Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 5 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
lượt xem 29
download
Chương 5 Rủi ro thanh khoản thuộc bài giảng quản trị rủi ro các định chế tài chính, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu một số nội dung chính sau: bản chất rủi ro thanh khoản, rủi ro bên nợ và rủi ro bên tài sản, quản trị thanh khoản mua, quản trị thanh khoản dự trữ, đo lường rủi ro thanh khoản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 5 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
- QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
- CHƯƠNG 5 RỦI RO THANH KHOẢN
- Những nội dung chính • Bản chất rủi ro thanh khoản • Rủi ro bên nợ và rủi ro bên tài sản • Quản trị thanh khoản mua • Quản trị thanh khoản dự trữ • Đo lường rủi ro thanh khoản
- Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản • Hai nguyên nhân: bên nợ và bên tài sản. • Nguyên nhân bên nợ, xẩy ra khi – Người gửi tiền, các chủ hợp đồng bảo hiểm… có nhu cầu rút tiền tức thì. – Tiền mặt thường được giữ tối thiểu. Những tài sản khác muốn chuyển thành tiền ngay thì phải có chi phí. • Nguyên nhân bên tài sản, xẩy ra khi – Khách hàng rút quỹ theo cam kết ngoại bảng – FI phải đáp ứng khoản vay này tức thì, phát sinh nhu cầu về thanh khoản.
- (tiếp) • Hành động của FI: – Dốc hết tiền mặt dự trữ – Bán bớt những tài sản thanh khoản; có thể là với giá rất thấp (fire - sale price) đe dọa khả năng lợi nhuận và khả năng thanh toán của FI. – Tìm cách mua hoặc vay thêm quỹ • Trong trường hợp xấu nhất, FI có thể đối mặt với hoảng loạn, dẫn tới mất khả năng thanh toán (phá sản).
- Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng • Rủi ro thanh khoản bên nợ – Các DI có nợ ngắn hạn với khối lượng lớn dùng để tài trợ cho các tài sản tương đối dài hạn. Tiền gửi theo nhu cầu (không kỳ hạn) và các tài khoản giao dịch khác chiếm tỷ trọng lớn. – Về lý thuyết, DI phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của loại nợ này bất kỳ thời điểm nào. – Trên thực tế, các DI thường biết có một tỷ lệ nhỏ của tiền gửi sẽ được rút vào một ngày bất kỳ.
- Tiền gửi lõi và tiền rút thuần (ròng) – Phần lớn tiền gửi theo nhu cầu (không kỳ hạn) tạo thành tiền gửi lõi (core deposits), cung cấp nguồn tiết kiệm tương đối ổn định, dài hạn của DI. – Tiền rút ra có thể được bù đắp một phần bằng tiền gửi mới và các khoản thu nhập khác. – Khi tiền rút ra > tiền gửi bổ sung DI trong tình trạng tiền rút thuần (ròng); – Để cho một DI tăng trưởng, tiền gửi bổ sung phải lớn hơn tiền gửi bị rút, tức rút tiền ròng phải âm ( - ). 7
- Phân phối tiền rút thuần (a) (b) Xác suất Xác suất - + Tiền rút - + Tiền rút 0 5% -2% 0 Dòng thuần Dòng thuần vào (dòng ra) vào (dòng ra)
- Giải thích đồ thị • Đồ thị (a): giả định phân phối xác suất đạt đỉnh cao tại mức rút tiền ròng 5% → DI dự tính khoảng 5% quỹ tiền gửi ròng sẽ bị rút vào một ngày bất kỳ với xác suất cao nhất. • Đồ thị (b): Đỉnh của phân phối xác suất đạt ở mức rút tiền ròng -2% → DI đang nhận được dòng tiền vào ròng với xác suất cao nhất.
- Quản trị việc rút tiền • Một DI có thể quản trị việc rút tiền theo hai cách chủ yếu: mua thanh khoản và dự trữ thanh khoản. • Trong quá khứ, cơ chế chủ yếu được sử dụng là dựa vào thanh khoản được dự trữ. • Hiện tại: các NH dựa vào việc mua thanh khoản, trên thị trường tiền tệ hoặc các thị trường phi tiền gửi khác. 10
- • Quản trị thanh khoản mua – Là sự điều chỉnh trước một trạng thái rút tiền gửi, diễn ra ở bên nợ của bảng cân đối kế toán. – Là cách tiếp cận mới, dựa vào thị trường tiền tệ để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản. • Quản trị thanh khoản dự trữ – Là sự điều chỉnh trước một trạng thái rút tiền gửi, diễn ra bên tài sản của bảng CĐKT. – Là cơ chế chủ yếu để quản trị thanh khoản theo cách truyền thống • Một NH có thể kết hợp cả hai chiến lược này để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản.
- Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau một cuộc rút tiền gửi Trước rút tiền Sau rút tiền Tài sản: 100 Tiền gửi: 70 Tài sản: 100 Tiền gửi: 65 Quỹ vay: 10 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 95 Phần B. Điều chỉnh trước một cuộc rút tiền, bằng quản trị nợ Tài sản: 100 Tiền gửi: 65 Quỹ vay: 15 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100
- Quản trị thanh khoản mua • Các kỹ thuật bao gồm – Mua trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường hợp đồng mua lại, (thị trường những khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng). – Phát hành CD bán buôn, thời hạn cố định; – Bán (phát hành) một số kỳ phiếu, trái phiếu.
- • Ưu điểm – Duy trì quy mô của bảng CĐKT; không thay đổi quy mô và cơ cấu của bên tài sản. • Nhược điểm: – NH đang trả lãi suất thị trường để bù đắp tiền gửi bị rút có lãi suất rất thấp. Chi phí mua quỹ càng cao so với lãi kiếm được trên tiền gửi, cách tiếp cận này càng ít hấp dẫn đối với DI. – Các loại quỹ này không được bảo hiểm tiền gửi, nên khi ngân hàng đang có khó khăn về thanh toán thì việc vay quỹ cũng không dễ dàng. 14
- Quản trị thanh khoản dự trữ • Các kỹ thuật – Thanh lý một số TS, sử dụng lượng thanh khoản được dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi ròng. – Tổng dự trữ tiền = Dự trữ bắt buộc + Dự trữ vượt mức (Giữ lượng dự trữ lớn hơn mức bắt buộc của NHTW). • Đặc điểm – Khi dùng tiền mặt như một cơ chế để điều chỉnh thanh khoản, cả hai bên của bảng CĐKT đều thu hẹp. – Chi phí của việc giữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là chi phí cơ hội của việc không thể đầu tư tiền vào các khoản vay hay các tài sản có thu nhập cao hơn.
- Phần A. Bảng CĐKT ngay trước một cuộc rút tiền gửi Tài sản Nghĩa vụ Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tài sản khác: 91 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100 Phần B. Điều chỉnh trước một cuộc rút tiền, bằng quản trị thanh khoản dự trữ Tài sản Nghĩa vụ Tiền mặt: 4 Tiền gửi: 65 Tài sản khác: 91 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 95 Tổng: 95
- Rủi ro thanh khoản bên tài sản • Dạng thứ nhất: Rút khoản vay theo cam kết (hạn mức tín dụng) • Bắt nguồn từ việc NH phải thực hiện cam kết khoản vay và các hạn mức tín dụng khác, khi khách hàng yêu cầu. • Hai cách giải quyết: – Vay thêm tiền trên TTTT và cho vay số tiền đó (quản trị thanh khoản mua). – Giảm bớt tiền dự trữ vượt mức (quản trị thanh khoản dự trữ)
- Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau khi sử dụng hạn mức (a) Trước khi sử dụng hạn mức Sau khi sử dụng hạn mức Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tài sản khác: 91 Quỹ vay: 10 Tài sản khác: 96 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 100 Tổng: 100 Tổng: 105 Tổng: 100 Phần B. Điều chỉnh bảng CĐKT khi hạn mức tín dụng được sử dụng (a) Quản trị thanh khoản mua (b) Quản trị thanh khoản dự trữ Tiền mặt: 9 Tiền gửi: 70 Tiền mặt: 4 Tiền gửi: 70 Tài sản khác: 96 Quỹ vay: 15 Tài sản khác: 96 Quỹ vay: 10 Nghĩa vụ khác: 20 Nghĩa vụ khác: 20 Tổng: 105 Tổng: 105 Tổng: 100 Tổng: 100
- Rủi ro thanh khoản bên tài sản • Dạng thứ hai: Giảm sút giá trị thị trường của danh mục đầu tư – Khi lãi suất thay đổi (tăng) ngoài dự tính, giá trị của DMĐT giảm sút, có thể gây thiệt hại lớn. – Thanh khoản thị trường có thể xấu đi, vì không có người mua trong khi nhiều người muốn bán (hành vi bầy đàn). – Trong cuộc bán tháo, thanh khoản cạn, các chứng khoán chỉ bán được với giá rẻ → rủi ro thanh khoản của FI tăng.
- • Hậu quả: mất vốn CSH 5 triệu $; quy mô tài sản giảm sút. • Hành động: FI phải cung ứng quỹ cho khoản mất 5 triệu $ trên bảng CĐKT, nhằm đáp ứng nhu cầu về vay và rút tiền gửi. • Giải pháp: – Vay thêm 5 triệu $ dưới dạng tiền gửi bổ sung hoặc quỹ mua (tức sử dụng quản trị thanh khoản mua). – Mua thêm 5 triệu tài sản (quản trị thanh khoản dự trữ). – Trong cả hai trường hợp, FI đều mất 5 triệu $ vốn CSH.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Bài 1 TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
9 p | 1046 | 273
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - ThS.Trịnh Thị Phan Lan
31 p | 683 | 235
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - PGS.TS Nguyễn Minh Duệ
93 p | 436 | 131
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính – Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
0 p | 134 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 1 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 156 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 6 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 147 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
15 p | 49 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 - ThS. Hà Lâm Oanh
5 p | 133 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 7 - ThS. Hà Lâm Oanh
3 p | 173 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 2: Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
11 p | 39 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 5 - ThS. Hà Lâm Oanh
4 p | 139 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 3: Quản trị rủi ro lãi suất của doanh nghiệp
10 p | 37 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 4: Quản trị rủi ro hối đoái của doanh nghiệp
12 p | 34 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính - Chương 1: Dẫn luận
9 p | 104 | 7
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
48 p | 57 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 3 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
38 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 2 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
27 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
26 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn