intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 7 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:21

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 7 - Một số khái niệm liên quan đến chức năng tổ chức" được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các khái niệm liên quan đến cơ cấu tổ chức và xây dựng cơ cấu tổ chức, nội dung cốt lỏi của chức năng tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 7 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 7 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC HUẾ, 2022
  2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU q Mục đích Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các khái niệm liên quan đến cơ cấu tổ chức và xây dựng cơ cấu tổ chức, nội dung cốt lỏi của chức năng tổ chức. q Yêu cầu - Nắm được các khái niệm liên quan đến công tác tổ chức - Hiểu và vận dụng được cơ sở khoa học của việc xây dựng cơ cấu tổ chức
  3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Tổ chức 2. Chức năng tổ chức 3. Cơ cấu tổ chức 4. Tầm hạn quản trị
  4. 1. Khái niệm tổ chức v Tổ chức là tập hợp gồm nhiều người một cách có ý thức, cùng phối hợp hoạt động vì một mục đích, mục tiêu chung nào đó. v Tổ chức có các đặc điểm chung sau : § Có nhiều người § Các thành viên ý thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mình một cách rõ ràng trong hệ thống § Có sự phân công và hợp tác lao động
  5. 1. Khái niệm tổ chức (TT) § Có mục tiêu (mục đích) chung § Có sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm § Có thứ bậc, trật tự, kỹ cương, kỷ luật v.v... v Khác với tổ chức, đám đông là tập hợp những cá nhân mang tính ngẫu nhiên, nhất thời, tự phát.
  6. 2. Khái niệm chức năng tổ chức v Sau khi chiến lược đã được xác lập thì phải tạo được khuôn khổ ổn định về mặt cơ cấu và nhân sự để thực hiện chiến lược, đó là phần việc của chức năng tổ chức. v Chức năng tổ chức là tổng thể các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến việc thành lập các bộ phận để đảm nhiệm những nhiệm vụ cần thiết, xác định các mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cá nhân, các bộ phận nhằm tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho việc đạt được mục tiêu chung đã định.
  7. 2. Khái niệm chức năng tổ chức (TT) v Như vậy, chức năng tổ chức là việc thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân, bộ phận sao cho các cá nhân, các bộ phận đó có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu theo con đường đã được xác định sau chức năng hoạch định. v Mục đích của chức năng tổ chức là nhằm tạo ra một môi trường nội bộ thuận lợi nhất để mỗi cá nhân, bộ phận có thể đóng góp tốt nhất cho việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ
  8. 2. Khái niệm chức năng tổ chức (TT) v Muốn vậy, chức năng này phải thực hiện tốt các nội dung sau: 1) Xác định các công việc cần thực hiện: Từ các mục tiêu, phân loại các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. 2) Phân công hợp lý hoá lao động: Phân chia tổ chức thành các bộ phận tương ứng với các hoạt động để phân công ai làm việc gì. 3) Xác định vị trí của từng cá nhân, bộ phận: về quyền hành, trách nhiệm, nguyên tắc phối hợp thông qua phân quyền nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu.
  9. 2. Khái niệm chức năng tổ chức (TT) v Tác dụng của chức năng tổ chức: § Là cơ sở để có được cơ chế vận hành thông suốt; § Tạo điều kiện thuận lợi để nhà quản trị tác động có hiệu quả đến các đối tượng, nhờ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức; § Điều kiện để sử dụng tốt nhất yếu tố con người và thông qua con người huy động và sử dụng có hiệu quả tất cả các yếu tố khác; § Để có thể ứng dụng các thành tựu của KHCN, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động quản trị.
  10. 2. Khái niệm chức năng tổ chức (TT) v Tóm lại: Chức năng tổ chức là tổng thể các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học, phân cấp để chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận, từng cấp, qua đó tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm hướng tới việc thực hiện thành công các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu lực và hiệu quả.
  11. 3. Khái niệm cơ cấu tổ chức v Thuật ngữ “Cơ cấu” thường được dùng để chỉ thành phần cấu tạo và hình thức sắp xếp bên trong của một chỉnh thể nào đó (cấu tạo, cấu trúc), khác với “Cơ chế” dùng để chỉ cách thức vận hành của hệ thống đó . v Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị nhỏ cấu thành nên tổ chức đó cùng các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hành và trách nhiệm giữa các cá nhân, các bộ phận trong quá trình hoạt động.
  12. 3. Khái niệm cơ cấu tổ chức (TT) v Cần phân biệt: cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. + Cơ cấu chính thức: là hình thức tổ chức gắn với vai trò, nhiệm vụ của tổ chức, được hình thành chính thức theo quy chế, điều lệ, luật pháp, quy định rõ về tổ chức hành chính, biên chế, các mối quan hệ về quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, các bộ phận, quan hệ theo chiều dọc, chiều ngang trong tổ chức và giữa tổ chức với các tổ chức khác. + Cơ cấu không chính thức: là những liên minh không chính thức, những mối quan hệ tâm lý riêng tư giữa các thành viên được hình thành một cách tự nhiên mà không có một văn bản nào quy định.
  13. 3. Khái niệm cơ cấu tổ chức (TT) v Cơ cấu chính thức có các mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang. + Theo chiều dọc (cấp trên và cấp dưới), cơ cấu được chia thành các cấp quản trị. Cấp quản trị là tập hợp các bộ phận ở cùng một trình độ, cùng một cấp bậc trong một cơ cấu tổ chức. + Theo chiều ngang (quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân ngang cấp) cơ cấu tổ chức được chia thành các khâu quản trị. Khâu quản trị là một bộ phận độc lập được thành lập để thực hiện một, một số hoặc một phần của một chức năng nào đó.
  14. 4. Tầm hạn quản trị v Số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị cấp trên có thể điều hành trực tiếp có hiệu quả không thể là vô hạn mà hoàn toàn hữu hạn (từ 3-9 hoặc 10 người). Khi số lượng cấp dưới vượt quá một giới hạn nhất định sẽ vượt quá khả năng điều hành của nhà quản trị. v Để xây dựng cơ cấu tổ chức cần làm rõ khái niệm “Tầm hạn quản trị” v Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị cấp trên điều hành trực tiếp và có hiệu quả.
  15. 4. Tầm hạn quản trị (TT) v Cần phân biệt tầm hạn quản trị rộng và tầm hạn quản trị hẹp: § Tầm hạn quản trị hẹp dùng để chỉ trường hợp khi nhà quản trị cấp trên điều hành trực tiếp một số ít nhân viên cấp dưới. § Tầm hạn quản trị rộng là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp nhà quản trị cấp trên điều hành trực tiếp nhiều nhân viên cấp dưới.
  16. 4. Tầm hạn quản trị (TT) v Tầm hạn quản trị không chỉ ảnh hưởng đến khả năng điều hành của nhà quản trị (mức độ sâu sát và tính kịp thời) mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng (số lượng cấp bậc) của cơ cấu tổ chức. Cụ thể là: + Nếu Tầm quản trị càng rộng thì cơ cấu tổ chức càng thấp (ít cấp bậc) + Nếu Tầm quản trị càng hẹp thì cơ cấu tổ chức càng cao (nhiều cấp bậc) v Nhìn chung, tầm hạn quản trị càng hẹp thì càng cho phép nhà quản
  17. 4. Tầm hạn quản trị (TT) v Tầm hạn quản trị rộng: Ưu điểm: § Giảm bớt cấp trung gian và số lượng các nhà quản trị, nhờ vậy tiết kiệm được chi phí vận hành bộ máy.  Nhược điểm: § Dễ quá tải cho cấp trên, thiếu tính kịp thời trong các quyết định § Dễ mất khả năng hoặc buông lỏng kiểm soát đối với cấp dưới § Nhà quản trị phải có năng lực, trình độ, kinh nghiệm tốt.
  18. 4. Tầm hạn quản trị (TT) v Tầm hạn quản trị hẹp: Ưu điểm: § Cho phép cấp trên giám sát cấp dưới sát sao, chặt chẽ; § Thông tin nhanh chóng giữa cấp trên và cấp dưới; § Cấp trên sâu sát công việc và nhân viên, quyết định kịp thời.  Nhược điểm: § Nhiều cấp trung gian, số lượng nhà quản trị nhiều làm tăng chi phí. § Tạo khoảng cách khá xa giữa nhà quản trị cấp cao và người thừa hành, dễ quan liêu, xa rời thực tiễn trong chỉ đạo, điều hành.
  19. 4. Tầm hạn quản trị (TT) v Các yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị ü Chất lượng (năng lực, trình độ, kinh nghiệm, tay nghề) của cấp dưới. ü Năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất v.v... của cấp trên. ü Mức độ ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới. ü Tính kế hoạch, mức độ chuẩn hóa trong công việc. ü Kỹ thuật và phương tiện, thiết bị phục vụ quản trị. ü Tính đồng nhất, mức độ phức tạp của nhiệm vụ cấp dưới thực hiện. ü Cấp bậc của nhà quản trị v.v...
  20. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm về tổ chức, chức năng tổ chức và cơ cấu tổ chức? Tác dụng của việc thực hiện công tác tổ chức? 2. Khái niệm tầm hạn quản trị? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0