intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp" với các kiến thức doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp; các vấn đề cơ bản liên quan đến một số loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp phải tính và nộp trong quá trình kinh doanh; các nội dung quản lý thu chi trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp

  1. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp BÀI 2 QUẢN LÝ THU CHI TRONG DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Quản lý thu chi về bản chất chính là quản lý dòng tiền vào, ra xuất hiện trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, việc thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động ổn định và trơn tru của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Bài học này có mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến công việc quản lý thu chi trong doanh nghiệp. Do dòng tiền vào, ra có mối quan hệ mật thiết với các vấn đề về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các khoản thuế phải nộp khác nhau của doanh nghiệp, nên bên cạnh thu và chi của doanh nghiệp, thì doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thuế cũng sẽ được trình bày cẩn thận trong bài học này. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Chương 2, trang 25 – 50, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013. 2. Chương 14, trang 397 – 411, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS. Bùi Văn Vần và TS. Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013. 3. Các phần tài liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong môn học “Nguyên lý kế toán” hoặc “Kế toán tài chính”. 4. Luật thuế Giá trị gia tăng, luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này trước hết trình bày về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, tiếp theo đó là các vấn đề cơ bản liên quan đến một số loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp phải tính và nộp trong quá trình kinh doanh, và cuối cùng sẽ là các nội dung quản lý thu chi trong doanh nghiệp (bao gồm quản lý thu ngân quỹ, quản lý chi ngân quỹ và cân đối ngân quỹ). 38 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  2. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:  Trình bày được khái niệm doanh thu nói chung cũng như các bộ phận hợp thành tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp nói riêng, nêu được ví dụ về từng bộ phận doanh thu ấy.  Trình bày được các khái niệm đồng thời lấy được các ví dụ về chi phí nói chung và chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác nói riêng.  Trình bày được các khoản mục và yếu tố cơ bản của chi phí sản xuất kinh doanh.  Phân biệt được chi phí sản xuất kinh doanh với giá thành sản phẩm.  Trình bày được các vấn đề cơ bản về thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Thu nhập doanh nghiệp dựa theo các luật thuế hiện hành ở Việt Nam.  Phân biệt được thu với doanh thu và chi với chi phí của doanh nghiệp.  Lập được báo cáo ngân quỹ dựa trên các thông tin thu thập được về tình hình kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 39
  3. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Tình huống dẫn nhập Người nuôi cá tra đang có nguy cơ lỗ nặng Việt Nam là nước chiếm trên 80% thị phần cá da trơn trên thế giới, và có một tương lai rất sáng sủa trong lĩnh vực nuôi và xuất khẩu loại thủy sản này. Song, thật đáng tiếc là tình trạng bỏ trống ao nuôi đang lan tràn và phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Lý do rất giản đơn: người nuôi cá tra đang có nguy cơ bị lỗ nặng. Nếu như năm 2007, giá cá tra xuất khẩu bình quân 4,93 USD/kg, thì đến năm 2014, chỉ còn 1,8 – 2,5 USD/kg, do bị chính các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh ngược, kéo xuống; và để bù đắp cho phần giảm sút này, các doanh nghiệp xuất khẩu quay lại chèn ép người nuôi, giảm giá thu mua, trong khi chi phí về thức ăn, nhân công, thuốc thú y tăng mạnh. Hậu quả là có nhiều hộ nuôi lớn – kinh doanh cá thể, khi xuất bán một lứa cá, thu về đến 2 – 3 tỷ đồng, song thực ra tổng chi phí cho lứa cá nuôi đó lại lên tới 2,2 – 3,6 tỷ; khiến họ thua lỗ 200 – 600 triệu. Hệ quả là không những họ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng, mà ngay cả khả năng trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt thường nhật của gia đình cũng bị ảnh hưởng. 1. Việc thu được 2 – 3 tỷ tiền bán cá có mang lại niềm vui thực sự cho người nông dân nuôi cá không? 2. Tại sao doanh thu lớn, nhưng người nuôi cá vẫn bị lỗ nặng? 3. Các hậu quả có thể xảy ra do tình trạng “doanh thu nhiều nhưng lỗ nặng” như trong ví dụ này là gì? 40 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  4. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Nhận xét: Hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh rất đa dạng và phức tạp. Trong thực tiễn, để có thể quản trị được tốt các hoạt động của doanh nghiệp, người ta gần như không bao giờ “vơ đũa cả nắm” để mà quản lý, thông thường, trước khi thực hiện các công việc quản lý cụ thể, họ sẽ tiến hành phân chia cái tập hợp “cồng kềnh” các hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp này ra thành các tập hợp con (các nhóm nhỏ), rồi sau đó mới bắt đầu tiến hành quản lý. Chính việc quản lý chi tiết theo từng nhóm nhỏ kết hợp với quản lý chung như thế này mới giúp cho việc quản lý doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng, trơn tru và đạt được hiệu quả cao hơn. Trên giác độ kế toán tài chính, người ta hiện đang sử dụng cách thức phân chia hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp như sau: Hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động Hoạt động khác kinh doanh Hoạt động Hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính Trong đó:  Hoạt động sản xuất kinh doanh: được hiểu là một tập hợp bao gồm các hoạt động về sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Đây là mảng hoạt động tạo nên doanh thu chủ yếu trong kỳ của doanh nghiệp.  Hoạt động tài chính: được hiểu là một tập hợp bao gồm các hoạt động: Huy động vốn; Đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp (Đầu tư tài chính) và Các hoạt động mang tính chất tài chính khác như chiết khấu thanh toán, kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ...  Hoạt động khác: được hiểu là các hoạt động không thường xuyên, có tính chất bất thường đối với doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam hiện nay cũng như mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành đều được xây dựng dựa trên cách thức phân loại hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp như trên. Phần trình bày dưới đây cũng được thiết kế dựa trên cách thức phân chia ấy. 2.1. Doanh thu của doanh nghiệp  Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 41
  5. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp  Các bộ phận hợp thành tổng doanh thu của doanh nghiệp Quá trình hoạt động của doanh nghiệp tất yếu sẽ làm phát sinh các lợi ích kinh tế nhất định, nếu như các lợi ích kinh tế ấy được xác định là thuộc về doanh nghiệp và có xu hướng làm gia tăng quy mô số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó, thì các lợi ích kinh tế ấy được gọi là doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, doanh thu chính là hệ quả đầu ra từ các hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp. Do hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp lại được phân chia thành: Hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, sau đó, hoạt động kinh doanh lại tiếp tục được phân chia thành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Nên doanh thu (với tư cách là hệ quả của các hoạt động) hoàn toàn cũng có thể được phân chia thành các bộ tương ứng, với nguyên tắc phân chia: “Hoạt động nào thì doanh thu nấy”. Cụ thể như sau: Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp Doanh thu Doanh thu khác hoạt động kinh doanh (Thu nhập khác) Doanh thu hoạt động sản xuất Doanh thu kinh doanh (Doanh thu bán hoạt động tài chính hàng và cung cấp dịch vụ) o Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là bộ phận doanh thu của doanh nghiệp được hình thành từ các hoạt động sản xuất và bán hàng thông thường trong kỳ. Nói chi tiết hơn, Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động sản xuất và bán hàng thông thường của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp tích cực sản xuất, nhưng việc tiêu thụ bị đình đốn, doanh nghiệp không bán được hàng, như vậy, sẽ không thể có doanh thu. Ngược lại, xét một doanh thương mại, họ không tiến hành hoạt động sản xuất, nhưng việc mua hàng về và bán hàng ra vẫn cứ diễn ra đều đều, thì doanh thu vẫn phát sinh và được ghi nhận bình thường. Như vậy, có thể nói, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất là được tạo ra từ hoạt động bán hành của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất chỉ tạo ra tiền đề cho hoạt động bán hàng là thành phẩm mà thôi. Do đó, để thể hiện chính xác hơn nguồn gốc hình thành, người ta còn gọi doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng một cái tên khác là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 42 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  6. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Bản chất của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được (sau khi đã loại bỏ đi các khoản thuế ở khâu tiêu thụ như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt) từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Công thức xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: S = ∑ (Qi  Pi) Trong đó:  S: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.  Qi, Pi: Lần lượt là số lượng sản phẩm bán ra và giá bán đơn vị sản phẩm của loại sản phẩm i. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trong thực tế, quy mô của khoản tài chính này ở các doanh nghiệp khác nhau là rất khác nhau, bởi vì quy mô ấy phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố. Nếu ta nhìn vào công thức xác định vừa trên, sẽ dễ dàng nhận thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm bán ra và giá bán đơn vị tương ứng của từng loại sản phẩm. Từ đó, để nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như vai trò của từng nhân tố đó, ta cần phải tìm hiểu và phân tích xem tác nhân nào ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán tương ứng của hàng hóa dịch vụ ấy. Qua phân tích, các nhà kinh tế đã rút ra được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp, cụ thể như sau: (1) Khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng ra thị trường (Năng lực tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). (2) Chất lượng của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. (3) Quan hệ cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. (4) Phương thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phương thức thanh toán tiền hàng mà doanh nghiệp đề nghị cho khách hàng. (5) Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Lưu ý: Trong hoạt động thực tiễn, các nhà tài chính cần phải phân biệt được thời điểm thu tiền hàng với thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau, và có vai trò, ý nghĩa riêng trong quá trình quản trị doanh nghiệp.  Thời điểm thu tiền là thời điểm doanh nghiệp thực sự nhận được tiền hàng của số hàng hóa và dịch vụ cung cấp.  Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thời điểm mà quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được thực hiện, và người mua đã chấp nhận thanh toán số tiền hàng liên quan, không kể tại thời điểm ấy, doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa. TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 43
  7. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Trong thực tế, doanh nghiệp có thể tiến hành ghi nhận doanh thu trước, sau, hoặc trùng với thời điểm thu tiền hàng. Ví dụ: Ngày 05/01/2013, Nhà sản xuất xe đạp điện AMBIKE ký kết một hợp đồng kinh tế với công ty TNHH Hưng Thịnh về việc sẽ cung cấp cho công ty này 100 sản phẩm xe đạp điện. Trên giác độ của công ty AMBIKE, ta thấy: TT Nội dung 20/01/2013 25/01/2013 TH 1: Ngày 20/01/2013,  Thời điểm ghi nhận AMBIKE hoàn thành việc vận doanh thu. chuyển và bàn giao 100  Thời điểm thu tiền. chiếc xe đạp điện cho công 1. (Tiền gửi ngân hàng của ty Hưng Thịnh. Đồng thời, AMBIKE tăng lên, đồng phía Hưng Thịnh cũng đã thời, AMBIKE cũng tiến chuyển khoản đủ tiền, trả hành ghi nhận doanh thu) cho AMBIKE. TH 2: Ngày 20/01/2013, Thời điểm ghi nhận Thời điểm thu tiền. AMBIKE hoàn thành việc vận doanh thu. (Tiền gửi ngân hàng của chuyển (Khoản phải thu khách AMBIKE tăng lên, đồng và bàn giao 100 chiếc xe hàng của AMBIKE tăng thời, Khoản phải thu 2. đạp cho phía Hưng Thịnh. lên, đồng thời, AMBIKE khách hàng của AMBIKE Ngày 25/01/2013, Hưng cũng tiến hành ghi nhận giảm xuống) Thịnh chuyển khoản đủ tiền, doanh thu) trả cho AMBIKE. TH 3: Ngày 20/01/2013, phía Thời điểm thu tiền. Thời điểm ghi nhận Hưng Thịnh chuyển khoản (Tiền gửi ngân hàng của doanh thu. đủ tiền, trả cho AMBIKE. AMBIKE tăng lên, đồng (Nợ phải trả (người mua 3. Ngày 25/01/2013, AMBIKE thời, Nợ phải trả (người trả tiền trước) của AMBIKE hoàn thành việc vận chuyển mua trả tiền trước) của giảm xuống, đồng thời, và bàn giao 100 chiếc xe AMBIKEcũng tăng lên) AMBIKE cũng tiến hành đạp cho công ty Hưng Thịnh. ghi nhận doanh thu) o Doanh thu hoạt động tài chính Đây là bộ phận doanh thu được hình thành từ các hoạt động tài chính trong kỳ của doanh nghiệp. Nói chi tiết hơn, Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động tài chính trong kỳ, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các khoản cơ bản sau:  Trái tức, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia.  Lãi thu được từ nhượng bán chứng khoán đầu tư.  Lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Lãi cho vay được nhận  Lãi từ kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ...  Lãi bán hàng trả chậm.  Chiết khấu thanh toán được hưởng.  Lãi thu được do thay đổi tỷ giá. Chú ý: Doanh thu hoạt động Doanh thu bán hàng Doanh thu hoạt động = + kinh doanh và cung cấp dịch vụ tài chính 44 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  8. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp o Doanh thu khác Doanh thu khác (Thu nhập khác) chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động bất thường, không thường xuyên của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu khác (Thu nhập khác) của doanh nghiệp bao gồm một số khoản sau: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; Giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được xác định là vô chủ; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ...  Vai trò của doanh thu đối với doanh nghiệp Doanh thu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp trang trải và bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động; là nguồn thu cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước; là nguồn để doanh nghiệp có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Đồng thời, đây cũng là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Chi phí của doanh nghiệp  Khái niệm Chi phí là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và lao động sống mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tổ chức và thực hiện các hoạt động trong kỳ.  Các bộ phận hợp thành tổng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp Tương tự như với doanh thu, dựa trên nguồn gốc phát sinh, tổng chi phí của doanh nghiệp cũng có thể được phân chia thành các bộ phận tương ứng với cách thức phân loại hoạt động. Nếu như lúc trước, chúng ta có “Hoạt động nào, doanh thu nấy”, thì bây giờ chúng ta có “Hoạt động nào, chi phí nấy”. Cụ thể như sau: Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp Chi phí Chi phí khác hoạt động kinh doanh Chi phí hoạt động Chi phí sản xuất kinh doanh tài chính TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 45
  9. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp o Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điển hình, đây chính là bộ phận chi phí đặc biệt quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và lao động sống mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường trong kỳ của mình. Công dụng kinh tế Bản chất kinh tế của chi phí và địa điểm phát sinh Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất kinh Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia ra thành các Khoản doanh được chia ra thành các Yếu tố chi mục chi phí. (Khoản mục chi phí là tập phí. (Yếu tố chi phí là tập hợp tất cả các hợp tất cả các chi phí có cùng công chi phí có cùng bản chất kinh tế). Các dụng kinh tế và địa điểm phát sinh). Các yếu tố chi phí chủ yếu: khoản mục chi phí chủ yếu: Chi phí lương; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí nguyên vật liệu, vật tư; Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí khấu hao; Chi phí sản xuất chung; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bán hàng; Chi phí SX–KD bằng tiền khác (chi phí Chi phí quản lý doanh nghiệp. xuất quỹ khác của hoạt động SX–KD). Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh: Cách thức phân loại này dựa trên việc xem xét xem từng khoản chi phí phát sinh ở bộ phận nào, được dùng cho việc sản xuất sản phẩm nào, sử dụng cho mục đích gì... Những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh sẽ được xếp vào cùng một nhóm, gọi là khoản mục chi phí. Dưới đây là các khoản mục chi phí cơ bản của một doanh nghiệp:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu tiêu dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp.  Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ, như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).  Chi phí sản xuất chung: là những chi phí chung phát sinh ở bộ phận sản xuất (các phân xưởng, tổ đội sản xuất) và phục vụ cho việc quản lý chung hoạt động sản xuất ở bộ phận sản xuất ấy, như: Tiền lương và các khoản trích theo lương trả cho quản đốc phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng, các chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất. 46 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  10. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp  Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng và phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ví dụ: chi phí tiền lương trả cho nhân viên bán hàng; chi phí hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới; chi phí tiếp thị; chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hóa; chi phí khấu hao phương tiện vận tải; chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng; chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại...); chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại…  Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phục vụ cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp – đó chính là các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới hoạt động của toàn doanh nghiệp, ví dụ: tiền lương trả cho hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhân viên quản lý ở các phòng ban (phòng kế toán, phòng hành chính tổng hợp, phòng nhân sự...); chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng; khấu hao tài sản cố định dùng cho phòng ban quản lý; dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho; chi phí kiểm toán; chi phí tiếp khách; các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động; các khoản chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; chi phí đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân viên; chi phí bảo vệ môi trường… Cách thức phân loại này, một mặt, giúp doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, mặt khác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo địa điểm phát sinh. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo bản chất kinh tế: Căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống nhau của chi phí, người ta sắp xếp các khoản chi phí vào từng nhóm khác nhau, gọi yếu tố chi phí, việc chi phí đó dùng vào việc gì hoặc phát sinh ở đâu không quan trọng. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:  Chi phí lương: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp; và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.  Chi phí nguyên vật liệu, vật tư: phản ánh toàn bộ giá trị các loại vật tư mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, ví dụ chi phí về nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế; chi phí về công cụ, dụng cụ…  Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp trích trong kỳ.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh giá trị của toàn bộ số dịch vụ do các đơn vị bên ngoài cung cấp, mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của mình, như: chi phí về điện, nước, điện thoại; TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 47
  11. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp chi phí thuê dịch vụ kiểm toán, thuê tư vấn, dịch vụ pháp lý, thuê thiết kế, chi phí hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới…  Chi phí bằng tiền khác (chi phí xuất quỹ khác): bao gồm tất cả những chi phí sản xuất kinh doanh còn lại mà chưa được tính đến trong số các yếu tố chi phí vừa trên; như: chi phí thuế tài nguyên, thuế môn bài; trợ cấp thôi việc hoặc mất việc cho người lao động; chi phí về đào tạo nâng cao trình độ năng lực cho người lao động; chi phí nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; chi phí bảo vệ môi trường; chi phí giao dịch, khuyến mại, quảng cáo… Cách thức phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ theo yếu tố đầu vào, đồng thời, giúp doanh nghiệp lập được các dự toán chi phí theo yếu tố cho kỳ kế hoạch. o Chi phí tài chính Chi phí tài chính là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí mà doanh nghiệp phải chịu, phát sinh có liên quan đến các hoạt động tài chính trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây chính là bộ phận chi phí của doanh nghiệp phát sinh liên quan đến các hoạt động huy động vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động mang tính chất tài chính khác của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm các khoản cơ bản sau:  Lãi vay vốn phải trả cho ngân hàng; Trái tức phải trả cho trái chủ; Tiền lãi thuê tài chính phải trả.  Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; Lỗ khi bán chứng khoán đầu tư (trái phiếu, cổ phiếu); Chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán đầu tư.  Chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng.  Lãi mua hàng trả chậm.  Lỗ do thay đổi tỷ giá. o Chi phí khác Chi phí khác là biểu hiện bằng tiền của tất cảcác hao phí mà doanh nghiệp phải chịu, phát sinh từ các hoạt động không thường xuyên, có tính chất bất thường của doanh nghiệp trong kỳ. Chi phí khác bao gồm một số khoản cơ bản sau: Giá trị còn lại của tài sản cố định đã nhượng bán, thanh lý; Chi phí xuất quỹ liên quan đến hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tân trang lại TSCĐ...); Chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hỏa hoạn, cháy, nổ…); Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.  Giá thành sản phẩm Nghiên cứu chi phí, cho ta biết được tổng hao phí phát sinh trong một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng lại chưa cho thấy được lượng hao phí cần thiết cho việc hoàn thành sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, để có thể đưa ra được quyết định lựa chọn một phương án sản xuất kinh doanh loại sản phẩm nào đó, nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lượng chi phí cần thiết bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị loại sản phẩm ấy. 48 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  12. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Trong thực tiễn, người ta sử dụng thuật ngữ “giá thành sản phẩm” để chỉ lượng chi phí này. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm nhất định. Như vậy, giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp ấy trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm, có thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, nhưng do năng lực và trình độ khác nhau nên giá thành của loại sản phẩm đó ở các doanh nghiệp khác nhau cũng sẽ khác nhau. Giá thành sản phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm giống nhau ở chỗ chúng đều là những hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng giữa hai khái niệm này, có sự khác biệt nhau rất lớn, đó là: o Chi phí sản xuất kinh doanh thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, trong khi đó, giá thành sản phẩm lại biểu hiện tổng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định, điều đó có nghĩa trong giá thành sản phẩm, có thể có cả các chi phí đã phát sinh ở các kỳ trước đó hoặc sẽ phát sinh ở các kỳ sau này (tức là giá thành sản phẩm có thể liên quan đến nhiều kỳ hoạt động của doanh nghiệp, đây là trường hợp mà việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kéo dài từ kỳ này sang kỳ khác). o Bên cạnh đó, có thể thấy rằng giá thành sản phẩm được tính riêng cho từng loại sản phẩm, trong khi chi phí sản xuất kinh doanh có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm. Từ sự so sánh này, ta rút ra được rằng: Có thể nói chi phí sản xuất kinh doanh hợp thành giá thành sản phẩm, nhưng không thể nói ngược lại. Vì: trên cơ sở tập hợp những chi phí phù hợp (những chi phí được tập hợp này có thể được phát sinh trong kỳ này hoặc đã được phát sinh từ những kỳ trước đây), người ta sẽ xác định được giá thành sản phẩm. Nhưng ngược lại, nếu ta lấy tổng giá thành tất cả các thành phẩm hoàn thành trong kỳ thì sẽ không ra được tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này không chỉ vì trong giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ có một phần chi phí đã phát sinh trong quá khứ (việc sản xuất sản phẩm được bắt đầu từ các kỳ trước nhưng đến kỳ này, sản phẩm mới hoàn thiện), mà còn vì không phải tất các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành của thành phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ, các chi phí ấy còn có thể kết tinh trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hiện nay, có hai cách phân loại giá thành đang được sử dụng phổ biến. o Phân loại giá thành theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này chia giá thành sản phẩm ra thành hai loại là: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 49
  13. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp  Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm được tính cho một đơn vị sản phẩm đã hoàn thành được gọi là giá thành sản xuất đơn vị. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: - Chi phí vật tư trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung (nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng một lúc thì đây sẽ là phần chi phí sản xuất chung được phân bổ cho loại sản phẩm đó theo một tiêu thức phân bổ nhất định).  Giá thành toàn bộ (hay còn gọi là giá thành tiêu thụ) của sản phẩm hàng hóa dịch vụ là toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tức là, nó sẽ bao gồm: giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa dịch vụ, và phần chi phí phát sinh thêm ngoài khâu sản xuất liên quan đến việc hoàn thành quá trình tiêu thụ loại sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ có thể được xác định theo công thức sau: Giá thành Giá thành Chi phí toàn bộ sản xuất Chi phí quản lý của sản phẩm = của sản phẩm + bán + hàng hóa doanh hàng hóa hàng (*) nghiệp (**) dịch vụ dịch vụ (*) là chi phí bán hàng tương ứng của khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó. (**) là chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó. Giá thành toàn bộ được tính cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ, được gọi là giá thành toàn bộ đơn vị. o Phân loại giá thành trên góc độ kế hoạch hóa. Cách phân loại này chia giá thành sản phẩm ra thành hai loại :  Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí kế hoạch đã được duyệt. Giá thành kế hoạch là một trong các mục tiêu phấn đấu trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời là một căn cứ quan trọng để đến cuối kỳ, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả các nỗ lực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.  Giá thành thực tế: là loại giá thành được xác định, tính toán căn cứ vào những số liệu phát sinh thực tế các khoản chi phí sản xuất kinh doanh và vào số lượng thực tế các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã sản xuất hoặc tiêu thụ được trong kỳ của doanh nghiệp. Giá thành thực tế được sử dụng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Đồng thời đây còn là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là vấn đề xác định giá bán. Giá thành sản phẩm là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá bán của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh 50 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  14. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp nghiệp phải không ngừng tăng cường sức cạnh tranh cho các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải quan tâm thường xuyên đến vấn đề tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp: o Hạ giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi vì giá thành sản phẩm thể hiện hao phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó giá cả sản phẩm hàng hóa lại được hình thành bởi quan hệ cung – cầu trên thị trường, nên nếu giá thành hạ càng nhiều so với giá bán trên thị trường thì lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên. Có thể nói, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản và lâu dài để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. o Hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, bởi vì giá thành hạ sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể hạ giá bán sản phẩm, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, thị trường hàng hóa hết sức phong phú và đa dạng, nên khi chưa có các đột phá về chất lượng, mẫu mã, thì việc giảm chi phí, hạ giá thành sẽ là một giải pháp rất đáng được cân nhắc khi doanh nghiệp muốn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. o Hạ giá thành có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi vì, hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với chi phí sản xuất kinh doanh tính trên từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi, nên ứng với khối lượng sản xuất như trước, tổng nhu cầu về vốn phục vụ cho việc sản xuất lượng sản phẩm này sẽ ít đi, nhờ đó doanh nghiệp có thể rút bớt một phần vốn mà trước đây đang được dùng cho hoạt động sản xuất đó để đầu tư vào các dự án mới. Sau đây sẽ là một số giải pháp chủ yếu mà các doanh nghiệp hiện nay rất hay áp dụng nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình: o Đầu tư đổi mới kỹ thuật, cải tạo dây chuyền công nghệ, ứng dụng các thành tựu tiến bộ Khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. o Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và lao động, năng lực quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại, tổn thất trong quá trình sản xuất. o Tăng cường công tác quản lý chi phí ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. o Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nhằm phát hiện những khâu còn yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời. 2.3. Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quốc gia, trong các nghĩa vụ đó, nghĩa vụ về thuế chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. Thuế là một khoản chi không thể tránh được, đồng thời, đây cũng là một gánh nặng tài chính không hề nhỏ đối với mọi doanh nghiệp. Vì vậy, trên thực tế, TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 51
  15. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp các nhà quản trị luôn phải để tâm nhiều tới các khoản thuế, cũng như không được phép xem nhẹ tác động của thuế đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp. 2.3.1. Thuế Giá trị gia tăng  Khái niệm Thuế Giá trị gia tăng là sắc thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.  Người nộp thuế Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.  Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là toàn bộ hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại trong nước, trừ những hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng. Các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng: o Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống xã hội: Dịch vụ dạy học, dạy nghề, Dịch vụ khám chữa bệnh. o Hàng hoá, dịch vụ thuộc các ngành sản xuất còn khó khăn, cần khuyến khích và tạo điều kiện phát triển: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến của người sản xuất trong nước, Sản phẩm muối. o Hàng hoá dịch vụ sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh mà vì các mục đích xã hội, an ninh quốc phòng: Vũ khí, Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo. o Hàng hoá dịch vụ nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở trong nước: Hàng quá cảnh, Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu. o Hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm: Dịch vụ tài chính.  Căn cứ tính thuế o Giá tính thuế là giá chưa có thuế Giá trị gia tăng nhưng đã có thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế Bảo vệ môi trường (nếu có).  Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước bán ra (giả định: Hàng hóa dịch vụ này không chịu thuế Bảo vệ môi trường): = Giá thanh toán/(1 + Thuế suất thuế GTGT). = Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt + Thuế Tiêu thụ đặc biệt.  Giá tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu: = Giá tại cửa khẩu nhập + Thuế Nhập khẩu (nếu có) + Thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) 52 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  16. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp o Thuế suất: Thuế suất thường thấp. Ở Việt Nam hiện nay, loại thuế này có các mức thuế suất:  0% (hàng xuất khẩu).  5% (hàng hóa thiết yếu như nước sạch, thiết bị y tế, giáo cụ).  10% (hàng hóa thông thường).  Phương pháp tính thuế o Phương pháp khấu trừ thuế Thuế GTGT còn phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào (Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế GTGT của hàng bán ra  Thuế suất thuế GTGT tương ứng. Thuế GTGT đầu vào = Giá tính thuế GTGT của hàng mua vào  Thuế suất thuế GTGT tương ứng). Ví dụ: Cơ sở A sản xuất Bông. Trong kỳ, cơ sở A bán bông cho cơ sở B với giá bán chưa thuế GTGT là 50 triệu đồng. Cơ sở B mua bông để sản xuất sợi, sau đó đã bán sợi cho cơ sở C với giá bán chưa thuế GTGT là 70 triệu đồng. Cơ sở C mua sợi để sản xuất vải, sau đó đã bán vải cho người tiêu dùng với giá bán theo tổng giá thanh toán là 99 triệu đồng. Giả định: Tất cả các mặt hàng nói trên đều chịu thuế GTGT với thuế suất 10%. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nói trên đều tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Thuế GTGT còn phải nộp của từng cơ sở sản xuất nói trên được tính theo bảng dưới đây: Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Cơ sở A Cơ sở B Cơ sở C 1 Giá bán chưa thuế GTGT 50 70 90 2 Thuế GTGT đầu ra 5 7 9 3 Giá mua chưa thuế GTGT – 50 70 4 Thuế GTGT đầu vào – 5 7 5 Thuế GTGT còn phải nộp 5 2 2 o Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:  Với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Thuế GTGT còn phải nộp = GTGT của hàng bán ra  Thuế suất thuế GTGT 10% (GTGT của hàng bán ra = Giá thanh toán của hàng bán ra – Giá thanh toán của hàng mua vào tương ứng).  Với hoạt động khác (bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa; dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán...) TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 53
  17. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Thuế GTGT còn phải nộp = Tỷ lệ % × Doanh thu (Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng). 2.3.2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt  Khái niệm Thuế Tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.  Người nộp thuế Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.  Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục quy định của Nhà nước: o Hàng hoá dịch vụ cao cấp, đắt tiền: Tàu bay, du thuyền (trừ loại được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch); Dịch vụ casino; Kinh doanh gôn. o Hàng hoá dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng ít có lợi, thậm chí có hại cho sức khoẻ con người, có hại cho môi trường, gây lãng phí đối với xã hội: Bia, rượu, thuốc lá; Hàng mã.  Căn cứ tính thuế Giá tính thuế là giá chưa có thuế Giá trị gia tăng, thuế Bảo vệ môi trường và thuế Tiêu thụ đặc biệt. o Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước bán ra (giả định: Hàng hóa dịch vụ này không chịu thuế Bảo vệ môi trường): = Giá chưa thuế GTGT / ( 1 + Thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt). = Giá tính thuế GTGT – Thuế Tiêu thụ đặc biệt. o Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa nhập khẩu: = Giá tại cửa khẩu nhập + Thuế Nhập khẩu (nếu có). Thuế suất: Thuế suất thường rất cao. Theo biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, thuế suất của loại thuế này dao động từ: 10% đến 70%.  Phương pháp tính thuế Thuế Tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Số thuế Tiêu thụ đặc biệt đầu ra của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ – Số thuế Tiêu thụ đặc biệt đầu vào đã nộp ở khâu mua nguyên vật liệu tương ứng với số hàng tiêu thụ trong kỳ. (Số thuế Tiêu thụ đặc biệt đầu ra của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ = Số lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ  Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt của đơn vị hàng hóa, dịch vụ  Thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt tương ứng). 54 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  18. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp Ví dụ: (trích Thông tư số 05/2012/TT-BTC) Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau: o Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu). o Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu. o Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB đầu ra của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng. Như vậy: Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:  8.000 9.000  350   250     200 triệu đồng  10.000 12.000   Đặc điểm o Thuế gián thu đánh 1 giai đoạn. o Danh mục hàng hóa chịu thuế không nhiều và thay đổi tùy thuộc vào mức sống của dân cư và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng trong từng giai đoạn. 2.3.3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp  Khái niệm Thuế Thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập trước thuế (thu nhập chịu thuế) của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.  Người nộp thuế Người nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.  Đối tượng chịu thuế Thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. (Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý, hợp lệ + Thu nhập khác).  Căn cứ tính thuế o Thu nhập tính thuế: = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Lỗ kết chuyển theo quy định. o Thuế suất: Trước đây, thông thường là 25%, nhưng kể từ 01/01/2014, mức thuế suất này đã giảm xuống chỉ còn 22%, và kể từ 01/01/2016, dự kiến sẽ giảm tiếp thêm lần nữa và đứng ở mức 20%; Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác dao động từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.  Phương pháp tính thuế Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất thuế TNDN.  Đặc điểm o Thuế trực thu phụ thuộc kết quả kinh doanh của người nộp thuế. o Là thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. 2.3.4. Một số loại thuế khác Trên đây là ba loại thuế phổ biến, hay gặp trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ba loại thuế Giá trị gia tăng, Tiêu thụ đặc biệt, Thu nhập doanh TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 55
  19. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp nghiệp, tuỳ theo các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể phải nộp một số loại thuế khác. Các loại thuế này có thể là:  Thuế môn bài: Đây là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng, nhà máy, phân xưởng… trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài.  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Đây là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp hai loại thuế này trong trường hợp có xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.  Thuế tài nguyên: Doanh nghiệp phải nộp thuế tài nguyên trong trường hợp có tiến hành khai thác tài nguyên được Nhà nước quy định là thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.  Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Doanh nghiệp phải nộp loại thuế này trong trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng đất phi nông nghiệp cho mục đích kinh doanh, hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phi nông nghiệp đang được sử dụng cho mục đích kinh doanh. 2.4. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu trong kỳ với tổng chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để đạt được lượng doanh thu đó. Nói cách khác: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí tạo ra doanh thu Ví dụ: Đầu tháng, công ty Điện cơ Phát Đạt có 100 quạt đứng bị tồn kho từ kỳ trước, giá thành sản xuất của 100 sản phẩm này là 50 triệu đồng. Trong tháng, công ty sản xuất thêm được 1.000 chiếc quạt bàn, giá thành sản xuất của 1.000 sản phẩm này là 200 triệu đồng. Trong tháng, công ty bán được toàn bộ số quạt đứng bị tồn tại thời điểm đầu tháng và 800 quạt bàn vừa sản xuất được trong tháng đó. Tổng doanh thu được ghi nhận là 350 triệu đồng. Chi phí bán số sản phẩm nói trên là 30 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng là 25 triệu đồng. Yêu cầu: Tính lợi nhuận kế toán trước thuế trong tháng của công ty Phát Đạt. Đáp án: Ta có: Doanh thu: 350 triệu đồng. Chi phí tạo ra doanh thu:  Giá vốn hàng bán: 50 + 800  (200/1.000) = 210 triệu đồng.  Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 30 + 25 = 55 triệu đồng. Lợi nhuận kế toán trước thuế trong tháng của công ty: 350 – 210 – 55 = 85 triệu đồng. Lưu ý: Trong quá trình nghiên cứu, các bạn sinh viên cần phân biệt được hai loại chi phí sau: “Chi phí phát sinh trong kỳ” và “Chi phí tạo ra doanh thu trong kỳ”. Sự khác biệt của hai loại chi phí này được thể hiện trên hình dưới đây. 56 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202
  20. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp  Phần màu đỏ: là các chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng lại không liên quan gì đến số doanh thu được ghi nhận. Tại thời điểm cuối kỳ, những chi phí này sẽ tồn lại trên bảng cân đối kế toán dưới dạng một thành tố cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp, đó có thể là sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho hay chi phí trả trước... Trong ví dụ về công ty Phát Đạt vừa trên, giá trị của khoản chi phí này là 40 triệu đồng (đây chính là chi phí phát sinh tại khâu sản xuất và kết tinh lại trong 200 chiếc quạt bàn tồn kho cuối tháng của công ty).  Phần màu xanh dương: là các chi phí không phải phát sinh trong kỳ này nhưng lại liên quan trực tiếp đến số doanh thu được ghi nhận. Trong ví dụ về công ty Phát Đạt vừa trên, giá trị của khoản chi phí này là 50 triệu đồng (đây chính là các chi phí phát sinh tại khâu sản xuất của các kỳ trước đây, và được kết tinh trong 100 chiếc quạt đứng tồn kho đầu tháng và được tiêu thụ trong tháng của công ty).  Phần màu tím: là các chi phí phát sinh trong kỳ này, đồng thời cũng liên quan trực tiếp đến số doanh thu được ghi nhận. Trong ví dụ về công ty Phát Đạt vừa trên, giá trị của khoản chi phí này là 215 triệu đồng (bao gồm 160 triệu đồng chi phí phát sinh tại khâu sản xuất và được kết tinh trong 800 chiếc quạt bàn tiêu thụ trong tháng, 30 triệu đồng chi phí phát sinh tại khâu bán hàng và 25 triệu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp). Các bạn sinh viên cần đặc biệt ghi nhớ: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu với chi phí tạo ra doanh thu, chứ KHÔNG phải là phần chênh lệch giữa doanh thu ghi nhận trong kỳ với chi phí phát sinh trong kỳ. Căn cứ theo nguồn hình thành: Tổng lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp có thể được phân chia thành:  Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.  Lợi nhuận của hoạt động tài chính.  Lợi nhuận của hoạt động khác. Một số chỉ tiêu lợi nhuận hay gặp trong quản trị tài chính: Lợi nhuận hoạt động Tổng chi phí hoạt động (Lợi nhuận trước = Doanh thu – (Chi phí không bao gồm lãi vay) lãi vay và thuế – EBIT) Lợi nhuận Lợi nhuận trước lãi vay trước thuế = – Chi phí lãi vay và thuế (EBIT) Lợi nhuận Lợi nhuận = × (1 – Thuế suất thuế TNDN) sau thuế trước thuế  Ý nghĩa của lợi nhuận đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp nói chung, lợi nhuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau: TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2