XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ<br />
(Buổi 2)<br />
BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ<br />
(Tiếp)<br />
<br />
<br />
Xác suất điều kiện<br />
<br />
Công thức nhân xác suất<br />
Công thức xác suất đầy đủ và công thức<br />
Bayes<br />
<br />
5. XÁC SUẤT ĐIỀU KIỆN<br />
.<br />
<br />
Ví dụ mở đầu: Tung hai lần một đồng xu cân đối và đồng chất.<br />
Không gian mẫu của phép thử là {SS, SN, NS, NN}.<br />
+ Đặt B = “có ít nhất một mặt sấp xuất hiện”<br />
P(B) = ?<br />
+ Nếu đã biết lần một mặt ngửa xuất hiện, tức là A = {NS, NN} đã xuất<br />
hiện, thì xác suất của B là bao nhiêu?<br />
Định nghĩa: Cho A, B là hai biến cố của phép thử và P(A) > 0.<br />
Xác suất của B trong điều kiện A đã xảy ra được ký hiệu bởi P(B/A)<br />
và xác định như sau<br />
P ( AB )<br />
P ( B / A) <br />
P ( A)<br />
Ta gọi P(B/A) là xác suất của B với điều kiện A đã xảy ra hoặc xác<br />
suất điều kiện của B khi A đã xảy ra.<br />
<br />
5. XÁC SUẤT ĐIỀU KIỆN<br />
.<br />
<br />
Ví dụ 1.13 Con xúc xắc được chế tạo sao cho khả năng xuất hiện mặt<br />
có số chấm là chẵn gấp hai lần khả năng xuất hiện mặt có số chấm là<br />
số lẻ. Gieo con xúc xắc đó một lần. Đặt B = “nhận được số chính<br />
phương”, A = {4, 5, 6}. Tính P(B/A).<br />
Ví dụ 1.14 Tung một con xúc sắc cân đối và đồng chất, có mặt chẵn<br />
sơn xanh còn mặt lẻ sơn đỏ.<br />
Tính xác suất của biến cố B = “mặt có số chấm xuất hiện nhỏ hơn 4”<br />
khi đã biết A =“mặt có sơn màu xanh” xuất hiện?<br />
<br />
5. XÁC SUẤT ĐIỀU KIỆN<br />
.<br />
<br />
Ví dụ 1.15 Xác suất để một chuyến bay khởi hành đúng giờ là<br />
P(D) = 0,83, xác suất để một chuyến bay đến đúng giờ là P(A) = 0,82,<br />
xác suất để nó khởi hành và đến đều đúng giờ là 0,78.<br />
Tính xác suất để một chiếc máy bay:<br />
(a) đến đúng giờ biết rằng nó đã khởi hành đúng giờ;<br />
(b) khởi hành đúng giờ biết rằng nó đã đến đúng giờ;<br />
(c) đến đúng giờ khi biết rằng nó đã khởi hành không đúng giờ.<br />
Lưu ý: P(A) = P(AB) + P(AB’) vì AB ⋃ AB’ = A, AB ⋂ AB’ = <br />
<br />
XÁC SUẤT ĐIỀU KIỆN<br />
.<br />
<br />
Các biến cố độc lập<br />
<br />
Có những tình huống lại xảy ra P(B/A) = P(B)!<br />
Rút ngẫu nhiên theo phương thức có hoàn lại lần lượt hai sản phẩm<br />
từ một lô hàng gồm 4 phế phẩm và 13 chính phẩm.<br />
A = “sản phẩm thứ nhất là phế phẩm”<br />
B =“sản phẩm thứ hai là chính phẩm”.<br />
Định nghĩa: Cho A và B là hai biến cố của một phép thử. Khi<br />
P(A/B) = P(A) hoặc P(B/A) = P(B)<br />
ta nói A và B là hai biến cố độc lập.<br />
Ngược lại thì gọi A và B là hai biến cố phụ thuộc nhau.<br />
Định lý. Hai biến cố A và B là độc lập khi và chỉ khi P(AB) = P(A)P(B).<br />
<br />