Slide Bài giảng Toán V<br />
<br />
XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ<br />
(Buổi 11)<br />
Chương VII<br />
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT<br />
Các khái niệm chung<br />
Kiểm định giả thuyết về một kỳ vọng<br />
Kiểm định giả thuyết về hai kỳ vọng<br />
<br />
I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG<br />
<br />
Giả thuyết thống kê<br />
<br />
Định nghĩa: Giả thuyết thống kê (gọi tắt là giả thuyết) là khẳng<br />
định hoặc phỏng đoán về một giá trị xác định của tham số hoặc<br />
phân phối của một hoặc nhiều tổng thể.<br />
Ví dụ 7.1 Giả sử X là chiều cao của người trưởng thành ở Việt<br />
Nam, Y là chiều cao của người trưởng thành ở Thái Lan. Mỗi<br />
khẳng định sau đây đều là một giả thuyết thống kê:<br />
+ E(X) = 1.65;<br />
+ E(X) = E(Y);<br />
+ X có phân phối chuẩn với kỳ vọng là 1,6 và phương sai 0,4.<br />
Khi bác bỏ giả thuyết, tức là ta chấp nhận một khẳng định trái <br />
với giả thuyết, khẳng định đó gọi là đối thuyết.<br />
Giả thuyết được ký hiệu H0, đối thuyết được ký hiệu H1.<br />
<br />
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG<br />
<br />
Kiểm định một phía và kiểm định hai phía<br />
<br />
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG<br />
<br />
Chỉ tiêu kiểm định là một thống kê. <br />
Nhận xét:Từ một mẫu cụ thể, ta sẽ tính được giá trị của chỉ tiêu <br />
kiểm định<br />
Tập giá trị của chỉ tiêu kiểm định được chia thành hai phần. Nếu <br />
giá trị cụ thể của chỉ tiêu kiểm định thu được từ mẫu cụ thể rơi <br />
vào phần một và từ đó ta chấp nhận giả thuyết thì phần đó được <br />
gọi là miền chấp nhận giả thuyết phần còn lại được gọi là <br />
miền bác bỏ giả thuyết, con số nằm giữa miền chấp nhận và <br />
bác bỏ được gọi là giá trị tới hạn. <br />
<br />
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG<br />
<br />
Hai loại sai lầm và mức ý nghĩa<br />
Định nghĩa: Bác bỏ giả thuyết trong khi giả thuyết đúng được<br />
gọi là sai lầm loại I.<br />
Chấp nhận giả thuyết trong khi giả thuyết sai được gọi là sai<br />
lầm loại II.<br />
Xác suất mắc sai lầm loại I được ký hiệu là α và gọi là mức ý nghĩa.<br />
<br />