intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 2.1 - Phân tích và thiết kế công việc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị nhân lực: Chương 2.1 - Phân tích và thiết kế công việc" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm và vai trò của hoạch định nguồn nhân lực; Quy trình hoạch định nguồn nhân lực; Lập kế hoạch người kế nhiệm. Mời các bạn cũng tham khảo bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 2.1 - Phân tích và thiết kế công việc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
  2. NỘI DUNG ● KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC ● QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC ● LẬP KẾ HOẠCH NGƯỜI KẾ NHIỆM
  3. 1. THIẾT KẾ CÔNG VIỆC ➢ Khái niệm công việc Là tổng hợp các nhiệm vụ, các trách nhiệm hay chức năng mà một người hay một nhóm người lao động phải đảm nhận trong một tổ chức. ➢ Khái niệm thiết kế công việc ❖Là quá trình xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó.
  4. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÔNG VIỆC CÁ NHÂN ● Phương pháp truyền thống: Là phương pháp xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc công việc dựa trên các yếu tố chung hoặc giống như các công việc được thực hiện ở các tổ chức khác nhau. ● Nghiên cứu hao phí thời gian và chuyển động: Phương pháp nghiên cứu và phân tích chuyển động của tay và cơ thể người lao động trong quá trình làm việc, mối quan hệ với các công việc và các nguyên vật liệu để xây dựng và tiêu chuẩn hóa một chu trình hoạt động hợp lý trong công việc
  5. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÔNG VIỆC CÁ NHÂN ● Chuyên môn hóa công việc: Chia nhỏ công việc, giao cho mỗi cá nhân ít việc, khối lượng mỗi phần việc tăng lên. ● Luân chuyển công việc: Người lao động thay đổi, chuyển chỗ làm việc theo một quy trình nhất định. ● Mở rộng công việc: Mở rộng phạm vi thực hiện bằng cách tăng thêm việc và giảm khối lượng trong mỗi phần việc. ● Làm phong phú hóa công việc: Là phương thức thiết kế công việc bằng cách mở rộng công việc theo chiều sâu.
  6. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÔNG VIỆC THEO NHÓM ● Nhóm lao động hội nhập: Được tổ chức bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau có khả năng thực hiện một khối lượng công việc hoàn chỉnh nhất định. ● Nhóm lao động tự quản: Các nhóm lao động hỗn hợp được giao mục tiêu phải thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định với mức chi phí cho trước, nhóm có trách nhiệm tự xác định nhiệm vụ phải làm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó. ● Nhóm chất lượng: Đây là một hình thức nhóm tiên phong, thu hút những người tình nguyện, được huấn luyện kỹ để khắc phục các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, khó khăn khi cần thiết.
  7. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ➢ Khái niệm: Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc ➢ Những yêu cầu cho việc phân tích công việc: ❖ Chính xác. ❖ Cụ thể, rõ ràng. ❖ Đầy đủ.
  8. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) Cần xây dựng ba tài liệu cơ bản: ● Bản mô tả công việc ● Bản tiêu chuẩn công việc ● Bản yêu cầu công việc
  9. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) Xác định tên công Các nhiệm vụ và Các điều kiện làm việc trách nhiệm cụ thể việc cụ thể • Các chỉ tiêu, tiêu chí phản ảnh các yêu cầu về số Bản mô tả công việc/job description lượng và chất lượng hoàn Phân thành các tích nhiệm vụ công Bản tiêu chuẩn công việc/ job standard được quy định việc trong CV Bản yêu cầu công việc/ job specification Khả năng và kinh Kiến thức Kỹ năng nghiệm khác
  10. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) Thu thập các loại thông tin khi phân tích công việc: ● Các yếu tố bên ngoài điều kiện làm việc. ● Hoạt động thực tế của người lao động. ● Những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có. ● Các loại phương tiện, máy móc, thiết bị kỹ thuật cho thực hiện công việc. ● Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên.
  11. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) Quy trình phân tích công việc Lựa chọn các Sử dụng thông GĐ/Trưởng Xác định các phương pháp Thu thập, tin thu thập và GĐ/ Trưởng phòng Tài cần thu thập thông phân tích và xây dựng công việc phòng Nhâncác chính- tin thích hợp thẩm định phân tích lực văn bản Kế toán thông tin
  12. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B1: Xác định công việc cần phân tích ▪ Xem xét sơ đồ cơ cấu tổ chức (hiện tại cũng như tương lai) ▪ Xác định các vị trí công việc của mỗi bộ phận, phòng ban ▪ Lập danh sách các vị trí công việc cần phân tích
  13. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp Các phương pháp thu thập thông tin khi phân tích công việc: ❖ Phương pháp bảng câu hỏi ❖ Phương pháp phỏng vấn ❖ Phương pháp quan sát ❖ Phương pháp ghi nhật kí công việc ❖ Phương pháp ghi chép tình huống bất ngờ
  14. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp ▪ Bảng câu hỏi: ✓ Thích hợp để thu thập thông tin về công việc của mọi vị trí trong tổ chức ✓ Ưu điểm ➢ Cho phép thu thập nhanh các thông tin về công việc ; ➢ Tiết kiệm các nguồn lực (thời gian, tiền bạc và nhân lực) cho phân tích công việc ✓ Nhược điểm ➢ Thiết kế bảng câu hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí ➢ Người trả lời có thể hiểu lầm câu hỏi nên đưa ra thông tin thiếu chính xác
  15. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp ▪ Phỏng vấn : Đặt câu hỏi trực tiếp với người thực hiện công việc. ✓ Thích hợp để thu thập thông tin về công việc của mọi vị trí trong tổ chức ✓ Ưu điểm: Thông tin chi tiết, người phỏng vấn có thể giải thích câu hỏi, thay đổi cách đặt câu hỏi để người trả lời đưa ra thông tin chính xác ✓ Nhược điểm: Tốn thời gian ▪ Quan sát : trực tiếp quan sát công việc được thực hiện như thế nào trên thực tế. ✓ Thường áp dụng đối với công việc dễ quan sát thấy. ✓ Ưu điểm: Có được thông tin phong phú về công việc ✓ Nhược điểm: Có thể gặp phản ứng của người được quan sát.
  16. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp ▪ Ghi nhật ký công việc: CBCCVC tự ghi chép lại các hoạt động thực hiên công việc của mình ✓ Thích hợp để thu thập thông tin về công việc của lao động gián tiếp cũng như công nhân trực tiếp ✓ Ưu điểm: tiết kiệm chi phí ✓ Nhược điểm: người trả lời có thể đưa ra thông tin không đúng sự thật, việc ghi chép khó đảm bảo tính liên tục
  17. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp ▪ Ghi chép các tình huống bất ngờ, quan trọng: quan sát và phát hiện ra các tình huống bất ngờ, có ảnh hưởng đến kết quả công việc ✓ Thích hợp để thu thập thông tin bổ sung ✓ Ưu điểm: cho phép khám phá những yêu cầu đặc biệt mà người thực hiện cần có khi xảy ra những tình huống bất ngờ ✓ Nhược điểm: tốn thời gian, công sức khi thu thập thông tin
  18. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B3: Thu thập, phân tích và thẩm định thông tin  Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản có sẵn trên cơ sở các sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích yêu cầu, chức năng quyền hạn của doanh nghiệp và các bộ phận.  Kiểm tra, xác minh độ tin cậy, tính chính xác của thông tin, bổ sung những thông tin còn thiếu Nguồn thẩm định thích hợp ✓ Cán bộ quản lý trực tiếp ✓ Đồng nghiệp ✓ Các chuyên gia  Phân tích thông tin
  19. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B4: Sử dụng thông tin và xây dựng các văn bản Sử dụng thông tin, xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, Bản mô tả công việc Bản tiêu chuẩn công việc Bản yêu cầu chuyên môn công việc
  20. 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp) B4: Sử dụng thông tin và xây dựng các văn bản Bản mô tả công việc ➢ Bản mô tả công việc chỉ ra các nhiệm vụ, các trách nhiệm, các mối quan hệ công tác và các điều kiện làm việc cụ thể của một công việc. ➢ Có hai loại mô tả công việc: Khái quát và chi tiết, nhưng thường trong bảng mô tả công việc phải đảm bảo các nội dung sau đây: ❖ Những thông tin chung về công việc. ❖ Những chức năng và trách nhiệm trong công việc. ❖ Những nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành. ❖ Quyền hạn của người thực hiện công việc. ❖ Những mối quan hệ trong công việc. ❖ Các điều kiện làm việc để thực hiện công việc đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2