Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại
lượt xem 74
download
Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, bài giảng "Quản trị ngân hàng thương mại" trình bày những nội dung tổng quan về ngân hàng thương mại, nguồn vốn và quản trị nguồn vốn của ngân hàng thương mại, quản trị dự trữ và thanh khoản của ngân hàng,... Mời các bạn cùng tham khảo, với các bạn đang học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại
- Quản trị ngân hàng thương mại MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................... 1 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng .................................................................... 1 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng............................................................ 1 1.1.1.1. Ngân hàng thời sơ khai ................................................................................... 1 1.1.1.2. Ngân hàng giai đoạn 2..................................................................................... 2 1.1.1.3. Ngân hàng giai đoạn 3 - Giai đoạn phát triển (TK 18 – cuối TK 19) ............. 3 1.1.1.4. Ngân hàng thời hiện đại .................................................................................. 3 1.1.2. Xu hướng phát triển ngân hàng .............................................................................. 4 1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH chuyên môn hóa.......................... 4 1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của NH kinh doanh đa năng ..................... 5 1.2. Khái niệm, vai trò, chức năng và các dịch vụ ngân hàng ................................................ 5 1.2.1. Khái niệm ngân hàng .............................................................................................. 5 1.2.2. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế ................................................................. 7 1.2.3. Chức năng của ngân hàng ....................................................................................... 8 1.2.3.1. Chức năng trung gian tài chính: ...................................................................... 8 1.2.3.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán ........................................................... 8 1.2.3.3. Chức năng trung gian thanh toán .................................................................. 11 1.2.4. Dịch vụ NH ........................................................................................................... 11 1.2.4.1. Các dịch vụ NH hiện đại ............................................................................... 11 1.2.4.2. Những thay đổi trong thời gian gần đây về hoạt động NH ........................... 12 1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại ............................................................................. 14 1.3.1. Theo tính chất hoạt động ...................................................................................... 14 1.3.1.1. Ngân hàng thương mại .................................................................................. 14 1.3.1.2. Ngân hàng chính sách ................................................................................... 15 1.3.1.3. Ngân hàng hợp tác xã .................................................................................... 15 1.3.2. Theo cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 15 1.3.2.1. Ngân hàng độc lập (NH đơn vị) .................................................................... 15 1.3.2.2. Ngân hàng chi nhánh ..................................................................................... 15 1.3.2.3. Công ty sở hữu ngân hàng............................................................................. 16 1.3.2.4. Ngân hàng đại lý ........................................................................................... 18
- Quản trị ngân hàng thương mại 1.3.2.5. Ngân hàng của các ngân hàng ....................................................................... 19 1.3.2.6. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài .................................................................. 19 1.3.3. Theo tính chất sở hữu ........................................................................................... 19 1.3.3.1. Ngân hàng thương mại nhà nước .................................................................. 19 1.3.3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần .................................................................... 19 1.3.3.3. Ngân hàng liên doanh.................................................................................... 20 1.3.3.4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài .................................................................. 20 1.4. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng ................................................................................... 20 1.4.1. Sơ lược về các hoạt động của ngân hàng.............................................................. 20 1.4.1.1. Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng ............................................................. 20 1.4.1.2. Các hoạt động của NH .................................................................................. 20 1.4.2. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng .......................................................................... 21 1.5. Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động ngân hàng ................................................. 23 1.5.1. Các bước thành lập ngân hàng .............................................................................. 23 1.5.1.1. Điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động ......................................... 23 1.5.1.2. Hồ sơ xin cấp phép ........................................................................................ 23 1.5.1.3. Điều kiện để đi vào hoạt động....................................................................... 23 1.5.1.4. Nội dung điều lệ của ngân hàng .................................................................... 24 1.5.2. Tổ chức của một ngân hàng .................................................................................. 24 1.5.3. Điều hành hoạt động của ngân hàng..................................................................... 25 1.5.4. Vấn đề hoạt động mở rộng ................................................................................... 27 1.5.5. Vấn đề kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể, thanh lý .......................................... 28 1.5.5.1. Kiểm soát đặc biệt ......................................................................................... 28 1.5.5.2. Vấn đề phá sản, giải thể, thanh lý ................................................................. 28 1.6. Tổng quan về các báo cáo tài chính ngân hàng ............................................................. 29 1.7. Bảng cân đối kế toán của NH ........................................................................................ 29 1.7.1. Các khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán của NH ..................................... 29 1.7.2. Giới thiệu bảng cân đối kế toán của một NH cụ thể............................................. 30 1.7.3. Cấu trúc bảng cân đối kế toán của NH ................................................................. 31 1.7.3.1. Các khoản mục thuộc TS có.......................................................................... 31 1.7.3.2. Các khoản mục thuộc TS nợ và vốn ............................................................. 33 1.7.4. Các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán của NH ............................................ 35 2
- Quản trị ngân hàng thương mại 1.7.5. Vấn đề kế toán theo giá trị sổ sách của NH .......................................................... 37 1.8. Báo cáo thu nhập của NH .............................................................................................. 38 1.8.1. Các khoản mục chính trên báo cáo thu nhập của NH........................................... 38 1.8.2. Các bộ phận cấu thành báo cáo thu nhập NH ....................................................... 39 1.9. Báo cáo tài chính quan trọng khác của NH ................................................................... 40 1.9.1. Báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn ................................................................. 40 1.9.2. Báo cáo về vốn chủ sở hữu của NH ..................................................................... 40 CHƯƠNG 2: NGUỒN VỐN VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................................................... 42 2.1. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn ngân hàng ............................................................ 42 2.1.1. Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng ................................................................... 42 2.1.2. Vai trò của nguồn vốn ngân hàng ......................................................................... 42 2.1.3. Phân loại nguồn vốn ngân hàng ............................................................................ 42 2.2. Các thành phần của nguồn vốn...................................................................................... 43 2.2.1. Vốn tự có .............................................................................................................. 43 2.2.1.1. Khái niệm về vốn tự có ................................................................................. 43 2.2.1.2. Các thành phần của vốn tự có ....................................................................... 43 2.2.1.3. Đặc điểm về vốn tự có................................................................................... 44 2.2.1.4. Chức năng của vốn tự có ............................................................................... 45 2.2.2. Vốn huy động ....................................................................................................... 45 2.2.2.1. Tiền gởi ......................................................................................................... 45 2.2.2.2. Vốn đi vay ..................................................................................................... 47 2.2.3. Vốn bổ sung khác ................................................................................................. 48 2.3. Quản trị vốn tự có .......................................................................................................... 49 2.3.1. Đo lường vốn tự có ............................................................................................... 49 2.3.1.1. Đo lường vốn tự có theo giá trị sổ sách ........................................................ 49 2.3.1.2. Đo lường vốn tự có theo giá trị thị trường .................................................... 49 2.3.2. Chức năng của vốn tự có ...................................................................................... 49 2.3.2.1. Chức năng bảo vệ .......................................................................................... 49 2.3.2.2. Chức năng hoạt động..................................................................................... 50 2.3.2.3. Chức năng điều chỉnh .................................................................................... 50 2.3.3. Quản trị vốn tự có ................................................................................................. 50 3
- Quản trị ngân hàng thương mại 2.3.3.1. Đánh giá mức vốn tự có hợp lý trên phương diện pháp lý ........................... 50 2.3.3.2. Phát triển vốn tự có thích hợp với nhu cầu hoạt động .................................. 51 2.4. Quản trị vốn huy động ................................................................................................... 52 2.4.1. Khái niệm.............................................................................................................. 52 2.4.2. Mục tiêu quản lý ................................................................................................... 53 2.4.3. Nội dung quản lý .................................................................................................. 53 CHƯƠNG 3: TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN .............................................................. 59 3.1. Các khoản mục tài sản và đặc điểm của các khoản mục tài sản .................................. 59 3.1.1. Ngân quỹ .............................................................................................................. 59 3.1.1.1. Tiền mặt trong két: ........................................................................................ 59 3.1.1.2. Tiền gửi tại ngân hàng khác: ......................................................................... 59 3.1.2. Chứng khoán ......................................................................................................... 60 3.1.3. Tín dụng ................................................................................................................ 60 3.1.3.1. Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ......................................................... 61 3.1.3.2. Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê… ....................................................................................................................... 61 3.1.3.3. Tín dụng được chia theo đảm bảo: ................................................................ 61 3.1.3.4. Tín dụng phân loại rủi ro ............................................................................... 62 3.1.3.5. Phân loại khác ............................................................................................... 62 3.1.4. Các tài sản khác .................................................................................................... 63 3.1.4.1. Tài sản ủy thác .............................................................................................. 63 3.1.4.2. Phần hùn vốn (liên kết) ................................................................................. 63 3.1.4.3. Các tài sản khác ............................................................................................. 63 3.1.4.4. Các tài sản ngoại bảng................................................................................... 63 3.2. Quản trị tài sản .............................................................................................................. 64 3.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị tài sản ................................................................. 64 3.2.1.1. Khái niệm quản trị tài sản ............................................................................. 64 3.2.1.2. Mục tiêu quản trị tài sản ................................................................................ 64 3.2.2. Nội dung và phương pháp quản trị tài sản ............................................................ 64 3.2.2.1. Nội dung quản trị tài sản ............................................................................... 64 3.2.2.2. Phương pháp quản trị tài sản ......................................................................... 65 3.3. Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản. ................................................................................. 66 4
- Quản trị ngân hàng thương mại 3.3.1. Mối liên hệ sinh lời:.............................................................................................. 66 3.3.2. Mối liên hệ an toàn ............................................................................................... 67 CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG ........... 68 4.1. Xác định nhu cầu dự trữ của một ngân hàng ................................................................. 68 4.1.1. Nhu cầu dự trữ pháp định ..................................................................................... 68 4.1.2. Nhu cầu dự trữ kinh doanh ................................................................................... 68 4.2. Quản trị trạng thái tiền tệ ............................................................................................... 69 4.2.1. Trạng thái tiền tệ của một ngân hàng ................................................................... 69 4.2.2. Quản trị trạng thái tiền tệ để đáp ứng yêu cầu dự trữ ........................................... 69 4.2.2.1. Tiền mặt tại quỹ ............................................................................................ 69 4.2.2.2. Dự trữ bắt buộc ............................................................................................. 69 4.2.2.3. Tiền gởi tại NH khác ..................................................................................... 69 4.2.2.4. Tiền trong quá trình thu................................................................................. 70 4.3. Cung - cầu và trạng thái thanh khoản ............................................................................ 70 4.3.1. Cung về thanh khoản ............................................................................................ 70 4.3.2. Cầu về thanh khoản .............................................................................................. 70 4.3.3. Trạng thái thanh khoản ......................................................................................... 70 4.3.4. Yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản ............................................................. 71 4.3.5. Bản chất của vấn đề quản trị thanh khoản ............................................................ 71 4.3.6. Các nguyên nhân gây ra các vấn đề về thanh khoản của ngân hàng .................... 71 4.4. Ước lượng nhu cầu thanh khoản ................................................................................... 72 4.4.1. Phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn ............................................................. 72 4.4.2. Phương pháp cấu trúc ........................................................................................... 73 4.4.3. Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống ................................................... 74 4.4.4. Phương pháp chỉ số thanh khoản ......................................................................... 74 4.5. Chiến lược quản trị thanh khoản ................................................................................... 75 4.5.1. Định hướng chung về quản trị thanh khoản ......................................................... 75 4.5.2. Chiến lược quản trị thanh khoản .......................................................................... 75 4.6. Đánh giá khả năng quản trị thanh khoản ....................................................................... 77 4.6.1. Niềm tin của công chúng ...................................................................................... 77 4.6.2. Chi phí trả lãi cao cho các khoản tiền gửi và vay mượn khác .............................. 77 4.6.3. Bán giá thấp các tài sản của ngân hàng ................................................................ 77 5
- Quản trị ngân hàng thương mại 4.6.4. Thực hiện những cam kết đối với khách hàng vay vốn ........................................ 77 4.6.5. Vay mượn từ ngân hàng trung ương..................................................................... 77 CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG........................................................ 78 5.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng ............................................... 78 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng ......................................................... 78 5.1.1.1. Khái niệm TDNH .......................................................................................... 78 5.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng NH ............................................................................ 79 5.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế xã hội................................... 79 5.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ........................................................................................ 80 5.2.1. Theo thời hạn tín dụng .......................................................................................... 80 5.2.2. Theo đối tượng đầu tư .......................................................................................... 81 5.2.3. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ......................................................... 81 5.2.4. Theo phương pháp hoàn trả .................................................................................. 81 5.2.5. Theo xuất xứ tín dụng ........................................................................................... 81 5.3. Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng .................................................................. 82 5.3.1. Đảm bảo không bằng tài sản................................................................................. 82 5.3.2. Đảm bảo bằng tài sản............................................................................................ 83 5.3.2.1. Thế chấp ........................................................................................................ 84 5.3.2.2. Cầm cố........................................................................................................... 85 5.3.3. Mối Quan Hệ Giữa Bảo Đảm TD Và Rủi Ro TD. ............................................... 86 5.4. Chính sách tín dụng ngân hàng ..................................................................................... 87 5.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của CSTD .......................................................................... 87 5.4.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 87 5.4.1.2. Ý nghĩa .......................................................................................................... 87 5.4.1.3. Mục tiêu của CSTD ....................................................................................... 87 5.4.2. Nguyên tắc và các tiền đề hoạch định CSTD ...................................................... 88 5.4.3. Nội dung cơ bản của CSTD .................................................................................. 88 5.4.3.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 88 5.4.3.2. Mục tiêu......................................................................................................... 88 5.4.3.3. Chiến lược ..................................................................................................... 89 5.4.3.4. Quyền hạn và chấp thuận cho vay................................................................. 89 5.4.3.5. Những tiêu chuẩn TD .................................................................................... 89 6
- Quản trị ngân hàng thương mại 5.4.4. Ví dụ về CSTD của 1 NH ..................................................................................... 90 5.4.5. Các yếu tố quyết định sự tăng trưởng và cơ cấu cho vay của NH ....................... 90 5.5. Quy trình quản lý TD và quản trị RRTD của NHTM ................................................... 91 5.5.1. Quy trình quản lý TD............................................................................................ 92 5.5.1.1. Bảo hiểm ....................................................................................................... 92 5.5.1.2. Chứng từ ........................................................................................................ 92 5.5.1.3. Thu hồi những khoản cho vay có vấn đề và giá phải trả .............................. 92 5.5.1.4. Những hạn chế về mặt pháp lý và sự tuân thủ .............................................. 94 5.5.1.5. Định giá khoản vay ....................................................................................... 96 5.5.1.6. Thông tin tài chính của người vay và những hình thức theo dõi khác .......... 96 5.5.1.7. Những vấn đề đạo đức, mâu thuẫn lợi ích .................................................... 96 5.5.1.8. Kiểm tra khoản cho vay ................................................................................ 96 5.5.1.9. Kiểm soát tổn thất ......................................................................................... 97 CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 99 6.1. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng:............................ 99 6.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:................................................................................ 99 6.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ....................................................................................... 99 6.1.2.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro ......................... 99 6.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo phạm vi rủi ro: ............................................. 100 6.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................................. 100 6.1.3.1. Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng ................. 100 6.1.3.2. Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng .......................................... 101 6.1.3.3. Rủi ro do nền kinh tế không ổn định ........................................................... 101 6.1.3.4. Rủi ro do môi trường pháp lý ...................................................................... 101 6.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ................................................................................ 101 6.1.4.1. Đối với ngân hàng bị rủi ro ......................................................................... 101 6.1.4.2. Đối với hệ thống ngân hàng ........................................................................ 102 6.1.4.3. Đối với nền kinh tế ...................................................................................... 102 6.2. Một số phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng. ..................................... 102 6.2.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng. .................................................................................. 102 6.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng. ..................................................................................... 104 6.3. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................... 106 7
- Quản trị ngân hàng thương mại 6.3.1. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng ................................. 106 6.3.1.1. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng .............................................. 106 6.3.1.2. Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.............................................. 106 8
- Quản trị ngân hàng thương mại CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Ngày nay, hầu hết các nước, hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và một hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau nhưng dựa vào đối tượng giao dịch chúng ta có thể phân ra thành 2 loại như sau: - Ngân hàng trung ương (NHTW): là ngân hàng không có giao dịch với công chúng. - Ngân hàng thương mại (NHTM): là ngân hàng giao dịch với công chúng. Để có được một hệ thống ngân hàng phát triển như ngày nay, hoạt động của ngân hàng đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài. 1.1.1.1. Ngân hàng thời sơ khai - Từ trước 3500 năm TCN về trước, có rất ít tư liệu về sự tồn tại hoạt động mang tính chất ngân hàng. - Đến khoảng 3500 năm TCN đã có những bằng chứng chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đã tồn tại. Thời kỳ này, ngân hàng chưa có tên. Nhà thờ, người thợ vàng hay các nhà quyền quý có lâu đài, có đội bảo vệ kiên cố là nơi được lựa chọn. Hoạt động của những người này giống như ngân hàng ký thác ngày. Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau: Tài sản nợ Tài sản có Của cải công chúng gởi: Dự trữ cho đến cuối kỳ: Tổng nợ: 1000 Tổng có: 1000 Cùng với sự phát triển của phân công lao động, chuyên môn hóa, các phương tiện trung gian trao đổi (tiền bằng vàng, bạc, đồng) ra đời, thương mại đã được mở rộng ra nhiều vùng. Trong quá trình cất giữ người ta phát hiện ra rằng: (i) Về phía công chúng có tài sản, tiền gởi vào cất trữ như vậy, khi cần sử dụng nó có thể thanh toán, thay vì mang giấy biên nhận đến rút tài sản, tiền để thanh toán thì họ sẽ giao giấy biên nhận này cho người được thanh toán. Người ta quen dần với ý nghĩ tiền của họ bao gồm tiền cất ở trong túi và tiền gởi ở các tổ chức này. (ii) Về phía những người cất trữ tài sản cho công chúng nhận thấy rằng: trong đơn vị thời gian nhất định (ngày), có nhiều người gởi và rút tiền, tài sản, khoảng chênh lệch gởi và rút ra trong ngày thường không đáng kể. Do vậy, người giữ không cần phải xuất tiền trong kho để chi trả. Tiền, tài sản trong kho luôn đầy ắp trong khi có rất nhiều người có nhu cầu vay mượn để đầu tư và tiêu dùng… Vì vậy, những người cất trữ tài sản tiền của công chúng bắt đầu sử dụng tiền của công chúng để cho vay.. Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau: Do thuận lợi từ hoạt động cho vay đem lại cao nên hoạt động nhận tiền gởi và cho vay phát triển khá mạnh không chỉ ở nhà thờ, tư nhân mà cả khu vực công trong thời kỳ văn minh Hy Lạp. Trước ngày chúa giáng sinh, thuật ngữ ngân hàng xuất hiện và được gọi cho đến ngày nay. 1
- Quản trị ngân hàng thương mại Tài sản nợ Tài sản có Của cải công chúng gởi: 1000 Dự trữ: 30 Cho vay: 70 Tổng nợ: 1000 Tổng có: 1000 1.1.1.2. Ngân hàng giai đoạn 2 - Trong thời kỳ (Trung cổ, từ TK 5 – TK 10 SCN) hoạt động cho vay lấy lời bị giáo hội Thiên Chúa La Mã cấm đoán. Tuy vậy, hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại dưới hình thức khác như góp vốn… - Từ TK 5 đến TK 15, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã bị hủy bỏ một phần. Bên cạnh các nghiệp vụ đã tồn tại trước đây còn có nhiều hoạt động mới xuất hiện. - Từ TK 15 – TK 18: Sang thời kỳ phục hưng, nền kinh tế của các quốc gia trong thời kỳ này phát triển, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã được hủy bỏ hẳn cùng với việc phát hiện ra nhiều vùng đất mới, giao lưu buôn bán giữa các vùng, quốc gia phát triển, nhiều hội chợ thương mại quốc tế ra đời tạo điều kiện để cho nhiều ngân hàng gia tầm cỡ ra đời như: 1609 ngân hàng lớn chính thức được nhà nước cấp giấy phép hoạt động ra đời ở Amsterdam với nhiều hoạt động giống như NH hiện đại ngày nay: nhận tiền gởi, cho vay, chiết khấu, chuyển ngân, bảo lãnh, bù trừ, phát hành tín tệ…Do đầu tư lớn vào chính quyền và công ty (Đông Âu) nên khi chính quyền và các công ty phá sản không trả được nợ thì NH cũng sụp đổ theo (năm 1819). Trong cùng thời gian này, nhiều ngân hàng khác ra đời như ngân hàng Hamburg (1619) ở Đức; ngân hàng Bank of England ở Anh (1694), ngân hàng Hoa kỳ (1791), Ngân hàng Pháp (Banque de France 1800)…Các ngân hàng này đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều hoạt động của ngân hàng từ khâu tổ chức nghiệp vụ đến nhận thức các vấn đề lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng…Thời kỳ này được nhiều nhà kinh tế học xem là thời kỳ đặt nề tảng cho hệ thống ngân hàng hiện đại và các ngân hàng này được xem là các ngân hàng ra đời đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm hoạt động NH trong thời kỳ này là các ngân hàng hoạt động một cách độc lập, riêng lẻ, chưa hình thành một hệ thống ngân hàng, mỗi ngân hàng thường thực hiện tất cả các hoạt động như: nhận tiền, cho vay, đổi tiền, chiết khấu và phát hành tiền…Với đặc điểm hoạt động như vậy, có 3 vấn đề nảy sinh trong hoạt động ngân hàng: + Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông mà không căn cứ vào lượng vàng, bạc dự trữ trong kho. Nếu có lúc nào đó, người gởi cùng nhau đổ xô đến ngân hàng đổi tiền giấy để lấy tiền vàng thì sẽ dẫn đến sụp đổ tài chính và hoảng loạn, gây tác hại đến sản xuất và thương mại và thực tế đã xảy ra. + Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông nên có rất nhiều tỷ giá, cản trở việc lưu thông hàng hóa phát triển. + Nhiều ngân hàng phát hành tiền, nhiều đồng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nền kinh tế có lúc quá thừa tiền, có lúc quá thiếu tiền, rất bất ổn định và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. 2
- Quản trị ngân hàng thương mại 1.1.1.3. Ngân hàng giai đoạn 3 - Giai đoạn phát triển (TK 18 – cuối TK 19) - Đầu TK thứ 18 Nhà nước dùng quyền lực của mình để hạn chế ngân hàng phát hành bằng cách đưa ra các điều kiện như phải đảm bảo dự trữ, đảm bảo khả hoán, nộp thuế cho chính phủ, cho chính phủ vay nếu cần sau: Nhóm ngân hàng được phép phát hành Nhóm ngân hàng không được phép phát hành - Giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ19: Đầu thế kỷ XVIII, nền sản xuất tại các quốc gia lớn Châu Âu đã đạt được nhiều bước tiến lớn, lưu thông hàng hoá được mở rộng đáng kể cả về quy mô lẫn phạm vi địa lý. Trong điều kiện như vậy, việc tồn tại một số lượng lớn các loại tiền giấy khác nhau đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ đã can thiệp vào hệ thống NH thông qua các đạo luật về việc hạn chế số lượng các ngân hàng phát hành. Hệ thống Ngân hàng theo đó được chia thành hai loại: NH phát hành và NH hoạt động. Chỉ có một số Nh lớn mới được phát hành giấy bạc. Tuy nhiên, đầu thế kỷ 20, mỗi nước chỉ có 1 NH được phát hành, và vẫn chủ yếu là các Nh tư nhân. Các ngân hàng có chức năng phát hành tiền gọi là các Ngân hàng phát hành. Trong thế kỷ XVIII - XIX, việc phát hành tiền ở một số nước Châu âu được giao cho 1 số ngân hàng lớn thực hiện. Tuy nhiên cho tới đầu thế kỷ XX, các Chính phủ đều đồng loạt chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền. Tại Anh, trước năm 1708 mọi ngân hàng đều có thể phát hành tiền. Sau đó Chính phủ quy định chỉ có ngân hàng có từ 6 thành viên trở lên mới được phát hành tiền. Cho tới năm 1844, quy định này bị bãi bỏ, đạo luật mới ban hành chỉ cho phép duy nhất ngân hàng Anh (Bank of England) phát hành tiền. Tại Pháp, Ngân hàng Pháp thành lập năm 1800 (Banque de France), là một ngân hàng cổ phần tư nhân. Năm 1803, ngân hàng này được độc quyền phát hành tiền tại Pari và tới năm 1948, ngân hàng này được giao quyền phát hành tiền trên toàn Pháp sau khi 9 ngân hàng phát hành hợp nhất... 1.1.1.4. Ngân hàng thời hiện đại Từ chỗ là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và không giao dịch trực tiếp với công chúng, NH này trở thành nơi cung cấp tài chính cho hoạt động của Chính phủ, là nơi gởi tiền thuế của chính phủ và làm đại lý cho chính phủ trong các giao dịch tài chính với nước ngoài. Các ngân hàng không được phép phát hành nhận thấy rằng: nó sẽ có rất nhiều lợi ích nếu mở tài khoản tại ngân hàng độc quyền phát hành bởi đây là nơi dự trữ vàng lớn nhất thế giới nên nó có thể vay khi những đợt rút tiền ào ạt của công chúng. Khi các ngân hàng mở tài khoản và gởi tiền gởi tại ngân hàng độc quyền phát hành tiền thì nó bắt đầu trở thành trung tâm thanh toán, bù trừ và cất giữ của các ngân hàng còn lại. Với sự hoạt động tự do của các ngân hàng, chạy theo lợi nhuận, nhiều ngân hàng đã bành trướng tín dụng quá mức dẫn đến mất khả năng chi trả phải cầu cứu đến NHPH, ngân hàng này đã xuất vàng cho vay (cứu cánh cuối cùng) với lãi suất nhất định (lãi suất chiết khấu) và áp dụng các biện pháp hạn chế bành trướng tín dụng ; tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra đời. Ngoài ra, ngân hàng còn đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát hoạt động của các ngân hàng. Thuật ngữ NHTW bắt đầu ra đời từ đầu thế kỷ 20. 3
- Quản trị ngân hàng thương mại Do tầm quan trọng của hoạt động phát hành tiền đối với sự phát triển kinh tế, vào những năm đầu TK 20, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để nắm giữ NHPH bằng một trong hai cách sau: - Thực hiện quốc hữu hóa NHPH, NHPH trở thành ngân hàng của Nhà nước như Ngân hàng Anh Quốc. - Thực hiện cổ phần hóa NHPH và nhà nước nắm giữ 1 số lượng lớn cổ phiếu (trên 50%) như NHTW Nhật Bản (51%). 1.1.2. Xu hướng phát triển ngân hàng 1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH chuyên môn hóa Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng đã có xu hướng kinh doanh đa năng, tổng hợp, điều này kéo dài mãi cho đến cuối thế kỷ 19 mà lý do là: - Do qui mô các khoản tiền gởi và cho vay còn nhỏ - Các hình thức kinh doanh tiền tệ còn đơn giản - Phạm vi hoạt động của ngân hàng còn hẹp chỉ trong vùng, địa phương, chưa ra khỏi quốc gia. Với những lý do đó, ban quản lý ngân hàng còn đủ khả năng quản lý tốt mọi hoạt động ngân hàng, nhưng sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế của các nước phát triển nhanh chóng, qui mô tiền gởi tăng, nhu cầu đầu tư tăng, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh hơn trước rất nhiều không chỉ trong vùng mà còn vượt ra khỏi quốc gia khác. Chính sự phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các mâu thuẫn sau: - Sự không đồng nhất giữa khoản tiền vay và tiền gởi về thời hạn. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho rủi ro ngày càng tăng. - Các nhà quản lý ngân hàng không đủ sức quản lý tốt mọi hoạt động. Với những lý do trên, đã làm cho nhiều ngân hàng phá sản, người ta không còn tin vào tính đa năng của ngân hàng. Từ đó, dần hình thành xu hướng chuyên môn hóa trong ngân hàng bắt đầu vào khoảng năm 1930. Các ngân hàng chuyên môn hóa theo: - Thời hạn tiền gởi và cho vay. - Lĩnh vực đầu tư. - Phạm vi hoạt động. Loại hình NH chuyên môn hóa có ưu điểm: - Tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa kinh doanh tín dụng ngắn hạn và dài hạn, bản thân tạo điều kiện hạn chế rủi ro. - Tạo điều kiện cho các nhà quản lý ngân hàng có điều kiện am hiểu để tổ chức kinh doanh tốt. - Giúp NHTW có điều kiện theo dõi được khối lượng tín dụng của từng loại để có chính sách tiền tệ phù hợp. Tuy nhiên, bao giờ nguồn vốn ngắn hạn trong nền kinh tế cũng lớn hơn nhu cầu vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế cũng nhỏ hơn nhu cầu vốn trung dài hạn. Do vậy, nếu phân vách rõ ràng sẽ tạo nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vốn. Ngoài ra, loại hình NH này hạn chế xu hướng quốc tế hóa của các NH. 4
- Quản trị ngân hàng thương mại 1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của NH kinh doanh đa năng Từ những nhược điểm trên, từ những năm 50 của thế kỷ 20, người ta nhận thấy rằng, NH phải trở về với việc kinh doanh đa năng, nhưng để giải quyết những mâu thuẫn này không lặp lại những khó khăn trước đây, NH phải tiến hành kinh doanh đa năng kết hợp với chuyên môn hóa trong lĩnh vực hẹp. Tức là, NH hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều chi nhánh và mỗi chi nhánh chỉ tiến hành kinh doanh trên một lĩnh vực hẹp nào đó. Đây cũng chính là mô hình tổ chức của ngân hàng ngày nay. Bao gồm: - Hoạt động kinh doanh TD và hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh TD. - Hoạt động đầu tư trực tiếp hay gián tiếp. - Các hoạt động dịch vụ khác như tư vấn, cố vấn. Các NH kinh doanh đa năng có những ưu điểm như: - Tận dụng được tiềm năng về vốn của nền kinh tế. - Kích thích xu hướng quốc tế hóa hệ thống NH. - Tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với nhược điểm về khả năng quản lý và lãnh đạo của các nhà quản lý NH (yếu tố khả năng của con người) được hỗ trợ bởi các phương tiện quản lý hiện đại và có hội đồng tư vấn trong lĩnh vực hẹp. Các loại hình tổ chức ngân hàng thường gặp như: - Ngân hàng độc lập (đơn vị) - Ngân hàng chi nhánh - Ngân hàng đại lý - Công ty sở hữu ngân hàng. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng 1.2. Khái niệm, vai trò, chức năng và các dịch vụ ngân hàng 1.2.1. Khái niệm ngân hàng NH là loại hình tổ chức đã ra đời từ lâu và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từ cộng đồng địa phương nói riêng. Tuy vậy, vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa NH là gì? Để định nghĩa NH, người ta có thể căn cứ vào tính chất, mục đích hoạt động của các tổ chức trên thị trường, hay dựa vào sự kết hợp giữa tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Vấn đề là không chỉ chức năng của NH thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của NH cũng thay đổi. Một số định nghĩa về NH như sau: - Định nghĩa của Pháp (1941): ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính. - Định nghĩa Ấn Độ (1959): ngân hàng là những cơ sở nhận tiền ký thác để cho vay hay đầu tư và tài trợ. - Định nghĩa của Fed: Bất kỳ 1 tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép KH rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức KD hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một NH. Các định nghĩa này chủ yếu dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức đó. 5
- Quản trị ngân hàng thương mại - Định nghĩa của Đan Mạch: những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng, hối phiếu và thực hiện nghiệp vụ chuyển ngân. Định nghĩa này dựa vào đối tượng hoạt động. - Quốc Hội Mỹ đưa ra định nghĩa NH: NH được định nghĩa như một công ty là thành viên của Công ty bảo hiểm tiền gởi Liên bang. Định nghĩa này không dựa trên cơ sở những hoạt động của nó mà trên cơ sở cơ quan chính phủ nào sẽ bảo hiểm tiền gởi của nó. Nhìn chung, các định nghĩa về NH ở trên có hai đặc điểm cơ bản là nhận tiền ký thác công chúng và sử dụng tiền đó để kinh doanh (cho vay và chiết khấu). Theo Peter S.Rose: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặt biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng được thể hiện ở sơ đồ sau: Chức năng ủy Chức năng tín thác dụng Chức năng bảo Chức năng lập kế hiểm hoạch đầu tư Chức năng môi Chức năng thanh giới NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI toán Chức năng ngân hàng đầu tư và Chức năng tiết bảo lãnh Chức năng quản lý tiền mặt kiệm Luật TCTD của VN: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 6
- Quản trị ngân hàng thương mại Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Tóm lại: Mỗi một quốc gia có định nghĩa khác nhau về ngân hàng (dựa vào mục đích, đối tượng hoạt động…) nhưng các định nghĩa trên đều có một thống nhất về ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ với ba đặc điểm là nhận tiền ký thác, sử dụng tiền này để cho vay và làm dịch vụ thanh toán. Cần phân biệt NH và các TCTD phi NH: Các TCTD phi NH (các tổ chức tài chính phi NH) là loại hình TCTD tham gia kinh doanh tiền tệ nhưng chỉ thực hiện một số (không phải là tất cả) các hoạt động ngân hàng như nội dung kinh doanh thường xuyên: được huy động vốn chủ yếu dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá đồng thời được thu hút tiền gởi trung dài hạn nhưng không được nhận tiền gởi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Bao gồm: - Công ty tài chính là công ty quốc doanh hay cổ phần, bằng nguồn vốn và huy động vốn trung và dài hạn qua các dự án. - Công ty cho thuê tài chính là TCTD chuyên cấp TD trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản không hủy ngang giữa bên cho thuê là TCTD và khách hàng thuê. Khi khách hàng kết thúc thời hạn thuê, khách hàng được ưu tiên mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. 1.2.2. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế Trong khi nhiều người tin rằng các ngân hàng chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong nền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì trên thực tế ngân hàng hiện đã phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau: Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, chuyển thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác. Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quĩ và phân phối tiền giấy và tiền đúc). Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng). Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán (thường được thực hiện tại Phòng uỷ thác). 7
- Quản trị ngân hàng thương mại Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. 1.2.3. Chức năng của ngân hàng 1.2.3.1. Chức năng trung gian tài chính: NH là định chế tài chính trung gian, khuếch trương công nghệ và thương mại. Trong nền sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất diễn ra T-H-T nên luôn luôn có sự thừa và thiếu vốn, ở nơi này thừa, nơi khác thiếu, thời điểm này thừa, thời điểm khác thiếu, nhưng lượng thừa và thiếu ít khớp với nhau. Để giải quyết mâu thuẫn này trong nền kinh tế thì cần phải có cơ chế chuyển giao vốn trong nền kinh tế phù hợp chuyển giao vốn từ người thừa sang người thiếu. Trong nền kinh tế có hai cơ chế chuyển giao vốn đó là cơ chế trực tiếp (trực tiếp từ người thừa sang người thiếu) và cơ chế gián tiếp (từ người thừa sang người thiếu thông qua trung gian tài chính), nhưng do nhược điểm của cơ chế trực tiếp nên cơ chế này ít phổ biến mà chủ yếu là cơ chế phân phối vốn gián tiếp trong đó NHTM là định chế chủ yếu (thể hiện thông qua tỷ trọng doanh số huy động và cho vay) thực hiện cầu nối trung gian giữa cung và cầu về vốn. Khi NHTM thực hiện chức năng này, thì ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là cho vay và đi vay, ngân hàng thu hút các lượng tiền nhỏ lẻ, nhàn rỗi ở khắp nới trong nền kinh tế tập hợp lại phục vụ nhu cầu SXKD. Với hoạt động này, NH nắm trong tay một lượng tiền khá lớn đủ sức tài trợ cho các dự án ứng dụng khoa học, công nghệ mới có vốn lớn hay thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần. Tiết Đầu - Cá nhân kiệm tư - Cá nhân - Hộ gia đình - Hộ gia đình - Giới SXKD Tiền Cho - Giới SXKD - Chính quyền - Chính quyền - Người nước ngoài Trả gởi vay Trả - Người nước ngoài lãi lãi Nền kinh tế Ngân hàng Nền kinh tế 1.2.3.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán Nhờ nhận tiền ký thác, NH có khả năng cho vay, nhưng khi cho vay, NH lại tạo ra tiền gởi không kỳ hạn hay còn gọi tiền ngân hàng hay tiền bút tệ là một thành phần lớn trong khối tiền tệ, NHTM là nguồn cung ứng tiền quan trọng. Cơ chế tạo tiền: để hiểu rõ cơ chế này ta lấy ví dụ minh họa như sau: NHTW đưa thêm vào nền kinh tế một lượng tiền là 1.000đ thông qua việc mua chứng khoán của ông A thông qua NHTM X, như vậy tiền gởi của ông A tại NHTM X tăng 1000đ, hay nói cách khác NHTM X nhận được một lượng tiền ký thác là 1000đ. Bảng cân đối tài sản ở NHTM X: Tích sản Tiêu sản Tiền mặt tại quỹ: 1000 đ Tiền gởi KKH: 1000đ Giả sử DTBB mà NHTW vay quy định là 10%, NHTM X khi nhận được ký thác thì sẽ dùng số tiền này để cho vay, và giả sử NHTM X chỉ giữ lại đúng bằng DTBB là 100 còn lại cho ông B vay hết với số tiền là 900 để ông B phát hành séc trả nợ cho ông C ở NHTM Y. 8
- Quản trị ngân hàng thương mại Bảng cân đối tài sản ở NHTM X: Tích sản Tiêu sản DTBB: 100đ Tiền gởi KKH: 1000đ Cho ông B vay: 900 đ Bảng cân đối tài sản ở NHTM Y: Tích sản Tiêu sản Tiền mặt tại quỹ: 900đ Tiền gởi KKH: 900đ Tương tự như đã diễn ra ở NHX, NHY cũng thực hiện DTBB và cho ông D vay để phát hành séc trả nợ cho ông E có tài khoản tại NHTM Z. Bảng cân đối tài sản ở NHTM Y: Tích sản Tiêu sản DTBB: 90đ Tiền gởi KKH: 900đ Cho ông B vay: 810 đ Bảng cân đối tài sản ở NHTM Z: Tích sản Tiêu sản Tiền mặt tại quỹ: 810đ Tiền gởi KKH: 810đ Ta có thể tiếp tục theo dõi hoạt động cho vay của NHTM Z như NH X và NH Y, vì phải DTBB nên lượng tiền ký thác tại ngân hàng giảm dần và bị triệt tiêu ở NH thứ n (n →∞) Tổng lượng tiền ký thác cả hệ thống tăng lên là: = 1000 + 900 + 810 + 720 …..= 10000 đ Tổng lượng tiền ký thác cả hệ thống tăng lên là: = 900 + 810 + 720….. = 9000 đ Tổng lượng tiền ký thác cả hệ thống tăng lên là: = 100 + 90 + 81 …. = 1000 đ Như vậy từ một lượng tiền NHTW đưa thêm vào nền kinh tế là 1000đ, tỷlệ DTBB của NHTW qui định là 10%, hệ thống NHTM đã dự trữ là 1000đ và cho vay là 9000đ tức hệ thống NHTM có khả năng tạo ra trong nền kinh tế 1 lượng tiền là 10000đ qua số nhân gọi là số nhân mức cung tiền tệ ký hiệu (n): 1 n= (r là tỷ lệ DTBB) (chứng minh) r 1 S=M*n= M * với S tổng lượng tiền tăng thêm trong lưu thông r M lượng tiền NHTW đưa thêm vào trong lưu thông. Với những giả thiết trên đây của một nền kinh tế khá lý tưởng là hệ thống NHTM không có dự trữ thừa, tiền chỉ luân chuyển trong ngân hàng mà không đi vào dân cư thì khả năng tạo ra tiền của NHTM được tính như trên. Nhưng trong thực tế thì hầu như điều này khó xảy ra. Do vậy, cần phải đi tính khả năng tạo và hủy tiền của NHTM trong điều kiện nền kinh tế thực. Giả định có lượng tiền mặt ra khỏi ngân hàng và đi vào dân cư. Gọi tỷ lệ TM lưu thông ngoài ngân hàng và tiền gởi ngân hàng là a. Nếu đưa thêm vào lưu thông một lượng tiền là M thì có lượng 9
- Quản trị ngân hàng thương mại tiền mặt là M1 đi ra khỏi ngân hàng và có lượng tiền mặt M2 ở ngân hàng sẽ tạo ra một lượng tiền gởi là D. M1 1 Ta có M = M1 + M2 ; a = D = M 2* D r Số nhân mức cung tiền tệ trong trường hợp này là n1 S M1 + D D*a + D 1+ a n1 = = = = M M1 + M 2 D * a + D * r r + a Giả sử NHTM có dự trữ dư thừa, tỷ lệ dự trữ thực tế tại ngân hàng là r, số nhân về mức cung tiền tệ trường hợp này là n2 . Nếu đưa thêm vào lưu thông 1 lượng tiền là M thì có lượng tiền mặt M1 đi ra khỏi ngân hàng và có lượng tiền mặt M2 ở ngân hàng sẽ tạo ra một lượng tiền gởi D. M1 1 Ta có M = M1 + M2 ; a = ; D = M 2* D r S D + M1 D + aD 1+ a n2 = = = = M M 1 + M 2 D.r + a.D r + a Kết luận: Như vậy, NHTM có khả năng tạo và hủy tiền thông qua số nhân về mức cung tiền tệ. Lợi dụng chức năng này của NHTM, NHTW của các nước có thể tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, từ đó làm thay đổi khả năng cho vay của các NHTM để đạt được các mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi sử dụng công cụ này, nó tạo ra sự thay đổi nhanh chóng tạo nên cú sốc cho nền kinh tế, nên NHTW ít sử dụng công cụ này mà chỉ sử dụng nó nhằm tạo nên sự an toàn cho hoạt động của các NHTM. Ví dụ minh họa 1: một nền kinh tế theo qui định của NHNN tỷ lệ DTBB là 10%, tỷ lệ DT thực tế là 25%. Tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng là 35 %. NHNN đưa thêm vào nền kinh tế 1 lượng tiền là 600 tỷ. Hãy tính: Lượng tiền mặt tăng thêm trong nền kinh tế Lượng tiền gởi ngân hàng tăng thêm Mức tăng thêm của lượng cung tiền tệ Ví dụ 2: NHTW phát hành M = 10000 tỷ.đ , r = 5%, r = 25 %, a = 25 % Tính S, M1, D = ? n2 = 3,125 , S = 31250 tỷ.đ , D= 25000, M1= 6250 tỷ.đ Tăng thêm mức cung tiền 3125 tỷ.đ , NHTW xử lý như thế nào bằng: Công cụ thị trường mở, mua chứng khoán S= 3215 M =S/n2 = 1000 tỷ.đ Chiết khấu và tái chiết khấu (tương tự giảm lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu để tăng thêm lượng tiền vào lưu thông là 1000 tỷ.đ) Công cụ dự trữ bắt buộc: S’ = S + AS = 34375 tỷ.đ, n2 = S / M = 3,4375 n2 ’ = (1+a)/(a+r’) , r’ = 0,11364 , Ar = 15 – 5 = 10 % R* = 11,364 – (15 -5) = 1,364 % giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 1,364% 10
- Quản trị ngân hàng thương mại 1.2.3.3. Chức năng trung gian thanh toán Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng và cho khách hành vay, NHTM mở ra các sổ sách theo dõi, và chuyển tiền trong các giao dịch lẫn nhau của khách hàng, ngân hàng sẽ xuất tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hay chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Thông qua chức năng này NHTM đã tiết kiệm tiền mặt, tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt, hạn chế vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán cho khách hàng, thúc đẩy việc luân chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng. Thông qua chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có thể tạo và hủy tiền. Lợi dụng điều này, NHTW đã sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc để thực thi chính sách tiền tệ của mình. 1.2.4. Dịch vụ NH Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của công chúng về quản lý quỹ tiền tệ, ngân hàng thường cung cấp cho họ nhiều loại dịch vụ khác nhau. Thành công của một NH hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ TC mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó 1 cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh. Các dịch vụ mà NH cung cấp. 1.2.4.1. Các dịch vụ NH hiện đại (1) Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng có quy mô nhỏ và rủi ro cao nên các NH không tích cực cho vay. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc nhận tiền gởi và cho vay đã buộc các NH hướng đến người tiêu dùng. Dịch vụ này phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2. (2) Tư vấn tài chính. NH cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng như từ chuẩn bị về thuế và các kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước, ngoài nước cho khách hàng kinh doanh. (3) Quản lý tiền mặt. NH thực hiện quản lý việc thu và chi cho các công ty và tiến hành đầu tư phần tiền mặt dư thừa tạm thời vào các CK sinh lợi và TD ngắn hạn cho đến khi KH cần. Hiện nay, các NH không chỉ thực hiện dịch vụ này đối với các công ty mà còn thực hiện đối với người tiêu dùng (cá nhân). (4) Dịch vụ thuê mua thiết bị. NH mua thiết bị cho KH thuê thông qua hợp đồng thuê mua. (5) Cho vay tài trợ dự án. NH tiến hành tài trợ cho chi phí xây dựng các nhà máy mới, nhất là những ngành công nghệ cao. (6) Bán các dịch vụ bảo hiểm: Bán bảo hiểm TD cho KH, tức bảo đảm khả năng thanh toán nợ của khách hàng vay vốn trong trường hợp họ bị chết hay tàn phế. (7) Cung cấp các kế hoạch hưu trí: NH thực hiện quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các DN lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho người nghỉ hưu, tàn phế. NH bán các kế hoạch tiền gởi hưu trí cho cá nhân và giữ nó cho đến khi người sử hữu các kế hoạch này cần tới. (8) Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. NH cung cấp các dịch vụ môi giới CK, cung cấp cho KH những cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các CK khác mà không cần phải đến người kinh doanh CK. Để thực hiện dịch vụ này, NH thường mua lại công ty môi giới hoặc thành lập liên doanh với công ty môi giới. (9) Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp: Hợp đồng trợ cấp bao gồm các kế hoạch tiết kiệm dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho KH bắt đầu vào 1 ngày nhất định trong tương lai (ngày nghỉ hưu). Quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách 11
- Quản trị ngân hàng thương mại chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (tối đa hóa thu nhập hoặc sự tăng giá trị vốn). (10) Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty, mua bán chứng khoán cho KH (như bảo lãnh phát hành CK), cung cấp các công cụ Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế RR để bảo vệ KH. Bảo đảm các khoản nợ do chính phủ, công ty phát hành để họ có thể vay với chi phí thấp (11) Sự thuận tiện: tổng hợp các dịch vụ NH. Không phải tất cả các NH đều cung cấp nhiều dịch vụ như trên nhưng các dịch vụ mà NH cung cấp phải tạo ra 1 sự thuận lợi lớn cho KH. Kh có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ TC của mình thông qua 1 NH và tại 1 địa điểm. Tóm lại: Các dịch vụ cung cấp càng đa dạng, càng hiện đại sẽ giúp ngân hàng càng có cơ hội để đa dạng hoá danh mục đầu tư, thu hút nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đứng vững trước sức ép cạnh tranh và hội nhập. Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư lượng vốn khá lớn để hiện đại hoá công nghệ nên không phải NH nào cũng làm được. 1.2.4.2. Những thay đổi trong thời gian gần đây về hoạt động NH Kết quả của một số cuộc điều tra về dịch vụ ngân hàng gợi ý rằng các ngân hàng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong chức năng và hình thức. Thực tế những thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày nay quan trọng đến nỗi rất nhiều nhà phân tích coi đó là một cuộc "Cách mạng ngân hàng". Điều có thể làm các thế hệ cho ngân hàng tiếp theo sẽ khác rất nhiều so với các ngân hàng ngày nay. Vậy những khuynh hướng nào ngày nay làm thay đổi ngân hàng? (1) Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ Như chúng ta đã thấy ở phần trước, các ngân hàng đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng - các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay. (2) Sự gia tăng cạnh tranh. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công ty kinh doanh chứng khoán như Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential. áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai. (3) Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất, tỷ giá và các điều kiện kinh tế - xã hội khác Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - GV. Trịnh Thị Ý Nhi
39 p | 196 | 36
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 1 - Đại học Văn Hiến
5 p | 112 | 13
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 3: Quản trị nguồn vốn của ngân hàng thương mại
48 p | 23 | 10
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 5 - Đại học Văn Hiến
8 p | 76 | 9
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 5: Quản trị hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại
58 p | 23 | 9
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương mở đầu - ThS. Lương Huỳnh Anh Thư
3 p | 47 | 8
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 4 - TS. Nguyễn Trọng Tài
11 p | 45 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 1: Quản trị hoạt động cho thuê và đầu tư tài chính của Ngân hàng thương mại
25 p | 12 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 4: Quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
107 p | 22 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 5: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
33 p | 12 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 1: Tổng quan về quản trị ngân hàng thương mại
29 p | 17 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 1 - Chương 0: Giới thiệu học phần
5 p | 13 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 3 - TS. Nguyễn Trọng Tài
11 p | 54 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 1 - TS. Nguyễn Trọng Tài
24 p | 36 | 6
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 7 - TS. Nguyễn Trọng Tài
12 p | 46 | 6
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 p | 13 | 5
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Bài 2 - TS. Nguyễn Trọng Tài
11 p | 48 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn