phương diện pháp luật, hệ thống thuế nhà nước là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước. Về phương diện kinh tế: hệ thống thuế nhà nước là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tài sản xã hội, thu nhập quốc dân. Đặc điểm của thuế: mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao và không được hoàn trả trực tiếp. Cơ sở thuế: là đối tượng tác động của một chính sách thuế. Thuế suất: là yếu tố quan trọng nhất của một loại thuế. Có thể nói, thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết trên một cơ sở thuế. Thuế suất cho biết mục đích, ý nghĩa tác động của loại thuế như thế nào. Thuế có hai loại cơ bản là: thuế trực thu và thuế gián thu. Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống thuế có các tính chất như: tính đơn giản, tính công bằng, tính linh hoạt và tính hiệu quả kinh tế. Phân biệt được sự tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. 30 TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207
- Bài 2: Lý thuyết về thuế Câu hỏi ôn tập 1. Thuế là gì? 2. Đặc điểm của thuế? 3. Các cách phân loại thuế? 4. Hệ thống quản lý thuế là gì? 5. Các loại cấu trúc thuế suất? 6. Các tính chất của một hệ thống thuế tối ưu? 7. Tác động của thuế lên thị trường cạnh tranh hoàn hảo? 8. Tác động của thuế lên thị trường độc quyền? TXNHLT06_Bai 2_v1.0014108207 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại các đơn vị công - ThS. Trần Hải Hiệp
18 p | 138 | 19
-
Bài giảng Quản lý tài chính công – Bài 1: Tổng quan về tài chính công
17 p | 74 | 17
-
Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách
15 p | 111 | 13
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Lập dự toán tài chính ở đơn vị công - ThS. Trần Hải Hiệp
75 p | 114 | 12
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Quản lý tài sản ở đơn vị công - ThS. Trần Hải Hiệp
37 p | 81 | 10
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Công tác kiểm tra tài chính kế toán ở đơn vị công - ThS. Trần Hải Hiệp
36 p | 87 | 10
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Đơn vị công và các hoạt động hành chính – Dịch vụ công - ThS. Trần Hải Hiệp
17 p | 109 | 8
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Quản lý tài chính đơn vị công ở Việt Nam - ThS. Trần Hải Hiệp
19 p | 105 | 6
-
Bài giảng Quản lý tài chính dự án đầu tư công
43 p | 41 | 5
-
Bài giảng Quản lý tài chính công - Chương 4: Quản lý chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước
45 p | 24 | 5
-
Bài giảng Quản lý tài chính công - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công và quản lý tài chính công
66 p | 10 | 5
-
Bài giảng Quản lý tài chính công - Chương 3: Quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
39 p | 6 | 4
-
Bài giảng Quản lý tài chính công - Chương 2: Quản lý thu ngân sách nhà nước
36 p | 9 | 4
-
Bài giảng Quản lý tài chính an sinh xã hội - Trường ĐH Thương Mại
21 p | 11 | 4
-
Bài giảng Quản lý tài chính cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: Chương 4
99 p | 18 | 3
-
Bài giảng Quản lý tài chính cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: Chương 1
76 p | 15 | 2
-
Bài giảng Quản lý tài chính cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: Chương 2
107 p | 10 | 2
-
Bài giảng Quản lý tài chính cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: Chương 3
62 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn