intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm kinh tế vi mô: Cung ứng và quyết định hãng

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

318
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập nhóm kinh tế vi mô: Cung ứng và quyết định hãng trình bày về độ co giãn của cung hàng hóa, thị trường yếu tố sản xuất. Các đường cung thường dốc lên. Cũng như các đường cầu, các đường cung có thể có độ dốc khác nhau. Có đường cung dốc đứng, nhưng cũng có đường cung nằm ngang. Mức độ dốc của đường cung phản ánh sự nhạy cảm của lượng cung với sự thay đổi của giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm kinh tế vi mô: Cung ứng và quyết định hãng

  1. Trường Đại Học Duy Tân Bài Tập Nhóm 7 Môn : Kinh Tế Vi Mô GVHD : TS Lê Văn Bình Lớp : K5MBA1 Thành viên : Lê Văn Minh Phạm Minh Hiếu Trần Đình Nhân
  2. Chương 4 : Cung Ứng Và Quyết Định Của Hãng I. Độ co giãn của cung theo giá II. Thị trường yếu tố sản xuất ..2014 55 2
  3. I. Độ co giãn của cung theo giá  Các đường cung thường dốc lên. Cũng như các đường cầu, các đường cung có thể có độ dốc khác nhau. Có đường cung dốc đứng, nhưng cũng có đường cung nằm ngang.  Mức độ dốc của đường cung phản ánh sự nhạy cảm của lượng cung với sự thay đổi của giá. 3
  4. Độ co giãn của cung theo giá (tt) Đường cung của dầu lửa P dầu thường rất dốc như được S dầu minh họa ở đồ thị 4.1 cho thấy rằng một sự thay đổi lớn của giá chỉ tạo ra sự thay đổi nhỏ trong lượng cung. Q dầu Đồ thị 4.1 : Các đường cung có độ co giãn khác nhau 4
  5. Độ co giãn của cung theo giá(tt) Tuy nhiên, đường cung thoải hơn cũng trong đồ thị P gà trên minh họa đường cung thịt gà cho biết một sự thay S gà đổi nhỏ của giá có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong lượng cung. Q gà Đồ thị 4.1 5
  6. Độ co giãn của cung theo giá(tt)  Các nhà kinh tế cũng dùng một thước đo để xác định độ nhạy cảm của lượng cung với sự thay đổi của giá có tên là độ co giãn của cung theo giá.  Độ co giãn của cung đo độ phản ứng của lượng cung hàng hóa với sự thay đổi giá cả hàng hóa. Độ co giãn được tính bằng công thức sau: Thay đổi % lượng cung Độ co giãn của cung = Thay đổi % của giá Độ lớn của độ co giãn cung phụ thuộc vào : • Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất • Khoảng thời gian cho quyết định cung cấp 6
  7. Độ co giãn của cung theo giá(tt)  Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất: Một vài hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất duy nhất hoặc hiếm. Những mặt hàng này có độ co giãn cung thấp và thậm chí bằng 0. Các hàng hóa và dịch vụ khác được sản xuất bằng cách dùng các yếu tố sản xuất phổ biến hơn và có thể phân bổ vào các loại công việc khác nhau, những mặt hàng này có độ co giãn cung cao. 7
  8. Độ co giãn của cung theo giá(tt)  Độ co giãn của cung và khoảng thời gian quyết định cung ứng: Các nhà kinh tế cũng phân biệt phản ứng của cung đối với giá trong ngắn hạn và dài hạn.  Cung ngắn hạn :Đường cung ngắn hạn minh họa lượng cung phản ứng với sự thay đổi của giá như thế nào trong điều kiện năng lực sản xuất về máy móc thiết bị và nhà xưởng là cố định. Để tăng sản lượng trong ngắn hạn khi giá tăng lên, các hãng phải yêu cầu công nhân làm thêm giờ hoặc thuê thêm lao động. Để giảm sản xuất của mình trong ngắn hạn, các hãng cho công nhân nghỉ việc hay giảm giờ làm của họ. Cung ngắn hạn thường ít co giãn. 8
  9. Độ co giãn của cung theo giá(tt)  Cung dài hạn: Đường cung dài hạn cho biết phản ứng của lượng cung với sự thay đổi của giá sau khi tất cả các điều kiện sản xuất có thể được điều chỉnh và thậm chí có thể thay đổi công nghệ sản xuất. Cung dài hạn thay đổi nhiều hơn.
  10. Độ co giãn của cung theo giá(tt) P đậu tương S ngắn hạn Nông sản là một ví S dài hạn dụ điển hình về sự khác nhau của độ co giãn cung của cung ngắn hạn và cung dài hạn. Q đậu tương Đồ thị 4.2 : Độ co giãn của cung theo thời gian 10
  11. II . Thị trường yếu tố sản xuất 1. Thị trường lao động 1.1 Cầu lao động a. Cầu lao động của cá nhân hãng Cầu lao động của cá nhân hãng là số công nhân mà hãng có khả năng và sẵn Mức lương sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lương khác nhau trong một khoảng thời A gian xác định và các yếu W1 tố khác không đổi. Nếu đơn giá tiền lương thấp B thì hãng có khả năng và sẵn sàng thuê nhiều công W2 nhân hơn và ngược lại. L1 L2 Lượng lao động Đồ thị 4.3 : Đường cầu lao động 1
  12. Thị trường yếu tố sản xuất(tt)  Ví dụ : Một công ty khai thác than đang xem xét sẽ thuê bao nhiêu lao động để đạt mục tiêu lợi nhuận. 12 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của việc thuê lao động đến sản lượng và doanh thu
  13. Thị trường yếu tố sản xuất (tt)  Cột 2 là tổng số lượng kg than được khai thác khi thuê lao động  Cột 3 chính là sản phẩm hiện vật cận biên – đó là sự thay đổi trong tổng sản lượng đầu ra khi thuê 1 lao động . Thay đổi sản lượng Công thức tính: MPPL = Thay đổi của lượng lao động MPPL có thể chuyển đổi thành sản phẩm doanh thu cận biên của lao động là MRPL MRPL = MPPL x P MRPL còn được hiểu là phần tăng thêm của tổng doanh thu khi thuê thêm 1 lao động và được tính theo công thức: Thay đổi của tổng doanh thu MRPL = Thay đổi của lượng lao động 13
  14. Thị trường yếu tố sản xuất (tt)  Theo ví dụ trên , người chủ sẽ thuê đến lao động thứ 8 thì dừng .Lúc này người chủ sẽ đạt lợi nhuận cực đại trong việc thuê lao động .  Đường MRPL chính là đường cầu về lao động 24 20 DL = MRPL 16 7 8 9 Lượng lao động Đồ thị 4.4 Đường cầu lao động là đường sản phẩm của doanh thu cận biên của lao động 14
  15. Thị trường yếu tố sản xuất (tt) b. Đường cầu lao động thị trường Khi cộng các đường cầu của những người tiêu dùng lại với nhau để được đường cầu thị trường chúng ta đã chỉ quan tâm đến một ngành. Nhưng đầu tư vào yếu tố lao động có tay nghề thì được các hãng trong nhiều ngành cầu. Vì thế, để đạt được đường tổng cầu thị trường về lao động trước hết phải xác định cầu lao động của mỗi ngành sau đó cộng chiều ngang các đường cầu của các ngành lại. 15
  16. Thị trường yếu tố sản xuất (tt) . c Sự dịch chuyển của đường cầu lao động Đường cầu về lao động còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Thứ nhất là sự thay đổi trong giá của hàng hóa. Bảng 4.2 MRP với mức giá mới là P:3$/kg P:3 16
  17. Thị trường yếu tố sản xuất (tt)  Mặc dù MPPL không đổi, nhưng MRPL lại bị ảnh hưởng bởi giá .Cầu lao động cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong công nghệ. Nếu mỏ khai thác than quyết định thay dây chuyền khai thác than mới hiện đại hơn. Xem bảng 4.3: Bảng 4.3 MRPL với dây chuyền công nghệ mới 17
  18. Thị trường yếu tố sản xuất (tt)  So sánh MPPL của người lao động thứ nhất, với công nghệ cũ anh ta khai thác 16kg than/ngày. Với công nghệ mới, anh ta khai thác 32kg/ngày, có nghĩa là MPPL của anh ta tăng gấp đôi so với trước. Các người thợ tiếp theo cũng có MPP tăng gấp đôi. Do giá của than không đổi, MRPL tăng gấp đôi. Vậy đường MRPL dịch chuyển song song sang phải. Tiền lương $/ngày D1 D2 20 8 10 Lượng lao động (người) Đồ thị 4.5 :Sự dịch chuyển đường cầu lao động 18
  19. Thị trường yếu tố sản xuất (tt) 1.2 Cung lao động a. Cung lao động cá nhân • Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tương ứng với các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác coi như không đổi. • Để xác định đường cung lao động, chúng ta có thể chia một ngày ra thành những giờ lao động và những giờ nghỉ ngơi. 19
  20. Thị trường yếu tố sản xuất (tt) • Ngoài ra, giả định người công nhân có thể chọn số giờ làm việc trong ngày một cách linh hoạt (tùy ý). Đơn giá tiền lương biểu thị giá mà người công nhân đặt cho thời gian nghỉ ngơi vì đơn giá tiền lương là lượng tiền mà người công nhân phải từ bỏ để hưởng thụ nghỉ ngơi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2