intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 2 - TS. Nguyễn Vân Thùy Anh

Chia sẻ: Việt Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 2: Phân tích công việc" giúp sinh viên hiểu được các thông tin cần thu thập trong phân tích công việc; hiểu rõ các kết quả của phân tích công việc và ứng dụng của nó trong các hoạt động quản trị nhân lực; biết được các phương pháp tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho phân tích công việc trong tổ chức; nắm được tiến trình phân tích công việc trong tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 2 - TS. Nguyễn Vân Thùy Anh

  1. BÀI 2 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TS. Nguyễn Vân Thùy Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014109216 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Phân tích công việc tại Công ty TNHH Hưng Phú Công ty TNHH Hưng Phú vừa ký được hợp đồng độc quyền phân phối các sản phẩm bộ lưu điện (UPS) của Áo trên thị trường Việt Nam. Anh Hưng, Trưởng phòng Kinh doanh đề nghị chị Thủy, trưởng phòng Nhân sự tuyển thêm 2 cán bộ phụ trách kỹ thuật để gửi sang công ty đối tác ở Áo tập huấn trong 6 tháng và 2 nhân viên kinh doanh chuyên trách phát triển thị trường và hệ thống phân phối mảng sản phẩm UPS. Chị Thủy giới thiệu 3 ứng viên cho vị trí cán bộ kỹ thuật và 5 ứng viên cho vị trí cán bộ kinh doanh để anh Hưng lựa chọn. Tuy nhiên, anh Hưng không chọn được ứng viên nào đạt yêu cầu và phàn nàn với chị Thủy: “Khả năng sử dụng tiếng Anh nói và viết của các ứng viên cho vị trí cán bộ kỹ thuật quá kém, không thể gửi đi học tập và làm việc ở Áo vào đầu tháng 12 như dự định. 5 kỹ sư chuyên ngành điện mới tốt nghiệp từ Đại học Bách Khoa ứng tuyển cho vị trí cán bộ kinh doanh và phát triển thị trường cũng thể hiện sự lúng túng và non nớt trong lĩnh vực kinh doanh.” v1.0014109216 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Phân tích công việc tại Công ty TNHH Hưng Phú Chị Thủy phân trần: “Nhưng anh đã nói là cán bộ kinh doanh cũng cần có kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật điện – điện tử, chỉ là yêu cầu ở mức thấp hơn so với cán bộ kỹ thuật. Và anh cũng không đưa ra yêu cầu cụ thể nào về trình độ ngoại ngữ của các ứng viên cho vị trí cán bộ kỹ thuật.” Anh Hưng thừa nhận: “Đây là 2 công việc mới, chúng ta chưa viết các bản mô tả công việc nên các yêu cầu đối với người thực hiện công việc chưa được xác định rõ ràng. Quả là chúng ta đã không phối hợp chặt chẽ nên kết quả không như mong đợi.” Nguyên nhân của thất bại trong đợt tuyển dụng nhân lực của công ty Hưng Phú là gì? Có thể giải quyết vấn đề này như thế nào? v1.0014109216 3
  4. MỤC TIÊU • Hiểu được các thông tin cần thu thập trong phân tích công việc. • Hiểu rõ các kết quả của phân tích công việc và ứng dụng của nó trong các hoạt động quản trị nhân lực. • Biết được các phương pháp tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho phân tích công việc trong tổ chức. • Nắm được tiến trình phân tích công việc trong tổ chức. v1.0014109216 4
  5. NỘI DUNG Khái niệm công việc Phân tích công việc v1.0014109216 5
  6. 1. KHÁI NIỆM CÔNG VIỆC Nghề Công việc Công việc Vị trí Nhiệm vụ v1.0014109216 6
  7. 1. KHÁI NIỆM CÔNG VIỆC • Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện. • Vị trí (vị trí việc làm): biểu thị tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động. • Công việc: là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động. • Nghề: là tập hợp các công việc tương tự về mặt nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện. v1.0014109216 7
  8. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 2.1. Khái niệm và tầm quan trọng phân tích công việc 2.2. Các phương pháp thu thập thông tin trong phân tích công việc 2.3. Vai trò phòng nhân lực và tiến trình phân tích công việc v1.0014109216 8
  9. 2.1. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG TRONG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 2.1.1. Khái niệm phân tích công việc 2.1.2. Thông tin cần thu thập cho phân tích công việc 2.1.3. Các kết quả của phân tích công việc 2.1.4. Ứng dụng các kết quả của phân tích công việc v1.0014109216 9
  10. 2.1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Phân tích công việc (PTCV): là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến một công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. • Để làm rõ được bản chất của từng công việc, cần trả lời được những câu hỏi sau:  Người lao động cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì? Thủ tục? Quy trình?  Tại sao cần thực hiện những nhiệm vụ đó?  Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ đó ở đâu?  Thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách nào?  Thực hiện các nhiệm vụ đó như thế nào thì được coi là hoàn thành?  Người lao động cần có những yêu cầu gì về năng lực để hoàn thành công việc đó? v1.0014109216 10
  11. 2.1.2. THÔNG TIN CẦN THU THẬP CHO PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Các nhiệm vụ, trách nhiệm, các mối quan hệ cần thực hiện thuộc công việc: phải thu thập đầy đủ; làm rõ mức độ thường xuyên, tầm quan trọng của từng nhiệm vụ, hao phí thời gian (ước tính) để thực hiện từng nhiệm vụ. • Các máy móc, thiết bị, công cụ và dụng cụ phụ trợ, nguyên vật liệu cần phải sử dụng và kết quả của công việc. • Điều kiện làm việc: điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động; điều kiện về chế độ thời gian làm việc; khung cảnh tâm lý xã hội... • Thông tin về các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện: yêu cầu về thể lực, yêu cầu về trí lực (khả năng và kỹ năng cần phải có, các kiến thức, các hiểu biết và kinh nghiệm làm việc) cần thiết... v1.0014109216 11
  12. 2.1.3. CÁC KẾT QUẢ CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Bản mô tả công việc Bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể. Nội dung:  Phần xác định công việc;  Phần tóm tắt công việc;  Các điều kiện làm việc. v1.0014109216 12
  13. 2.1.3. CÁC KẾT QUẢ CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các đặc trưng về tinh thần và thể lực; và các yêu cầu cụ thể khác. Nội dụng:  Yêu cầu thể lực (tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, hình thức…);  Yêu cầu trí lực (trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm…). v1.0014109216 13
  14. 2.1.3. CÁC KẾT QUẢ CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/ tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc. Nội dụng:  Chỉ tiêu định lượng (doanh thu, thị phần…);  Chỉ tiêu định tính (sự phàn nàn của khách hàng…). v1.0014109216 14
  15. 2.1.4. ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: đưa ra các loại công việc. • Tuyển mộ nguồn nhân lực: xác định vị trí trống, và thông tin để quảng cáo về các vị trí việc làm mới. • Tuyển chọn nguồn nhân lực: tiêu thức sàng lọc ứng viên. • Định hướng: giúp người lao động biết các hoạt động mà họ phải làm. • Đánh giá thực hiện công việc: xác định tiêu thức và tiêu chuẩn đánh giá. • Đào tạo & phát triển nguồn nhân lực: sử dụng để xác định nhu cầu đào tạo. v1.0014109216 15
  16. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Sử dụng bảng hỏi  Thiết kế bảng hỏi.  Đưa bảng hỏi tới người lao động mà ta cần thu thập thông tin.  Người trả lời bảng hỏi chuyển lại bảng hỏi.Tổng hợp số liệu và thông tin. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho mọi vị trí công việc. Ưu/ nhược điểm :  Nhanh, tiết kiệm chi phí.  Ít chính xác, chi phí thiết kế bảng hỏi cao. v1.0014109216 16
  17. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Phỏng vấn  Hỏi trực tiếp những người lao động thực hiện công việc.  Tổng hợp và kiểm tra lại các thông tin thu thập được. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho công việc mà người nghiên cứu khó quan sát (người quản lý, chuyên môn, kỹ thuật…). Ưu/ nhược điểm:  Tìm hiểu sâu về công việc.  Tốn thời gian. v1.0014109216 17
  18. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC • Quan sát:  Quan sát quá trình làm việc.  Ghi lại đầy đủ các hoạt động lao động theo trình tự thực hiện.  Chỉ thích hợp với những công việc giản đơn, lao động chân tay, không đòi hỏi kỹ năng cao. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho công việc làm việc theo quá trình như công nhân sản xuất. Ưu/ nhược điểm:  Thông tin phong phú và thực tế.  Tốn chi phí, ảnh hưởng yếu tố chủ quan. v1.0014109216 18
  19. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp theo) • Ghi chép các sự kiện quan trọng: Người nghiên cứu ghi chép lại các hành vi thực hiện công việc cuả những người lao động làm việc có hiệu quả và những người lao động làm việc không có hiệu quả. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho mọi vị trí công việc. Ưu/ nhược điểm:  Thích hợp trong việc mô tả các công việc và xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc.  Tốn thời gian, hạn chế xây dựng hành vi trung bình. v1.0014109216 19
  20. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp theo) • Nhật ký công việc: Người lao động tự ghi chép lại các hoạt động của mình để thực hiện công việc. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho mọi vị trí công việc. Ưu/ nhược điểm:  Thu được các thông tin theo sự kiện thực tế.  Độ chính xác của thông tin bị hạn chế.  Ghi chép khó bảo đảm được liên tục và nhất quán. v1.0014109216 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0