Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 4 - PGS.TS. Phạm Thúy Hương
lượt xem 7
download
"Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc" với mục tiêu giúp người học nắm được các khái niệm cơ bản về đánh giá thực hiện công việc; các yếu tố của một hệ thống đánh giá thực hiện công việc; phát triển kỹ năng tổ chức đánh giá thực hiện công việc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 4 - PGS.TS. Phạm Thúy Hương
- BÀI 4 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC PGS.TS. Phạm Thúy Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0012108210 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG – Khen thưởng cho ai? • Là trưởng phòng kinh doanh, anh Long có trách nhiệm giới thiệu 1 nhân viên xuất sắc nhất phòng để lãnh đạo khen thưởng trong quý này. Phòng anh hiện nay có 5 người, kể cả anh. Nhưng anh muốn dành « phần thưởng » này để động viên anh em trong phòng. Mỗi nhân viên của anh đều có những điểm mạnh, điểm yếu nên việc lựa chọn ai quả là khó khăn đối với anh. • Vinh, là một cán bộ trẻ năng động, quan hệ rộng và ăn nói khéo léo. Kết quả công việc của anh luôn cao nhất phòng. Đôi khi anh cũng có những ý tưởng kinh doanh mới. Tuy nhiên, anh không được đồng nghiệp yêu quý vì họ cho rằng anh chỉ là người chỉn chu với công việc của bản thân mình. Những công việc chung của phòng anh thường tìm lý do để đùn đẩy cho người khác. Đôi khi anh vắng mặt không lý do nhưng lại thường bào chữa với trưởng phòng sau đó rằng anh đi gặp đối tác. • Loan, là cô gái nghiêm túc, thẳng thắn nhưng hơi cứng nhắc. Cô luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong công việc khi cần. Kết quả công việc của cô rất tốt mặc dù hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn. Nhiều người thừa nhận làm việc với cô rất yên tâm vì cô có trách nhiệm. Tuy nhiên, do quá thẳng thắn nên trong các cuộc họp cô thường phê bình khuyết điểm của người khác, kể cả lãnh đạo, làm cho những người này không mấy hài lòng. v1.0012108210 2
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG – Khen thưởng cho ai? • Trung, là cán bộ lâu năm nhất của phòng, tính tình hòa nhã, cởi mở, hay nhường nhịn người khác. Anh luôn ý thức mình là « anh cả » nên không để ai phải nhắc nhở, kêu ca về giờ giấc và công việc. Chỉ còn 5 năm nữa là anh nhận sổ hưu. Kết quả công việc của anh chỉ ở mức bình thường do ở tuổi này anh không còn nhanh nhạy với thị trường như lớp trẻ. • Vân, là cô gái hiền lành, xinh xắn, được cả phòng quí mến. Cô cũng là nguời có năng lực. Tuy nhiên, do đang đi học nên kết quả công việc của cô cũng chỉ ở mức độ vừa phải. Những lúc cần vắng mặt cô thường nói là đi thi. Cô cũng hứa với trưởng phòng rằng khi nào học xong cô sẽ toàn tâm toàn ý cho công việc. Bạn hãy giúp anh Long đưa ra quyết định xem nên khen thưởng cho ai trong số họ? v1.0012108210 3
- MỤC TIÊU • Hiểu các khái niệm cơ bản về đánh giá thực hiện công việc. • Nắm được các yếu tố của một hệ thống Đánh giá thực hiện công việc. • Phát triển kỹ năng tổ chức đánh giá thực hiện công việc. v1.0012108210 4
- NỘI DUNG Khái niệm, mục tiêu và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc Hệ thống đánh giá thực hiện công việc Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc Tổ chức và thực hiện đánh giá v1.0012108210 5
- 1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc 1.2. Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc 1.3. Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc v1.0012108210 6
- 1.1. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Đánh giá thực hiện công việc là đánh giá một cách hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước và cung cấp thông tin phản hồi về kết quả đánh giá. v1.0012108210 7
- 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC • Đối với tổ chức: mục tiêu quản lý Giúp người quản lý đề ra quyết định đúng đắn về lương thưởng, lập kế hoạch đào tạo, thuyên chuyển và bổ nhiệm... • Đối với người lao động: mục tiêu phát triển Biết rõ kết quả công việc cần đạt và có định hướng để hoàn thành công việc. Xác định lĩnh vực cần cải thiện và đề ra kế hoạch cho tương lai. Tăng động lực làm việc cho nhân viên. v1.0012108210 8
- 1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC • Là cơ sở để trả lương, xác định nhu cầu đào tạo một cách chính xác. • Giúp các nhà quản lý thấy được tính hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động Quản trị nhân lực khác: tuyển dụng, bố trí lao động, đào tạo, tạo động lực... • Ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động. • Cơ sở giúp người lao động cải tiến hành vi, động cơ và thái độ làm việc. v1.0012108210 9
- 2. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 2.1. Các yếu tố Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 2.2. Các yêu cầu đối với Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 2.3. Các lỗi cần tránh trong đánh giá thực hiện công việc v1.0012108210 10
- 2.1. CÁC YÊU TỐ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 2.1.1. Tiêu chuẩn thực hiện công việc (Các tiêu chí đánh giá) 2.1.2. Đo lường sự thực hiện công việc 2.1.3. Thông tin phản hồi v1.0012108210 11
- 2.1.1. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC (CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ) • Các nhóm tiêu chí: Kết quả công việc; Kỹ năng thực hiện công việc; Thái độ/ Ý thức chấp hành kỷ luật; Đặc điểm cá nhân. • Yêu cầu: Chỉ rõ nhiệm vụ nào người lao động phải hoàn thành; Chỉ rõ mức độ người lao động cần đạt tới. v1.0012108210 12
- 2.1.1. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC (CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ) Nhóm 1: Kết quả công việc • Số lượng: doanh thu, số lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện; số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; số đầu công việc thực hiện... • Chất lượng: dịch vụ hoàn hảo, chi phí thấp, thông tin thường xuyên cập nhật, sự hài lòng của khách hàng… • Thời gian: đúng hẹn, hoàn thành công việc đúng tiến độ. Nhóm 2: Kỹ năng thực hiện công việc • Mức độ thành thạo khi thực hiện công việc; • Các kỹ năng mềm. Nhóm 3: Ý thức, thái độ • Làm việc nhóm và hợp tác; • Hỗ trợ người khác; • Thái độ đối với khách hàng; • Chấp hành kỷ luật lao động... Nhóm 4: Đặc điểm cá nhân Một số đặc điểm cần có cho công việc: cẩn thận, trung thực, tự chủ động. v1.0012108210 13
- 2.1.1. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC (CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ) (tiếp theo) Ví dụ về tiêu chí đánh giá tại Tiên Phong Bank – Nhân viên phát triển sản phẩm Tiêu chí Tỷ trọng Tiêu chuẩn I. Chỉ tiêu tài chính 1. Số lượng sản 40% 12 sản phẩm mới (trung bình 1 sản phẩm/ tháng). phẩm mới 80 % khách hàng hài lòng (thông qua khảo sát khách hàng nội bộ, SME và 2. Khách hàng 10% khách hàng bên ngoài). II. Chỉ tiêu phi tài chính • Quy trình phát triển sản phẩm rõ ràng; 1. Quy trình 20% • Quy trình phối hợp với các bộ phận, phòng ban rõ ràng, linh hoạt. 2. Đào tạo 10% Kết quả đào tạo đạt đủ điểm chuẩn của trung tâm đào tạo. • Đi làm đúng giờ, trang phục đúng quy định; 3. Con người 20% • Có tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc tốt; • Nhiệt tình trong công việc và năng động trong cách xử lý tình huống phát sinh. v1.0012108210 14
- 2.1.1. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC (CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ) (tiếp theo) Các tiêu chí đánh giá • Chỉ đạo tập trung Người lãnh đạo, trên cơ sở kế hoạch của đơn vị, đưa ra tiêu chí đánh giá và nhân viên thực hiện. • Thảo luận dân chủ Người lãnh đạo khuyến khích nhân viên đưa ra tiêu chí đánh giá. Người lãnh đạo và nhân viên cùng thảo luận về các tiêu chí đánh giá phù hợp. v1.0012108210 15
- 2.1.2. ĐO LƯỜNG SỰ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC So sánh kết quả làm việc thực tế của người lao động với các tiêu chuẩn đã được ấn định (kết quả công việc cần đạt). v1.0012108210 16
- 2.1.3. THÔNG TIN PHẢN HỒI • Qua buổi trao đổi về kết quả đánh giá thực hiện công việc (phỏng vấn đánh giá). • Thông tin về kết quả đánh giá gửi đến nhà quản lý, cập nhật hồ sơ và giúp đưa ra quyết định nhân sự. v1.0012108210 17
- 2.2. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC • Tính phù hợp: phù hợp và phục vụ mục tiêu quản lý. • Yêu cầu về tính nhạy cảm: phân biệt người hoàn thành tốt và không hoàn thành tốt công việc. • Yêu cầu về tính tin cậy: nhất quán trong đánh giá. • Yêu cầu về tính thực tiễn: dễ hiểu, dễ sử dụng. • Yêu cầu về tính được chấp nhận: được người lao động chấp nhận và ủng hộ. v1.0012108210 18
- 2.3. CÁC LỖI CẦN TRÁNH TRONG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC • Lỗi thiên vị; • Lỗi thái cực; • Lỗi thành kiến; • Lỗi do ảnh hưởng của hành vi gần nhất; • Xu hướng bình quân trong đánh giá; • Lỗi định kiến do văn hóa. v1.0012108210 19
- 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 3.1. Phương pháp thang đo/ thang điểm 3.2. Ghi chép sự kiện quan trọng 3.3. Quản lý bằng mục tiêu 3.4. Phương pháp so sánh v1.0012108210 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương bài giảng Quản trị nhân lực (cho lớp chuyển đổi cao học 1) - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân
100 p | 252 | 75
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - GV. Vũ Thanh Hiếu
126 p | 150 | 28
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - ĐH Mở TP.HCM
20 p | 159 | 25
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - Lê Thị Hạnh
16 p | 172 | 19
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 7 - Những vấn đề hiện tại và xu hướng quản trị nhân lực
21 p | 23 | 9
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 1 - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
31 p | 59 | 8
-
Bài giảng Quản trị nhân lực quốc tế - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực quốc tế
12 p | 49 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
20 p | 27 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực quốc tế - Chương 4: Chuyển giao quy trình và chính sách quản trị nhân lực quốc tế
7 p | 27 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 1: Tổng quan về Quản trị nhân lực
16 p | 95 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 7: Kiểm soát quản trị nhân lực
9 p | 26 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực
12 p | 35 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực
12 p | 24 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực (Trình độ: Thạc sĩ)
34 p | 40 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
13 p | 27 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 1 - TS. Nguyễn Vân Thùy Anh
33 p | 60 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 7: Kiểm soát quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
10 p | 17 | 3
-
Bài giảng Quản trị nhân lực công - Chương 1: Tổng quan quản trị nhân lực trong tổ chức công
33 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn