Bài tập nhóm Phát triển tập thể sư phạm: Tìm hiểu các mối quan hệ sư phạm vững mạnh
lượt xem 10
download
Bài tập nhóm Phát triển tập thể sư phạm: Tìm hiểu các mối quan hệ sư phạm vững mạnh giới thiệu đến các bạn những nội dung về Tập thể sư phạm; Khái niệm về mối quan hệ sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm Phát triển tập thể sư phạm: Tìm hiểu các mối quan hệ sư phạm vững mạnh
- KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN TẬP THỂ SƯ PHẠM
- Bài tập nhóm: Tìm hiểu các mối quan hệ sư phạm vững mạnh Bài làm: *Bước 1: Phát họa các vấn đề liên quan đến nội dụng tìm hiểu: Dán ý các vấn đề tìm hiểu: I. Tập thể sư phạm 1. Khái niệm 1.1 Tập thể Tập thể là một cộng đồng xã hội đặc biệt, là hình thái tổ chức xã hội tập hợp những người có cùng mục đích, có hoạt động chung, có tổ chức chặt chẽ và hệ thống quan hệ phụ thuộc giữa các thành viên 1.2 Tập thể sư phạm Là cộng đồng các thầy/cô giáo có cùng mục đích là phát triển sự nghiệp giáo dục học sinh và có hoạt động chung (dạy học, giáo dục học sinh), trong cùng tổ chức sự nghiệp giáo dục (Công đoàn, Đoàn Thanh niên,...) theo mục đích giáo dục của xã hội (xét theo 2 bình diện là: con người và xã hội) 1.3 Đặc trưng của tập thể sư phạm (Tất cả) Về mục tiêu: Có định hướng thống nhất về mục tiêu giáo dục và mục tiêu xã hội. Phản ánh nhu cầu lợi ích nhiều mặt của thành viên trong tập thể. Sự thống nhất giữa nhu cầu, lợi ích cá nhân với mục tiêu, lợi ích tập thể hướng về mục tiêu xã hội là điều kiện tiên quyết trong sự phát triển tập thể sư phạm Về tổ chức: Tập thể sư phạm được liên kết bởi 2 dạng tổ chức đó là tổ chức chính thức và không chính thức. + Tổ chức chính thức trong tập thể sư phạm là những tổ chức được thừa nhận về mặt pháp lý, đây là những tổ chức cơ bản trong trường gồm tổ chức Đảng, Chính quyền và đoàn thể, Các tổ chức phát huy cao độ nguyên tắc tập trung dân chủ trong trường học tạo ra sức mạnh của nhiều phương thức hoạt động nhằm tăng thêm hiệu của việc quản lý giáo dục. + Tổ chức không chính thức bao gồm các nhóm liên kết tự nhiên theo sở thích, năng khiếu, quan hệ tình cảm. Các tổ chức này nếu người quản lý có định hướng tốt sẽ phát huy được sức mạnh, tạo được sự phát triển sâu về một số mặt trong hoạt động giáo dục và trong hoạt động khác của tập thể sư phạm. Về hoạt động: Hoạt động sư phạm là hoạt động trung tâm trong tập thể sư phạm, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Những hoạt động này còn gắn chặt với đời
- sống xã hội, với sự phát triển của đất nước về mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại mới 2. Vai trò của tập thể sư phạm (Tất cả) 2.1 Đối với giáo dục học sinh Giáo dục học sinh đạt được các mục tiêu học tập Xây dựng tập thể sư phạm trong nhà trường phát triển vững mạnh Nâng cao chất lượng giao dục của đội ngũ sư phạm Xây dựng môi trường giáo dục đoàn kết trong cơ sở giáo dục 2.2 Đối với Xã hội Tạo môi trường thăng tiến cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên Xây dựng hình ảnh nhà trường văn minh, sáng tạo và khoa học Nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục và của hệ thống giáo dục nói chung. II. Khái niệm về mối quan hệ sư phạm 1. Mối quan hệ sư phạm được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau trong cơ sở giáo dục đào tạo nhằm thực hiện các mục đích giáo dục chung. 2. Các mối quan hệ SP 2.1 Mối quan hệ công việc, trách nhiệm (Hiển +Hiền) 2.1.1 Lí luận a. Khái niệm Là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau trong cơ sở giáo dục đào tạo nhằm thực hiện các công việc chung và hoàn thành trách nhiệm của cá nhân trong công việc. b. Vai trò Phát triển tập thể sư phạm trong cơ sở giáo dục Hoàn thành mục tiêu công việc của cá nhân và mục tiêu giáo dục chung cuả tập thể Cải thiện chất lượng của sản phẩm giáo dục và năng suất làm việc.
- Thúc đẩy, nâng cao động lực làm việc của cá nhân trong tập thể 2.1.2 Thực trạng *Ưu điểm Mối quan hệ được thực hiện thường xuyên trong cơ sở giáo dục Thực hiện tương đối ổn định và hiệu quả Mối quan hệ công việc thúc đẩy quá trình làm việc hiệu quả của các cá nhân trong mối quan hệ. Cơ sở để thăng tiến, phát triển công việc của bản thân. Cơ sở gíao dục chú trọng phát triển mối quan hệ công việc trong cơ sở giáo dục *Nhược điểm: Cạnh tranh trong công việc nâng cao dẫn đến một số hệ lụy tiêu cực Căng thẳng trong quá trình làm việc Tình trạng một vài người làm và cả tập thể hưở.ng lợi ích vẫn còn xảy ra 2.1.3 Biện pháp a. Mục tiêu Phát triển tập thể sư phạm trong cơ sở giáo dục và xã hội Tạo cơ hội thăng tiến trong công việc cho đội ngũ trong tập thể sư phạm Cải thiện hiệu quả lảm việc và năng suất của sản phẩm lao động trong mối quan hệ công việc Hoàn thành các mục tiêu giáo dục chung của cơ sở giáo dục. Xây dựng môi trường làm việc tích cực. b. Nội dung (Đối tượng, chủ thể thực hiện,...) Chủ thể thực hiện: BGH, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưỡng bộ môn Đối tượng thực hiện: Đội ngũ tập thể sư phạm Cải thiện và phát triển kỹ năng hợp tác trong công việc cho tập thể sư phạm Quy chế phối hợp trong mối quan hệ công việc
- Tạo điều kiện cho tập thể sư phạm thể hiện bản thân trong mối quan hệ công việc c. Cách thức Phân công công việc theo dự án để tạo điều kiện cho các mối quan hệ công việc được phát triển Tập huấn, chuyên đề về kỹ năng hợp tác trong làm việc Ban hành quy chế cụ thể, quy định trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của cá nhân trong các mối quan hệ công việc. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong tập thể Thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ để lắng nghe trao đổi với các cá nhân trong quan hệ công việc được phân công. d. Điều kiện Các cá nhân trong tập thể sư phạm phải có sự lắng nghe, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau công việc Có trách nhiệm trong công việc BGH có sự quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ công việc trong phát triển tập thể sư phạm Quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể 2.2 Mối quan hệ đoàn kết (Adam, Hào) 2.2.1 Lí luận a. Khái niệm Mối quan hệ đoàn kết: là mối quan hệ thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt, tạo mối quan hệ không khí ấm cúng đoàn kết, dư luận lành mạnh trong tập thể hướng đến các mục tiêu chung của cơ sở giáo dục. Quan hệ đoàn kết: phát triển mối quan hệ đoàn kết ở đây được hiểu là nhà trường tổ chức các hoạt động giao lưu, văn hóa hay có những chế độ chính sách hỗ trợ cho tập thể giáo viên, công nhân viên nhà trường để phát triển mối quan hệ gắn bó, đoàn kết thân tình giữa các thành viên trong tập thể: như thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ b. Vai trò
- Trong tập thể sư phạm mối quan hệ đoàn kết có ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả các giáo viên cùng chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất gọi là sự đoàn kết trong nhà trường. Đoàn kết chính là việc mọi người cùng đồng tâm, đồng lòng đoàn kết với nhau trong công việc, trong giáo dục học sinh, không chỉ tạo mối quan hệ đoàn kết mà còn giúp nhà trường phát triển vững mạnh. Tạo sự tôn trọng gần gũi lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong công tác, tạo môi trường sư phạm có tâm lý tốt, lành mạnh, xây dựng được lòng tin cho cán bộ giáo viên, ,nhân viên để cùng nhau làm việc đạt kết quả như mong đợi. 2.2.2 Thực trạng Trường THPT Trần Văn Giàu – quận Bình Thạnh đã tổ chức các hoạt động giao lưu giữa giáo viên để phát triển mối quan hệ đoàn kết như: +Tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện chia sẻ yêu thương”, + Tổ chức hoạt động “Về nguồn và sinh hoạt chi đoàn hàng tháng”, + Vào ngày 26 tháng 9 hàng năm Công đoàn phối hợp Đoàn Thanh Niên tổ chức Tết Trung thu cho con cán bộ giáo viên – nhân viên trong nhà trường. +Vào ngày 10 tháng 10 năm 2020 nhà trường đã Họp mặt kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. + Hội thao truyền thống chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 do Công đoàn ngành tổ chức tại cung Văn hóa Lao động TP.HCM. Công Đoàn của trường THPT Trần Văn Giàu sẽ có một khoản phí riêng chi cho việc thăm hỏi các cán bộ; giáo viên; công nhân viên của nhà trường vào những diệp ốm đau, tang, hỉ. Trường cũng có lập một quỹ phúc lợi riêng, cùng chia sẻ và giúp đở những thầy cô về hưu có hoàn cảnh khó khăn. Trường hợp giáo viên mất hoặc đến ngày giỗ vẫn có một số thầy cô đến thắp hương và chia sẻ, động viên nhưng số lượng giáo viên đến tương đối ít chủ yếu mỗi tổ cử đại diện một giáo viên đến chia buồn. Qua các hoạt động này thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường, giúp cán bộ giáo viên xây dựng hành vi ứng xử cởi mở, tin cậy, hợp tác với đồng nghiệp, mọi hoạt động trong nhà trường trở nên nề nếp hơn, thúc đích đẩy sự tự giác và tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên, giúp cho họ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp thuận lợi hơn.
- 2.2.3 Biện pháp Xây dựng đoàn kết nội bộ a. Mục tiêu + Phát triển tập thể đoàn kết và phát triển vững mạnh toàn diện tạo sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động. + Đưa tập thể trở thành một tập thể sư phạm trong sạch vững mạnh về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Trở thành tập thể giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên tham gia tốt các hoạt động phong trào thi đua. b. Nội dung: Để có được sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động trong một tập thể; trước hết người đứng đầu đơn vị cần phải đảm bảo cơ chế quản lý điều hành cho phù hợp, luôn có sự thống nhất về ý chí, hành động và mục tiêu chung; thường xuyên có sự phối hợp hỗ trợ nhau trong trong các lĩnh vực công tác nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đặc biệt người cán bộ quản lý phải không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh của từng tổ chức; xây dựng tốt các mối quan hệ thân ái trong các tổ chức đoàn thể; khoan dung, độ lượng, tương thân, tương ái, thương yêu, tin cậy lẫn nhau… tạo bầu không khí luôn ấm áp tình đồng chí, đồng nghiệp; luôn đi đầu gương mẫu trong mọi lĩnh vực và là trung tâm gắn kết từng cán bộ giáo viên nhân viên với nhau. c. Cách thức: Thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ giáo viên nhân viên để động viên kịp thời cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần; đồng thời quan tâm giúp đỡ và động viên kịp thời khi gia đình cán bộ giáo viên nhân viên gặp ốm đau, hoạn nạn; đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách… Từ đó mỗi cán bộ giáo viên nhân viên mới thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với tập thể; luôn tôn trọng và đặc lợi ích của tập thể lên trên hết. Quan tâm giáo dục, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên nhân viên. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ giáo viên nhân viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị để phục vụ công tác ngày càng có chất lượng và hiệu quả hơn. Động viên, khuyến khích để cán bộ giáo viên nhân viên tham gia tích cực công tác xã hội và các hoạt động phong trào thi đua.
- Hàng năm đều có kế hoạch phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với từng chức danh, nhiệm vụ chuyên môn và khả năng của mỗi người… Qua đó thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ và đồng thời có sự kiểm tra, giám sát kết quả những phần việc đã được phân công. Kịp thời biểu dương, khuyến khích những thành tích đạt được của mỗi cán bộ giáo viên nhân viên; nhưng đồng thời cũng nghiêm túc góp ý chân tình, cởi mở để họ rút kinh nghiệm những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. d. Điều kiện: BGH nhà trường phải gương mẫu, đi đầu trong việc nâng cao ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa BGH, Công đoàn, các tổ trưởng tổ chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên cùng nhau nêu cao ý thức xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, nâng cao về các mối quan hệ tại trường. 2.3 Mối quan hệ riêng tư (Hảo, Hải) 2.3.1 Lí luận a. Khái niệm Quan hệ riêng tư: mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trong tập thể sư phạm là tổ hợp các thành phần như tâm thế, định hướng, mong muốn và được thể hiện qua cảm xúc, hành vi tác động lẫn nhau nảy sinh trên cơ sở của giao tiếp và hoạt động chung giữa họ. b. Vai trò Trong tập thể sư phạm mối quan hệ giữa người với người có vai trò rất to lớn. Chúng đóng góp và thúc đẩy quá trình phát triển tập thể. Đồng thời mối quan hệ qua lại tích cực giữa người với người tạo ra bầu không khí tâm lý đạo đức lành mạnh, hạn chế các xung đột tâm lý và sự phát triển của các nhóm tiêu cực, tạo điều kiện cho hiện tượng tâm lí xã hội hình thành, phát triển theo hướng tích cực. 2.3.2 Thực trạng Các mối quan hệ riêng tư ở trường THPT Nguyễn Du Quận 10 thường phát sinh theo từng tổ chuyên môn dựa trên mối quan hệ công việc của các thành viên. Trong nhà trường có một số giáo viên phát sinh quan hệ tình cảm và đã kết hôn với nhau được lâu.
- Các mối quan hệ bạn bè cũng được phát triển mạnh ở trường THPT Nguyễn Du Quận 10 điển hình: Vào những dịp lễ tết hoặc những dịp đặc biệt như sinh nhật của các thành viên trong nhà trường các nhóm nhỏ trong từng tổ bộ môn thường tổ chức tiệc và sinh hoạt chung vui với nhau ngoài nhà trường hoặc về nhà ai đó để liên hoan, tổ chức tiệc. Tạo ra các mối tri kỉ giữa GV Nam và Nữ tại trường. Đa phần các mối quan hệ riêng tư trong nhà trường THPT Nguyễn Du Quận 10 đều tích cực đó là cơ sở để tăng tình đoàn kết trong nhà trường. Bên cạnh đó mối quan hệ riêng tư của tại nhà trường còn gặp phải những trở ngại: Lợi dụng việc thân, tri kỉ với nhau bỏ qua những lỗi sai phạm khi mắc phải Phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ dễ gây ra cảm giác làm việc không được hòa thuận tại từng tổ chuyên môn. Kết hôn và có nhiều mâu thuẫn trong công việc dẫn đến ly hôn. Từ những vấn đề trên cho ta thấy nếu như không xây dựng một tập thể lành mạnh các mối quan hệ này có thể chuyển biến thành tiêu cực,các thành viên trong nhà trường dễ phân hóa thành nhóm tiêu cực. Từ đó càn đưa ra các biện pháp phù hợp. 2.3.3 Biện pháp Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để xây dựng, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể gắn kết giữa các GV. a. Mục tiêu Phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để xây dựng tập thể một cách tổng thể, một tập thể đoàn kết vững mạnh, giải quyết công việc thấu tình đoạn ý, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục được giao, tạo ra mối quan hệ khắt khích nhau hơn, mọi người hiểu rõ về cuộ sống của nhau. Xây dựng được mối quan hệ riêng tư, gắn bó với các tổ chức trong nhà trường: tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy đảng, chính quyền mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của địa phương tạo vững mạnh về mọi mặt b. Nội dung Đây là mối quan hệ mang tính riêng tư nhưng cũng cân có sự thống nhất, rộng rãi, trong tập thể sư phạm về tinh thần đoàn kết trong công việc. Khi thực hiện tổ chức trong một nhà trường, công tác quản lí đặc biệt là HT phải thấu tình đạt ý thì mới xây dựng được đội ngũ vững mạnh thông qua việc quan sát, hỗ trợ GV khi họ khó khăn.
- Tập thể Sư phạm với các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội, nếu hiệu trưởng nhà trường có sự hiểu biết, có sự tinh tế, sáng tạo điều phối các hoạt động trong nhà trường: chính quyền đảng viên, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ với học sinh cùng nhau hỗ trợ nhau cho các tổ chức này để xây dựng Tập thể Sư phạm vững mạnh. Đề cao vai trò của từng thành viên trong các đoàn thể khi họ làm việc tốt và có chất lượng từ đó tăng sự đoàn kết nội bộ trong các mỗi quan hệ. c. Cách thức Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường được giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Lồng ghép các buổi tập huấn vào các chuyến đi dã ngoại, tham quan Vào các dịp lễ lớn trong năm, tổ chức các cuộc thi đồng đội Ađể tăng sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chuyên môn. d. Điều kiện BGH nhà trường phải gương mẫu, đi đầu trong việc nâng cao ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa BGH, Công đoàn, các tổ trưởng tổ chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên cùng nhau nêu cao ý thức xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, nâng cao về các mối quan hệ tại trường. ** TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT Nguyễn Du giai đoạn 2016 – 2020 2. Đề tài luận văn của Tác Giả Nguyễn Duy Khiêm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
59 p | 1982 | 553
-
Bài tập nhóm đề tài: Hiện trạng tài nguyên rừng và các giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng
41 p | 1106 | 438
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015
43 p | 1272 | 412
-
Bài tập nhóm môn Kinh tế lượng
19 p | 1113 | 331
-
Bài tập nhóm: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHOTOCOPY, IN ẤN THÀNH CÔNG
40 p | 529 | 130
-
Bài tập nhóm Phát triển kỹ năng cá nhân 1: Tổ chức cuộc họp bàn về việc thống nhất cách thức tổ chức, hoạt động nhóm và các phương án giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống
32 p | 780 | 99
-
Bài tập nhóm: Phân tích giá trị Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
19 p | 345 | 63
-
Bài tập nhóm môn: Quản trị chiến lược - Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam
29 p | 138 | 21
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của Lazada
19 p | 352 | 19
-
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup
13 p | 116 | 18
-
Báo cáo bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược marketing của KFC tại thị trường Việt Nam
15 p | 44 | 16
-
Bài tập nhóm: Dầu đá phiến và triển vọng phát triển
21 p | 26 | 13
-
Bài tập nhóm Hành vi tổ chức: Phân tích tổng quan về hành vi tổ chức, chức năng, những cơ hội và thách thức đối với hành vi tổ chức trong tập đoàn đa quốc gia Unilever
23 p | 32 | 12
-
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của Viettel Telecom
27 p | 80 | 9
-
Bài tập nhóm học phần Giáo dục học đại cương: Làm sáng tỏ quan điểm: Hoạt động giáo dục có tính hai mặt
16 p | 54 | 9
-
Bài tập nhóm: Nhận định về thành tựu tiến bộ xã hội của Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng và phát triển
5 p | 85 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục theo định hướng ứng dụng: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 Trung học phổ thông
166 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn