intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng về Tài chính doanh nghiệp-chương 2

Chia sẻ: Kj Jk | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:40

283
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm • Nắm được nội dung chi phí và các loại chi phí kinh  doanh của doanh nghiệp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng về Tài chính doanh nghiệp-chương 2

  1. TÊN HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH DOANH  NGHIỆP PHẦN I CHƯƠNG2. CHI PHÍ SXKD VÀ GIÁ  THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH  NGHIỆP    
  2. CHƯƠNG2. CHI PHÍ SXKD VÀ GIÁ THÀNH SẢN  PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Sinh viên cần nắm được Khái niệm về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm • Nắm được nội dung chi phí và các loại chi phí kinh  doanh của doanh nghiệp • Nắm được khái niệm, các loại giá thành, ý nghĩa của chỉ  tiêu giá thành • Hiểu được ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm,  biết được các chỉ tiêu hạ giá thành, nắm được các biện  pháp hạ giá thành sản phẩm • Biết vận dụng để làm các bài tập về lập kế hoạch chi phí  và giá thành sản phẩm 
  3. CHƯƠNG2. CHI PHÍ SXKD VÀ GIÁ THÀNH SẢN  PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP I.CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP II.GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP III. LẬP KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP:
  4. I.CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về chi phí kinh doanh 2. Nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
  5. 1. Khái niệm về chi phí kinh doanh CPKD là toàn bộ các chi phí phát sinh liên  quan đến hoạt động kinh doanh thường  xuyên của doanh  nghiệp trong một thời  kỳ nhất định 
  6. 2. Nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp  • Chi phí sản xuất kinh doanh: là các khoản chi phí khác  phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng của doanh  nghiệp trong một thời kỳ nhất định.  • Chi phí hoạt động tài chính: là chi phí có liên quan đến  hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn, hoạt động tài chính  khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định  • Chi phí khác: là những khoản chi phí có liên quan đến  hoạt động có tính chất bất thường 
  7. 3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 3.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế 3.2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh 3.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh
  8. 3.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế • Chi phí vật tư • Chi phí khấu hao tài sản cố định • Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương • Chi phí dịch vụ mua ngoài • Chi phí bằng tiền khác 
  9. Tác dụng: ­Cho thấy mức chi phí về vật tư và lao động trong toàn bộ  chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong  năm.  ­ Giúp cho doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản  xuất theo yếu tố; kiểm tra sự cân đối giữa các bộ phận  trong doanh nghiệp.
  10. 3.2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh  • Chi phí vật tư trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí sản xuất chung • Chi phí bán hàng • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  11. TÁC DỤNG: • Tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại  sản phẩm;  • Quản lý chi phí tại các địa điểm phát sinh chi  phí, quản lý tốt chi phí, khai tác các khả năng  nhằm hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 
  12. 3.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh  • Chi phí cố định (định phí) là chi phí không thay đổi  (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi của  sản lượng sản xuất, hay quy mô kinh doanh của  doanh nghiệp.   • Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi theo sự thay  đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô sản xuất 
  13. TÁC DỤNG • Giúp cho doanh nghiệp thấy được xu  hướng biến đổi của từng loại chi phí theo  qui mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có  thể xác định được sản lượng hoà vốn  cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt  được hiệu quả tối ưu 
  14. II. GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP  1. Giá thành sản phẩm 2. Hạ giá thành sản phẩm
  15. II. GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP  1. Giá thành sản phẩm 1.1.Khái niệm 1.2. Phân loại giá thành sản phẩm của doanh nghiệp  1.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
  16. 1.1.Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền  của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra  để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một  đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm  nhất  định. 
  17. 1.2. Phân loại giá thành sản phẩm của doanh nghiệp • Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính + Giá thành kế hoạch là giá thành dự kiến được xây dựng dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của thời kỳ trước  + Giá thành thực tế là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra  để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một  thời kỳ nhất định 
  18. * Căn cứ vào phạm vi tính toán và nơi phát sinh chi phí + Giá thành sản xuất sản phẩm: là những khoản  chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn  thành việc sản xuất sản phẩm  + Giá thành toàn bộ của sản phẩm hành hoá dịch  vụ bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành việc  sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 
  19. 1.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành ­ Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu  thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt  động kinh doanh. ­ Giá thành còn là một công cụ quan trọng của doanh  nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động kinh  doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức và kỹ  thuật. ­ Giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp  xây dựng chính sách giá cả, thực hiện chính sách cạnh  tranh sản phẩm trong cơ chế thị trường.
  20. 2. Hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp  2.1. Ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm 2.2. Các chỉ tiêu hạ giá thành  2.3. Một số biện pháp chủ yếu để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2