intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 6 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:30

28
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 6 - Hoạch định" được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác hoạch định – hoạt động thuộc chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 6 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 6 HOẠCH ĐỊNH HUẾ, 02/2022
  2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU q Mục đích Cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác hoạch định – hoạt động thuộc chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản trị. q Yêu cầu đối với người học - Nắm được khái niệm và vai trò của chức năng hoạch định - Nội dung và trình tự các bước của hoạch định - Các nguyên nhân thất bại và yêu cầu đối với hoạch định
  3. BỐ CỤC CỦA BÀI GIẢNG 1. Khái niệm hoạch định 2. Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật 3. Vai trò của hoạch định 4. Cơ sở khoa học của hoạch định 5. Một số nguyên nhân thất bại trong hoạch định 6. Nguyên tắc hoạch định 7. Các bước hoạch định
  4. 1. Khái niệm hoạch định v Do luôn phải đối mặt với hai ràng buộc: (1) Hạn chế về nguồn lực (2) Môi trường hoạt động luôn thay đổi  Đòi hỏi mọi tổ chức phải có sự chuẩn bị trước cho tương lai của mình. v Hoạch định là loại quyết định đặc thù nhằm xác định một tương lai cụ thể cho tổ chức mà nhà quản trị mong muốn.
  5. 1. Khái niệm hoạch định (TT) v Nghĩa là: quyết định trước xem phải làm những gì, làm như thế nào, khi nào làm v.v… để làm cho sự việc có thể xảy ra phải xảy ra hoặc không xảy ra theo hướng có lợi nhất cho tổ chức. v Tóm lại, hoạch định là việc ấn định chính xác mục tiêu cần đạt được của tổ chức trong tương lai và lựa chọn cách thức hành động tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. v Hoạch định (xây dựng kế hoạch) là chức năng chung của mọi nhà quản trị, không phân biệt cấp bậc, chức vụ của họ. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai loại hoạch định là hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật.
  6. 2. Hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật HOẠCH ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM Chiến lược Chiến thuật (tác nghiệp) Chịu trách nhiệm Nhà quản trị cấp cao Nhà quản trị cấp trung gian, cấp cơ sở Tác dụng Vạch đường lối, định hướng Cụ thể hóa thành chương trình hành động Thời gian Dài hạn Ngắn hạn Phạm vi Toàn bộ tổ chức Từng lĩnh vực, từng bộ phận Mục tiêu Tổng quát, định tính Cụ thể, định lượng Vai trò Cơ sở của hoạch định chiến thuật Hiện thực hóa chiến lược
  7. 3. Vai trò của hoạch định Ø Nhờ hoạch định để xác định rõ mục đích, mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của tổ chức. Thiếu hoạch định, hoạt động của tổ chức trở nên mất phương hướng, lộn xộn, phó thác cho may rủi; Ø Hoạch định giúp chủ động ứng phó với sự thay đổi của môi trường, nhờ đó tận dụng được các cơ hội và phòng ngừa, hạn chế được các rủi ro; Ø Hoạch định giúp nhà quản trị huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của tổ chức một cách tập trung và hữu hiệu, giảm thiểu các chi phí;
  8. 3. Vai trò của hoạch định (TT) Ø Hoạch định giúp phát huy tinh thần tập thể, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động giữa các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức; Ø Hoạch định là cơ sở để thực hiện tất cả các chức năng khác của quản trị: §Tổ chức: Thành lập bộ máy, sắp xếp, bố trí con người thực hiện KH §Lãnh đạo: Chỉ huy, hướng dẫn, kích thích, động viên cấp dưới thực hiện KH §Kiểm tra: Theo dõi đúng sai để điều chỉnh cho đúng theo kế hoạch.
  9. 3. Vai trò của hoạch định (TT) Ø Hoạch định giúp tổ chức vượt qua các áp lực để thích ứng với môi trường: § Môi trường biến động phức tạp  Rủi ro gia tăng  Buộc phải đa dạng hóa (sản phẩm, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn) trong điều kiện nguồn lực hạn chế Tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực cho từng mục tiêu  Buộc phải Hoạch định. § Sự phát triển của KHCN  Vòng đời sản phẩm bị rút ngắn trong điều kiện đầu tư hết sức tốn kém  Phải tính toán trước khi quyết định đầu tư để ít nhất là không bị lỗ  Buộc phải hoạch định.
  10. 4. Cơ sở khoa học của hoạch định q Sứ mạng của tổ chức § Sứ mạng là lời tuyên bố về lý do tồn tại của một tổ chức, trả lời các câu hỏi: Tại sao tổ chức tồn tại? Công việc của tổ chức là gì? Tổ chức phải như thế nào trong tương lai? Tổ chức sẽ hoạt động trong lĩnh vực nào? Tổ chức sẽ đi về đâu? v.v.. § Sứ mạng xác định phương hướng chỉ đạo và những mục đích độc đáo làm cho tổ chức đó khác biệt với những tổ chức tương tự khác, là nhiệm vụ tổng quát định rõ phương hướng và ý nghĩa quan trọng cho mọi thành viên thuộc mọi cấp và đảm bảo cho sự tồn tại của tổ chức đó.
  11. 4. Cơ sở khoa học của hoạch định (TT) q Sứ mạng của tổ chức §Sứ mạng được xác định trên cơ sở yếu tố lịch sử (truyền thống), những năng lực đặc biệt (lợi thế) và môi trường hoạt động (cơ hội và thách thức) của tổ chức. §Sứ mạng là nền tảng và là cơ sở quan trọng để nhà quản trị xác định mục tiêu chiến lược hoạt động lâu dài của tổ chức.
  12. 4. Cơ sở khoa học của hoạch định (TT) q Môi trường hoạt động của tổ chức § Môi trường luôn biến đổi nên sớm hay muộn mục đích dù đúng đắn đến đâu cũng sẽ bị lạc hậu. Buộc nhà quản trị phải dự đoán trước ảnh hưởng của những biến đổi môi trường đến nhiệm vụ, các mục tiêu, thị trường và sản phẩm của tổ chức. § Hoạch định phải được thực hiện trên cơ sở phân tích đầy đủ, khoa học về môi trường mới đảm bảo khả năng định hướng của chức năng này.
  13. 4. Cơ sở khoa học của hoạch định (TT) q Môi trường hoạt động của tổ chức § Nghiên cứu và phân tích môi trường giúp nhà quản trị dự báo, dự đoán tốt hơn tương lai của tổ chức, phát huy được mặt mạnh, hạn chế được điểm yếu để khai thác các cơ hội và chủ động phòng ngừa các rủi ro. § Môi trường càng bất ổn kế hoạch càng mang tính định hướng, ngắn hạn. Môi trường ổn định các kế hoạch thường dài hạn, tổng hợp và phức tạp hơn.
  14. 4. Cơ sở khoa học của hoạch định (TT) q Tiềm lực của tổ chức § Một tổ chức có thể có khả năng làm được nhiều cái, song luôn cố gắng tìm ra cái mà nó có thể làm tốt nhất, đó là năng lực đặc biệt, cái mà tổ chức có thể làm tốt nhất, nhờ đó tạo ra được lợi thế hơn so với các tổ chức tương tự. § Hoach định trước hết nhằm vào việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm lực bên trong của tổ chức. Điều này đòi hỏi hoạch định phải dựa trên tiềm lực thực có và khả năng, xu hướng phát triển của tổ chức trong tương lai. § Hoạch định phải dựa vào tiềm lực vốn có của tổ chức để tránh ảo tưởng và để có thể tận dụng được cơ hội.
  15. 5. Chức năng của hoạch định q Nắm vững các chức năng của hoạch định để: ü Hiểu được các nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện hoạch định. ü Có cơ sở để đánh giá, thẩm định các kế hoạch đã được soạn thảo một cách khoa học và khách quan. q Mặc dù không phải mọi kế hoạch đều nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các chức năng, nhưng một cách tổng thể, hoạch định phải hướng tới việc thực hiện tốt các chức năng cơ bản của nó.
  16. 5. Chức năng của hoạch định (TT) q Hoạch định có những chức năng cơ bản: ü Định hướng đúng đắn mọi hoạt động chiến lược của tổ chức; ü Đảm bảo chủ động trong các họat động của đơn vị; ü Lựa chọn phương án tối ưu để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra; ü Đảm bảo huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực và tiềm năng; ü Đảm bảo phản ứng linh hoạt, hiệu quả trước các tác động từ bên ngoài; ü Đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng về lâu dài; ü Đảm bảo các hoạt động ăn khớp, đồng bộ và hiệu quả trong tổ chức.
  17. 6. Một số nguyên nhân thất bại thường gặp § Không chú trọng đến hoạch định (do thói quen, tính hấp dẫn v.v…) § Thiếu mục tiêu xác đáng § Thiếu gắn kết giữa hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật § Quá tin vào kinh nghiệm thành công § Thiếu các chính sách phù hợp § Thiếu sự quan tâm, ủng hộ của cấp trên § Thiếu giám sát kiểm tra và điều chỉnh kịp thời v.v…
  18. 7. Nguyên tắc hoạch định v Hoạch định phải luôn đi trước các hoạt động khác v Hoạch định phải góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức v Hoạch định phải có hiệu quả v Các tiền đề của hoạch định phải thống nhất v Các chính sách phải rõ ràng v Kế hoạch đưa ra phải phù hợp về thời gian và thời điểm v Kế hoạch phải mềm dẻo và linh hoạt v Kế hoạch dài hạn phải kết hợp với kế hoạch ngắn hạn v Nguyên tắc điều chỉnh lộ trình trong kế hoạch.
  19. 8. Các bước hoạch định  Hoạch định là một tiến trình gồm 6 bước cơ bản:
  20. Bước 1. Nhận thức tổng quát về thực trạng bối cảnh và môi trường v Bước này được thực hiện nhằm xác định cơ hội, rủi ro, điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. Muốn vậy, phải thu thập thông tin, phân tích làm rõ tình hình về: + Đặc điểm môi trường bên ngoài (vĩ mô, vi mô). Do môi trường bên ngoài hết rộng lớn nên cần tập trung phân tích những áp lực có tác động mạnh mẽ nhất đối với tổ chức (áp lực cạnh tranh, sự gia nhập ngành của các đối thủ mới, quyền thương lượng của khách hàng, của nhà cung cấp, sự đe dọa của sản phẩm thay thế). + Các yếu tố thuộc môi trường bên trong: các nguồn lực, tiềm năng, các lĩnh vực hoạt động, vị thế cạnh tranh, năng lực quản trị v.v…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2