Bài giảng Quản trị học: Bài 11 - TS. Hoàng Quang Thành
lượt xem 6
download
Bài giảng "Quản trị học: Bài 11 - Lãnh đạo và động viên" được biên soạn nhằm giúp sinh viên nắm được khái niệm lãnh đạo dưới góc độ quản trị; đặc điểm của lãnh đạo và lao động lãnh đạo; hiểu được các hình thức thực hiện công tác lãnh đạo trong tổ chức; nắm được nội dung các lý thuyết động viên và hướng vận dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 11 - TS. Hoàng Quang Thành
- QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 11 LÃNH ĐẠO VÀ ĐỘNG VIÊN HUẾ, 02/2022
- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU Ø Mục đích Cung cấp những kiến thức cơ bản về lãnh đạo – một trong những chức năng quan trọng của quản trị. Ø Yêu cầu - Nắm được khái niệm lãnh đạo dưới góc độ quản trị - Nắm được đặc điểm của lãnh đạo và lao động lãnh đạo - Hiểu được các hình thức thực hiện công tác lãnh đạo trong tổ chức
- Bố cục 1. Khái niệm Lãnh đạo 2. Đặc điểm của lãnh đạo 3. Các hình thức thực hiện công tác lãnh đạo 4. Các tiền đề để thực hiện công tác lãnh đạo 5. Một số lý thuyết động viên nhân viên
- 1. Khái niệm lãnh đạo Ø Thuật ngữ lãnh đạo thường được hiểu là: § Dẫn đường, chỉ lối, dẫn dắt, điều khiển, ra lệnh và đi trước; § Làm cho người khác làm việc, hiểu biết công việc để giao cho người khác làm” v.v... § Chỉ huy, hướng dẫn, đốc thúc những người dưới quyền hăng hái, tự giác thực hiện các nhiệm vụ. § Định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động quản trị (quản trị là tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng để hiện thực hóa định hướng). § Tạo ra viễn cảnh để tập hợp con người, (quản trị là tập hợp nhân tài, vật lực và sử dụng chúng để hiện thực hoá viễn cảnh đó).
- 1.1. Khái niệm lãnh đạo (TT) Lãnh đạo là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình và động lực để cấp dưới làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ø Dưới góc độ quản trị, lãnh đạo bao hàm hai ý nghĩa: + Thứ nhất, lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị. + Thứ hai, lãnh đạo là gây ảnh hưởng tới những người khác để họ tự nguyện hành động nhằm đạt được mục tiêu chung. Như vậy, quản trị rộng và gồm nhiều vấn đề hơn lãnh đạo.
- Ba yếu tố trụ cột của lãnh đạo (Theo quan điểm của H. Koontz, C. Odonnell, H. Weihrich v.v...) Ø Khả năng nhận thức về động cơ hoạt động của con người Hiểu biết về động lực thúc đẩy, biết vận dụng phù hợp với từng đối tượng, trong từng tình huống cụ thể. Ø Khả năng khích lệ Khả năng lôi cuốn, thu hút người khác để có được sự ủng hộ, lòng trung thành, sự tận tâm và khát vọng biến ý đồ của mình thành hiện thực. Ø Khả năng tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực Thiết kế, xây dựng, duy trì được một môi trường thuận lợi nhất cho việc thực hiện các nhiệm vụ.
- 2. Đặc điểm của lãnh đạo v Là loại hoạt động xử lý hài hoà mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống (người lãnh đạo; người bị lãnh đạo; mục tiêu, nguồn lực, môi trường v.v…). v Là hoạt động mang tính phân tầng và có thứ bậc (dùng quyền lực và ảnh hưởng để tạo ra bộ máy nhằm thực hiện các hoạt động). v Là loại lao động đòi hỏi sự phục tùng của người dưới quyền. v Là lao động trí óc, sáng tạo, tổng hợp, căng thẳng, khẩn trương, phức tạp, đòi hỏi sự táo bạo nhưng phải chính xác.
- 1.2. Đặc điểm của lãnh đạo và lao động LĐ (TT) v Liên quan đến lao động của người khác, kết quả và hiệu quả được thực hiện và thể hiện qua kết quả, hiệu quả của toàn bộ hệ thống. v Ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi không rõ ràng. v Chịu nhiều áp lực, trách nhiệm nặng nề. v Vị trí nổi bật, tập trung sự quan tâm, để ý, bàn tán, nhận xét của những người khác, là tấm gương cho người khác. v Là người có địa vị xã hội, được ưu tiên, ưu đãi về nhiều mặt nên rất dễ nẩy sinh các hiện tượng tiêu cực ở họ.
- 3. Các hình thức thiện hiện lãnh đạo v Định hướng hoạt động (viễn cảnh, quan điểm, đường lối, mục tiêu) v Tạo sự liên kết, đồng bộ, thống nhất giữa các thành viên để họ hoạt động theo đúng định hướng đã xác định. v Đưa ra các quyết định có tính nhất quán, phù hợp. v Thiết kế và xây dựng nhóm làm việc có hiệu quả. v Dùng người này để kiểm soát người khác qua phân quyền, uỷ quyền.
- 3. Các hình thức thiện hiện lãnh đạo (TT) v Tạo môi trường nội bộ hiệu quả, không khí lành mạnh trong tổ chức. v Thực hiện các hình thức truyền thông hiệu quả trong tổ chức. v Thiết lập, duy trì và mở rộng các quan hệ đối ngoại, tạo môi trường ổn định và có lợi nhất cho tổ chức. v Dự kiến các tình huống để chủ động, kịp thời đối phó.
- 4. Các tiền đề để lãnh đạo thành công q Để thành công, nhà lãnh đạo cần ít nhất 3 tiền đề cơ bản: 1. Xác định được chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức 2. Hiểu biết con người 3. Có quyền lực và uy tín
- Tiền đề 1. Chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức § Để thực hiện lãnh đạo, nhà quản trị phải thực hiện các chức năng trước đó: hoạch định và tổ chức, mà trước hết là xác định được chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức. § Các hoạt động lãnh đạo như tạo động lực, xây dựng nhóm làm việc, truyền thông v.v… đều nhằm hổ trợ việc thực thi chiến lược. § Cơ cấu tổ chức tạo cơ sở quyền lực để lãnh đạo, làm rõ: chủ thể lãnh đạo, đối tượng bị lãnh đạo, quan hệ quyền lực và môi trường.
- Tiền đề 2. Phải hiểu biết con người § Con người vốn hết sức phức tạp: + Có nhiều vai trò khác nhau trong các hệ thống khác nhau + Phải được xem xét, đánh giá một cách toàn diện + Nhân cách là điều tối thượng đối với mỗi con người § Tránh sai lầm do chủ quan, định kiến, vội vàng. Muốn vậy cần kết hợp nhiều nguồn thông tin khi đánh giá: + Qua tiếp xúc chính thức và phi chính thức; + Phản ứng của họ trước một quyết định, một sự kiện xẩy ra; + Thái độ trong cuộc họp, quan hệ đồng nghiệp; sáng kiến v.v…
- Tiền đề 3. Có quyền lực và uy tín § Quyền lực là sức mạnh được thừa nhận, nhờ đó nhà lãnh đạo chi phối, khống chế người khác và giải quyết các vấn đề. + Quyền lực là công cụ để đạt được sự tuân thủ (không nắm quyền lực, khó có sự tuân thủ và phục tùng). + Thiếu quyền lực khó thu hút được người khác, nhất là người tài. § Uy tín là sự ảnh hưởng tới cấp dưới, được cấp dưới tôn trọng nhờ những phẩm chất cá nhân và kết quả công việc của Nhà lãnh đạo. § Nhà lãnh đạo uy tín có đặc điểm: + Tự tin, có tầm nhìn và khả năng tuyên bố tầm nhìn, có sự nhất quán và thuyết phục mạnh mẽ về tầm nhìn; + Có hành vi khác thường; tác nhân sự thay đổi, nhạy cảm với môi trường v.v…
- 5. Một số lý thuyết động viên 1. Lý thuyết dựa vào bản chất của con người 2. Lý thuyết động viên dựa trên sự thoả mãn nhu cầu 3. Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 4. Lý thuyết động viên của Porter và Lawler 5. Lý thuyết động viên của Frederick Herzberg
- 5.1. Thuyết động viên dựa vào bản chất con người (Dounglas Mc.Gregor) Thuyết này được Mc.Gregor thể hiện qua Lý thuyết X và Y. Thuyết này cho rằng, tùy thuộc vào nhận thức của người lãnh đạo đối với bản chất của con người cụ thể để có các hành vi quản trị phù hợp. Nếu lãnh đạo xem cấp dưới là những người chây lười, không có tinh thần hợp tác, nhiều thói xấu trong lao động sẽ có cách đối xử khác với những người chịu khó, chăm chỉ, có tinh thần hơp tác, có những thói quen lao động tốt.
- Thuyết X và Thuyết Y của Mc Gregor Thuyết X Thuyết Y (Quan điểm cổ điển về con người) (Quan điểm hiện đại về con người) Không thích làm việc, trốn việc nếu có thể Muốn được làm việc Khuyến khích bằng vật chất Khuyến khích bằng vật chất, tinh thần Giám sát chặt chẽ, giao công việc cụ thể Cam kết, tự quản, giám sát tối thiểu Thúc ép nhân viên, dùng hình phạt răn đe Giám chịu trách nhiệm, tự giác làm việc Không có tham vọng và sáng kiến Muốn thể hiện và khẳng định, sáng tạo Không muốn và có thể chống lại sự thay đổi Muốn có thách thức trong công việc
- 5.2. Lý thuyết dựa trên sự thoả mãn nhu cầu Động viên là tạo ra động lực thúc đẩy, kích thích, chỉ huy con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu là sự thiếu thốn, trạng thái mất cân bằng gây cảm giác khó chịu đòi hỏi con người phải tìm cách thỏa mãn. Tạimột thời điểm nhất định, nhu cầu mạnh nhất hình thành nên động cơ hoạt động của con người tại thời điểm đó. Nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi con người mong muốn được thoả mãn và khả năng hiện thực hoá nhu cầu đó trong điều kiện, hoàn cảnh, môi trường cụ thể.
- Các loại nhu cầu Theo tính chất: + Nhu cầu tự nhiên: bẩm sinh mang tính vật chất, sinh học (ăn, uống, mặc, nhà ở, đi lại v.v...) + Nhu cầu xã hội: được tập nhiễm, mang tính tinh thần do học tập, rèn luyện mà có (giao tiếp, thưởng thức, cảm thụ, chia sẻ v.v...) Theo mức độ thoả mãn: + Nhu cầu bậc thấp: đòi hỏi mức độ thoả mãn thấp (ăn no, mặc ấm, có chổ ở v.v...) + Nhu cầu bậc cao: đòi hỏi mức độ thoả mãn cao (ăn ngon, mặc đẹp, sang trọng v.v...)
- Các loại nhu cầu (TT) Theo hệ thống thang bậc của Abraham Maslow: + Nhu cầu tự nhiên: đảm bảo sự tồn tại của con người + Nhu cầu an toàn: sức khỏe, tính mạng, việc làm v.v.... + Nhu cầu xã hội: giao tiếp, tham gia tập thể, bạn bè v.v... + Nhu cầu tự trọng: muốn được tôn trọng, uy tín, địa vị v.v... + Nhu cầu hoàn thiện bản thân: được thử thách, rèn luyện để có sự công nhận, được tự chủ, cống hiến, sáng tạo v.v...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị học: Bài tập tình huống - Nguyễn Văn Thụy
33 p | 350 | 77
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 2: Sự phát triển của các tư tưởng quản trị
16 p | 430 | 46
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 5 - Chức năng hoạch định
13 p | 414 | 25
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 3: Môi trường quản trị
16 p | 280 | 24
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 1: Tổng quan về quản lý
23 p | 84 | 18
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 3: Môi trường hoạt động của tổ chức
19 p | 154 | 17
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
32 p | 77 | 16
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 4: Chức năng lập kế hoạch
35 p | 117 | 14
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 5: Chức năng tổ chức
36 p | 84 | 13
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 7: Kiểm tra
23 p | 62 | 11
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 6: Lãnh đạo
35 p | 87 | 10
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 2 - TS. Hoàng Quang Thành
20 p | 22 | 9
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - TS. Hoàng Quang Thành
20 p | 18 | 9
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 5 - Ngô Quý Nhâm, MBA
11 p | 52 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - Ngô Quý Nhâm, MBA
11 p | 99 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 2 - Ngô Quý Nhâm, MBA
26 p | 89 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 3 - Ngô Quý Nhâm, MBA
10 p | 78 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 3 - TS. Hoàng Quang Thành
26 p | 10 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn