intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 9 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:24

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 9 - Các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức" được biên soạn nhằm giúp sinh viên nắm được các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức và những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng vào thực tiễn quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 9 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 9 CÁC KIỂU MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC HUẾ, 02/2022
  2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU q Mục đích Giúp sinh viên nắm được các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức và những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng vào thực tiễn quản trị. q Yêu cầu Phân biệt và vẽ minh họa được các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức, nắm được đặc trưng cơ bản, các ưu và nhược điểm của từng loại mô hình cơ cấu tổ chức: 1. Kiểu Giản đơn 2. Kiểu Chức năng 3. Kiểu Trực tuyến 4. Kiểu hổn hợp Trực tuyến – chức năng 5. Kiểu Ma trận
  3. 1. Mô hình cơ cấu kiểu Giản đơn v Mô hình Nhà quản trị Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên v Đặc trưng + Chỉ có duy nhất một nhà quản trị + Tầm hạn quản trị rộng + Thông tin chủ yếu trực tiếp bằng lời
  4. 1. Mô hình cơ cấu kiểu giản đơn (TT)  Ưu điểm - Bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt, ít tốn kém - Dễ thành lập và giải tán  Nhược điểm - Trình độ quản trị thấp - Chỉ áp dụng được đối với tổ chức có quy mô rất nhỏ - Độ rủi ro cao - Dễ tắc nghẽn hoặc chậm trễ thông tin do quá tải đối với nhà quản trị
  5. 2. Mô hình cơ cấu kiểu Chức năng v Mô hình Giám đốc Phó GĐ sản xuất Phó GĐ tiêu thụ Chức năng A Chức năng B Chức năng C Phân xưởng Phân xưởng 1 2 Cửa hàng Cửa hàng 1 2
  6. 2. Mô hình cơ cấu kiểu Chức năng (TT) v Đặc trưng - Thành lập các bộ phận chức năng (kế hoạch, tài chính, kỹ thuật, nhân sự v.v….) và giao cho các bộ phận chức năng này trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc chức năng của mình. - Các bộ phận cấp dưới (phân xưởng, cửa hàng) đồng thời nhận mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp (PGĐ Sản xuất, PGĐ Tiêu thụ) và của lãnh đạo các bộ phận chức năng.
  7. 2. Mô hình cơ cấu kiểu Chức năng (TT) v Ưu điểm § Hiệu quả tác nghiệp cao nhờ chuyên môn hóa theo chức năng § Giảm tải công việc cho các cấp quản trị điều hành § Phát huy tốt kiến thức chuyên môn của các chuyên gia quản trị § Đơn giản hoá việc đào tạo và dễ tìm kiếm các nhà quản trị § Chú trọng đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên
  8. 2. Mô hình cơ cấu kiểu Chức năng (TT) v Nhược điểm - Dễ dẫn đến mâu thuẩn giữa các quyết định đưa ra bởi các bộ phận chức năng - Các bộ phận chức năng thường chỉ theo đuổi mục tiêu riêng của chức năng mình mà bỏ quên hoặc né tránh mục tiêu chung của tổ chức - Đòi hỏi sự phối hợp rất lớn từ phía nhà lãnh đạo cấp cao và có thể trở nên quá tải đối với họ - Khó quy kết trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng v.v....
  9. 3. Mô hình cơ cấu kiểu Trực tuyến v Mô hình Giám đốc Sản phẩm A Sản phẩm B Sản xuất Kế toán Bán hàng Sản xuất Kế toán Bán hàng
  10. 3. Mô hình cơ cấu kiểu Trực tuyến (TT) v Đặc trưng Thành lập các bộ phận độc lập gọi là các phân ngành (theo loại sản phẩm, theo nhóm khách hàng, theo khu vực địa lý hoặc kết hợp các tiêu thức đó) và giao các chức năng cho lãnh đạo phụ trách phân ngành tự tổ chức thực hiện trong phạm vi phân ngành của mình.
  11. 3. Mô hình cơ cấu kiểu Trực tuyến (TT) v Ưu điểm - Rõ ràng về trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng, nhờ vậy phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của các bộ phận cấp dưới - Đảm bảo tính thống nhất trong các quyết định nhờ có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng - Các quyết định đảm bảo tính kịp thời, cụ thể, sát thực, phù hợp với từng loại sản phẩm, nhóm khách hàng, từng khu vực địa lý
  12. 3. Mô hình cơ cấu kiểu Trực tuyến (TT) v Nhược điểm - Thường xảy ra tình trạng tranh dành nguồn lực giữa các bộ phận - Một số nhiệm vụ có tính chiến lược có thể bị coi nhẹ, dễ cục bộ, tự phát - Bộ máy nhiều cấp bậc, bộ phận, một số công việc thường bị trùng lặp - Tạo ra cái nhìn hạn hẹp trong đội ngũ các nhà quản trị, bởi vậy có thể gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề phức tạp
  13. 4. Mô hình cơ cấu kiểu hỗn hợp Trực tuyến-chức năng . v Mô hình GIÁM ĐỐC CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG Kế hoạch Tài chính Nhân sự Sản phẩm A CÁC BỘ PHẬN CHỨC Sản phẩm B CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG NĂNG Sản xuất Sản xuất Kế toán Kế toán Bán hàng Bán hàng Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng 1 2 3 4
  14. 4. Mô hình cơ cấu kiểu hỗn hợp Trực tuyến-chức năng (TT) v Đặc trưng Thực chất mô hình này là sự kết hợp hai mô hình Trực tuyến và Chức năng vào một mô hình, bằng cách: Ngoài các bộ phận độc lập (các phân ngành) theo loại sản phẩm, theo nhóm khách hàng, theo khu vực địa lý hoặc kết hợp các tiêu thức đó, thành lập các bộ phận chức năng như trong mô hình chức năng, nhưng chỉ làm nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề thuộc lĩnh vực chức năng được phân công cho lãnh đạo trực tuyến ra quyết định mà không được phép can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các bộ phận cấp dưới như trong mô hình chức năng.
  15. 4. Mô hình cơ cấu kiểu hỗn hợp Trực tuyến-chức năng (TT) v Ưu điểm - Phát huy tốt kiến thức của các chuyên gia quản trị nhờ thực hiện chuyên môn hoá theo chức năng - Lưu giữ được ưu điểm của mô hình Trực tuyến và mô hình Chức năng, hạn chế được các nhược điểm của chúng - Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận nhờ sự thống nhất trong các quyết định - Phát huy tính độc lập, tự chủ của các đơn vị cấp dưới - Cho phép giải quyết tốt các vấn đề phức tạp.
  16. 4. Mô hình cơ cấu kiểu hỗn hợp Trực tuyến-chức năng (TT) v Nhược điểm - Chậm đáp ứng các tình huống đặc biệt, nhất là những vấn đề khẩn cấp - Có thể làm gia tăng chi phí gián tiếp do có quá nhiều lực lượng tham mưu - Vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn giữa đơn vị trực tuyến với đơn vị chức năng - Mô hình có thể trở nên phức tạp do có quá nhiều bộ phận - Tốn kém thời gian, tiền bạc do lạm dụng họp hành, thảo luận - Các nhược điểm của mô hình Chức năng có thể tái xuất hiện nếu lạm dụng ủy quyền hoặc ủy quyền không đúng.
  17. 5. Mô hình cơ cấu kiểu Ma trận (Dự án, Bàn cờ) v Mô hình PHỤ TRÁCH CHUNG Thiết kế Kỹ thuật Sản xuất Tiêu thụ Dự án 1 N V N V N V N V Dự án 2 N V N V N V N V Dự án 3 N V N V N V N V Dự án 4 N V N V N V N V
  18. 5. Mô hình cơ cấu kiểu Ma trận (TT) v Đặc trưng Thực chất là hình thành các bộ phận trên cơ sở kết hợp các đơn vị chức năng (cột) với các đơn vị thành lập theo loại sản phẩm (dòng). Các bộ phận chức năng là những bộ phận có sẵn trong trong tổ chức và sẵn sàng phục vụ tất cả các dự án mà tổ chức tiến hành. Mỗi cấp dưới (nhân viên) chịu sự điều hành trực tiếp đồng thời bởi lãnh đạo phụ trách chức năng và lãnh đạo phụ trách dự án (sản phẩm)
  19. 5. Mô hình cơ cấu kiểu Ma trận (TT) v Ưu điểm - Có tính linh hoạt cao, đáp ứng và phù hợp với môi trường phức tạp - Hạn chế sự xáo trộn trong tổ chức - Chi phí vận hành ít tốn kém, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả - Dễ dàng hình thành hay giải thể các bộ phận - Cho phép triển khai đồng thời nhiều dự án - Kết hợp có hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển SXKD - Rõ ràng trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng …
  20. 5. Mô hình cơ cấu kiểu Ma trận (TT) v Nhược điểm - Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa các nhà quản trị với các nhân viên cấp dưới; - Nhà quản trị cấp cao phải có khả năng ảnh hưởng lớn, có tầm nhìn và khả năng bao quát toàn diện. v Lưu ý khi áp dụng Để khắc phục các mặt trái do vi phạm nguyên tắc mệnh lệnh thống nhất khi áp dụng mô hình này phải ưu tiên quyền hành nhiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2