intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:20

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 1 - Một số khái niệm cơ bản" trình bày các nội dung chính sau đây: Khái niệm kinh doanh; khái niệm doanh nghiệp; môi trường hoạt động của tổ chức; đặc điểm chung của quản trị; nhà quản trị;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH Huế, 02/2022
  2. BÀI 01 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Kinh doanh 2. Doanh nghiệp 3. Tổ chức 4. Môi trường hoạt động của tổ chức 5. Quản trị 6. Nhà quản trị
  3. 1. Khái niệm kinh doanh  Có vô số các định nghĩa khác nhau về khái niệm kinh doanh (KD): - KD là “hoạt động được thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận”. - KD là “sản xuất ra hàng hóa để bán cho khách hàng và kiếm lời”. - KD là “mua hàng hoá và bán để kiếm lời” hoặc “đầu tư để kiếm lời”. - KD là thuật ngữ dùng để chỉ “những hoạt động làm giàu trên thị trường”. - KD là “việc dùng công sức và tiền của để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường”. - KD là “việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu lại một lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy” v.v...
  4. 1. Khái niệm kinh doanh (TT) q Trong kinh tế thị trường, KD thường được hiểu theo nghĩa rất rộng: “là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến mua bán hàng hóa và thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. q Cần lưu ý: - KD là hoạt động diễn ra trên thị trường, gắn với nền kinh tế thị trường. - KD suy cho cùng là hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. - Chủ thể kinh doanh: + Có quyền sở hữu đối với các yếu tố và kết quả của quá trình kinh doanh + Toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh + Tự chịu trách nhiệm về các quyết định và kết quả của quá trình KD
  5. 2. Khái niệm doanh nghiệp q Hiểu một cách chung nhất, doanh nghiệp (DN) là “một tổ chức kinh tế cơ sở, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hợp pháp nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. q Đặc trưng chung của doanh nghiệp: - Được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Là một hệ thống có tổ chức, có cấp bậc, có mục tiêu. - Là môt hệ thống động và mở. - Mỗi doanh nghiệp đều đồng thời là: + Hệ thống Sản xuất – kỹ thuật + Hệ thống Kinh tế + Hệ thống Tâm lý – xã hội + Hệ thống Quản lý
  6. 3. Tổ chức v Tổ chức là tập hợp gồm nhiều người một cách có ý thức cùng phối hợp hoạt động vì mục đích, mục tiêu chung trong một hình thái cơ cấu ổn định. v Mọi tổ chức luôn có các đặc trưng: • Nhiều người • Có mục đích, mục tiêu chung • Có thứ bậc, có sự phân công, hợp tác và phối hợp • Có sự chỉ huy thống nhất từ một trung tâm • Không ngừng vận động, biến đổi và trao đổi với môi trường • Là một hệ thống phức tạp gồm nhiều phân hệ • Thực hiện nhiều chức năng khác nhau v.v… => Để phối hợp hoạt động bởi nhiều người, mọi tổ chức phải được quản trị.
  7. 4. Môi trường hoạt động của tổ chức v Môi trường là tổng thể các tác nhân, điều kiện, định chế và các yếu tố tác động đến hoạt động của tổ chức. v Nghiên cứu môi trường là bắt buộc đối với mọi tổ chức, bởi: § Môi trường vốn không ngừng biến động. Mọi chiến lược, mục tiêu của tổ chức phải vạch ra trong một điều kiện môi trường cụ thể. § Giúp tổ chức chủ động đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm tận dụng các cơ hội, phòng tránh hoặc hạn chế các rủi ro, bất trắc do môi trường đem lại. § Giúp tổ chức đánh giá đầy đủ, khách quan về bối cảnh, dự đoán được xu hướng biến đổi của các yếu tố có liên quan để thích nghi. § Giúp tổ chức “biết mình, biết người” để chiến thắng trong cạnh tranh. § Giúp tổ chức ý thức và thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình đối với môi trường với tư cách là một bộ phận của nó.
  8. Phân loại môi trường 1. Môi trường bên ngoài Là các lực lượng có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến mọi tổ chức nằm trong môi trường đó. Gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. q.Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát, môi trường chung): Là môi trường tác động bao trùm lên mọi tổ chức hoạt động trong đó. Các tổ chức không có khả năng kiểm soát mà chỉ tìm cách thích nghi. Gồm: ü.Môi trường kinh tế ü.Môi trường chính trị ü.Môi trường luật pháp ü.Môi trường văn hóa – xã hội ü.Môi trường kỹ thuật – công nghệ ü.Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng ü.Môi trường quốc tế
  9. Phân loại môi trường (TT) q Môi trường vi mô Là môi trường tác nghiệp mang tính đặc thù tác động trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức hoạt động trong một ngành hay lĩnh vực nào đó. Nếu chủ động nắm bắt, phân tích, nghiên cứu, thì tổ chức có thể kiểm soát được phần nào các yếu tố trong môi trường vi mô. Gồm: ü Khách hàng ü Các đối thủ cạnh tranh ü Các nhà cung cấp ü Các nhóm áp lực xã hội
  10. Phân loại môi trường (TT) 2. Môi trường nội bộ Là môi trường bên trong bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có được, phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của tổ chức đó. Gồm: ü Nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu, mức độ biến động lao động) ü Năng lực tài chính (nguồn vốn và khả năng huy động, tình hình phân bố và sử dụng vốn, kiểm soát các chi phí, quan hệ tài chính v.v…) ü Khả năng kinh doanh (tính khoa học trong bố trí và thực hiện quy trình SXKD, hệ thống điều hành, công nghệ, chi phí, giá thành, chất lượng v.v…) ü Năng lực nghiên cứu và phát triển (khả năng cải tiến, ứng dụng tiến bộ KHCN mới để nâng cao NS, chất lượng SP, đổi mới và phát triển SP mới) ü Năng lực quản trị (trình độ, kỹ năng quản trị qua 4 chức năng) ü Văn hóa của tổ chức (chuẩn mực, giá trị truyền thống mà mọi thành viên tôn trọng và tuân theo một cách tự nguyện, khả năng tự quản, mức độ gắn bó, ý thức trách nhiệm, bầu không khí tâm lý v.v…
  11. 5. Quản trị Quản trị là những hoạt động cần thiết phát sinh từ sự tập hợp của nhiều người một cách có ý thức để hoàn thành những mục tiêu chung; là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức.
  12. Đặc điểm chung của quản trị § Là loại hoạt động mang tính phổ biến đối với mọi tổ chức, thuộc mọi lĩnh vực. § Để quản trị cần có ít nhất ba yếu tố: Chủ thể; Đối tượng; và Mục tiêu. § Thực chất của quản trị là quản trị con người, qua đó để quản trị các yếu tố khác. § Là loại hoạt động liên tục theo thời gian (tạo dựng tương lai trên cơ sở quá khứ và hiện tại). § Quản trị là tiến trình thực hiện: Hoạch định; Tổ chức; Lãnh đạo; và Kiểm tra § Mục đích của quản trị là đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu lực, hiệu quả và an toàn nhất. § Quản trị là một tiến trình năng động và phức tạp (đạt mục tiêu mong muốn tốt nhất trong điều kiện môi trường biến động và nguồn lực hạn chế).
  13. Tính khoa học, tính nghệ thuật của quản • trị Tính khoa học của quản trị xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ trong quá trình hoạt động của tổ chức. Muốn quản trị thành công cần phải: + Nắm vững các quy luật liên quan (lý luận về quản trị gắn với các khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật quản trị). + Biết vận dụng các phương pháp hiện đại, thành tựu của KHCN. • Tính nghệ thuật của quản trị bắt nguồn từ tính đa dạng, phong phú trong đời sống xã hội và thực tiễn; đối tượng quản trị là con người vốn khác nhau. Muốn quản trị thành công đòi hỏi phải: + Biết vận dụng sáng tạo, khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo kiến thức phù hợp với từng đối tượng trong từng trường hợp cụ thể. + Có các thuộc tính tâm lý phù hợp.
  14. 6. Nhà quản trị q Nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện công việc của những người khác để hệ thống do họ phụ trách đạt được mục đích, mục tiêu của mình. q Nhà quản trị là người: + Không chỉ chịu trách nhiệm trước công việc của mình mà cả trước sự thực hiện công việc của nhóm, bộ phận hay toàn bộ hệ thống. + Làm cho công việc được thực hiện thông qua người khác.
  15. Phân loại nhà quản trị v Theo cấp quản trị + Nhà quản trị cấp cao + Nhà quản trị cấp trung gian + Nhà quản trị cấp cơ sở v Theo phạm vi quản trị + Nhà quản trị chức năng + Nhà quản trị tổng hợp v Theo mối quan hệ với đầu ra của hệ thống + Nhà quản trị theo tuyến + Nhà quản trị tham mưu v Theo loại hình tổ chức + Các nhà quản trị trong các tổ chức kinh doanh + Các nhà quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận
  16. Vai trò của nhà quản trị q Trong quan hệ o Người đại diện o Người lãnh đạo (chỉ huy) o Người liên lạc q Trong thông tin o Người theo dõi (thu thập) thông tin o Người phổ biến thông tin o Người phát ngôn q Trong quyết định o Người chủ trì (doanh nhân, người cải tiến) o Người xử lý xáo trộn (giải quyết tình trạng hỗn loạn) o Người phân bổ các nguồn lực o Người thương thuyết (thương lượng, đàm phán)
  17. Các kỹ năng cần thiết đối với nhà quản trị q Kỹ năng kỹ thuật Năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của nhà quản trị với mức độ thuần thục. (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hiểu biết về một ngành nghề, một lĩnh vực cụ thể) q Kỹ năng nhân sự (kỹ năng quan hệ) Hợp tác có hiệu quả; nhìn nhận, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, sở trường của người khác; tạo được các mối quan hệ; biết cách dùng người; đàm phán hữu hiệu; động viên và xây dựng không khí tích cực; khả năng giành quyền lực và tạo ảnh hưởng; chủ trì các cuộc họp; giải quyết các xung đột, truyền thông v.v… q Kỹ năng tư duy (kỹ năng nhận thức) Phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp. khả năng bao quát, biết cách gắn bó các phân hệ; nhìn xa trông rộng, dự đoán, dự báo v.v... Mọi nhà quản trị đều cần có cả 3 loại kỹ năng nói trên, tuy nhiên mức độ quan trọng của từng kỹ năng có sự khác nhau đối với nhà quản trị ở các cấp khác nhau
  18. Yêu cầu phẩm chất cá nhân đối với nhà quản lý Ø Ước muốn làm công việc quản trị: Quản trị là một nghề, đòi hỏi sự nỗ lực, thời gian, sức lực, sự kiên nhẫn và đức hy sinh. Ø Là người có văn hóa: Có kiến thức, thái độ đúng mực đối với người khác, tạo được ấn tượng tốt, gây được sự chú ý và kính trọng, tự tin trong hành động và lời nói, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Ø Có ý chí: Dám chấp nhận rủi ro, khả năng duy trì công việc trong những điều kiện không chắc chắn, chịu được căng thẳng, áp lực. Ø Lòng trung thành và tính chính trực: Trung thành với lợi ích chung của hệ thống; Phân biệt đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu và thái độ trước cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu v.v…
  19. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 1. Phân tích các đặc điểm của tổ chức, qua đó hãy làm rõ sự cần thiết của hoạt động quản trị. 2. Trình bày khái niệm và phân loại môi trường hoạt động của tổ chức. Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường hoạt động của tổ chức 3. Phân tích tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong thực tiễn quản trị? 4. Phân tích vai trò và các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị. Vận dụng những nội dung này hãy cho biết quan điểm của anh/chị về chân dung của một nhà quản trị thành công và làm thế nào để trở thành một nhà quản trị thành công?
  20. Hết Bài 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2