Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao: Chuyên đề 2
lượt xem 70
download
Chuyên đề 2 Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại thuộc bài giảng quản trị ngân hàng thương mại nâng cao, cùng nắm kiến thức trong chuyên đề này thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: các báo cáo tài chính chủ yếu của ngân hàng thương mại, các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao: Chuyên đề 2
- Chuyên đề 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
- TÀI LIỆU THAM KHẢO • Học viên tự đọc chương 4 từ trang 141 đến trang 187 Học liệu bắt buộc số 1 • Đọc các trang 14 - 22 Học liệu tham khảo số 3 • Đọc các trang 11 - 46 Học liệu tham khảo số 2 2
- KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 2 1. Các báo cáo tài chính chủ yếu của ngân hàng thương mại 2. Các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại 3
- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 2. Đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh ngân hàng 3. Các nhân tố tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại 4. Khái quát hệ thống NHTM Việt Nam 4
- CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA MỘT NGÂN HÀNG • Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) • Báo cáo thu nhập (BCTN) • Báo cáo về nguồn vốn & sử dụng vốn (B/C NV & SDV) • Báo cáo về vốn chủ sở hữu (B/C VCSH) 5
- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BCĐKT) CỦA NGÂN HÀNG • Khái niệm • Các khoản mục chính của BCĐKT • Sự phát triển của các khoản mục ngoài BCĐKT 6
- KHÁI NIỆM • BCĐKT cho biết qui mô, cấu trúc các nguồn vốn mà NH huy động (các đầu vào tài chính) cũng như giá trị của những khoản cho vay, đầu tư chứng khoán & các hoạt động sử dụng vốn (các đầu ra tài chính) của NH tại một thời điểm nhất định • BCĐKT cũng cho biết các đầu vào & đầu ra tài chính của một NH tại một thời điểm 7 nhất định
- KHÁI NIỆM • Cụ thể Các đầu vào tài chính (Nợ của BCĐKT) - Tiền gửi (TG) - Vốn vay phi TG - Vốn chủ sở hữu (VCSH) Các đầu ra tài chính (TS của BCĐKT) - Cho vay & cho thuê - Đầu tư chứng khoán - Tiền mặt & TG tại các tổ chức khác 8
- CÁC KHOẢN MỤC CHÍNH CỦA BCĐKT Tài sản của ngân hàng gồm 4 loại chính • C (Tiền mặt trong két & tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi khác) • S (Chứng khoán công ty & chứng khoán Chính phủ được mua trên thị trường mở) • L (Tiền cho vay & cho thuê khách hàng) • MA (Những tài sản khác) 9
- CÁC KHOẢN MỤC CHÍNH CỦA BCĐKT Nợ của ngân hàng được chia thành 3 nhóm • D (Tiền gửi) • NDB (Tiền vay phi tiền gửi) • EC (Vốn chủ sở hữu) 10
- CÂN BẰNG CƠ BẢN CỦA BCĐKT TS = Nợ + VCSH C + S + L + MA = D + NDB + EC Theo cách khác Sử dụng vốn tích luỹ của ngân hàng (Tài sản) = Nguồn vốn tích luỹ của ngân hàng (Nợ + VCSH) 11
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC C được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu về thanh khoản của ngân hàng, còn gọi là dự trữ sơ cấp • Bao gồm tiền mặt trong két của NH, TG tại các NH khác, tiền mặt trong quá trình thu & khoản dự trữ NH tại NHTW khu vực (áp dụng cho các nước), tại dự trữ Liên bang khu vực (áp dụng cho USA) • Đặc điểm - Là vòng bảo vệ ngân hàng đầu tiên - Được các ngân hàng giữ ở mức thấp nhất 12
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC S được hình thành nhằm tạo thu nhập & cũng là nguồn hỗ trợ cho yêu cầu thanh khoản của ngân hàng, còn gọi là dự trữ thứ cấp, là hàng rào bảo vệ thứ 2 cho ngân hàng • Bao gồm chứng khoán Chính phủ ngắn hạn, các chứng khoán khác trên thị trường tiền tệ • Đặc điểm - Có kỳ hạn ngắn & có tính lỏng cao - Đem lại một phần thu nhập cho ngân hàng - Có 2 loại chứng khoán chịu thuế & không chịu thuế 13
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC L là hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng • Là tài sản lớn nhất của ngân hàng, chiếm từ 1/2 đến 3/4 tổng tài sản • Là hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng • Cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng • Các ngân hàng cần trích lập Quĩ dự phòng tổn thất tín dụng (ALL) • Cho vay quĩ Liên bang, mua chứng khoán theo hợp đồng bán lại & thương phiếu được chấp nhận thanh toán 14
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC MA là tài sản cố định của ngân hàng & cũng là phao đảm bảo an toàn cho ngân hàng • Chiếm tỷ lệ nhỏ 1% 2% tài sản của ngân hàng • Là một đòn bẩy hoạt động để ngân hàng tăng thu nhập 15
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC D tạo nguồn vốn hoạt động chủ yếu cho ngân hàng • Bao gồm - Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi - Tiền gửi tiết kiệm - Các khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ (MMDAs) - Tiền gửi có kỳ hạn • Đặc điểm - Tạo nguồn vốn hoạt động chính cho ngân hàng - Có tính lỏng cao & chi phí thấp 16
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC NDB vừa bổ sung nguồn vốn vừa hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng • Bao gồm - Khoản vay từ NHTW - Bán chứng khoán theo hợp đồng mua lại - Những khoản vay thương mại trên thị trường tiền tệ - Những khoản vay trên thị trường tiền tệ quốc tế • Đặc điểm - Không phải chịu áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Rd) - Có thể giảm chi phí nguồn vốn cho ngân hàng - Giảm tốn kém về mặt thời gian 17
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC EC cung cấp cơ sở tài chính dài hạn cho ngân hàng phát triển & trang trải những thua lỗ lớn của ngân hàng • Bao gồm - Vốn góp khi hình thành ngân hàng - Vốn huy động từ công chúng để mở rộng vốn chủ sở hữu, tạo đòn bẩy hoạt động - Có các hình thức: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, thặng dư vốn, thu nhập giữ lại, dự trữ bất thường, giấy nợ thứ cấp 18
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC (tiếp EC) • Đặc điểm - Chiếm tỷ trọng nhỏ không quá 10% giá trị tổng tài sản - Thể hiện ngân hàng là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn nhất • Vai trò - Chống đỡ sự sụt giảm mạnh giá trị của ngân hàng - Cũng là một điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại 19
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHOẢN MỤC NGOÀI BCĐKT • Hợp đồng bảo lãnh tín dụng • Hợp đồng trao đổi lãi suất • Hợp đồng tài chính tương lai & hợp đồng quyền chọn lãi suất • Hợp đồng cam kết cho vay • Hợp đồng về tỷ giá hối đoái 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao: Chuyên đề 1
52 p | 287 | 71
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Chương 1 - PGS, TS. Trần Huy Hoàng
55 p | 550 | 55
-
Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - GV. Trịnh Thị Ý Nhi
39 p | 195 | 36
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Chương 1 - Tổng quan hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại
37 p | 180 | 27
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Bài 2 - PGS. TS Trương Quang Thông
10 p | 104 | 13
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Bài 4 - PGS. TS Trương Quang Thông
10 p | 138 | 10
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 3: Quản trị nguồn vốn của ngân hàng thương mại
48 p | 23 | 10
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Bài 1 - PGS. TS Trương Quang Thông
22 p | 142 | 9
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương mở đầu - ThS. Lương Huỳnh Anh Thư
3 p | 47 | 8
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 3: Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng
44 p | 20 | 8
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 1: Tổng quan về quản trị ngân hàng thương mại
29 p | 17 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
107 p | 21 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng nâng cao - Chương 2: Quản trị nợ và tài sản ngân hàng thương mại
43 p | 26 | 6
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
40 p | 24 | 6
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 1 - TS. Nguyễn Trọng Tài
24 p | 36 | 6
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 7 - TS. Nguyễn Trọng Tài
12 p | 46 | 6
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 2 - TS. Nguyễn Trọng Tài
11 p | 45 | 4
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng nâng cao - Chương 1: Hội sở chính và tổ chức và triển khai quản trị ngân hàng thương mại
40 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn