intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 3 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:26

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 3 - Nguyên tắc và phương pháp quản trị" được biên soạn nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về cơ sở phương pháp luận liên quan đến các nguyên tắc và phương pháp quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 3 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 03
  2. Mục đích và yêu cầu v Mục đích: Nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về cơ sở phương pháp luận liên quan đến các nguyên tắc và phương pháp quản trị. v Yêu cầu: - Hiểu được khái niệm nguyên tắc quản trị và cơ sở thiết lập các nguyên tắc. - Nắm được nội dung của các nguyên tắc chung trong quản trị. - Hiểu thế nào là phương pháp quản trị và đặc điểm của phương pháp quản trị. - Hiểu được đặc trưng, ưu và nhược điểm của các phương pháp quản trị. - Nắm được các yêu cầu khi vận dụng các phương pháp quản trị vào thực tiễn.
  3. I. Nguyên tắc quản trị  Một số câu hỏi đặt ra: 1. Nguyên tắc quản trị là gì? 2. Tại sao phải nghiên cứu các nguyên tắc quản trị? 3. Nguyên tắc quản trị từ đâu ra? 4. Tại sao nói nguyên tắc quản trị có tính ổn định tương đối? 5. Quản trị có những nguyên tắc chung nào và nội dung cụ thể là gì?
  4. 1. Khái niệm nguyên tắc quản trị q Nguyên tắc thường được hiểu là những chuẩn mực, quy định chính thức có tính bắt buộc đối với mọi người đòi hỏi phải tuân thủ. q Nguyên tắc quản trị là những quy tắc quy định tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các nhà quản trị phải tuân thủ khi thực hiện các chức năng của mình. q Nguyên tắc là yếu tố cần thiết để đảm bảo: - Sự thống nhất, đồng bộ trong mọi hoạt động tập thể - Vận dụng được các quy luật khách quan - Đúng định hướng và đạt được mục đích, mục tiêu tốt hơn
  5. Cơ sở xây dựng nguyên tắc quản trị q Nguyên tắc là sản phẩm chủ quan nhưng phải đảm bảo tính khách quan. q Muốn vậy, phải: § Được đưa ra trên cơ sở kết quả nhận thức các quy luật § Phù hợp với các ràng buộc vĩ mô (chính trị, pháp luật, tập quán v.v…) § Phù hợp với sứ mệnh, mục đích, mục tiêu của tổ chức § Phù hợp với tiềm lực, sức mạnh, thực trạng và xu thế phát triển của tổ chức § Kế thừa kinh nghiệm thực tiễn cả trong và ngoài nước q Nguyên tắc quản trị có tính ổn định tương đối: Vì các yếu tố có tính nền tảng nêu trên luôn ổn định trong ngắn hạn nhưng không cố định (bất biến) trong dài hạn.
  6. Các nguyên tắc chung trong quản trị q Vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về nguyên tắc quản trị cả về quan niệm về khái niệm lẫn các nguyên tắc (cứng nhắc hay mềm dẻo; bắt buộc hay không bắt buộc; nguyên tắc mà mỗi tổ chức quan tâm …). Tuy nhiên, quản trị có các nguyên tắc chung: 1. Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội 2. Xuất phát từ thị trường và khách hàng (đáp ứng nhu cầu xã hội) 3. Hiệu quả và hiện thực 4. Kết hợp hài hòa các loại lợi ích 5. Chuyên môn hóa
  7. Nguyên tắc Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội vSự “tự do” của các chủ thể chỉ được phép diễn ra trong khuôn khổ được tạo ra bởi hệ thống luật pháp. Luật pháp là tổng thể các quy tắc xử sự và là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội, là các ràng buộc nhằm đảm bảo hoạt động của chúng diễn ra theo đúng định hướng của xã hội. Bất kỳ ai vi phạm luật pháp cũng sẽ bị xử lý. vThông lệ xã hội là những quy ước do các tổ chức đặt ra theo yêu cầu của lĩnh vực hoạt động và các bên tham gia, phù hợp với luật pháp. Dù không thể hiện dưới dạng văn bản pháp lý như luật pháp, nhưng thông lệ xã hội cũng có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia hoạt động. Nhà quản trị phải nắm vững các thông lệ xã hội để tôn trọng và thực hiện.
  8. Nguyên tắc Xuất phát từ thị trường và khách hàng v Tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các tổ chức, nếu không sẽ bị đào thải. v Thị trường và khách hàng là lực lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong, là nền tảng để hình thành chiến lược của một tổ chức. v Mọi quyết định đưa ra phải xuất phát từ kết quả nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng.
  9. Nguyên tắc Hiệu quả và hiện thực v Tiết kiệm là giảm thiểu các lãng phí. Hiệu quả là so sánh kết quả thu được với khoản phí tổn đã bỏ ra cho việc đạt được kết quả đó. v Tiết kiệm và hiệu quả có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hiệu quả chính là tiết kiệm theo nghĩa rộng, còn tiết kiệm là để đạt hiệu quả cao hơn. v Họat động quản trị chỉ thực sự cần thiết và có ý nghĩa khi nhà quản trị quan tâm và thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
  10. Nguyên tắc Kết hợp hài hòa các loại lợi ích v Lợi ích chính là động lực thúc đẩy, kích thích, chỉ huy con người hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu và tình cảm của mình, là cái gây nên nội lực, là động cơ hoạt động của các chủ thể, là và nguyên nhân của mỗi hành động. v Quản trị phải biết tạo ra động cơ hoạt động cho đối tượng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân, thông qua đó để tổ chức đạt được mục tiêu. v Nhà quản trị phải nắm vững và giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích trên cơ sở đảm bảo hài hòa, thống nhất các loại lợi ích (lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; lợi ích bên trong và bên ngoài; lợi ích trước mắt và lâu dài; vật chất và tinh thần v.v...) v Tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tổ chức vận hành thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại, sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn hoặc có thể dẫn tới sự sụp đổ của tổ chức.
  11. Nguyên tắc Chuyên môn hóa v Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản trị phải được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo, huấn luyện, có kinh nghiệm và năng lực phù hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức. v Bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo, đúng năng lực, sở trường để có thể thực hành tốt nhất chức trách được phân công trong mối quan hệ hợp lý với những người khác. v Thực hiện tốt nguyên tắc này cho phép ra môi trường làm việc thuận lợi và các điều kiện cần thiết cho mỗi cá nhân, một bộ phận phát huy tốt nhất khả năng của mình, đóng góp được nhiều nhất cho việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
  12. II. Phương pháp quản trị q Một số câu hỏi đặt ra 1. Hiểu thế nào là Phương pháp quản trị? 2. Khác với nguyên tắc, phương pháp quản trị có những đặc điểm gì? 3. Trong quản trị có những phương pháp nào? 4. Đặc trưng, ưu, nhược điểm và yêu cầu đối với từng phương pháp? 5. Muốn vận dụng có hiệu quả các phương pháp quản trị trong thực tiễn cần lưu ý những vấn đề gì?
  13. 1. Khái niệm phương pháp quản trị q Phương pháp quản trị thường được hiểu là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị để đối tượng thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảo bảo cho tổ chức vận động và đạt được mục tiêu đề ra. q Phương pháp quản trị thực chất là cách thức vận dụng một cách có nguyên tắc các quy luật vào hoạt động quản trị. q Khác với nguyên tắc có tính bắt buộc, phương pháp quản trị có tính linh hoạt và đòi hỏi tính sáng tạo, tính nghệ thuật của mỗi nhà quản trị tùy thuộc vào từng đối tượng, điều kiện và trường hợp cụ thể.
  14. 2. Các phương pháp quản trị q Theo cách thức và cơ chế tác động của chủ thể tác động lên đối tượng quản trị là con người trong tổ chức, có 3 loại phương pháp quản trị: 1. Phương pháp Tổ chức – hành chính 2. Phương pháp Kinh tế 3. Phương pháp Tâm lý – giáo dục q Trên lý luận và trong thực tiễn có thể có nhiều cách phân loại khác, tuy nhiên trong phạm vi môn học chúng ta chỉ nghiên cứu các phương pháp quản trị theo cách tiếp cận nêu trên
  15. 2.1. Phương pháp Tổ chức – hành chính q Khái niệm Là sự tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tượng bằng các mệnh lệnh hành chính có tính bắt buộc để đối tượng phải thực hiện các nhiệm vụ theo đúng mong muốn của nhà quản trị. q Đặc trưng - Thực hiện dựa trên mối quan hệ về mặt tổ chức, giữa cấp trên và cấp dưới - Mang tính áp đặt đơn phương (đối tượng không có quyền từ chối) - Bảo đảm bằng các hình thức kỷ luật - Có hiệu lực ngay - Tác động theo hai hướng: (1)Về mặt tổ chức; và (2)Điều chỉnh hành vi
  16. 2.1.Phương pháp Tổ chức – hành chính (TT) q Ưu điểm - Xác lập trật tự, kỹ cương trong nội bộ tổ chức - Đảm bảo tính thống nhất trong các quyết định, chính sách được đưa ra - Tính đồng bộ, thống nhất trong hoạt động của tổ chức - Cho phép giải quyết các vấn đề nhanh chóng - Giữ được tính bí mật khi cần thiết - Kết nối nhiều phương pháp khác nhau nhằm gia tăng hiệu quả trong vận dụng
  17. 2.1.Phương pháp Tổ chức – hành chính (TT) q Nhược điểm - Đòi hỏi bộ máy lớn, cồng kềnh - Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của cấp dưới - Dễ quá tải đối với cấp trên - Tạo tâm lý tiêu cực trong tổ chức - Dễ nẫy sinh tiêu cực trong đội ngủ các nhà quản trị
  18. 2.1.Phương pháp Tổ chức – hành chính (TT) q Để phát huy vai trò của phương pháp tổ chức - hành chính, cần: - Phải đảm bảo tính khoa học của các quyết định hành chính - Phải gắn quyền hành và trách nhiệm của người ra quyết định - Phải dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu
  19. 2.2. Phương pháp Kinh tế q Khái niệm Là sự tác động gián tiếp của chủ thể lên đối tượng bằng các lợi ích kinh tế (đòn bẩy kinh tế) để đối tượng tự do lựa chọn phương án hoạt động có lợi nhất cho họ và thông qua họ, cho tổ chức. q Đặc điểm - Tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực lao động nhằm thỏa mãn tốt nhất lợi ích kinh tế của đối tượng - Thực chất của việc áp dụng các phương pháp kinh tế là vận dụng các quy luật kinh tế vào quản trị bằng cách đặt đối tượng vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của tổ chức. - Đối tượng được tự do lựa chọn phương án hoạt động.
  20. 2.2. Phương pháp kinh tế (TT) q Ưu điểm - Tác động nhạy bén, linh hoạt, rộng khắp - Phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự giác của cấp dưới - Tính kịp thời, sát thực, cụ thể, phù hợp trong các quyết định - Giảm tải công việc cho cấp trên, tránh chi ly vụn vặt - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực q Nhược điểm - Đòi hỏi chủ thể phải có tiềm lực về kinh tế - Dễ nẩy sinh tâm lý cục bộ, thiển cận, thực dụng trong tổ chức - Dễ phân hóa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2