intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tác dụng phụ của thuốc lên hệ tim mạch - TS. BS. Hoàng Văn Sỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tác dụng phụ của thuốc lên hệ tim mạch gồm có những nội dung chính sau: Tác dụng của thuốc trong cơ thể, phản ứng thuốc có hại, các yếu tố ảnh hưởng tới ADR, phân loại ADR. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tác dụng phụ của thuốc lên hệ tim mạch - TS. BS. Hoàng Văn Sỹ

  1. Tác dụng phụ của thuốc lên hệ tim mạch TS. BS. Hoàng văn sỹ Bộ môn Nội – ĐHYD – TP.HCM
  2. Nội dung • Tác dụng của thuốc trong cơ thể • Phản ứng thuốc có hại • Các yếu tố ảnh hưởng tới ADR • Phân loại ADR
  3. Định nghĩa Adverse Drug Events: ADEs Adverse Drug Reactions ADRs Allergic Reaction Idiosyncratic
  4. Phản ứng thuốc có hại ADR: adverse drug reaction American Society of Health-System Pharmacists (ASHP): đáp ứng quá mức, không mong muốn, không dự định của một thuốc mà: 1. Cần phải ngưng thuốc 2. Cần thay đổi điều trị thuốc 3. Cần thay đổi liều thuốc 4. Cần phải nhập viện 5. Cần thời gian nằm viện dài hơn 6. Cần điều trị hỗ trợ 7. Nguy hiểm, mất khả năng tạm thời hay kéo dài hay tử vong,.. 8. Phản ứng dị ứng và phản ứng đặc dị
  5. Phản ứng thuốc có hại ADR: adverse drug reaction World Health Organization (WHO): • Bất cứ một đáp ứng nào của một thuốc mà gây độc hại hay không chờ đợi xảy ra ở liều thuốc bình thường sử dụng trong phòng ngừa, chẩn đoán hay điều trị hay điều chỉnh chức năng sinh học. Food and Drug Administration (FDA): biến cố có hại trầm trọng • Bệnh nhân có thể tử vong, đe dọa tính mạng (nguy cơ chết thực sự), nhập viện (lần đầu hay kéo dài), sự tàn tật (quan trọng, kéo dài hay vĩnh viễn), bất thường bẩm sinh, hay cần thiết can thiệp để ngăn ngừa suy giảm hay tổn thương vĩnh viễn.
  6. Phản ứng phụ của thuốc Side Effect • Một phản ứng được biết trước nhưng ít hay không làm thay đổi điều trị. • ASHP nhấn mạnh phản ứng phụ của thuốc là hậu quả có tần suất có thể tiên lượng và hậu quả về mức độ và tần suất liên quan tới liều thuốc. • Phản ứng phụ của thuốc không thuộc phân loại ADRs
  7. THE TWO SIDES OF THE COIN Desirable Side-effects Undesirable ADRs EFFECTS EFFECTS Toxic effects
  8. Tác dụng của thuốc trong cơ thể Tác dụng điều trị Desirable effects Tác dụng của Therapeutic effects Tác dụng phụ thuốc vô hại Non-deleterious effects Tác dụng không Side-effects mong muốn Undesirable effects Tác dụng phụ có hại Deleterious effects Toxic effects Adverse reactions/ effects
  9. Phản ứng thuốc có hại ADR: adverse drug reaction • Xuất độ bệnh khá lớn, gây tử vong trong một số trường hợp. – 2,9 – 5,6% nhập viện: do ADR – 35% bệnh nhân: nằm viện có ADR – 0,23 – 0,41%: tử vong do ADR • ADR thường che dấu như những bệnh khác. Trong một số các trường hợp ADR có thể liên quan rất đặc hiệu với thuốc hay hoá chất tiếp xúc. Lazarou et al 1998
  10. Phân loại phản ứng thuốc có hại Theo nguyên nhân 1. Loại A (Augmented): tăng lên 2. Loại B (Bizarre): dị hình 3. Loại C (Continuous): liên tục 4. Loại D (Delayed): chậm 5. Loại E (Ending of use): ngưng thuốc 6. Loại F (Failure of efficacy): thất bại Aronson JK. Drug therapy. In: Haslett C, Chilvers ER, Boon NA, Colledge NR, Hunter JAA, eds. Davidson's principles and practice of medicine 19th ed. Edinburgh: Elsevier Science, 2002:147
  11. Phản ứng thuốc có hại loại A • Liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc • Hiệu quả lan rộng: – Có thể dự đoán được, đáp ứng liên quan đến liều để tăng hiệu quả điều trị. – Phòng ngừa đơn giản bằng điều chỉnh liều, chọn lọc thuốc, các biện pháp khác hạn chế tác dụng có hại. – Vd: nitrate truyền TM liều cao có thể gây hạ HA. • Phản ứng có hại: – Có thể dự đoán được, phản ứng tùy thuộc liều không liên quan đến mục tiêu điều trị. – Thường gây ra tương tác ở các thụ thể thuốc liên quan đến hiệu quả điều trị, phân biệt chỉ ở mô hay cơ quan bị ảnh hưởng. – Vd: nitroglycerin: gây nhức đầu; propranolol: gây hen PQ.
  12. Phản ứng thuốc có hại loại B • Phản ánh các hậu quả bất thường không liên quan đến tính chất dược lý đã biết của thuốc • Đặc trưng: – Không liên quan đến đáp ứng của liều thường dùng, với liều rất nhỏ có thể gây phản ứng dị ứng hoặc đặc ứng (vd: penicillin gây tăng mẫn cảm, phản vệ) – Phản ứng mất đi khi ngưng thuốc – Bệnh lý thường được biết như một phản ứng miễn dịch. – Không phát hiện được với các test qui ước. – Ít hoặc không có liên quan đến hiệu quả dược lý thông thường của thuốc. – Có đáp ứng muộn giữa lần đầu tiếp xúc với thuốc và sự xuất hiện của phản ứng có hại trong lần tiếp xúc kế tiếp. • Đặc ứng là một ví dụ ADR type B – Đáp ứng bất thường xác định do di truyền đối với thuốc (vd: h/c thần kinh ác tính). – Mặc dù đôi khi có thể tùy thuộc liều, những phản ứng như trên không dự đoán được trong phần lớn các trương hợp.
  13. Phản ứng thuốc có hại loại C • Hậu quả lâu dài thường liên quan đến liều và thời gian điều trị. • Vd: ethambutol – gây viêm thần kinh thị giác.
  14. Phản ứng thuốc có hại loại D • Hậu quả sinh u (carcinogenesis): – Nội tiết tố – Độc tính trên gene – Thuốc giảm đáp ứng miễn dịch • Phản ứng có hại liên quan đến sinh sản: – Teratogens
  15. Phản ứng thuốc có hại loại E • Alcohol: gây sảng rượu - delirium tremens (mất định hướng và ảo giác thị giác) • Barbiturates: gây bức rứt co giật, tinh thần lẫn lộn • Benzodiazepine: mất ngủ, kích động, bức rứt • Clonidine: gây tăng huyết áp • Corticosteroid: gây suy thượng thận • Opioid: gây hội chứng cai nghiện
  16. Phản ứng thuốc có hại loại F • Thất bại điều trị đôi khi phụ thuộc vào sự mất hiệu quả của dược phẩm, thuốc giả… • Vd: – Thất bại kiểm soát nhiễm trùng do xuất hiện kháng thuốc của vi khuẩn. – Không kiểm soát được huyết áp. – Đau dai dẳng
  17. Phân loại phản ứng thuốc có hại Theo biểu hiện lâm sàng 1. Biểu hiện ở hệ tim mạch: rl nhịp tim, hạ HA, tăng HA, suy tim, RL huyết động. 2. Biểu hiện ở hệ tiêu hoá: viêm loét dạ dày tá tràng, loét đại tràng, xhth, thủng dạ dày, thủng ruột. 3. Biểu hiện ở hệ tiết niệu – sinh dục: suy thận, rối loạn kinh nguyệt , xẩy thai, đẻ non. 4. Biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: co giật, hôn mê, rối loạn tâm thần, viêm dây thần kinh ngoại biên. 5. Biểu hiện ở cơ quan tạo máu: giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu, suy tủy. 6. Biểu hiện ở chức năng đông máu: rối loạn đông máu. 7. Biểu hiện ở hệ cơ xương: viêm gân, đứt gân, viêm khớp, đau khớp, loãng xương, các bệnh cơ, ly giải cơ vân… 8. Biểu hiện ở hệ nội tiết: suy thương thận, cường giáp, suy giáp …. 9. Biểu hiện ở da và niêm mạc: loét niêm mạc, mề đay, ngứa, rash, h/c Stevens Johnson, h/c Lyell. 10. Biểu hiện toàn thân: sốt kéo dài, suy nhược …. 11. Biểu hiện ở cơ quan khác.
  18. Phân loại phản ứng thuốc có hại Theo mức độ nghiêm trọng 1. Nhẹ: không cần điều trị, không cần giải độc, không kéo dài thời gian nằm viện 2. Trung bình: cần thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày 3. Nặng: đe dọa tính mạng, để lại di chứng lâu dài hoặc cần sử dụng các biện pháp chăm sóc tích cực 4. Tử vong: trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của bệnh nhân ASHP guidelines on ADR monitoring and reporting. Am J Hosp Pharm 1989;49:336-337
  19. Cơ chế tác dụng phụ của thuốc 1. Phản ứng phụ trên mục tiêu (On – target adverse effect) 2. Phản ứng phụ ngoài mục tiêu (Off – target adverse effect) 3. Sinh ra chất biến dưỡng có hại 4. Sinh ra những đáp ứng miễn dịch có hại 5. Phản ứng đặc dị (idiosyncratic response)
  20. Cơ chế tác dụng phụ của thuốc Phản ứng phụ trên mục tiêu Kết quả của sự gắn thuốc với thụ thể mong muốn của nó nhưng ở 1 nồng độ không thích hợp. 1. Kết quả của sự gắn thuốc trong những mô không đúng dẫn đến sự gia tăng nồng độ thuốc hiệu quả và như vậy dẫn đến sự gia tăng đáp ứng sinh học 2. Sai lầm liều do thay đổi dược động học của thuốc trong bệnh gan hay thận hay do tương tác với thuốc khác. Nồng độ Digoxin tăng khi dùng đồng thời: Verapamine, Diltiazem, Erythromycine, Cyclosporine 3. Sai lầm liều cũng do thay đổi về dược lực học của sự tương tác giữa thụ thể và thuốc làm thay đổi đáp ứng dược lý (thay đổi số thụ thể).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2