Bài tập cá nhân môn Quản trị chiến lược: Phân tích ngành sản xuất bánh trung thu tại Việt Nam
lượt xem 14
download
Nội dung của bài tập này là tìm hiểu định nghĩa ngành và đặc trưng; phân tích môi trường vĩ mô; phân tích môi trường ngành sản xuất bánh trung thu tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập cá nhân môn Quản trị chiến lược: Phân tích ngành sản xuất bánh trung thu tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Tên đề tài: PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT BÁNH TRUNG THU TẠI VIỆT NAM Đà Nẵng, 11/2020
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi MỤC LỤC I. Định nghĩa ngành và đặc trưng 1. Định nghĩa ngành Ngành sản xuất bánh Trung Thu là một phân khúc nhỏ của ngành sản xuất bánh kẹo bao gồm tập hợp của các công ty trên toàn cầu sử dụng công nghệ truyền thống hoặc hiện đại nhằm mục đích tạo ra những chiếc bánh Trung Thu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bánh Trung Thu là một loại bánh được sử dụng nhiều và là đặc trưng của dịp lễ Trung Thu (Rằm tháng Tám Âm Lịch) với hình vuông hoặc tròn tượng trưng cho đất trời. Bánh có 2 dạng chủ yếu là bánh nướng và bánh dẻo. Trước đây, bánh Trung Thu được làm với ý nghĩa là vật cảm tạ đất trời cho một mùa màng bội thu và hiện tại Trung Thu là một dịp để gia đình người thân có thể quay quần bên nhau và thường được gắn liền với tết Thiếu nhi. Dần dần, nhu cầu và mục đích sử dụng bánh Trung Thu dần thay đổi nên hình dáng, màu sắc và hương vị của bánh đa dạng hơn. Phân loại bánh Trung Thu thường được chia thành 2 dạng: - Bánh Trung Thu truyền thống: là loại bánh dẻo hoặc nướng có 2 hình dạng là tròn hoặc vuông, nhân bánh được giữ theo cách truyền thống (đậu xanh, lạp xưởng) và thường được những gia đình có truyền thống làm bánh sản xuất với số lượng ít. 2
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi - Bánh Trung Thu hiện đại: ngoài những loại bánh cố truyền trên, thì bánh Trung Thu hiện tại có khá nhiều kiểu loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Bánh hiện đại thường được sản xuất công nghiệp và có dây chuyền để sản xuất số lượng lớn. Bánh Trung Thu là một phân khúc nhỏ của ngành sản xuất bánh kẹo. Khác với nhiều loại bánh kẹo khác, bánh Trung Thu phụ thuộc vào yếu tố về văn hóa và thời gian (thường chỉ tiêu thụ mạnh vào dịp tết Trung Thu – rằm tháng Tám Âm Lịch). Từ xa xưa, bánh Trung Thu luôn là một loại bánh không thể thiếu trong dịp lễ đoàn viên này, tuy nhiên chỉ mới trong những năm của thế kỷ 21 người ta mới bắt đầu chú ý và phát triển ngành nghề này. Dựa trên lợi thế về cơ cấu dân số trẻ, quy mô dân số lớn và nền kinh tế đang phát triển, bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu nói riêng là một trong số những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất. Tổng giá trị ước tính vào năm 2011 khoảng 8673 tỷ đồng. 2. Đặc trưng của ngành Là loại bánh được sử dụng trong một vài thời điểm vậy nên bánh Trung Thu là loại hình sản phẩm có tính thời vụ. Thời vụ này có sự lặp lại và cố định về thời gian. Bắt đầu từ tháng 4 hằng năm, nhà sản xuất sẽ bắt đầu quan tâm đến việc chuẩn bị cho sản xuất bánh Trung Thu, thời kì cao điểm của bánh Trung Thu rơi vào tháng 7 đến tháng 8 Âm Lịch bởi đây là thời gian người tiêu dùng quan tâm và là dịp lễ. Sản lượng vào mỗi tháng 8 Âm Lịch sẽ tăng lên và sau khi qua dịp lễ, cung và cầu của bánh đều sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, Trung Thu là một dịp lễ lớn đối với những quốc gia/ nền văn hóa phương Đông (những quốc gia có sử dụng Âm Lịch) và tùy thuộc vào mỗi quốc gia, vùng miền thì phong tục tập quán trong dịp lễ Trung Thu cũng rất khác nhau. Điều đó dẫn đến ngành sản xuất bánh Trung Thu cũng bị phụ thuộc nhiều đến văn hóa, phong tục và tập quán của người tiêu dùng cụ thể. 3
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Bánh Trung Thu là một mặt hàng thứ cấp, độ nhạy cảm với giá của bánh cao và sự phát triển của nền kinh tế trong năm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của người tiêu dùng đến sản lượng và giá thành của bánh Trung Thu trong năm đó. Vậy nên, nếu như nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao thì ngành bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu nói riêng sẽ không phát triển thuận lợi. Việt Nam là một thì trường tiềm năng với ngành sản xuất bánh kẹo và bánh Trung Thu. Tốc độ tăng trưởng của ngành bánh kẹo Việt Nam được ước lượng từ 10 – 12% trong khi mức trung bình của khu vực là 3 – 4% và thế giới là 1,5%. Nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng lớn này có thể do mức tiêu thụ bình quân của người dân Việt Nam dành cho sản phẩm bánh kẹo đang thấp hơn rất nhiều so với bình quân thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, điều đó khiến người tiêu dùng nghĩ và có nhiều hơn nhu cầu về những sản phẩm thứ yếu. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Giới hạn phạm vi địa lí trong khu vực Việt Nam và đối với nhân tố văn hóa thì nghiên cứu trên phạm vi các quốc gia có dịp lễ Trung Thu (Trung Quốc, Hàn Quốc,…) - Phạm vi về thời gian: Giới hạn phạm vi thời gian từ 2010 đến 2019 II. Phân tích môi trường vĩ mô 1. Môi trường kinh tế 4
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 10 năm trở lại Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa rồi đã chứng kiến sự thay đổi lớn. GDP trong thời gian này có nhiều biến động. Năm 2010, GDP của cả nên kinh tế đang trên đà phát triển thì đến năm 2012, GDP giảm xuống 5,25%. Khoảng thời gian sau đó, kinh tế dần dần ổn định và phát triển. Đến năm 2019, GDP của Việt Nam đạt 7.02% và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất trong khu vực. Nền kinh tế đang càng ngày càng đi lên khi mà từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%). Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35%. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua không những đạt được những thành tựu nhất định về tốc độ tăng trưởng mà còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt trong thời gian vừa qua nhờ sự hiệu quả của những chính sách tài khóa và tiền tệ. Bên cạnh đó, các chỉ số khác về kinh tế của Việt Nam cũng dần có những dấu hiệu tốt hơn qua thời gian như cán cân thương mại, lãi suất. Dựa trên những thông tin trên, các nhà kinh tế đánh giá nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới có rất nhiều triển vọng và đưa ra được chỉ số dự báo sự tăng trưởng về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 5
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Hình 2: Dự báo tăng trưởng GDP trong thời gian tới Về nền kinh tế của ngành bánh kẹo và bánh Trung Thu Theo ước tính, tại Việt Nam có hơn 30 doanh nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm liên quan đến bánh kẹo nói chung (bao gồm cả bánh Trung Thu) và hàng nghìn cơ sở sản xuất lớn nhỏ khác sản xuất bánh kẹo. Trong đó các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực này như: Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị sẽ luôn chiếm thị phần lớn trong cơ cấu ngành. Bánh Trung Thu là một mặt hàng thời vụ và được các doanh nghiệp quan tâm sản xuất vào tầm tháng 4 đến hết tháng 8 Âm Lịch nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ngày lễ nên các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có chiến lược để có thể tận dụng lợi thế của mình về thương hiệu và công nghệ trong việc sản xuất 6
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi và phân phối bánh Trung Thu. Vậy nên, tỷ trọng trong lĩnh vực sản xuất bánh Trung Thu, các doanh nghiệp lớn trên cũng sẽ chiếm tỷ trọng rất cao, một phần nhỏ còn lại sẽ được đóng góp từ các đơn vị sản xuất bánh Trung Thu không chuyên hoặc thủ công (số lượng ít và hạn chế về sự đa dạng của sản phẩm). Thị trường tiêu thụ chủ yếu cho bánh kẹo vẫn là thị trường nội địa với khoảng 70% sản lượng sản xuất được cung cấp cho nhu cầu trong nước. Song theo xu thế hội nhập phát triển chung, các doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu ngành hàng bánh kẹo qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc năm 2014 đạt 451.2 triệu USD, tăng 9.85% so với năm 2013, thị trường xuất khẩu chính là Campuchia và Trung Quốc. Với bánh Trung Thu, gần như sản phẩm được tiêu thụ trong nước, tỷ lệ xuất khẩu và sử dụng tại các quốc gia khác rất thấp. Hình 3: Doanh thu của ngành bánh kẹo tại Việt Nam 2. Môi trường công nghệ Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh 7
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại ở nước ta hiệu quả các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đầu tư các máy móc, dây chuyền công nghệ mới hiện đại trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, giá thành giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Các dây chuyền sản xuất bánh kẹo theo hướng tự động và chuyên môn hóa được sử dụng nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thay vì sử dụng cách sản xuất thủ công (sử dụng nguồn nhân lực làm nguông lực chủ yếu để sản xuất bánh kẹo thì bây giờ, việc sản xuất bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu tại các doanh nghiệp lớn đều được thực hiện bởi máy móc và công nghệ. Một phần lớn những công nghệ sản xuất này được đầu tư và dựa trên những công nghệ sản xuất tại các nước đã phát triển như: dây chuyền sản xuất bánh Craker của Pháp. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, xử lý thông tin nhanh đã giúp cho ngành đáp ứng nhanh được những thay đổi của môi trường và đạt hiệu quả cao. Trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất kẹo, công nghệ không chỉ được sử dụng trong sản xuất mà còn được sử dụng trong hoạt động quản lý và truyền thông. Với sản phẩn bánh Trung Thu, bao bì là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Bao bì càng bắt mắt và thu hút ánh nhìn từ khách hàng thì càng có cơ hội được tiêu thụ nhiều hơn. Vậy nên các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đã áp dụng công nghệ để tạo nên nhiều mẫu mã bao bì đẹp mắt và đồng nhất nhằm mục đích thu hút ánh nhìn của khách hàng. Hoạt động quản lý cũng được áp dụng công nghệ để đảm bảo về thời gian, số lượng sản phẩm. 8
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Hiện nay, công nghệ cũng được áp dụng cho việc giao bánh thông qua các nền tảng đặt hàng trực tuyến. Công nghệ ảnh hưởng và thay đổi rất nhiều hành vi của ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu nói riêng. 3. Điều kiện về môi trường văn hoá xã hội Văn hoá xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh Trung Thu. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng… Có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Văn hoá xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hoá doanh nghiệp. Thị hiếu tiêu dùng bánh Trung Thu của người dân ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng của ngành cũng khác nhau. Các yếu tố về văn hóa – xã hội bao gồm dân sô, lôi sông, giá tr ́ ́ ́ ị, giáo dục, ̉ ọc, tỷ lê dân sô và xu h nhân khâu h ̣ ́ ướng xã hội. Các yêu tô có kh ́ ́ ả năng ảnh hưởng ngành sản xuất bánh Trung Thu là: Dân số thay đổi tăng và cơ cấu dân số càng trẻ thì nhu cầu tiêu thụ bánh Trung Thu sẽ tăng lên. Bởi vì, tết Trung Thu hiện nay đang mang 2 ý nghĩa chính. Một là tết đoàn viên và là dịp của các công ty, nhân viên có thể quan tâm đến nhau thông qua những chiếc bánh, vậy nên khi dân số tăng, tỷ lệ người lao động tăng thì khả năng tiêu thụ bánh Trung Thu cũng sẽ tăng. Hai là, Tết Trung Thu được xem là dịp tết Thiếu nhi, trong dịp lễ này, thiếu nhi sẽ được quan tâm và trao nhiều bánh kẹo hơn, đặc biệt là bánh Trung Thu, từ đó khiến sản lượng tiêu thụ bánh Trung Thu tăng lên đáng kể. Lối sống ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ bánh Trung Thu: Những đối tượng có lối sống tập thể, đề cao gia đình và những mối quan hệ bên cạnh mình sẽ là khách hàng mục tiêu của bánh Trung Thu. Những người này không chỉ có nhu cầu sử dụng bánh như một thực phẩm mà còn sử dụng nó như một món quà gửi tặng đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Lối sống này phù hợp với các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. 9
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Xu hướng xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng và tiêu thụ bánh Trung Thu. Xu hướng xã hội ảnh hưởng đến lối sống của đại đa số người tiêu thụ và phương thức mà họ tiêu thụ bánh Trung Thu. So với những năm trước đây, bánh Trung Thu thường được từng gia đình mua về để sử dụng trong gia đình vào dịp lễ thì trong những năm gần đây, bánh Trung Thu là một mặt hàng được sử dụng nhiều như một món quà. Một yếu tố quan trọng khác là xu hướng xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng về chất lượng, kiểu dáng và hương vị của bánh. Hương vị nổi bật có sự thay đổi theo từng năm. Thay vì trước đây, loại bánh sử dụng nhiều là bánh thập cẩm, bánh nhân đậu xanh thì hiện tại có rất nhiều loại bánh mới được sản xuất dựa trên sự thay đổi của nhu cầu khách hàng. 4. Điều kiện tự nhiên Các nhân tố tự nhiên: bao gồm các nguồn lực tài nguyên, thiên nhiên, có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… ở trong nước cũng như ở trong khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau. Tài ngyên thiên nhiên tác động có tính chất quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu… Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng: tích cực và tiêu cực. Sản phẩm bánh kẹo của toàn ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu nói riêng chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Khí hậu nóng ẩm gây ra nhiều khó khăn cho quá trình bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm. Nó đòi hỏi công nghệ sản xuất phải được cải tiến để sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất và có thời gian bảo quản phù hợp. Với bánh Trung Thu, đây là loại bánh được sử dụng trong thời gian ngắn. Bánh sản xuất dây chuyền (công nghiệp) thường sẽ có thời hạn sử dụng trong 45 ngày trong khi bánh thủ công chỉ được sử dụng trong thời gian 10 15 ngày. Do vậy, khí hậu nóng ẩm đã ảnh 10
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Bên cạnh đó, thị trường của ngành là rộng lớn, phần đa các Công ty sản xuất bánh kẹo đều tập trung ở khu vực đông dân cư, sức mua lớn… rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi và tăng khả năng cạnh tranh của ngành đối với các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng ngược lại việc thâm nhập của ngành vào các thị trường ở xa như miền núi, vùng sâu vùng xa lại gặp nhiều khó khăn do các yếu tố địa lý, khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Ngoài các yếu tố về địa hình (ảnh hưởng đến sự thâm nhập vào các thị trường nhỏ hơn của doanh nghiệp) và yếu tố về khí hậu (ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bảo quản) thì một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu để sản xuất bánh Trung Thu đa phần là những nguyên liệu trong nước như đậu, trứng muối, đường, lạp xưởng. Những nguyên liệu nay đa phần tại Việt Nam vẫn được sản xuất một cách thủ công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường (mía để sản xuất đường, đậu, hạt sen) nên sự chắc chắn về nguyên vật liệu không quá cao. Dẫn đến việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất lúc cao điểm cũng gặp nhiều khó khăn với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất bánh Trung Thu. 5. Toàn cầu hoá Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ mở cửa hệ thống lớn là khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế mà trước hết là những thay đổi chính trị thế giới. Để hoà nhập vào xu hướng đó ngành sản xuất bánh kẹo nước ta luôn xây dùng cho mình một chiến lược cạnh tranh lành mạnh và thích hợp, để nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 11
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Với ngành sản xuất bánh Trung Thu, văn hóa và xu hướng của Việt Nam cũng có sự ảnh hưởng của các quốc gia có nền văn hóa tương đồng, đặc biệt là Trung Quốc. Hòa nhập với xu hướng của các quốc gia sử dụng Âm Lịch, xu hướng và hành vi tiêu dùng thay đổi. Trước đây, bánh Trung Thu sẽ mang một đặc điểm riêng biệt cho từng quốc gia và thậm chí từng khu vực, tuy nhiên hiện nay, những mẫu bánh đặc trưng của các khu vực, quốc gia khác cũng dần gia nhập vào những nền kinh tế khác như bánh truyền thống của Hàn Quốc xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam. Hình 4: Bánh truyền thống của Hàn Quốc trong dịp Trung Thu 6. Môi trường chính trị luật pháp Nhân tố về chính trị là một trong số những yếu tố quyết định đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và sự phát triển của ngành. Và trước bối cảnh đề cao sự hội nhập đến môi trường bên ngoài thì để có thể tồn tại được, doanh nghiệp cần nắm bắt về luật pháp và chính trị. 12
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới và nhờ vậy, nền kinh tế có cơ hội để phát triển và thu hút được sự đầu tư từ nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, đường lối chính trị đang được thực thi theo hướng để doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Chính phủ cũng đưa ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam: hỗ trợ về tài chính, thuế trong giai đoạn đầu,… Và ngành sản xuất bánh kẹo cũng nhận được những hỗ trợ đó. Là một ngành hàng liên quan đến thực phẩm, những thông tin cần lưu ý với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu nói riêng là những yêu cầu về chất lượng sản phẩm. III. Phân tích môi trường ngành 1. Tính hấp dẫn của ngành Môi trường ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường ngành xác định nhiều cơ hội và thách thức trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thành công của ngành. M.Porter đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chính mô hình này cho phép chúng ta tái hiện lại các lực lượng cạnh tranh trong ngành. Trong bất kỳ ngành nào còng nh ngành sản xuất bánh kẹo đều chịu 5 áp lực cạnh tranh. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh này bao gồm: rào cản gia nhập ngành, cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, năng lực thương lượng của người mua, năng lực thương lượng của nhà cung cấp, sản phẩm thay thế. a. Rào cản gia nhập ngành Mặt hàng bánh Trung Thu được chia ra làm 2 nhánh nhỏ khác nhau: Bánh Trung Thu sản xuất thủ công Đây là loại bánh được sản xuất bởi các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ và thủ công như các tiệm bánh truyền thống, những tiệm bánh ngọt và được xem như một sản phẩm bổ sung cho những đơn vị này. Số lượng sản xuất không lớn, và thường được sản xuất với số lượng ít. Với đối tượng này, rào cản gia nhập ngành về 13
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi công nghệ, thương hiệu không lớn. Bởi vì những doanh nghiệp này sử dụng lợi thế của họ về máy móc, công nghệ va kỹ năng để thực hiện sản xuất. Yếu tố về công nghệ không phải là rào cản lớn với các đối thủ tiềm tàng ngay cả khi đây là một đơn vị/doanh nghiệp hoàn toàn mới trong lĩnh vực này. Rào cản về thương hiệu đối với doanh nghiệp sản xuất thủ công cũng không quá lớn. Điều kiện tiên quyết là sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến nhu cầu của mình có được đáp ứng hay không đối, không quá đề cao danh tiếng và sự trung thành. Bánh Trung Thu sản xuất công nghiệp Đây là loại bánh được sản xuất bởi các đơn vị kinh doanh bánh có thương hiệu và công nghệ dây chuyền/tự động. Điển hình như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica,…Với loại hình này thì rào cản gia nhập ngành sẽ cao hơn so với loại hình sản xuất đầu tiên. Những rào cản sẽ xoay quanh công nghệ, tiềm lực về tài chính và nguồn lực (cơ sở sản xuất, nguồn nguyên vật liệu,…). Để có thể gia nhập ngành, doanh nghiệp mới cần có cơ sở sản xuất, đảm bảo về nguồn nguyên vật liệu, và cần có những chiến dịch để quảng bá thương hiệu khi ở Việt Nam, những thương hiệu bánh Trung Thu như Kinh Đô, Hữu Nghị đã quá quen thuộc với người dân. Tuy nhiên những rào cản này không hẳn là quá cao để doanh nghiệp không thể thâm nhập ngành. Ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung và bánh Trung Thu nói riêng đang tăng trưởng ở mức cao. Theo thống kê 2018, tổng quy mô thị trường bánh kẹo Việt Nam lên đến 1,76 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn từ 2015 đến 2018 đạt xấp xỉ 10% cao hơn rất nhiều so với thị trường bánh kẹo trong khu vực (3,5%) và cao hơn cả tốc độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo thế giới (1,5%). Một thị trường tiềm năng như vậy với rảo cản gia nhập ngành thấp đã thu hút nhiều hơn những doanh nghiệp tham gia vào ngành này. Kết luận: Đối với rào cản gia nhập ngành thì tổng quát cả ngành sản xuất bánh Trung Thu được đánh giá là trung bình – thấp. Và những doanh nghiệp quyết 14
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi định gia nhập ngành phụ thuộc vào nền tảng về kỹ thuật – công nghệ và tiềm lực về nhân lực sản xuất bánh Trung Thu sẽ có nhiều đối thủ gia nhập ngành khi trong năm đó nền kinh tế có sự phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về bánh tăng lên và đây được xem là một sản phẩm bổ sung trong ngành sản xuất bánh kẹo. b. Cạnh tranh của đối thủ trong ngành Bởi vì cùng chung một tệp khách hàng với đặc điểm gần như tương đồng, thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngắn và rào cản gia nhập ngành thấp nên sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao. Sự cạnh tranh này sẽ thấy rõ trong 2 doanh nghiệp nổi bật là Kinh Đô và Hữu Nghị. Trong khi đó các đơn vị kinh doanh thủ công không dành sự quan tâm của mình đến việc tạo nên những chiến lược cạnh tranh, thay vào đó, họ tập trung sản xuất để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Cấu trúc cạnh tranh của ngành là phân tán khi dù rằng có một vài doanh nghiệp lớn như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị, Hải Hà,… nhưng tỷ trọng của các doanh nghiệp này chưa chiếm đến 49% trên tổng số ngành sản xuất bánh kẹo (năm 2019). Các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất khác vẫn chiếm phần lớn trong tỷ trọng ngành. Sự cạnh tranh trong ngành cũng được chia thành 2 hướng tương đồng với phương thức sản xuất. Với các sản phẩm được sản xuất thủ công, bởi vì giới hạn về nguồn lực và sản lượng không lớn vậy nên sự cạnh tranh của các đơn vị này sẽ đạt cao điểm vào thời gian từ đầu đến giữa tháng 8 Âm Lịch khi mà gần như tất cả các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đều đã hoàn thành quy trình sản xuất và tập trung nhân lực vào việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Sự cạnh tranh sẽ thấy rõ hơn giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica) khi sản lượng sản xuất của họ lớn hơn, và họ cạnh tranh để tiêu thụ được lớn nhất sản phẩm xuất phát từ doanh nghiệp. Thời gian tiêu thụ sản phẩm ngắn, vậy nên sự cạnh tranh của bánh Trung Thu là khá cao. Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh để có được nguyên vật liệu. Nguồn nguyên vật liệu đều đến từ nội địa, và không 15
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi có một sự đảm bảo chắc chắn nào để có đủ nguyên vật liệu cho tất cả các doanh nghiệp. Kết luận: Với những đối thủ có trong ngành, sự cạnh tranh sẽ khá lớn khi đây là một thị thường phân tán và thời gian cao điểm chỉ kéo dài trong tầm một tháng. Bên cạnh đó sự không chắc chắn về nhu cầu cũng là một trong những yếu tố khiến sự cạnh tranh lớn hơn. Bởi vì với sự không chắc chắn đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu tối đa hóa doanh số để có thể nhanh chóng thu được lợi nhuận, điều đó khiến những doanh nghiệp và đơn vị trong ngành này đẩy mạnh những chiến lược tiếp cận đến người tiêu dùng, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica. c. Năng lực thương lượng của người mua Theo Porter những ngươi mua có th ̀ ể được xem như một môi đe d ́ ọa khi họ yêu cầu giá thâp h ́ ơn hoặc yêu cầu dịch vụ tôt h ́ ơn (co th ́ ể dân đên tăng chi phí ̃ ́ hoạt động) và ngược lại, khi khách hàng cua công ty có th ̉ ể tăng giá và co l ́ ợi nhuận cao hơn. Năng lực thương lượng của người mua càng lớn thì lợi nhuận và cơ hội của doanh nghiệp càng bị đe dọa. Trong lĩnh vực liên quan đến bánh Trung Thu, quyền lực của người mua được thể hiện qua các yếu tố sau: - Ngành sản xuất bánh Trung Thu có rất nhiều đơn vị cung cấp, từ bánh Trung Thu thủ công đến bánh Trung Thu công nghiệp, có rất nhiều đơn vị sản xuất bánh. Trong khi đây là một nhu cầu thứ yếu. Lượng cầu của từng năm sẽ thay đổi và không ổn định. - Người mua thường được phân làm 2 loại, mua với số lượng ít để phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình trong dịp lễ Trung Thu và mua với số lượng vừa (thường là tổ chức hoặc doanh nghiệp) mua và sử dụng làm quà cho nhân viên, đối tác trong mùa Trung Thu. Tuy nhiên, dù có xét trên khía cạnh người mua là khách hàng tổ chức thì số lượng bánh được mua mỗi lần cũng không quá nhiều để ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và tạo lợi thế thương lượng cho người mua. 16
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi - Sự trung thành của người mua không chắc chắn. Bánh Trung Thu sẽ được lựa chọn mua theo xu hướng và giá thành. Tùy từng thời điểm, sẽ có những lúc khách hàng ưu tiên chọn bánh có nguồn cung từ các nhà sản xuất lớn và cũng sẽ có những thời điểm nhu cầu sử dụng bánh thủ công tăng mạnh. Khách hàng rất dễ để chuyển đổi nguồn cung cấp từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, đây là một hoạt động kinh doanh và sản phẩm có tính mùa vụ cực kỳ lớn, nhu cầu vào mỗi đợt Trung Thu đến sẽ đều rất cao và việc chuyển đổi giữa các đơn vị sản xuất không thực sự quá ảnh hưởng đến quyết định giá hay tao cho khách hàng có một lợi thế rõ rệt trong việc thương lượng về giá và dịch vụ đi kèm. - Bánh Trung Thu tuy là một sản phẩm thứ yếu, nhưng xét trên việc mỗi năm chỉ có một lần và giá bánh đã được niêm yết, có mức chênh lệch ít với những sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng của các thương hiệu khác nhau khiến cho khả năng sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cao. Người dân sẵn sang chi trả với một mức giá được niêm yết và không có quá nhiều đòi hỏi về thương lượng giá. Ngoài ra, họ hoàn toàn có thể mua cùng một thời điểm bánh của nhiều đơn vị khác nhau. Kết luận: Năng lực thương lượng của người mua thấp, và họ có nhiều điều kiện để có thể chuyển đổi các đơn vị cung cấp bánh cho mình. Lí do trong việc có nhiều nhà sản xuất, người tiêu dùng dễ dàng chuyển đổi đơn vị mua nhưng năng lực vẫn thấp bởi vì: người tiêu dùng không đặt quá nhiều sự quan tâm của mình lên việc thương lượng giá cả và dịch vụ hậu mãi vì đây là sản phẩm sử dụng một lần và mỗi năm chỉ có một dịp để sử dụng. Nhu cầu sẽ tăng mạnh vào thời điểm gần tháng 8 Âm Lịch và theo số lượng báo cáo gần đây, các doanh nghiệp bánh Trung Thu không đáp ứng được hết nhu cầu này vậy nên doanh nghiệp sẽ tập trung để đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu tiêu thụ của khách hàng và người tiêu dùng quan tâm việc mua được loại bánh mình hài lòng hơn là quan tâm đến việc giảm giá thành. Cuối cùng là giá thành đã được niêm yết trước đó thông qua các chương trình quảng bá, thông qua kinh nghiệm của những 17
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi năm trước dẫn đến suy nghĩ của người tiêu dùng về việc thương lượng về giá không được quan tâm. Thông qua những chương trình quảng bá đó, giá cả đã được truyền đến người tiêu dùng khiến họ có tâm lý chuẩn bị sẵn sàng với mức giá đó. d. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Cũng giống như năng lực thương lượng của người mua, nhà cung cấp có thể được xem là một mối đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng gián nguyên vật liệu hoặc yêu cầu giảm chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Đối với ngành sản xuất bánh Trung Thu tại Việt Nam, năng lực thương lượng của nhà cung cấp được thể hiện qua các yếu tố sau: - Sản phẩm của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp: nguồn cung cấp nguyên vật liệu đang được nhập khẩu từ các đơn vị nước ngoài như bột, đường, sữa, bơ,… và một số nguyên vật liệu khác liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất bánh Trung Thu được cung cấp bởi nội địa như: các loại đậu, hạt sen, trứng, lạp xưởng. Và các nhà cung cấp này khá đa dạng và không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp đơn lẻ nào. Vậy nên nguồn cung đối với các doanh nghiệp lớn được đảm bảo. Tuy nhiên, ngoài những nguyên liệu sử dụng chung cho hoạt động sản xuất kẹo thì những nguyên liệu được dùng cho sản xuất bánh Trung Thu lại không ổn định. Đây là những nguyên vật liệu hiện tại đang được cung cấp một cách thủ công, phụ thuộc vào nền nông nghiệp và nhu cầu tiêu thụ. Nên đối với những sản phẩm dùng riêng cho sản xuất bánh Trung Thu, nhà cung cấp có nhiều lợi thế trong việc thương lượng. - Sản phẩm thay thế cho nguồn nguyên vật liệu, vẫn sẽ có tuy nhiên, nếu như thay thế quá nhiều sẽ làm mất đi bản sắc của bánh Trung Thu, vậy nên bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới cho dòng bánh Trung Thu thì lượng bánh truyền thống được sử dụng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sản phẩm thay thế sẽ không phải là lựa chọn đầu tiên của đơn vị sản xuất bánh Trung Thu. 18
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi - Nhu cầu về nguyên vật liệu vào lúc cao điểm của mùa vụ rất cao. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng để đảm bảo nguồn cung cho mình, tuy nhiên hợp đồng thôi vẫn chưa đủ chắc chắn đảm bảo về nguyên vật liệu và cùng thời điểm đó có rất nhiều đơn vị khác cũng cần nguyên vật liệu. Đây là một lợi thế của nhà cung cấp để nâng cao năng lực thương lượng của họ lên. Kết luận: Năng lực thương lượng của nhà cung cấp là cao khi mà nhu cầu về sản phẩm lớn, thời gian cần nguyên vật liệu lại gấp trong khi nguồn nguyên vật liệu lại không được đảm bảo chắc chắn. Điều này đe dọa đến các doanh nghiệp trong ngành và đòi hỏi họ phải tập trung và chiến lược hội nhập doc ngược chiều để đảm bảo được nguồn cung và cắt giảm tối đa chi phí để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. e. Sản phẩm thay thế Thay vì đưa ra những sản phẩm thay thế hoàn toàn cho bánh Trung Thu thì các doanh nghiệp tập trung phát triển những sản phẩm bổ sung. Những loại bánh Trung Thu bây giờ sẽ không còn bị giới hạn là bánh truyền thống với hình dạng, hương vị mà ngày càng có nhiều hình dạng và hương vị khác nhau. Những sản phẩm thay thế có thể là những loại bánh kẹo khác hoặc thậm chí là những dịch vụ liên quan đến việc chuẩn bị một bữa cơm và mâm cỗ trong gia đình. Tuy nhiên sản phẩm thay thế hoàn toàn bánh Trung Thu chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó và chưa thực sự ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng. Bởi vì bánh Trung Thu còn gắn liền với văn hóa và bánh Trung Thu là một đặc điểm nổi bật luôn được nhắc đến khi mùa Trung Thu đến, vậy nên nhu cầu của người dân vẫn sẽ là quan tâm và tiêu thụ bánh Trung Thu trước khi nghĩ đến việc thay thế hoàn toàn bánh Trung Thu bằng một sản phẩm khác. Kết luận: Sản phẩm thay thể cho bánh Trung Thu là thấp, bánh Trung Thu vẫn đóng một vai trò quan trọng và khó có thể thay thế trong mỗi dịp lễ Trung Thu và hiện tại vẫn chưa có một sản phẩm nào có thể đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với văn hóa để đe dọa đến việc thay thế bánh Trung Thu này. 19
- Quản trị chiến lược – Trần Thị Hà Nhi Các lực lượng cạnh tranh Đe dọa Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Cao Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Cao Năng lực thương lượng của người mua Thấp Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Trung Bình Các sản phẩm thay thế Thấp 2. Phân tích nhóm ngành (Nhóm chiến lược) ́ ược bao gồm các đôi thu c Nhóm chiên l ́ ̉ ạnh tranh co các điêu kiên và cách ́ ̀ ̣ ́ ận cạnh tranh tương tự nhau trong thị trương. Nghiên c tiêp c ̀ ứu đặc điểm và điêu ̀ ̣ kiên thực tê cua ngành thì ba tiêu chí đ ́ ̉ ể đánh giá và phân loại các nhóm chiên l ́ ược là: quy mô và giá thành và sự đa dạng về sản phẩm. Nhóm 1: Nhóm này sẽ bao gồm những doanh nghiệp có năng lực tài chính chính lớn, quy mô thị trường rộng khắp cả Việt Nam và có nhiều sản phẩm đa dạng cho bánh Trung Thu. Điển hình cho nhóm chiến lược này là các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica. Nhóm những doanh nghiệp này sẽ sử dụng lợi thế về công nghệ, tiềm lực về tài chính và danh tiếng để thực hiện sản xuất bánh Trung Thu với số lượng lớn. Nhóm chiến lược này sẽ có phân loại các phân khúc thị trường muốn tiếp cận đến, như bánh cao cấp, bánh bình dân với giá cả đại trà. Với từng loại bánh khác nhau, những doanh nghiệp này đều có chiến lược phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như với dòng bánh bình dân thì người tiêu dùng đề cao giá cả và một phần chất lượng sản phẩm. Dựa trên lợi thế của mình những công ty này 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập cá nhân môn quản trị chất lượng
8 p | 4210 | 998
-
Đề thi môn Quản trị học - Đề 15
2 p | 2523 | 814
-
Trương Trung Nghĩa - Bài tập môn Quản trị hành vi tổ chức
11 p | 1275 | 524
-
Câu hỏi ôn tập ngành MARKETING
14 p | 480 | 196
-
Luận văn Đề tài: Định hướng lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm Trà Ngọc Linh
32 p | 407 | 120
-
Copy of Copy of Bai thuyet trinh - Mon PDS102 - Nhom 2 - Lop D5 - Final
20 p | 289 | 48
-
Giáo trình quản trị học căn bản 12
9 p | 168 | 46
-
Bài giảng chương 7: Chiến lược phân phối
19 p | 163 | 16
-
BÀI TẬP THU HOẠCH MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
17 p | 112 | 10
-
Bài giảng môn Quản trị marketing: Chương 4 - Nguyễn Thị Phươg Dung
47 p | 57 | 5
-
Bài giảng môn Quản trị học - Chương 5: Quyết định quản trị
11 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn