intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học: Bài 6 - ThS. Hoàng Minh Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tâm lý học: Bài 6 Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm về nhân cách; những đặc điểm cơ bản của nhân cách; cấu trúc tâm lý của nhân cách; những thuộc tính tâm lý của nhân cách. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học: Bài 6 - ThS. Hoàng Minh Phú

  1. Bài 6: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
  2. 6.1. Khái niệm về nhân cách
  3. 6.1.1. Con người • Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. • Con người là một thực thể sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất, là động vật có tổ chức cao, có cơ cấu đặc biệt về mặt cơ thể.
  4. 6.1.2. Cá nhân • Cá nhân là một thuật ngữ chỉ một con người với tư cách đại diện loài người. • Cá nhân là con người cụ thể, xét riêng biệt, tách khỏi những người xung quanh. • Nói đến cá nhân là nói đến một con người cụ thể của một cộng đồng, của một xã hội. • Khi nói đến cá nhân thì thường bao gồm cả mặt sinh học, mặt xã hội, và tâm lý của cá nhân đó.
  5. 6.1.3. Nhân cách • Theo Covaliov: Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định. • Sorokhova cho rằng: Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức của hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội.
  6. 6.1.3. Nhân cách (tt) • Nhân cách được hình thành và phát triển nhờ những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình. • Như vậy, nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó.
  7. Động đất ở Nepal
  8. 6.2. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách 6.2.1. Tính ổn định của nhân cách • Nhân cách là những nét tâm lý điển hình, ổn định và bền vững chứ không thể là những hiện tượng ngẫu nhiên, nhất thời. • Nhân cách có tính ổn định nên không được vội vàng khi đánh giá nhân cách con người mà cần thời gian để tìm hiểu đúng bản chất của con người đó.
  9. 6.2.1. Tính ổn định của nhân cách (tt) • Phẩm chất của nhân cách không dễ hình thành và cũng không dễ mất đi nên giáo dục nhân cách cần kiên trì. • Nhân cách mang tính ổn định tương đối, các nét, các đặc điểm của nhân cách vẫn biến đổi, do vậy không nên định kiến khi đánh giá con người. • Phải rèn luyện nhân cách suốt đời.
  10. 6.2.2. Tính hệ thống của nhân cách • Nhân cách của mỗi người được tập hợp bởi nhiều nét nhân cách khác nhau, nhưng luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau thành từng nhóm, từng phần rất khăng khít. • Muốn đánh giá đúng đắn một nét nhân cách nào đó, ta cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác ở con người đó.
  11. 6.2.3. Tính tích cực của nhân cách • Nhân cách vừa là khách thể từ sự tác động của xã hội, vừa là chủ thể tác động vào các mối quan hệ đó. • Nhân cách con người thể hiện qua các hoạt động sống với mục đích cải thế giới và cải tạo bản thân. • Tính tích cực của nhân cách thể hiện trong quá trình thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
  12. 6.2.4. Tính giao lưu của nhân cách • Nhân cách chỉ có thể tồn lại trong sự giao lưu với những nhân cách khác. • Chỉ có giao lưu thì cá nhân mới có thể lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị của xã hội. • Trên cơ sở giao lưu, giao tiếp, mỗi cá nhân tự điều khiển, điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực của xã hội.
  13. 6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách • Quan niệm coi nhân cách gồm ba lĩnh vực cơ bản: Nhân cách Nhận Tình cảm Ý chí thức
  14. 6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt) • Quan niệm coi nhân cách gồm bốn kiểu cấu trúc: Nhân cách Các thuộc Kinh Các đặc Xu hướng tính sinh nghiệm điểm tâm lý học
  15. 6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt) • Quan niệm coi nhân cách gồm hai tầng: Nhân cách Tầng nổi Tầng sâu
  16. 6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt) • Quan niệm coi nhân cách gồm hai mặt: • Phẩm chất xã hội Đức • Phẩm chất cá nhân (Phẩm chất) • Phẩm chất ý chí • Cung cách ứng xử • Năng lực xã hội hóa Tài • Năng lực chủ thể hóa (Năng lực) • Năng lực hành động • Năng lực giao lưu
  17. 6.4. Những thuộc tính tâm lý của nhân cách
  18. 6.4.1. Xu hướng 6.4.1.1. Khái niệm xu hướng • Trong cuộc sống và hoạt động, con người luôn hướng tới những mục tiêu nào đó được xem là có ý nghĩa đối với bản thân mình. • Xu hướng là một thuộc tính phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống các động cơ, mục đích… qui định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người đối với cái mà con người muốn đạt tới.
  19. 6.4.1.2. Những mặt biểu hiện của xu hướng a. Nhu cầu: • Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. • Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. • Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động.
  20. a. Nhu cầu (tt) • Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. • Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận, khi thỏa mãn được nhu cầu này thì con người lại nảy sinh nhu cầu khác. Video Clip: Tình yêu cần có không gian tự do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2