intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 5

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

212
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TDQT là một bộ phận quan trọng của quan hệ tài trợ quốc tế, bao gồm các quan hệ cung ứng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, và các cá nhân v.v…với điều kiện phải hoàn trả trong một thời hạn nhất định bao gồm cả gốc và lãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 5

  1. Chương 5: TÍN DỤNG QUỐC TẾ Khái niệm, phân loại và vai trò của TDQT  Phát hành trái phiếu quốc tế  Nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài  Hệ thống điều chỉnh giao dịch tín dụng quốc tế  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 1
  2. 5.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của TDQT Khái niệm TDQT  TDQT là một bộ phận quan trọng của quan hệ tài trợ quốc tế, bao gồm các quan hệ cung ứng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, và các cá nhân v.v…với điều kiện phải hoàn trả trong một thời hạn nhất định bao gồm cả gốc và lãi. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 2
  3. 5.1.2 Phân loại TDQT Căn cứ vào chủ thể đi vay   Tín dụng cho Nhà nước - Vay thương mại từ các trung gian tài chính, phát hành TPCP ra nước ngoài. - TDQT ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay và trả nợ, về đkiện vay… => Mục đích?  Tín dụng cho khu vực tư nhân - Tồn tại dưới các hình thức tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, và tín dụng của các công ty tài chính. - Các hình thức: ứng trước tiền hàng, phát hành BE kì hạn, TD mở TK => Mục đích? 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 3
  4. 5.1.2 Phân loại TDQT Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng  Tín dụng tiền tệ  Tín dụng hàng hóa  Tín dụng qua chữ ký  Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng  Tín dụng ngắn hạn hoặc có thời hạn rất ngắn  Tín dụng trung hạn  Tín dụng dài hạn  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 4
  5. 5.1.3 Vai trò của TDQT Thứ nhất, TDQT là kênh huy động, tập trung và luân  chuyển vốn linh hoạt của nền kinh tế. Thứ hai, TDQT là một kênh huy động ngoại tệ để đáp  ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ cho nền kinh tế. Thứ ba, TDQT trau dồi kinh nghiệm và năng lực trong  quá khứ đã là một hoạt động có khả năng sinh lợi rất cao của nhiều ngân hàng khổng lồ trên thế giới. Thứ năm, TDQ T là công cụ góp phần thúc đẩy quá  trình hội nhập kinh tế quốc tế. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 5
  6. 5.2. Phát hành trái phiếu quốc tế Phân loại trái phiếu  Điều kiện phát hành trái phiếu  Quy trình phát hành  Xác định Lãi suất tài trợ (chi phí vay) hiệu quả  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 6
  7. 5.2.1 Phân loại trái phiếu Theo thị trường phát hành TP  Trái phiếu phát hành trên thị trường Mỹ  Trái phiếu phát hành trên thị trường Nhật  Trái phiếu Châu Âu  Căn cứ vào tính chất lãi suất  Trái phiếu có lãi suất cố định  Trái phiếu có lãi suất thả nổi (lãi suất biến đổi)  Căn cứ vào chủ thể phát hành  Trái phiếu Chính phủ  Trái phiếu doanh nghiệp  Trái phiếu của các tổ chức tài chính quốc tế  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 7
  8. 5.2.2 Điều kiện phát hành (Theo NĐ số 53 của Chính phủ NĐ 53/2009/NĐ-CP)  TCPH phải có đề án phát hành TP được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.  Trị giá phát hành TP quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.  Các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định có hiệu quả, đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 8
  9. 5.2.2 Điều kiện phát hành Trường hợp phát hành theo hình thức TP chuyển đổi,  TP bảo đảm bằng các hình thức khác nhau cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín  nhiệm để phát hành (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín nhiệm). Tổ chức phát hành đã hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ phát  hành theo đúng luật pháp nước ngoài áp dụng cho từng đợt phát hành, cho từng loại hình phát hành và luật pháp Việt Nam. Hồ sơ phát hành là các tài liệu pháp lý do tổ chức phát hành phối hợp cùng tổ chức bảo lãnh chính, các tư vấn pháp lý chuẩn bị theo quy định của luật pháp quốc tế. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 9
  10. 5.2.3 Quy trình phát hành Bước 1: Lựa chọn tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh  phát hành Bước 2: Lựa chọn các tư vấn pháp lý  Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ phát hành  Bước 4: Đánh giá hệ số tín nhiệm  Bước 5: Tổ chức quảng bá và thực hiện phát hành  Bước 6: Hoàn tất giao dịch phát hành  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 10
  11. 5.2.4. Xác định lãi suất tài trợ hiệu quả St – So Rf = (1+If) x [1+ -----------] - 1 So Rf là lãi suất tài trợ hiệu quả, If lãi suất vay ngoại tệ, So và St là tỉ giá giữa ngoại tệ với nội tệ vào thời điểm vay và trả nợ vay  Lựa chọn thị trường / loại tiền vay?  Nếu Rf < Ih: nên vay ngoại tệ  Nếu Rf > Ih: nên vay nội tệ 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 11
  12. 5.3. Nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài Nợ nước ngoài  Khủng hoảng nợ nước ngoài  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 12
  13. 5.3.1 Nợ nước ngoài Khái niệm  Là những khoản tiền huy động được từ nước ngoài để  sử dụng cho chi tiêu trong nước với nguyên tắc sau một thời gian nhất định tổ chức đi vay phải hoàn trả lại cả gốc và lãi. Theo WB, IMF, BIS: “Tổng vay nợ nước ngoài là khối  lượng nghĩa vụ nợ vào một thời điểm nào đó đã được giải ngân và chưa hoàn trả, được ghi nhận bằng hợp đồng giữa người cư trú của một quốc gia với người không cư trú về việc hoàn trả các khoản gốc cùng với lãi hoặc không lãi, hoặc về việc hoàn trả các khoản lãi cùng với gốc hoặc không cùng với các khoản gốc.” 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 13
  14. 5.3.1 Nợ nước ngoài Khái niệm  Theo định nghĩa của Cục quản lý nợ và tài chính đối  ngoại, Bộ Tài chính Việt Nam: “ Tổng số nợ nước ngoài, tại một thời điểm, là số dư của các khoản nợ thực tế, không tính đến nghĩa vụ dự phòng. Con nợ bị yêu cầu thanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoản nợ này tại (các) thời điểm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú.” 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 14
  15. 5.3.1 Nợ nước ngoài Các loại hình vay nợ nước ngoài  Căn cứ vào thời gian vay nợ: vay nợ ngắn hạn và vay  nợ dài hạn. Căn cứ vào tính chất bảo lãnh: vay nợ có bảo lãnh và  vay không có bảo lãnh. Căn cứ vào nguồn cho vay: vay nợ chính thức của  chính phủ (song phương và đa phương) và vay nợ khu vực tư nhân. Căn cứ vào kênh huy động: vay theo kênh tài chính  trực tiếp (phát hành trái phiếu), kênh tài chính gián tiếp (TDNH) và các loại vay khác (vay trực tiếp dưới hình thức tín dụng thương mại)... 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 15
  16. 5.3.1 Nợ nước ngoài Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài  Yếu tố kinh tế và các yếu tố liên quan đến thị trường  vay Yếu tố chính trị  Khả năng hấp thụ vốn của bên đi vay  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 16
  17. 5.3.2 Khủng hoảng nợ nước ngoài Nợ nước ngoài nếu sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần quan  trọng đưa nền kinh tế phát triển tăng trưởng cao và bên vững, nhưng ngược lại thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ và khủng hoảng kinh tế Biểu hiện khủng hoảng nợ: nước đi vay một phần hoặc hoàn  toàn mất khả năng trả nợ phía cho vay nước ngoài. VD: Mêhicô tuyên bố không có khả năng tiếp tục trả lãi các  khoản nợ nước ngoài của chính phủ năm 1982. Tiếp đó, các nước Mỹ La tinh khác như Braxin, Pêru, Áchentina và một số nước châu Phi cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong thập kỷ 1990 cũng lại có mặt Mê hi cô cuối 1994 và đầu 1995, và cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997-98 cũng có mối liên hệ chặt chẽ với vay nợ nước ngoài 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 17
  18. 5.3.2 Khủng hoảng nợ nước ngoài Nguyên nhân ? Tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP tăng lên,  Các nước vay nợ bị thiệt hại lớn khi lãi suất tăng lên bởi phần  lớn các hợp đồng được ký với mức lãi suất thả nổi Nước đi vay nợ không sử dụng tiền vay để đầu tư sản xuất mà  dùng để tài trợ cho tiêu dùng hay thậm chi là vốn vay lại chảy ra nước ngoài dưới hình thức chảy máu vốn Tình trạng bất cân xứng giữa nợ ngắn hạn và dự trữ ngtệ,  Tăng trưởng tiền tệ nhanh dẫn tới lạm phát, tỷ giá hối đoái  tăng lên, Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài bất hợp lý,  Rủi ro đạo đức, tình trạng tham nhũng trở thành quốc nạn, hệ  thống pháp lý có liên quan đến nợ nước ngoài lỏng lẻo và thiếu hoàn chỉnh 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 18
  19. 5.4. Hệ thống điều chỉnh giao dịch tín dụng quốc tế Câu lạc bộ London & Paris  Thỏa thuận liên ngân hàng Basle  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 19
  20. 5.4. Hệ thống điều chỉnh giao dịch tín dụng quốc tế Câu lạc bộ Paris  Câu lạc bộ Paris là một tổ chức không chính thức gồm có 19  đại diện của những nước giàu nhất thế giới, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan tới tái cơ cấu nợ, giãn nợ, hoãn nợ và xóa nợ cho những nước đi vay và cả những nước là chủ nợ của những nước đi vay không trả được nợ. Đối tượng được câu lạc bộ Paris xem xét để giải quyết các  vấn đề về nợ thường là những nước đang và kém phát triển được Quỹ tiền tệ Quốc tế tiến cử và giới thiệu đến câu lạc bộ sau khi IMF những nỗ lực của IMF nhằm giải quyết khủng hoảng nợ đều thất bại. Câu lạc bộ Paris là câu lạc bộ của những chủ nợ nhà nước  8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2