intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập môn Quan hệ công chúng đại cương: Tìm hiểu về Ivy Lee - Cha đẻ ngành quan hệ công chúng (PR)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Bài tập môn Quan hệ công chúng đại cương: Tìm hiểu về Ivy Lee - Cha đẻ ngành quan hệ công chúng (PR)" tìm hiểu về tiểu sử Ivy Lee; quá trình hoạt động trong ngành PR của Ivy Lee; đóng góp của Ivy Lee vào ngành PR;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập môn Quan hệ công chúng đại cương: Tìm hiểu về Ivy Lee - Cha đẻ ngành quan hệ công chúng (PR)

  1. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO Bài tập môn quan hệ công chúng đại cương Tìm hiểu về: IVY LEE – CHA ĐẺ NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR) Ivy Lee ( 1877-1934) Thành viên nhóm: 1, Trần Thùy Linh 2, Mã Hoàng Hà 3, Cao Thanh Huyền 4, Đinh Kim Anh
  2. I, TIỂU SỬ Ivy Lee – tên đầy đủ là Ivy Ledbetter Lee, (gọi tắt là Lee). Ông được coi là “Cha đẻ của ngành Quan hệ công chúng hiện đại” hay PR. Ivy Lee sinh ra gần Cedartown, Georgia vào ngày 16/7/1877, ông qua đời ngày 09/11/1934 tại New York do bị một khối u ở não. Ông là con trai đầu tiên của một bộ trưởng ở Methodist. Lee nghiên cứu tại Đại học Emory hai năm, nhưng ông lại tốt nghiệp Đại học Princeton ngành kinh tế vào năm 1898. Sau khi tốt nghiệp, Lee ghi danh vào trường Luật Harvard, nhưng chỉ kéo dài một học kì do ông không có đủ kinh phí theo học. Sau đó, Lee làm việc như một phóng viên báo chí cho các tạp chí New York, New York Times, và New York Thế giới ở New York. Năm 1901, ông kết hôn với Cornelia Bigelow, con gái của một luật sư Minnesota nổi tiếng. Họ có ba người con. Sau ba năm làm nghề báo, năm 1904, Lee đã từ bỏ công việc này do lương thấp và nó tiêu tốn của Lee rất nhiều thời gian. Đó là mốc son đánh dấu bước chuyển trong cuộc đời Ivy Lee. II. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH PR CỦA IVY LEE Ivy bedletter lee được coi là người đầu tiên tiếp cận và xây dựng nền móng cho ngành quan hệ công chúng. Bắt đầu là 1 phóng viên nhưng rất nhanh chóng ông chuyển sang hoạt động trong ngành Pr và trở thành người xây dựng những định nghĩa đầu tiên cho công việc mới mẻ này. Ông không chỉ thực hành PR mà còn tích cực giải thích và bảo vệ cho ý nghĩa của nó. Điều này giúp ông định hướng nhận thức của người dân về PR đồng thời xây dựng nên những tiêu chuẩn nghề nghiệp cho những thế hệ đi sau Ivy lee tốt nghiệp đại học Princeton năm 1898, sau khi tốt nghiệp ông trở thành phóng viên cho các tờ báo nổi tiếng như: New York Time, New York America, New York World, ông chủ yếu viết về vấn đề tài chính và kinh doanh. Ngay khi là sinh viên ông tích cực tham gia tờ báo của trường đại học Princeton, chính điều này đã trang bị cho ông những kĩ năng báo chí từ rất sớm. Một thời gian sau ông nhanh chóng từ bỏ công việc lương thấp để chuyển sang làm việc trong ngành quan hệ công chúng. Năm 1903 ông nhận lời làm công việc quản lý thông tin công cho Liên minh công dân cụ thể là tham gia các chiến dịch hoạt động của thị trưởng thành phố Newyork Seth Low.Đây có thể coi là nền móng đầu tiên trong sự nghiệp PR của ông. Cũng thời gian này ông cho ra đời cuốn sách: “Những điều tốt nhất mà chính quyền thành phố Newyork có” (The Best Administration New York City Ever )
  3. Trong năm tiếp theo ông tiếp tục hoạt động trong nền dân chủ, cụ thể ông đã giúp đỡ cho thẩm phán Alton B. Parker trong chiến dịch tranh cử “ Tổng thống thất bại “ nhằm chạy đua với Tổng thống Theodore Rooservetl Năm 1905: Sau cuộc bầu cử ông hợp tác với cựu nhà báo Buffalo George Parker- người mà ông đã cùng hợp tác trong các chiến dịch tranh cử tổng thống, sáng lập ra công ty “Parker and Lee”. Công ty tự hào với phương châm: “ Chính xác, xác thực và hiệu quả”. Công ty tồn tại trong 4 năm từ 1905 tới 1909, nó bị giải thể vào năm 1909, tuy nhiên thành viên của nó là Ivy Lee sau này đã trở thành nhân vật đi tiên phong trong ngành PR và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của PR Năm 1906, sau vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng Atlantic City , ngành đường sắt ( vốn đã có nhiều tai tiếng về giá cả và dịch vụ) rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, và Ivy đã được ông trùm ngành đường sắt: Pennyslvania Geogre F.baer mời làm trợ lý - xử lý các thông tin với báo chí. Trong quá trình xử lý khủng hoảng ông đã thuyết phục ngành đường sắt đưa ra các thông cáo báo chí, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về các sự cố, các vụ tai nạn cho các nhà báo trước khi họ nhận được những tin đồn. Đồng thời mỗi khi có 1 vụ tai nạn xảy ra ông đều mời các phóng viên tới tận hiện trường vụ tai nạn để trực tiếp lấy thông tin, giúp cho các phóng viên có những thông tin chính xác và khách quan nhất mang tới cho người đọc. Điều này đã mang lại những chuyển biến tích cực trong thái độ của người dân với ngành đường sắt. Những chuyển biến đó nhận được lời khen ngợi từ báo chí và các vị quan chức, họ đánh giá cao những thay đổi trong thái độ cởi mở về thông tin với báo chí và đặc biệt là sự quan tâm của ngành đường sắt với sự an toàn của khách hàng. Ông tiếp tục hợp tác với ngành đường sắt tới năm 1914, trước khi chuyển sang hợp tác với nhà tài phiệt trong giới dầu mỏ John D. Rockerfeller Cũng trong năm 1906, các vụ đình công của công nhân trong ngành khai thác than Atraxit nổ ra liên tục,báo chí và dư luận có những thái độ thù địch, không thiện chí, khiến các nhà đầu tư trong ngành vô cùng bối rối. Ivy lee đã được họ mời để giải quyết các vấn đề này. Ông đã có những phương án giúp họ đáp ứng và xoa dịu những cuộc đình công của công nhân, đồng thời giảm bớt các thái độ thù địch của các tờ báo lá cải, những thông tin bất lợi…Đầu tiên, ông tiến hành làm những “tờ rơi”hàng ngày chứa đầy
  4. đủ các thông tin và các sự kiện thích hợp và cần thiết về cuộc đình công và gửi nó tới tất cả báo chí và mọi người. Tuy nhiên, điều này lại làm cho những người có thái độ thù địch nói rằng đó chỉ là những quảng cáo đơn thuần và Lee chỉ đang có đánh bóng những điều ấy lên mà thôi. Chính điều này đã khiến năm 1906 ông ra tuyên bố: "Declaration of Principles ( tạm dịch: tuyên bố về các nguyên tắc), tập trung vào các nguyên tắc khi công khai thông tin với công chúng và báo chí. Ông đã gửi nó cho tất cả các tờ báo và tuyên bố này của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho ngành PR phát triển trong những thập kỉ tiếp theo. Chính tuyên bố này, cùng với những thông cáo với đầy đủ thông tin mà ông đưa ra đã giúp ông xoa dịu các vụ đình công, giảm dần thái độ thù địch của báo chí và thay đổi cách đánh giá của người dân. Sau những thành công vang dội đó,tháng 12 năm 1914, ông được gia đình ông trùm dầu mỏ danh tiếng Rockefeller mời làm người đại diện, giải quyết các vấn đề mà gia đình tài phiệt này đang vướng phải sau những chỉ trích của báo chí về độc quyền. Đặc biệt sau sự cố đình công của các công nhân thuộc công ty dầu mỏ và nhiên liệu Colorado – họ kiên quyết đòi tăng lương, họ phá phách nhà máy, dụng cụ lao động…Gia đình Rockefeller đã sai lầm khi sử dụng binh lính để đàn áp cuộc đình công đó, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã dấy lên trong dân chúng, đặc biệt người thân của những ngươi bị thiệt mạng . Họ coi John D. Rockefeller như 1 kẻ giết người hàng loạt, những cuộc biểu tình phản đối ông nổ ra, thậm chí họ còn tới trước cửa nhà và đòi giết ông. Trong hoàn cảnh đó nhiệm vụ của Ivy Lee là giải quyết những vụ đình công,lấy lại hình ảnh cho John D. Rockerfeller và xoa dịu dư luận đặc biệt là từ phía công đoàn. Đứng trước vấn đề này Lee đã chủ trương xây dựng một hình ảnh hoàn toàn mới cho John, xóa bỏ đi hình ảnh của nhà tài phiệt lạnh lùng, khắc nghiệt và kiêu ngạo, một kẻ giết người hàng loạt và thay vào đó là hình ảnh của một người biết quan tâm, mẫu người của gia đình và là một người làm từ thiện hào phóng. Ông đã đưa ra 1 kết luận hoàn toàn trái với quan niệm hiện hành của các nhà kinh doanh rằng: công chúng có chỗ. Ông kết luận rằng: cần phải thay đổi
  5. hành vi của Rockerfeller hay ít nhất là hành động của công ty, điều này sẽ làm cho quan hệ giữa công ty và công chúng được cải thiện. Ban đầu Rockerfeller không đồng ý, nhưng bằng những lý lẽ mà Lee đưa ra, Lee đã thuyết phục được ông ta làm theo mình. Đồng thời với việc đưa ra các thông cáo báo chí và các tuyên bố công khai, Ivy Lee còn sắp xếp cho Rockerfeller xuất hiện hầu hết các sự kiện. Lee cũng chỉ ra tác dụng trong việc cải thiện quan hệ với công chúng của các quyết định trong kinh doanh và quản lý bao gồm cơ chế giải quyết khiếu nại của người lao động, việc lựa chọn của các nhà máy mới, thiết lập tiền lương của nhân viên và điều kiện làm việc, và đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp và các nhà cung cấp… Ông đã làm “mềm” hình ảnh của Rockerfeller bằng cách khuyến khích ông này tiếp xúc trực tiếp với công nhân, cùng làm việc, cùng ăn trưa với họ, trực tiếp tới thăm hỏi các gia đình công nhân, tặng quà, cùng chơi đùa với trẻ em và đặc biệt Ivy Lee khuyến khích ông nên tham gia làm từ thiện 1 cách tích cực. Từ những điều đó hình ảnh của Rockerfeller đã được thay đổi một cách tích cực. Để rồi, sau khi ông qua đời người ta nhớ tới ông bằng hình ảnh của một người cha mẫu mực, một ông chủ tốt bụng và một người làm từ thiện hào phóng. Năm 1912, Lee đã giảng dạy khóa học quan hệ công chúng đầu tiên tại Đại học New York. Năm 1919 ông thành lập văn phòng tư vấn Quan hệ công chúng Ivy Lee & Associates. Trong chiến tranh thế giới thứ I ông làm trợ lý chủ tịch cho hội chữ thập đỏ Mỹ, trong quá trình làm việc ông đã quyên góp đươc 400 triệu USD, tuyển chọn hàng triệu tình nguyện viên và định vị trong tâm trí người dân Mỹ hình ảnh của hội chữ thập đỏ như là nơi cứu trợ thiên tai đáng tin cậy. Trong đầu những năm 1920, Lee đã trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Hội đồng Quan hệ đối ngoại sau khi nó được thành lập ở New York, Tuy nhiên một số hoạt động của ông cũng bị đặt vào vòng nghi vấn. Điển hình là
  6. khi ông làm việc cho các công ty IG Farben trong Đức Quốc xã, tư vấn cho họ về kinh doanh. Mặc dù ông luôn khẳng định rằng mình chỉ quản lý việc kinh doanh, không hề liên quan tới những vấn đề khác, nhưng ông vẫn buộc phải tham gia 1 phiên điều trần trước quốc hội và bị buộc tội chống người Do Thái và tuyên truyền cho Đức Quốc Xã. Với mối quan tâm lâu năm với Nga, Ivy Lee đã quyết định sử dụng kỹ năng của mình để vận động cho Liên Xô. Ông nghĩ rằng nếu ông có thể thành lập một liên kết thương mại giữa Mỹ và Liên Xô thì nó sẽ mở ra đường dây thông tin liên lạc vững chắc và bình ổn . Tuy nhiên điều này chỉ tạo ra những cáo buộc của Lee là một nhà truyền giáo Nga, mà không bao giờ được coi là điều đúng đắn. III. ĐÓNG GÓP CỦA IVY LEE VÀO NGÀNH PR Trong suốt quá trình hoạt động tích cực không ngừng nghỉ của mình ông đã có những đóng góp to lớn, đặt nền tảng phát triển cho ngành PR phát triển cho tới ngày nay. Với những công lao đó Ivy Lee được coi là cha đẻ của ngành PR Ivy Lee đã: * Với bản “ tuyên bố về các nguyên tắc” Ivy Lee đã đặt những nền móng lý thuyết đầu tiên cho các hoạt động trong ngành PR * Đưa ra quan điểm rằng hầu hết sự ác cảm của xã hội đối với lĩnh vực kinh doanh là do phần lớn hoạt động kinh doanh diễn ra trong bức màn bí mật, và các nhà kinh doanh không hề trao đổi về các chính sách hoạt động của doanh nghiệp với công chúng. Ông chủ trương xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thông tin cởi mở tới giới báo chí, và qua đó, tới công chúng. Từ quan điểm này, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của một số doanh nghiệp. "This is not a secret press bureau. All our work is done in the open. We aim to supply news” trích từ “Declarations of Principles”- Ivy Lee (tạm dịch: Đừng để là một cơ quan báo chí bí mật. Tất cả các công việc phải được thực hiện công khai.. nhằm mục đích cung cấp tin tức) "In brief, our plan is frankly, and openly, on behalf of business concerns and
  7. public institutions, to supply the press and public of the United States prompt and accurate information concerning subjects which it is of value and interest to the public to know about."-Ivy Lee (tạm dịch: tóm lại, mọi kế hoạch phải luôn trung thực, công khai, đại diện cho các xí nghiệp kinh doanh và các tổ chức cộng đồng, để cung cấp thông tin cho báo chí và công chúng Hoa Kỳ một cách nhanh chóng và chính xác liên quan đến đối tượng mà họ quan tâm, nó phải thực sự có giá trị và hứng thú cho công chúng ". Lee bắt đầu một cuộc cách mạng để thông báo cho công chúng về lợi ích cá nhân bằng cách cung cấp các sự kiện để công chúng có thể hiểu rõ các chính sách và thói quen của các công ty Mỹ. “You suddenly find you are not running a private business, but you are running a business of which the public itself is taking complete supervision "Lee nói. (tạm dịch: Đột nhiên bạn nhân ra rằng không phải bạn đang điều hành một doanh nghiệp tư nhân, mà bạn đang điều hành một doanh nghiệp mà công chúng chính là những nhà giám sát hoàn toàn) * Giải quyết thành công: Vụ đổ tàu ở công ty đường sắt Pennsylvania năm 1906: Lee đã đại diện cho công ty đường sắt Pennsylvania khi tai nạn xảy ra ngay trên đường ray chính. Thay vì cố tìm cách ỉm đi sự việc, Lee đã mời phóng viên báo đài đến chứng kiến vụ tai nạn và ông cung cấp tất cả những tình tiết liên quan cho phóng viên và hỗ trợ cho phóng viên ảnh. Kết quả là, Pennsylvania Railroad và ngành đường sắt đã nhận được sự ủng hộ của những tờ báo trong nhiều năm. Trong thời gian này, Lee đã phát hành thông cáo báo chí đầu tiên trong lịch sử sau khi ông thành công thuyết phục các công ty đường sắt công khai tiết lộ thông tin về vụ tai nạn với báo chí. Ngoài ra, với cách xử lý của ông về vụ tai nạn đường sắt, nhiều nhà sử học công nhận ông là người khởi xướng cho cuộc khủng hoảng thông tin hiện đại. Cuộc biểu tình của công nhân Công ty Dầu mỏ và Nhiên liệu Colorado thuộc tập đoàn của gia đình tỷ phú John Rockefeller.. Lee đã đưa ra hàng loạt báo cáo và thông cáo báo chí gửi đến cơ quan nhà nước và báo chí khác nhau có chứa thông tin sai lệch, không chính xác liên quan đến các sự kiện
  8. bạo lực. (Đây chính là cái sau này vẫn được gọi là PR quản trị khủng hoảng - một chức năng quan trọng và ưu việt của hoạt động PR) Phương pháp chủ yếu của Ivy Lee khi giải quyết những sự cố này là thuyết phục những nhà lãnh đạo công ty thay đổi chính sách và cung cấp đầy đủ thông tin cho báo giới và công chúng... Năm 1912, Lee đã giảng dạy khóa học quan hệ công chúng đầu tiên tại Đại học New York.Ông đã góp phần truyền bá và đào tạo đội ngũ những người làm PR kế cận Trong đầu những năm 1920, Lee là một trong những thành viên đầu tiên của Hội đồng Quan hệ đối ngoại thành lập ở New York. Là một đại diện PR, Lee tán thành phương pháp tiếp cận “hai chiều", không chỉ lắng nghe khách hàng mà còn truyền đi những tin tức công khai. Ivy Lee được tưởng nhớ bởi 4 cống hiến quan trọng cho ngành PR: 1. Đưa ra quan niệm trong kinh doanh và sản xuất cần tự liên kết với các nhóm công chúng quan tâm. 2. Chỉ phối hợp với các ủy viên quản trị cao cấp nhất trong việc đưa ra các chương trình hành động. 3. Duy trì mối quan hệ giao tiếp cởi mở với giới truyền thông. 4. Chú trọng tới sự cần thiết của tính nhân văn trong kinh doanh và đưa nó tới đông đảo công chúng (từ nhân công đến khách hàng và láng giềng). Ấn phẩm Lee, Ivy Ledbetter. 1906 Tuyên bố về các nguyên tắc. Lee, Ivy Ledbetter. 1925 Công khai: Một số Những điều được và không. Các ngành công nghiệp xuất bản. Công ty Lee, Ivy Ledbetter. Năm 1927. Public ý kiến và quan hệ quốc tế. Viện Quan hệ Thái Bình Dương. Lee, Ivy Ledbetter. 1928 Nga ngày nay. Công ty Macmillan.
  9. IV,ĐÁNH GIÁ Ivy ledbetter Lee cùng với các nhân vật khác như Athur.page, Edward Berneys đã có công lớn trong việc sáng lập, đặt nền móng cho ngành PR hiện đại. Cùng vời những hoạt động thực tiễn ông đã đưa ra những lý thuyết nền tảng để những thế hệ kế cận ông học tập và ứng dụng trong các hoạt động PR. Mặc dù các hoạt động trong cuộc đời ông gây nhiều tranh cãi, nhưng 1 điều không thể phủ nhận rằng ông chính là cha đẻ của ngành PR hiện đại ngày nay và còn rất nhiều bài học từ ông mà chúng ta cần trân trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0