intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 8 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:11

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 8 - Yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức" được biên soạn nhằm giúp người học nắm được yêu cầu, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng làm cơ sở cho việc lựa chọn áp dụng và xây dựng một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 8 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH -------------------- BÀI 08 YÊU CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC
  2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU q Mục đích Giúp người học nắm được yêu cầu, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng làm cơ sở cho việc lựa chọn áp dụng và xây dựng một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp. q Yêu cầu Trả lời được các câu hỏi: Nên hiểu thế nào là một cơ cấu tổ chức phù hợp và cần phải làm gì để có được một cơ cấu tổ chức phù hợp?
  3. BỐ CỤC BÀI GIẢNG 1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức 2. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 4. Các tiêu chí hình thành các bộ phận trong tổ chức
  4. 1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức q Tính tối ưu Các bộ phận, các cấp, các khâu phải không thừa, không thiếu, không bỏ sót nhiệm vụ, không chồng chéo, trùng lắp. q Tính linh hoạt Phải đảm bảo thích ứng kịp thời và khả năng co giãn trước mọi biến động trong nội bộ cũng như môi trường. q Tính tin cậy Phải bảo đảm tính chính xác trong quá trình thông tin.
  5. 1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức (TT) q Tính kinh tế Phải tiết kiệm chi phí trong thiết kế, xây dựng và vận hành bộ máy. q Tính cân đối Đảm bảo cân xứng giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm; giữa khối lượng công việc và số lượng con người của các vị trí, các bộ phận.
  6. 2. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức Ø Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: Mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm báo cáo cho một nhà quản trị cấp trên trực tiếp của mình; Ø Nguyên tắc kiểm soát được: Phải đảm bảo khả năng kiểm soát của cấp trên đối với các hoạt động của cấp dưới; Ø Nguyên tắc hiệu quả: Tiết kiệm chi phí trong việc thực hiện mục tiêu. Ø Nguyên tắc không bỏ sót hoặc trùng lắp các chức năng quản trị;
  7. 2. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức (TT) Ø Nguyên tắc phù hợp với quy mô và các đặc điểm về kỹ thuật - sản xuất và kinh tế - xã hội của tổ chức; Ø Nguyên tắc cân đối: Hài hòa, tương xứng giữa quyền hành và trách nhiệm, khối lượng công việc, số lượng các thành viên (quy mô) giữa các bộ phận với nhau trong tổ chức; Ø Nguyên tắc bậc thang: Phải chỉ rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng người.
  8. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức q Chiến lược và mục tiêu mà tổ chức theo đuổi q Hoàn cảnh và môi trường mà trong đó tổ chức hoạt động q Đặc điểm của loại kỹ thuật – công nghệ áp dụng q Đặc điểm của yếu tố con người trong tổ chức q Yếu tố địa lý q Quy mô của tổ chức Lưu ý: Trong các yếu tố nói trên, Chiến lược và mục tiêu của tổ chức là yếu tố cơ bản, quan trọng và bao trùm nhất.
  9. 4. Các tiêu chí để hình thành các bộ phận trong tổ chức Ø Theo số lượng nhân viên Ø Theo thời gian thực hiện công việc Ø Theo loại công việc (nhiệm vụ) Ø Theo chức năng Ø Theo loại sản phẩm Ø Theo khu vực lãnh thổ (địa lý) Ø Theo nhóm khách hàng (đối tượng phục vụ) Ø Theo công đoạn của quy trình sản xuất Ø Theo loại thiết bị chủ yếu
  10. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Yêu cầu, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức? 2. Tại sao phải hình thành các bộ phận trong tổ chức? Các tiêu thức thường được sử dụng để hình thành các bộ phận nhỏ trong tổ chức?
  11. H ẾT BÀI  8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2