intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 2 - ThS.Thái Ngọc Vũ

Chia sẻ: Dsczx Dsczx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

132
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau kho học xong chương 2 Phân tích công việc nằm trong bài giảng quản trị nguồn nhân lực sinh viên có kiến thức để hiểu hơn về khái niệm phân tích công việc, những khó khăn khi thực hiện phân tích công việc, vai trò của phân tích công việc, ý nghĩa của phân tích công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 2 - ThS.Thái Ngọc Vũ

  1. Chương 2: Phân tích công việc
  2. Phân tích công việc là gì? Phân tích công việc là quá trình:  Thu thập và tổ chức các thông tin liên quan đến công việc  Xác định các nhiệm vụ, kỹ năng, trình độ cần có để thực hiện công việc một cách thành công
  3. ● Phân tích công việc là tiến trình xác định các đặc tính của CV (nội dung công việc) và những điều kiện (các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và các phẩm chất, kỹ năng cần có) khi thực hiện công việc. Phân tích CV cung cấp cho nhà QT 1 bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của 1 CV nào đó, mối tương quan của CV đó với CV khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành CV
  4. Khi nào cần phân tích công việc ?  Khi tổ chức mới thành lập và chương trình phân tích công việc được thực hiện lần đầu tiên  Khi tổ chức có thêm một số công việc mới  Khi các công việc có sự thay đổi do ảnh hưởng của công nghệ, kỹ thuật, cơ cấu tổ chức…  Định kỳ xem xét cập nhật thông tin
  5. Những khó khăn khi thực hiện PTCV?  Về phía các nhà quản lý: sợ mất thời gian, sợ PTCV không có tác dụng vì công việc thường xuyên thay đổi.  Về phía nhân viên: lo sợ PTCV nhằm đánh giá xem họ có đủ năng lực thực hiện công việc không, có sử dụng hết thời gian làm việc không.  Cán bộ nhân sự: thiếu phương pháp và công cụ thích hợp để thu thập và phân tích thông tin.
  6. Vai trò của PTCV
  7. Làm căn cứ để hoạch định NNL Để tuyển dụng nhân viên Đánh giá năng lực, thành tích nhân viên Trả lương, trả thưởng Nhân viên nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu đối với công việc Tạo điều kiện cho nhân viên phấn đấu vào chức danh mà họ muốn Để XD chương trìng đào tạo thiết thực hơn Để phân công công việc hợp lý hơn, tránh được trùng lắp, chồng chéo… Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
  8. Ý nghĩa của phân tích công việc:  Đảm bảo thành công trong xắp xếp, thuyên chuyển, thăng, thưởng nhân viên  Đảm bảo công bằng về mức lương  Tạo sự phấn đấu, kích thích lao động  Tiết kiệm thời gian và sức lực qua tiêu chuẩn hóa CV  Sử dụng hợp lý LĐ: nhà QL phân công, phân chia thời gian làm việc hợp lý, XD kế hoạch khoa học, giảm sự thay thế LĐ do trình độ  Tạo ĐK cho cấp QL và nhân viên hiểu nhau hơn
  9. Qui trình PTCV 2 3 1 TIẾN HÀNH VIẾT CÁC VĂN CHUẨN BỊ PHÂN TÍCH CV BẢN PTCV Lựa chọn phương Bản Mô tả công Lập danh mục các pháp thông tin việc chức danh công việc Tiến hành thu thập Bản Yêu cầu của thông tin công việc Thẩm định thông Bản Tiêu chuẩn tin thực hiện CV
  10. Các phương pháp thu thập thông tin (1) Phương pháp chuyên gia: ● Đây là phương pháp phân tích công việc sử dụng ý kiến của những người am hiểu công việc ( công nhân lành nghề, người am hiểu, người lãnh đạo ở các cấp các bộ phận). ● Cách làm: - Chuẩn bị câu hỏi gửi đến các chuyên gia. - Tập hợp tổng kết ý kiến. - Chuẩn bị những câu hỏi mới trên cơ sở ý kiến tập hợp. - Mở hội nghị trao đổi thảo luận. - Kết luận.
  11. Các phương pháp thu thập thông tin (2) Bảng câu hỏi: Người thực hiện công việc sẽ điền vào bảng câu hỏi những thông tin về công việc Thích hợp để thu thập thông tin về công việc của lao động gián tiếp cũng như công nhân trực tiếp Ưu điểm: Cho phép thu thập nhanh các thông tin về công việc ; Tiết kiệm các nguồn lực (thời gian, tiền bạc và nhân lực) cho phân tích công việc Nhược điểm Thiết kế bảng câu hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí Người trả lời có thể hiểu lầm câu hỏi nên đưa ra thông tin thiếu chính xác
  12. Các phương pháp thu thập thông tin (3) Phỏng vấn : Đặt câu hỏi trực tiếp với người thực hiện công việc. Thích hợp để thu thập thông tin về công việc của lao động gián tiếp cũng như công nhân trực tiếp Ưu điểm: Thông tin chi tiết, người phỏng vấn có thể giải thích câu hỏi, thay đổi cách đặt câu hỏi để người trả lời đưa ra thông tin chính xác Nhược điểm: Tốn thời gian Quan sát : Trực tiếp quan sát công việc được thực hiện như thế nào trên thực tế. Thường áp dụng đối với công việc dễ quan sát thấy. Ưu điểm: Có được thông tin phong phú về công việc Nhược điểm: Có thể gặp phản ứng của người được quan sát.
  13. Các phương pháp thu thập thông tin (4)  Ghi nhật ký công việc:  Người lao động tự ghi chép lại các hoạt động thực hiên công việc của mình  Thích hợp để thu thập thông tin về công việc của lao động gián tiếp cũng như công nhân trực tiếp  Ưu điểm: tiết kiệm chi phí  Nhược điểm: người trả lời có thể đưa ra thông tin không đúng sự thật, việc ghi chép khó đảm bảo tính liên tục
  14. Các phương pháp thu thập thông tin (5)  Ghi chép các tình huống bất ngờ, quan trọng:  Người tiến hành PTCV quan sát việc thực hiện công việc của người lao động và phát hiện ra các tình huống bất ngờ, có ảnh hưởng đến kết quả công việc, sau đó tiến hành phỏng vấn để phân tích các tình huống này  Thích hợp để thu thập thông tin bổ sung  Ưu điểm: cho phép khám phá những yêu cầu đặc biệt mà người thực hiện cần có khi xảy ra những tình huống bất ngờ  Nhược điểm: tốn thời gian, công sức khi thu thập thông tin  Lop CDQT 4 A(con tiep phan sau)
  15. Các văn bản (sản phẩm) của PTCV  Bản Mô tả công việc:  Các nhiệm vụ cần hoàn thành  Bản tiêu chuẩn nhân viên:  Bản Yêu cầu của công việc đối với người thực hiện:  Trình độ và kỹ năng đặc thù cần có để hoàn thành công việc  Bản tiêu chuẩn kết quả công việc:  Thước đo đánh giá kết quả công việc
  16. Bản mô tả công việc Là bản thông tin liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người thực hiện công việc, điều kiện làm việc, các mối quan hệ cần thiết, kết quả công việc khi hoàn thành
  17. Nội dung của bản Mô tả công việc  Giới thiệu về công việc:  Tên công việc/ chức danh công việc, bộ phận/phòng ban  Các nhiệm vụ thiết yếu, các trách nhiệm  Các mối quan hệ: mối quan hệ báo cáo và quan hệ giám sát đối với vị trí công việc  Các điều kiện thực hiện công việc
  18. Ví dụ về Mô tả công việc (1)  Tên chức danh công việc: Chuyên gia về cải cách hành chính  Dự án Hỗ trợ cải cách hành chính TP. Hồ Chí Minh  Nhiệm vụ chính  Đánh giá hiệu quả và tác động thiết thực đối với tiến độ thực hiện chương trình cải cách hành chính ở TP. HCM theo hệ thống các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng  Đưa ra những giải pháp hữu hiệu để gắn kết các hoạt động của dự án với việc xây dựng và thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị và chương trình trọng tâm về cải cách hành chính ở thành phố  Viết báo cáo định kỳ hàng quý và cung cấp đầu vào cho các báo cáo của dự án
  19. Ví dụ về Mô tả công việc (2)  Đánh giá chất lượng các kết quả đầu ra của dự án theo sự phân công của Quản đốc dự án  Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo dự án phân công  Các mối quan hệ:  Quản đốc dự án quốc gia  Chuyên gia tư vấn cao cấp và các cán bộ chủ chốt khác của Việt nam
  20. Các đặc tính của một bản Mô tả công việc tốt  Các nhiệm vụ được mô tả riêng biệt, ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng  Sắp xếp các nhiệm vụ và trách nhiệm theo đúng trình tự thực hiện. Hãy bắt đầu bằng bằng nhiệm vụ đòi hỏi nhiều thời gian nhất hoặc mang trách nhiệm lớn nhẩt.  Nên kết thúc bằng câu «thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu »  Mô tả công việc chứ không mô tả người thực hiện  Sử dụng các từ có tính hành động. Nhấn mạnh công việc cần làm chứ không giải thích qui trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1