Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 10 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
lượt xem 45
download
Chương 10 Hợp đồng hoán đổi (Swaps) thuộc bài giảng quản trị rủi ro các định chế tài chính, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu một số nội dung chính sau: nguyên lý cơ bản của Swaps, Swaps lãi suất và Swaps đồng tiền, Swaps tín dụng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 10 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
- QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
- Chương 10 HợP ĐồNG HOÁN ĐổI (SWAPS)
- Những nội dung chính
- Swap – Khái niệm • Là một thỏa thuận giữa hai bên (đối tác) trao đổi định kỳ cho nhau những dòng tiền xác định trong tương lai, dựa trên một công cụ hay một mức giá làm cơ sở (như lãi suất thả nổi hay cố định trên một trái phiếu). • Lần đầu tiên: đầu những năm 1980; là thị trường công cụ phái sinh phát triển có quy mô lớn nhất.
- Vai trò của swap dealer • Các giao dịch swap thường không đồng nhất về thời hạn; các chỉ số dùng để xác định các khoản thanh toán, và thời điểm thanh toán. Không có các hợp đồng tiêu chuẩn hóa. • Nhà giao dịch swap (swap dealers): (1) kết nối các đối tác hoặc (2) là một bên của giao dịch swap. • Với tư cách là trung gian: – Giảm được chi phí tìm kiếm của các đối tác có nhu cầu. – Bảo đảm cho việc thanh toán swap. • Đóng vai trò này chủ yếu là các ngân hàng thương mại và NH đầu tư. Hưởng phí trung gian swap. 5
- Phân loại swap • Năm loại swap chính: – Swap lãi suất – Swap đồng tiền – Swap tín dụng – Swap hàng hóa – Swap vốn chủ sở hữu. • Nguyên lý cơ bản chung: các bên tham gia thực hiện tái cơ cấu các dòng tiền tài sản hoặc dòng tiền nghĩa vụ theo một hướng mong muốn.
- Swap lãi suất – Khái niệm – Là sự trao đổi giữa hai đối tác các khoản thanh toán lãi suất cố định và các khoản thanh toán lãi suất thả nổi, do có những lợi thế so sánh tương ứng. – Là một chuỗi nối tiếp nhau các hợp đồng kỳ hạn lãi suất, cho phép kéo dài (tới 15 năm) trạng thái rào chắn rủi ro. – Người mua swap: là bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán cố định, định kỳ cho bên bán swap. – Người bán swap: là bên chấp nhận thực hiện các khoản thanh toán với lãi suất thả nổi, định kỳ cho bên mua.
- Các mục tiêu về dòng tiền • Bên mua swap (trả lãi suất cố định): thường có lợi thế so sánh về lãi suất cố định; tìm cách chuyển đổi nợ có lãi suất biến đổi thành nợ có lãi suất cố định, để tương thích tốt hơn với lợi suất cố định thu được trên tài sản. • Bên bán (trả lãi suất biến đổi):thường có lợi thế so sánh về lãi suất biến đổi; muốn chuyển đổi nợ có lãi suất cố định thành nợ có lãi suất biến đổi, để tương thích tốt hơn với lợi suất biến đổi thu được trên tài sản. • → rào chắn được rủi ro lãi suất.
- Ví dụ về Swap lãi suất Tài sản Nợ Ngân hàng A (Bên bán swap) Khoản vay thương mại, lãi Trái phiếu trung hạn, lãi suất suất được chỉ số hóa theo cố định: 100 triệu $ LIBOR : 100 triệu $ Ngân hàng B (Bên mua swap) Khoản vay BĐS lãi suất cố Chứng chỉ tiền gửi 1 năm = định = 100 triệu $ 100 triệu $ 9
- Ngân hàng A: bên bán – Nợ :100 triệu $ trái phiếu 4 năm, 10% (cố định) – Tài sản: các khoản vay với lãi suất = Libor + 2,5%, điều chỉnh hàng năm. → DGAP = DA – kDL < 0.→ thiệt hại khi lãi suất giảm. – Để rào chắn rủi ro: rút ngắn DL, (mức độ nhạy cảm giá của nợ), → chuyển thành nợ lãi suất thả nổi ngắn hạn. • Giải pháp nội bảng: thu hút thêm 100 triệu $ tiền gửi ngắn hạn, lãi suất được chỉ số hóa theo LIBOR như với khoản vay, tiền thu được dùng để thanh toán cho các trái phiếu trung hạn. • Giải pháp ngoại bảng: bán một swap lãi suất, thực hiện các khoản thanh toán với lãi suất thả nổi.
- Ngân hàng B: bên mua – Nợ: CD ngắn hạn với D = 1 năm, chuyển hạn theo lãi suất thị trường – Tài sản: 100 triệu $ vào các mortgages dài hạn, lãi suất cố định, D lớn. → DA – kDL > 0; thiệt hại khi lãi suất tăng; cơ cấu bảng CĐKT ngược với ngân hàng (A). – Để rào chắn rủi ro: chuyển đổi nợ ngắn hạn, thả nổi lãi suất thành nợ dài hạn, lãi suất cố định để tương thích tốt hơn với tài sản. • Nội bảng: phát hành trái phiếu dài hạn, với thời hạn tương đương với các mortgages, lãi suất 12%. Tiền thu được để thanh toán cho CD và giảm DGAP. • Ngoại bảng: mua một swap, thực hiện các khoản thanh toán cố định.
- SWAP LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH – THẢ NỔI; MỆNH GIÁ = 100 TRIỆU $ FI (A) FI (B) Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn h (khoản vay chỉ số địn (mortgage lãi suất cố hóa) 10 % cố định) LI B OR Nợ dài hạn +2 Nợ ngắn hạn % (4 năm, 10%) (CD một năm)
- CHI PHÍ TÀI TRỢ DO SWAP LÃI SUẤT ĐEM LẠI (triệu $) FI (A) (bên bán) FI (B) (bên mua) Dòng ra, thanh toán − 10% x 100 − lsCD x100 cho nợ nội bảng Dòng tiền vào (nhận) từ swap 10% x 100 (LIBOR + 2%) x 100 Dòng tiền ra (thanh − (LIBOR + 2%) x 100 − 10% x 100 toán) cho swap Dòng tiền ròng − (LIBOR + 2%) x 100 − (8%+ lsCD −LIBOR) x100 Ls sẵn có trên thị trường cho: Nợ lãi suất biến đổi LIBOR + 2,5% 12% Nợ lãi suất cố định
- Kết quả của swap – NH (A): • Nợ có ls cố định → nợ có ls biến đổi; tương thích với tính biến động của lợi suất của tài sản. • Tiết kiệm được 0,5%, vì NH (A) phải trả cho NH (B) lãi suất = (Libor + 2%), trong khi nếu huy động tiền gửi (thị trường) (A) sẽ phải trả lãi suất = (Libor + 2,5%). – NH (B): • Nợ có ls biến đổi → nợ có ls cố định, cộng thêm một phần biến đổi nhỏ (ls CD – Libor), tương đương với khoản nhận được trên tài sản. • Tiết kiệm được (4% + ls CD – Libor) vì nếu huy động trên thị trường, NH (B) phải trả 12% trong khi nhờ swap, NH (B) chỉ phải trả 8% và một chênh lệch nhỏ (Ls CD – Libor).
- Có rào chắn được hoàn toàn rủi ro? Với giả định rủi ro vỡ nợ bằng 0, • NH (A): – Nhận được 10% từ swap = Phải trả 10% nợ nội bảng, cho dù ls giảm làm cho khoản thu trên tài sản giảm sút → loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất. • NH (B): – Nhận được (Libor + 2%) từ swap để trả lãi cho CD → rất có thể không đủ để trả (basis risk). Lý do: • Ls CD và LIBOR chuyển động không bám sát nhau. • Mức bù rủi ro tín dụng trên CDs của NH(B) có thể tăng qua thời gian, (Libor + 2%) có thể không đủ để rào chắn chi phí vốn của NH(B)
- Xác định lãi suất cố định và thả nổi • Phân biệt – Các mức lãi suất cố định và thả nổi được ấn định khi thiết lập hợp đồng. – Các dòng tiền thực sự được thực hiện trên swap là bao nhiêu. • Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi được ấn định khi khởi tạo swap: phụ thuộc vào dự đoán của thị trường về lãi suất ngắn hạn trong tương lai. • Các dòng tiền được thực hiện trên swap phụ thuộc vào lãi suất thực tế của thị trường trên khoản thời gian tồn tại của swap.
- Ví dụ (tiếp) • Các khoản thanh toán của NH (A) cho NH(B) được chỉ số hóa theo công thức (LIBOR + 2%) x 100 tr.$. • NH (B) phải thanh toán cho NH (A): 10% x 100 tr.$.
- Cuối năm LIBOR 1 9% Giả định diễn biến của Libor 2 9% 3 7% 4 6% Dòng tiền thực hiện theo swap (triệu $) Cuối Libor Libor 1 Thanh Thanh Thanh toán năm 1 năm năm + 2% toán bởi toán bởi ròng bởi NH (A) NH (B) NH (A) 1 9% 11% 11$ 10$ +1$ 2 9 11 11 10 +1 3 7 9 9 10 −1 4 6 8 8 10 −2 Tổng 39 40 − 1$
- • Nhận xét: – Trong năm 1 và năm 2: NH (B) có lãi ròng trên swap; dòng tiền tăng thêm này triệt tiêu chi phí tăng thêm để tái tài trợ CD khi lãi suất tăng. (swap đang có lãi; “in the money swap”). Trong năm 3 và năm 4, NH (B) lại có trạng thái out of money swap – swap mất tiền. – Trong năm 3 và năm 4, NH (A) có lãi ròng trên swap, khi lãi suất giảm. Dòng tiền dương này lại triệt tiêu khoản giảm sút lợi nhuận trên danh mục tài sản của NH (A). – Tổng thể, NH (A) có lãi ròng danh nghĩa 1 triệu $. Lãi thực sự được thực hiện là PV của 1 triệu $ đó.
- Swap ngoài thị trường (off-market swaps) • Swap có thể được chuẩn hóa, hoặc được thiết kế theo nhu cầu của các bên giao dịch, nếu một bên sẵn sàng trả tiền cho bên kia về việc chấp nhận các điều kiện không chuẩn hóa. • Trong ví dụ trên, mệnh giá được cố định là 100 triệu $ trong suốt bốn kỳ hạn thanh toán. Tuy nhiên, mệnh giá có thể tăng, giảm trên thời hạn của swap.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Bài 1 TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
9 p | 1049 | 273
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - ThS.Trịnh Thị Phan Lan
31 p | 683 | 235
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - PGS.TS Nguyễn Minh Duệ
93 p | 436 | 131
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính – Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
0 p | 141 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 1 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 157 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 6 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 147 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
15 p | 49 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 133 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 7 - ThS. Hà Lâm Oanh
3 p | 178 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 2: Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
11 p | 39 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 5 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 139 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 3: Quản trị rủi ro lãi suất của doanh nghiệp
10 p | 38 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 4: Quản trị rủi ro hối đoái của doanh nghiệp
12 p | 34 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - Chương 1: Dẫn luận
9 p | 104 | 7
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
48 p | 57 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 3 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
38 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 2 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
27 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
26 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn