Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng)
lượt xem 3
download
Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng) cung cấp cho học viên những nội dung về: cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh; quản trị hoạt động thương mại; quản trị nhân lực; chính sách bán chịu của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng)
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH (Bài giảng Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính ngân hàng) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh tháng 8/2019
- MỤC LỤC Chương 1. Cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh……………………... ….. 1.1. Kinh doanh và doanh nghiệp………………………………………………… 1.1.1. Kinh doanh và môi trường kinh doanh………………………………….. 1.1.2. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp…………………………….… 1.1.3. Quản trị, quản lý, lãnh đạo và QTKD…………………………………... 1.2. Các quy luật trong QTKD………………………………………. …………. 1.3. Các nguyên tắc QTKD………………………………………………….…… 1.4. Các phương pháp QTKD…………………………………………………….. 1.5. Nghệ thuật QTKD…………………………………………………………… Chương 2. Quản trị hoạt động thương mại…………………………………… 2.1. Khái niệm về thương mại và các lĩnh vực thương mại dịch vụ……………… 2.1.1. Khái niệm về thương mại……………………………………………….. 2.1.2. Các lĩnh vực thương mại dịch vụ……………………………………….. 2.1.3. Nhận diện thị trường và đưa ra đối sách kinh doanh……………………. 2.2. Hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường…………………………. 2.2.1. Hoạt động thương mại và các đặc trưng của nó………………………… 2.2.2. Vai trò của hoạt động thương mại………………………………………. 2.2.3. Thương mại trong cơ chế thị trường…………………………………….. 2.3. Quảng cáo......................................................................................................... 2.4. Bán hàng........................................................................................................... Chương 3. Quản trị nhân lực………………………………………………….. 3.1. Khái niệm về quản trị nhân lực……………………………………………… 3.2. Quản trị lao động trong doanh nghiệp……………………………………….. 3.2.1. Khái niệm về lao động, tổ chức lao động……………………………….. 3.2.2. Tổ chức sản xuất, nơi làm việc, ca làm việc…………………………….. 3.3. Quản trị tiền lương trong doanh nghiệp……………………………………... 3.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương……………………………………. 3.3.2. Các nguyên tắc trả lương………………………………………………... 3.3.3. Chế độ cấp bậc tiền lương………………………………………………. 3.3.4. Các hình thức trả lương…………………………………………………. 3.3.5. Tiền thưởng……………………………………………………………... Chương 4. Chính sách bán chịu của doanh nghiệp…………………………… 4.1. Sự cần thiết của bán chịu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………………………………………………….. 4.2. Quản trị chính sách bán chịu………………………………………………… 4.2.1. Một số khái niệm liên quan……………………………………………... 4.2.2. Tiêu chuẩn bán chịu…………………………………………………….. 4.2.3. Điều khoản bán chịu……………………………………………………. 4.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu…………………………………………. 4.3. Đánh giá chính sách bán chịu của doanh nghiệp……………………………. 1
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1. KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP 1.1.1. Kinh doanh và môi trường kinh doanh a. Khái niệm Kinh doanh Cã nhiÒu c¸ch hiÓu vµ diÔn ®¹t kh¸c nhau vÒ kinh doanh. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: • Quản trị • Tiếp thị • Tài chính • Kế toán • Sản xuất • Bán hàng Ngoài ra còn có các khái niệm khác về kinh doanh như sau: - Kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường. - Kinh doanh là việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu lại một số vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đấy. - Theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60 ngày 29 tháng 11 năm 2005. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như tập đoàn, công ty nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất-buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình. Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng,... 2
- Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm chủ yếu sau: - Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp. - Kinh doanh phải gắn với thị trường. Thị trường và kinh doanh đi liền với nhau như hình với bóng - không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh. - Kinh doanh phải gắn với sự vận động của đồng vốn. Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn cần phải biết cách thực hiện vận động đồng vốn đó không ngừng. Nếu gạt bỏ nguồn gốc bóc lột trong công thức tư bản của C.Mác, có thể xem công thức này là công thức kinh doanh: T-H-SX…-H’-T’: Chủ thể kinh doanh dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ (T) mua những tư liệu sản xuất (H) để sản xuất (SX) ra những hàng hoá (H’) theo nhu cầu của thị trường rồi đem những hàng hoá này bán cho khách hàng trên thị trường nhằm thu được số lượng tiền tệ lớn hơn số vốn đã bỏ ra (T’). - Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời-lợi nhuận khi T’ lớn hơn T. b. Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị. Quản trị kinh doanh bao gồm việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh và ra quyết định cũng như tổ chức hiệu quả con người và các nguồn lực khác để chỉ đạo các hoạt động hướng tới các mục tiêu chung. c. Môi trường kinh doanh Một doanh nghiệp không thể khép kín mà phải có môi trường tồn tại nhất định. Doanh nghiệp hoạt động trong hệ thống các môi trường xung quang nó. Môi trường vừa là thông tin vừa là lợi nhuận cũng vừa là thách thức cho doanh nghiệp. * Khái niệm Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên trong và bên ngoài) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quan niệm này có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và 3
- phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Mọi doanh nghiệp nước ta hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc tính này quy định tính chất hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức pháp lý. Trong quá trình hội nhập và phát triển, môi trường kinh doanh sẽ ngày càng vượt qua khuôn khổ nền kinh tế quốc dân để hoà nhập vào môi trường khu vực và môi trường quốc tế. Không gian càng rộng bao nhiêu thì các yếu tố môi trường càng dễ biến động bấy nhiêu. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á lan ra khắp toàn cầu những năm 1997-1999 là một ví dụ điển hình về sự biến động và tác động liên hoàn của môi trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải vận động và phát triển trong môi trường kinh doanh biến động không ngừng. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua các biến động khi dữ dội, lúc êm đềm của môi trường ngày càng được toàn cầu hoá, để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. * Sự tác động qua lại giữa môi trường và doanh nghiệp - Tác động của môi trường đến doanh nghiệp Môi trường có thể gây ra những tác động tiêu cực hoặc thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Một mặt, những ràng buộc của môi trường đè nặng lên doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải có khả năng thích ứng, nếu không thì hoạt động của doanh nghiệp bị sa sút, thậm chí còn bị phá sản. Mặt khác, môi trường cũng tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp nếu biết nắm lấy chúng. - Tác động trở lại của doanh nghiệp lên môi trường Doanh nghiệp tác động vào cuộc sống của địa phương thông qua việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp những khoản thuế. Doanh nghiệp làm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường sinh thái tuỳ theo ý thức cộng đồng trong xã hội. 1.1.2. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp a. Doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hoá hoặc làm dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu con người và xã hội đồng thời thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời. Theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp 4
- luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Bên cạnh khái niệm về doanh nghiệp trên thì còn một số khái niệm sau: - Doanh nghiệp là “một tổ chức sản xuất”, bao gồm các thành viên làm việc với phương pháp tốt nhất để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ: Đó là các kỹ sư, các cố vấn về tổ chức, các kỹ thuật viên… - Doanh nghiệp là một tế bào cơ bản của hệ thống kinh tế quốc dân mỗi nước. Sự phồn vinh phát triển của một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. - Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của nền kinh tế có quy mô và vai trò to lớn so với việc kinh doanh của các cá nhân. - Có tác giả cho rằng: “Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. - Theo viện thống kê và nghiên cứu kinh tế của Pháp cho rằng: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất hoặc dịch vụ để bán”. * Từ những khái niệm khác nhau nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm chính của các khái niệm về doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập chủ yếu để tiến hành các hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh đủ lớn (vượt quy mô của các cá thể, các hộ gia đình...) như hợp tác xã, xí nghiệp... Thuật ngữ doanh nghiệp chỉ có tính quy ước để phân biệt với lao động độc lập hoặc người lao động và gia đình của họ. - Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa từ lúc thực hiện ý đồ, suy giảm hoặc tăng trưởng, các bước thăng trầm, phát triển hoặc diệt vong. b. Phân loại doanh nghiệp * Căn cứ vào hình thức sở hữu, các loại hình DN gồm: 1. Công ty TNHH nhiều thành viên: - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50. - Phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi vốn góp. 5
- 2. Công ty TNHH một thành viên - Do một tổ chức làm chủ sở hữu. - Phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN. 3. Công ty Cổ phần - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. - Cổ đông có quyền tự chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông nắm cổ phần ưu đãi và cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu. 4. Doanh nghiệp tư nhân - Do một cá nhân làm chủ - Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN 5. Doanh nghiệp Nhà nước Là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc có cổ phẩn vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH. * Căn cứ vào quy mô DN chia thành: - DN quy mô lớn - DN quy mô vừa - DN quy mô nhỏ Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở nước ta người ta dựa vào các tiêu chuẩn như: - Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp - Số lượng lao động của doanh nghiệp - Doanh thu của doanh nghiệp - Lợi nhuận hàng năm Tuy nhiên, khi lượng hóa các tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau mà số lượng được lượng hóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia không giống nhau. * Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động SXKD, DN chia thành: 6
- - DN nông nghiệp: Là những DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những DN này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. - DN công nghiệp: Là những DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử,… - DN thương mại: Là những DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời. Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu. - DN hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát tiển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà cong ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế,… 1.1.3. Quản trị, quản lý, lãnh đạo và QTKD a. Quản trị Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất, quản trị vật tư,... Một định nghĩa được giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “ Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức, đồng thời sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.” Ngoài ra còn có rất nhiều quan niệm về quản trị: - Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức; - Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động; 7
- - Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích nào đó, cũng giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù các vai trò này là do họ tự vạch ra, là những vai trò ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là những vai trò đã được xác định và được sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một cách riêng vào sự nỗ lực của nhóm. * Bản chất của quản trị Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. Nói chung, quản trị là một quá trình phức tạp mà các nhà quản trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. Những quan niệm trên cho dù có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố (điều kiện): Thứ nhất: Phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng quản trị tiếp. Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần. Thứ hai: Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động. Về thuật ngữ chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản trị bao gồm một người hoặc nhiều người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập thể con người, hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị đất đai, thông tin...). Thứ ba: Phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình quản trị. b. Quản lý Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại. 8
- Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một khái niệm thống nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm quản lý từ các góc độ khác nhau: F.W.Taylo (1856-1915), người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Hoạt động quản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lý là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”. Tác giả Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: “ Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Những quan niệm về quản lý của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều thể hiện một số điểm chung nhất về quản lý như sau: - Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung. – Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp, công cụ quản lý. Cấu trúc hệ thống quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau: Chủ thể Xác định quản lý Mục tiêu quản lý Đối tượng quản lý Thực hiện Công tác quản lý là một trong năm tác nhân của sự phát triển kinh tế – xã hội: vốn, tài nguyên, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật và quản lý. Trong 5 tác nhân này, quản lý có vai trò mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại. Những người làm công tác quản lý phải là những người hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất và được trang bị kiến thức khoa học quản lý, xác lập được mục tiêu rõ ràng và có 9
- bản lĩnh, quyết tâm điều hành toàn bộ hệ thống tổ chức của mình đi tới đích bằng hệ thống các biện pháp quản lý. * Phân biệt quản trị và quản lý Quản lý Quản trị Quản lý là nghệ thuật đạt được mục Quản trị thường liên quan đến việc Ý nghĩa đích đã được xác lập sẵn thông qua hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các người khác kế hoạch và chính sách Chức năng của quản trị là việc đưa Bản chất Chức năng của quản lý là thi hành ra quyết định Quản trị quyết định trả lời cho câu Quá trình Quản lý quyết định ai và như thế nào hỏi cái gì và bao giờ Quản lý có chức năng thi hành bởi vì Quản trị có chức năng tư duy bởi vì Chức người quản lý hoàn thành công việc các kế hoạch và chính sách được năng của mình dưới sự giám sát nhất định quyết định dựa theo các tư duy này Kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng con người Kỹ năng nhận thức và con người Cấp độ Cấp trung và thấp Cấp cao Các quyết định quản lý đưa ra bị ảnh Mức độ Quản trị bị ảnh hưởng bởi quan điểm hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ảnh cộng đồng, chính phủ, các tổ chức ngưỡng và quyết định của người hưởng tôn giáo, hoặc phong tục... quản lý khác. Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của Quản lý chi phối người lao động của Tình doanh nghiệp, những người mà thu tổ chức, những người được trả thù trạng lại lợi nhuận họ đã đầu tư theo hình lao (theo hình thức lương). thức cổ tức. c. Lãnh đạo Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức [1]. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ 10
- chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm người để đạt mục tiêu chung". Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt. Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lý thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác. Người mà mọi người sẽ tuân theo phải có khả năng hướng dẫn hoặc định hướng cho người khác. tầm quan trọng của lãnh đạo - thúc đẩy họat động của từng cá nhân, tạo sự phối hợp các nỗ lực của từng cá nhân => nâng cao hiệu quả họat động của tổ chức; - tạo động lực làm việc cho các cá nhân; - Xây dựng các giá trị văn hóa phù hợp trong tổ chức nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên; - Kiểm soát và định hướng hành vi của nhân viên trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. * Phân biệt lãnh đạo và quản lý Đôi khi chúng ta đang đánh đồng lãnh đạo và quản lý với nhau. Nhiều người cho rằng, 1 người quản lý một hoặc một vài người khác thì họ là những người lãnh đạo. Trên thực tế thì không phải như vậy. Lãnh đạo và quản lý khác nhau ở tầm nhìn và sứ mệnh của họ. - Lãnh đạo là người có tầm nhìn chiến lược, còn quản lý là người có tầm nhìn chiến thuật. hay nói một cách dễ hiểu. Người lãnh đạo là người có tầm nhìn, họ hoạch định chiến lược (đưa ra các quyết định quan trọng). Còn quản lý là người thực dẫn dắt đội nhóm sử dụng chiến thuật để hoàn thành chiến lược, và kế hoạch của người lãnh đạo (thực hiện các quyết định của lãnh đạo). - Người lãnh đạo sử dụng tầm ảnh hưởng để quản lý và dẫn dắt người khác. Còn quản lý sử dụng kỷ luật, và quy định để dẫn dắt mọi người (người quản lý xử lý các công việc day-to-day, đảm bảo cho bộ máy hoạt động trơn tru). - Cần lưu ý thêm rằng, gianh giới của lãnh đạo và quản lý là vô cùng mong manh. Đôi khi 1 người vừa là quản lý vừa là người lãnh đạo. Họ có thể là lãnh đạo trong trường hợp này nhưng lại là quản lý trong trường hợp khác. ở Việt Nam cũng có phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý, theo mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”. Nhưng đi vào chi tiết hơn, thì những người đáng nhẽ phải là 11
- lãnh đạo (ví dụ viện trưởng một viện nghiên cứu) thì lại thành quản lý, còn người đáng nhẽ làm chức năng quản lý (ví dụ trưởng phòng tổ chức) thì có khi lại thành lãnh đạo. Tức là các chức năng quản lý và lãnh đạo nhiều khi bị đảo lộn, và một bộ máy như vậy sẽ không có hiệu quả cao. 1.2. CÁC QUy LUẬT TRONG QTKD Kinh doanh cũng giống như mọi hoạt động khác, nó chỉ có thể thực hiện thành công nếu nhận biết được và tuân thủ đúng các yêu cầu của các quy luật khách quan có liên quan đến quá trình kinh doanh. Giống như việc đun nước ở trên mặt đất phải tới 100 độ C thì nước mới sôi, đây là một đòi hỏi khách quan không ngoại trừ ai dù họ là cấp bậc gì trong xã hội. 1.2.1- Tổng quan về quy luật a. Khái niệm Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Quan sát giới tự nhiên cũng như xã hội loài người, chúng ta có thể dẫn ra khá nhiều mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng thỏa mãn tính quy luật theo khái niệm trên. Chẳng hạn trong kinh tế thị trường tất yếu phải có các quy luật cạnh tranh, cung - cầu, giá trị v.v... hoạt động. Hoặc các nước nhiệt đới không thể nào có tuyết (nếu không có diễn biến đột xuất của thời tiết v.v...). Mọi sự vật và hiện tượng đều do các quy luật khách quan chi phối. Do vậy, khi xem xét quy luật, điều quan trọng là phải tính đến điều kiện của nó. Chẳng hạn đun nước đến 1000C là sôi, đó là ở điều kiện dưới mặt đất, còn đưa lên cao thì cứ lên cao 1km so với mặt đất thì thị độ sôi lại giảm xuống 10C. Cũng như vậy, các nhà kinh điển nói chủ nghĩa xã hội có một quy luật kinh tế cơ bản là “không ngừng nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát triển sản xuất khi đã ở chặng cuối cùng của chủ nghĩa xã hội”, nhưng do quên mất điều kiện đó, do chủ quan thiếu suy xét, nhiều người lại cho rằng quy luật đó có ngay từ khi bắt đầu đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và họ đã bị thất bại. Đôi khi họ đã bị lẫn lộn giữa mục tiêu và quy luật. Hoặc trong vấn đề tham nhũng, khi ý thức cách mạng trong con người cao và khi đời sống kinh tế chưa phát triển lắm thì chưa trở thành vấn đề, nhưng khi đã có cuộc sống đầy đủ tiện nghi, nhiều tiền bạc, vị thế chính quyền lớn và phẩm chất suy thoái thì tham nhũng mới có đất để hoành hành và mới trở thành vấn đề. b. Đặc điểm của các quy luật 12
- Quy luật do con người gọi tên ra, nhưng không phải do con người tạo ra. Nó có điều kiện khách quan của nó và nó chỉ được sinh ra khi xuất hiện đầy đủ điều kiện. - Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện các quy luật đó chưa có. Ngược lại, khi điều kiện của quy luật xuất hiện hoặc quy luật vẫn tồn tại thì con người không thể xoá bỏ quy luật được. - Các quy luật tồn tại và hoạt động khách quan ngoài ý muốn của con người. - Các quy luật tồn tại và đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất. Các quy luật có nhiều loại: Kinh tế công nghệ, tự nhiên, tâm lý con người, quốc gia, quốc tế... luôn luôn chi phối và chế ngự nhau. c. Cơ chế sử dụng các quy luật - Phải nhận biết được quy luật, quá trình nhận thức quy luật bao gồm hai giai đoạn: nhận biết qua các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoa học và lý luận. Đây là một quá trình tuỳ thuộc vào trình độ mẫn cảm, nhạy bén của con người. - Tổ chức các điều kiện chủ quan của tổ chức để cho xuất hiện các điều kiện khách quan, nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng. Chẳng hạn để cho các quy luật của thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu - giá... phát huy tác dụng thì các cơ quan quản lý vĩ mô như vật giá, tài chính, ngân hàng... phải soát lại các chức năng của mình để tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tác dụng. - Tổ chức thu thập các thông tin sai lệch do việc không tuân thủ theo các đòi hỏi của các quy luật khách quan gây ra để kịp thời sử lý. Ví dụ: Quan sát số lượng người theo học hoặc chạy chọt vào một nghề nào đó trong xã hội để biết được ngành nghề đó đang có vấn đề hoặc nó rất hiệu quả được nhiều người ưa thích, hoặc nó có nhiều sơ hở nên có nhiều khoản thu nhập cao và bất minh... Như vậy, cơ chế quản trị hình thành và đổi mới gắn liền với quá trình nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan. Nhận thức càng đầy đủ và đúng đắn hệ thống quy luật khách quan thì việc đổi mới quản trị càng có cơ sở khoa học. Quản trị theo quy luật đòi hỏi phải chú ý một số vấn đề sau: - Nhận rõ thực trạng của các tổ chức với tư cách là đối tượng của quản trị. - Phân tích, đúc kết nhằm nhận thức ngày càng đầy đủ hệ thống quy luật khách quan mang tính lịch sử, cụ thể đang tác động và ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức. 13
- - Tìm tòi, sáng tạo ra những biện pháp, hình thức cụ thể, sinh động nhằm vận dụng các quy luật khách quan trong thực tiễn quản trị. Hoạt động quản trị chịu sự tác động của những quy luật nào? Với trình độ hiểu biết hiện nay, khoa học chưa có câu trả lời hoàn toàn đầy đủ, cụ thể cho câu hỏi này. Nhưng khoa học cũng có thể đưa ra những chỉ dẫn để người quản trị hoạt động cơ bản không trái với các quy luật khách quan, hoặc tránh được những xu hướng ngược chiều với sự vận động tất yếu của khách thể quản trị. Quan hệ quản trị là quan hệ đa dạng, đa diện, phức tạp bao gồm các quan hệ thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều ngành... nên trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học. Vì vậy, hoạt động quản trị cũng chịu sự tác động cảu nhiều loại quy luật về tổ chức – xã hội đến các quy luật kỹ thuật – công nghệ, từ các quy luật tự nhiên đến các quy luật tâm sinh lý của con người, trong đó quy luật kinh tế có vị trí quan trọng hàng đầu. Trong điều kiện đổi mới tư duy, nhận thức lại chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc nhận thức và vận dụng quy luật trong quản trị là công việc phức tạp. Sẽ là sai lầm nếu nhận thức quy luật chỉ dựa vào kiến thức sách vở đã có, mà không gắn chặt giữa kiến thức đã có với thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức và vận dụng quy luật phải từ thực tế sản xuất kinh doanh và vận dụng quy luật cũng phải bằng những hình thức, phương tiện của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, do cuộc sống sáng tạo ra và kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó. d. Phân loại các quy luật trong kinh doanh - Các quy luật kinh tế: quy luật cạnh tranh, quy luật tăng lợi nhuận, quy luật kích thích sức mua giả tạo, quy luật cung - cầu - giá. - Các quy luật hỗn hợp: quy luật của người mua, quy luật về chí tiến thủ của các doanh nghiệp, - Các quy luật tâm lý,… 1.2.2. Một số quy luật trong quản trị kinh doanh a. Quy luật cạnh tranh Đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn luôn vươn lên giành giật lấy toàn bộ hoặc một mảng nào đó của thị trường để tồn tại, tăng trưởng và phát triển. Quá trình cạnh tranh thường được sử dụng tổng hợp bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn: - Bằng khoa học công nghệ, để tạo ra sản phẩm tốt với giá rẻ nhất (biểu hiện của quy luật giá trị). - Bằng quan hệ hành chính, quân sự... thông qua các ưu đãi của chính quyền hành chính để lũng đoạn mảng thị trường chiếm lĩnh (ví dụ, việc cấm vận kinh tế của các cường quốc kinh tế v.v...). 14
- - Bằng yếu tố bất ngờ (đa dạng hoá sản phẩm, tung ra thị trường các sản phẩm mới, lợi dụng các sơ hở của đối phương để tạo các thắng lợi chớp nhoáng v.v...). - Bằng các thủ đoạn bất minh: hàng giả, trốn thuế, đánh lừa khách hàng, bắt chẹt khách hàng. - Bằng các biện pháp liên kết kinh doanh góp nhiều doanh nghiệp nhỏ thành thế lực mạnh. - Bằng yếu tố vốn lớn và kéo dài thời gian để chấp nhận chịu lỗ mặt hàng này, giai đoạn này để kiếm lãi ở mặt hàng khác, giai đoạn khác khi đã tạo ra được lợi thế v.v... b. Quy luật tăng lợi nhuận Để thực hiện quy luật này các nhà kinh doanh phải sử dụng các giải pháp kỹ thuật, quản lý và giá cả. Các giải pháp đổi mới kỹ thuật đã được sử dụng phổ cập trong cạnh tranh. Còn các giải pháp quản lý nhằm loại bỏ sơ hở, yếu kém trong quá trình tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhờ đó hạ giá thành sản phẩm tạo ra. Các giải pháp về giá là các giải pháp đa dạng hoá các biểu giá bán (bán lẻ, bán buôn, bán buôn trả tiền một lúc, bán buôn trả tiền sau v.v...) và tăng giá bán trong khuôn khổ được thị trường chấp nhận để thu được tổng mức lợi nhuận cho mỗi chu kỳ sản xuất (tháng, quý, năm) lớn nhất. Q, sp A Q Q- Q B Cầu g g+ g g, đ/sp Đồ thị 1.1 Quan hệ giữa giá bán và số lượng sản phẩm bán 15
- Đồ thị 1.1 chỉ rõ: Khi bán sản phẩm với giá g thì số lượng sản phẩm bán được là Q (điểm A); khi tăng giá lên g + Δg thì số lượng sản phẩm giảm chỉ còn Q-ΔQ (điểm B với: ΔQ > 0). Tương quan % giữa mức tăng giá và mức giảm số lượng bán (cầu) được gọi là hệ số co giãn giữa cầu và giá, được tính bằng công thức: Q Q Q g H cg = = (1-1) g g Q g Công thức (1-1) chỉ rõ, khi tăng giá lên 1% thì cầu giảm xuống Hcg %. Giải pháp tăng giá chỉ có nghĩa khi hệ số co giãn giữa cầu và giá Hcg < 1. c. Quy luật kích thích sức mua giả tạo Đó là các biện pháp tăng cường các hoạt động chiêu thị (Promotion) để nâng sức mua của khách hàng lên, hoặc sử dụng biện pháp ngừng bán hoặc bán hàng nhỏ giọt trong một thời gian ngắn để gây ấn tượng thiếu hàng làm cho khách hàng nảy sinh tư tưởng phải có dự trữ. d. Quy luật cung - cầu - giá cả Quy luật cung – cầu – giá là một quy luật kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó được xây dựng trên các tiền đề sau: - Cầu là một đại lượng thường ty lệ nghịch với giá. - Cung là một đại lượng ty lệ thuận với giá - Khi cầu lớn hơn cung thì giá cả lớn hơn giá trị và ngược lại Quy luật này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải nắm được điểm cân bằng kinh tế để có đối sách kinh doanh thích hợp. Đồ thị 2.2: - Lúc đầu sản phẩm mới được đưa vào thị trường với đơn giá g1 và số lượng sản phẩm C1 (điểm B) thì nhu cầu tiềm năng QN > Q1 vì sản phẩm mới giá không đắt. Với mức giá g1: QN > Q1, cầu > cung (điểm A) nên phản ứng về phía người bán trên thị trường là nâng giá từ g1 lên g2 (g2 > g1 điểm C). - Do có lãi lớn, sản xuất được phát triển, mức sản xuất từ Q1 lên Q2 (điểm D), nhưng giá đắt g2 mà số lượng bán lại nhiều hơn nên người mua chững lại, người bán không tiêu thụ được sản phẩm, phải hạ giá xuống mức g3 (g3 < g2 - điểm E) và thu hẹp mức sản xuất từ Q2 về Q3 ( điểm F) 16
- Nhờ các giải pháp này, số sản phẩm của phía sản xuất trong chu kỳ thứ 2 được bán hết. Q, sp Cung A QN E Q2 D QI I Q3 C Q1 Cầu B F g1 g3 gI g2 g, đ/sp Đồ thị 2.2: Điểm cân bằng kinh tế Quá trình chi phối giữa cung - cầu - giá cả cứ tiếp tục mãi và đến cuối cùng kết thúc ở điểm I (điểm cân bằng kinh tế), là điểm ở đó thị trường có mức cung bằng mức cầu và giá cả hợp lý cho cả hai bên cung và cầu nên đã tiêu thụ hết số lượng sản phẩm đưa ra thị trường Q1.. e. Quy luật của người mua - Người mua mua một sản phẩm nào đó cho mình, là do sản phẩm đó phù hợp với trí tưởng tượng của họ. Nói một cách khác, người mua là "thượng đế" do đó, người bán chỉ nên bán cái thị trường cần hơn là cái mà mình có. - Người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm tới lợi ích của họ, phải có trách nhiệm với họ cả sau khi bán, tức là trong kinh doanh phải giữ được chữ tín và phải có hoạt động bảo hành sau khi bán. - Người mua mong muốn mua được những sản phẩm có chất lượng với giá hợp lý, tạo dáng đẹp, độ bền sử dụng cao và cách bán thuận tiện, tức là đã kinh doanh thì phải chấp nhận cạnh tranh. - Người mua thường không mua hết sản phẩm của người bán, cho nên trong kinh doanh các hoạt động chiêu thị (Promotion) là cần thiết v.v... 17
- f. Quy luật về ý chí tiến thủ của chủ doanh nghiệp nhà nước. Ý chí tiến thủ của chủ doanh nghiệp được diễn biến theo thời gian gồm hai loại: loại bảo thủ (đường cong 1 - đồ thị 2.3) và loại hãnh tiến (đường cong 2 - đồ thị 2.3). Đồ thị 2.3 ý chÝ tiÕn thñ Chu kú ý chÝ tiÕn thñ (1) H·nh tiÕn 3 4 2 (2) B¶o thñ 1 Thêi gian Đồ thị 2.3: Quy luËt ý chÝ tiÕn thñ cña chñ doanh nghiÖp Trong hình vẽ các giai đoạn đầu của đường cong biểu thị ý chí tiến thủ của doanh nghiệp nhà nước(1) (thể hiện ở quyết tâm cao độ trong quá trình làm giàu và tạo lập uy tín tiếng tăm trên thương trường) là trùng nhau. Khi họ mới nhận trọng trách làm thủ trưởng, họ thường có quyết tâm cao độ, có cường độ làm việc lớn để mong đem lại sự thành đạt cho doanh nghiệp, để chứng minh vị trí họ đảm nhiệm là hợp lý, họ xứng đáng nhất trong việc ngồi ở vị trí đó (giai đoạn 1 của chu kỳ ý chí tiến thủ). Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Giai đoạn 2 của chu kỳ ý chí tiến thủ, chủ doanh nghiệp vẫn giữ được mức quyết tâm, cộng thêm kinh nghiệm và thành quả đạt được ở giai đoạn 1, họ gặt hái các kết quả khả quan, giai đoạn này thường kéo dài từ 2 - 5 năm. Giai đoạn 3 của chu kỳ ý chí tiến thủ, doanh nghiệp gặt hái kết quả ở mức tối đa họ điều hành doanh nghiệp một cách vững chãi, đầy kinh nghiệm nhưng đã bắt đầu có xu hướng trì trệ, giai đoạn này thường kéo dài từ 3 - 5 năm. Giai đoạn 4 của chu kỳ ý chí tiến thủ được tách thành 2 nhánh (của hai đường cong). - Nhánh (1) giành cho những người có tham vọng lớn, họ bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới của sự nghiệp kinh doanh, hoặc bắt đầu tham dự các hoạt động nhằm giành giật vị thế xã hội. Nếu nhân cách kém cỏi, họ thường ưa thích cuộc sống hưởng 18
- lạc; thích được người khác tâng bốc, tôn thờ cuộc sống hưởng lạc vật chất và dám vi phạm các điều cấm kỵ của luật pháp, của thông lệ xã hộ và thương trường. - Nhánh (2) thỏa mãn một mặt do tích lũy cho bản thân đã khá, họ thường hoạt động theo kiểu quán tính, sự nghiệp bắt đầu đi xuống và tiếp tục kinh doanh nữa chỉ gánh lấy thất bại. 1.3. CÁC NGUyÊN TẮC QTKD 1.3.1. Khái niệm Những nguyên tắc quản trị kinh doanh là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà doanh nghiệp và các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản trị kinh doanh. Những nguyên tắc quản trị kinh doanh được hình thành trên các căn cứ: - Mục tiêu cuối cùng sau mỗi chu kỳ kinh doanh (1 năm, 1 nhiệm kỳ quản lý...). - Các ràng buộc của môi trường vĩ mô (xã hội, quốc tế, bạn hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh...). - Đòi hỏi của các quy luật khách quan. - Thực trạng và xu thế phát triển của doanh nghiệp. 1.3.2. Yêu cầu và vị trí của các nguyên tắc quản trị kinh doanh a. Yêu cầu Các nguyên tắc quản trị do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan mà phải tuân thủ các đòi hỏi của các quy luật khách quan như: - Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan. - Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản trị. - Các nguyên tắc phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản trị. - Các nguyên tắc quản trị phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng tính cưỡng chế. b. Vị trí Hoạt động quản trị có liên quan đến một loạt quy luật về kinh tế, tự nhiên, xã hội... tác động trong một hệ thống chỉnh thể. Người nghiên cứu có thể xem xét từng quy luật, từng nhóm quy luật, song đó chỉ là bước phân tích nhằm nhận thức bản chất từng mặt trong sự trừu tượng hóa các mặt khác của sự vật. Nghiên cứu vận dụng lại phải tái tạo sự vật trong chỉnh thể làm cho sự vật sống động hơn, làm nổi bật vai trò của từng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
29 p | 206 | 33
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 5 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
70 p | 217 | 29
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 2 - PGS.TS. Trần Việt Lâm
42 p | 141 | 26
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 4 - TS. Vũ Trọng Nghĩa
46 p | 179 | 21
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 87 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 8 - Nguyễn Thanh Hùng
34 p | 4 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 2: Hoạch định chiến lược
33 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 7 - Nguyễn Thanh Hùng
42 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 5 - Nguyễn Thanh Hùng
30 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 4 - Nguyễn Thanh Hùng
33 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 3 - Nguyễn Thanh Hùng
47 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 2 - Nguyễn Thanh Hùng
62 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 1 - Nguyễn Thanh Hùng
27 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 9 - Nguyễn Thanh Hùng
37 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 1: Đại cương của quản trị học
37 p | 4 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 3: Quản trị nguồn nhân lực
24 p | 6 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Bài mở đầu: Khái quát về môn học
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn