intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Chia sẻ: _nguyen Thi Huyen _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:66

293
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra biện pháp hay, sáng tạo lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ hình thành thói quen hằng ngày: nhặt rác bỏ vào thùng rác, không vứt rác bừa bãi. Hình thành cho trẻ thái độ tiện cảm bảo vệ môi trường: Biết hành vi nên làm và không nên làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

  1. 1. Lý do chọn đề tài: a. Thực trạng: * Thuận lợi:  ­ Lớp được bố trí hai giáo viên có trình độ, trẻ, khỏe, nhiệt tình  trong công việc.  ­ Lớp học rộng rãi, thoáng mát, các góc chơi được trang trí phù hợp  cho trẻ hoạt động và trải nghiệm, luôn được thay đổi nội dung theo  từng chủ đề. Hầu hết các cháu học hứng thú và tích cực tham gia  vào các  hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường  ­ Trường có hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn  quy định. Có vườn hoa cây cảnh, vườn rau được trồng theo mùa,  trường luôn xanh­ sạch ­ đẹp. Đó là một trong những yếu tố đảm  bảo sức khỏe cho trẻ và tạo cảm giác an toàn, niềm yêu thích đến  lớp của trẻ.  ­ Bản thân luôn tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề, tập huấn của 
  2. * Khó Khăn:   ­ Sỹ số học sinh đông nên ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trẻ.  ­ Việc thiết kế, tổ chức lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục  bảo vệ môi trường vào các hoạt động cho trẻ còn ít, thiếu tính linh  hoạt; ­ Mức độ nhận thức về hành vi và thói quen về bảo vệ môi trường  không đồng đều, một số trẻ vẫn có các hành vi như: còn giẫm đạp  lên vỏ sữa, vỏ bim bim… và coi đó là trò chơi hấp dẫn. Hay nhiều  lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân  mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết cả lên vườn hoa  của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ  sinh, rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại.  ­ Trẻ được sống trong môi trường bao bọc, dựa dẫm được bố mẹ  làm thay nên không có tính tự lập, lãnh cảm với môi trường xung  quanh. ­ Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm về việc giáo dục bảo vệ môi  trường, chỉ chú trọng các môn học.
  3. b. Nguyên nhân:  ­ Trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động bảo  vệ môi trường.  ­ Nhận thức của 1 số phụ huynh chưa quan tâm đến việc  giáo dục trẻ nhỏ trong bảo vệ môi trường.  ­ Giáo viên chưa tự tin mạnh dạn, tự tin đưa ra các biện  pháp để giáo dục trẻ.  c.  Yêu cầu cần giải quyết:  ­ Giáo viên cần thay đổi cách thức và phương pháp giáo  dục trẻ.  ­ Giúp trẻ có hiểu biết hơn trong việc bảo vệ môi trường  để có môi trường xanh­ sach­ đẹp.  ­ Giáo viên phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ bảo  vệ môi trường.
  4. 2. Mục tiêu: ­ Tìm ra biện pháp hay, sáng tạo lồng ghép nội dung  bảo vệ môi trường cho trẻ hình thành thói quen hằng  ngày: nhặt rác bỏ vào thùng rác, không vứt rác bừa  bãi….   ­ Hình thành cho trẻ thái độ tiện cảm bảo vệ môi  trường: Biết hành vi nên làm và không nên làm.
  5. 3. Nội dung, cách thức thực  hi ệ n: 3.1. Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức cho bản thân:      Để làm tốt việc dạy và học, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi  trường  thì bản thân đã không ngừng học hỏi tìm hiểu các kiến  thức về giáo dục bảo vệ môi trường qua sách báo, hướng dẫn  chương trình, bồi dưỡng thường xuyên, qua tivi, mạng internet, qua  bạn bè đồng nghiệp, qua các đợt chuyên đề, các buổi dự giờ đồng  nghiệp….     Để giáo dục cho trẻ có thói quen bảo vệ môi trường là một giáo  viên tôi luôn gương mẫu thực hiện các hành vi, thái độ đúng đắn  trong cuộc sống.  3.2. Biện pháp2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các  hoạt động trong ngày :    Để làm tốt việc dạy và học, nâng cao nhận thức cũng như các  hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đã tiến hành lồng ghép các  nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt 
  6. * Đón trẻ    Khi trẻ đến lớp tôi thường nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân,  giày dép gọn gàng đúng nơi quy định.    Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên trò chuyện gợi hỏi trẻ, thông  qua trò chuyện để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường :   Ví dụ: + Sáng nay con ăn gì ? Con uống sữa chưa ?             + Ăn xong con vứt vỏ, hay túi ni lông ở đâu ? * Hoạt động học.      Hoạt động học là một hoạt động chính trong ngày của trẻ đòi  hỏi cô giáo phải đầu tư nhiều về kiến thức cũng như sự chuẩn bị,  trẻ phải tập trung sự chú ý để nắm được các kiến thức trong hoạt  động này.       Vì thế cùng với việc dạy trẻ các kiến thức trong chủ đề tiết  học, tôi còn lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường  cho trẻ thông qua hoạt động này nhằm khác sâu kiến thức và ý  thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
  7. Ví dụ : Trong giờ KPKH ở đề tài : Một số loài hoa. Trong tiết học tôi gợi hỏi trẻ : + Làm thế nào để có những bông hoa  đẹp?  + Khi ra chơi nếu có bạn nhờ con ra hái hoa thì con làm gì?  + Nếu thấy bồn hoa có cỏ, có lá vàng rơi con phải làm gì?  + Hoa và cây xanh giúp ích gì cho chúng ta không ?   Từ những câu hỏi gợi mở đó trẻ sẽ có ý thức bảo vệ nguồn nước  bảo vệ môi trường.   Thông qua các hoạt động học chủ đề thực vật, tôi giáo dục trẻ  biết cây xanh mang lại lợi ích rất lớn cho con người như : Lấy gỗ,  lấy củi, che bóng mát, cho quả ngọt, ... ngoài ra cây xanh còn làm  cho không khí trong lành cho con người thở. Vì vậy các con phải  biết trồng cây, chăm sóc cây, không bẻ cành, ngắt lá, giẫm vào cây  xanh.  Bảo vệ môi trường không chỉ ở chủ đề thực vật mà được lồng  ghép vào các tiết học xuyên suốt tất cả các chủ đề để khắc sâu cho 
  8. *. Chơi ngoài trời. Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần đảm bảo tính tích cực hoạt  động của trẻ, làm giàu và cũng cố kiến thức cho trẻ về môi trường  xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen, hành vi của mình  nơi công cộng.   Qua hoạt động tôi cho trẻ được quan sát cây cối, các loại hoa, loại  rau,.... qua đây giáo dục cho trẻ biết gieo hạt, chăm sóc và bảo vệ  cây, không hái hoa, không ngắt lá bẻ cành, ....   Ví dụ: Tôi cho trẻ đi tham quan vườn rau, tôi trò chuyện với trẻ :   + Làm thế nào để chúng ta có rau ăn hằng ngày? (Phải trồng rau,  chăm sóc cây).  + Nếu chúng ta không tưới nước nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ  xảy ra ? Vì sao ? (cây rau không phát triển dược hoặc bị chết...)  + Thế hôm nay các con sẽ chăm sóc vườn rau như thế nào? ( Nhổ  cỏ, bắt sâu..)
  9.  * Chơi, hoạt động ở các góc.      Hoạt động chơi ở góc là hoạt động mà ở đó trẻ tái tạo lại các  hoạt động của người lớn thông qua các trò như phân vai, xây dựng,  vẽ tranh, chăm sóc cây..., đây là hoạt động mà trẻ được trực tiếp  khám phá, trải nghiệm. Vì thế tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục  bảo vệ môi trường vào giờ hoạt động góc, xây dựng cho trẻ ý  thức, hành vi bảo vệ môi trường như: chơi xong biết sắp xếp các  góc chơi gọn gàng, quét lớp ....     Ví dụ: Ở góc thiên nhiên: Tôi thường xuyên cho trẻ chơi với cát,  nước để qua đây giáo dục trẻ biết được lợi ích của nguồn nước,  tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước sạch.     Cho trẻ  trực tiếp chăm sóc cây như: Tưới nước, nhổ cỏ, bắt  sâu… Thông qua đó tôi giáo dục trẻ biết chăm sóc cây không bẻ  cành ngắt lá, hái hoa và trồng thêm nhiều cây xanh để chung tay  bảo vệ môi trường. 
  10. * Thông qua tổ chức giờ ăn: Trước giờ ăn tôi hướng dẫn trẻ kê bàn ngay ngắn, biết lấy đĩa  đựng cơm thừa, cơm rơi vãi, và khăn ướt để lau miệng.   Tôi thường hướng dẫn và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng  dưới vòi nước sạch trước khi ăn. Khi trẻ rửa tay tôi gợi hỏi trẻ  cách làm thế nào để tiết kiệm nước (Vặn vòi nước vừa phải,  không làm vung bẩn nước ra ngoài…).
  11. 3.3. Biện pháp 3: Thông qua hoạt động nêu gương:       Đặc điểm của trẻ mầm non là rất thích được khen ngợi, tuyên  dương. Vì thế hoạt động nêu gương là một hoạt động giúp tôi thực  hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Thông  qua hoạt động này trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách tích cực.     Ví dụ: Trong tuần cô thấy lớp ta có rất nhiều bạn xứng đáng  được tuyên dương và nhận phiếu bé ngoan... Ngoài những bạn  được tuyên dương cô thấy có những bạn đã có những hành vi tốt  biết bảo vệ môi trường như: Nhặt rác bỏ vào nơi quy định, tắt  nước khi không sử dụng, nhắc nhở bạn không ngắt hoa bẻ cành ở  bồn hoa... đó là những hành vi tốt và đáng được các con học tập.  Chính vì vậy trẻ rất hứng thú và tích cực phấn đấu làm việc, giữ  gìn vệ sinh trong những lần tiếp theo để được cô khen. Do đó dần  dần đã tạo cho trẻ thói quen và ý thức bảo vệ môi trường trong  cuộc sống hành ngày
  12. 3.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng  tham gia giáo dục trẻ bảo vệ môi trường:       Phụ huynh là người gần trẻ nhất, hiểu được sở thích và các  đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, giáo dục trẻ có hiệu quả nhất.  Chính vì vậy nên tôi đã tuyên truyền với phụ huynh các kiến thức  về môi trường và sự ô nhiễm môi trường, tầm quan trọng của việc  bảo vệ môi trường bằng nhiều cách khác nhau: Xây dựng góc  tuyên truyền ở ngoài cửa lớp các tranh ảnh về nội dung giáo dục  bảo vệ môi trường, thông qua các buổi đón trả trẻ, qua cuộc họp  phụ huynh. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng nơi quy định, không  vứt rác lung tung, không mua quà vặt cho con, rèn cho con các thói  quen đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy đinh, vận động phụ huynh  đóng góp nguyên phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi.           Đồng thời tôi còn cho phụ huynh nhìn thấy con em mình  được chơi những trò chơi được làm từ các nguyên vật liệu phế  thải sẵn có thiên nhiên.
  13. 4. Hiệu quả: a, Mức độ phù hợp với đối tượng trẻ và thực tiễn của nhà  trường:   Qua đề tài và các biện pháp mà tôi đưa ra phù hợp với khả năng  của trẻ, gần gũi với thực tiễn của nhà trường.  b, Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục:  Trong đề tài tôi thực hiện đã có đáp ứng được yêu cầu trong đổi  mới dạy học và giáo dục: day trẻ học bằng chơi, chơi mà học  không áp đặt trẻ, trẻ được lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên  theo khả năng của từng trẻ. c, Kết quả cụ thể:  Qua một thời gian kiên trì thực hiện một số biện pháp giáo dục  trẻ 5­ 6 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non, tôi đã ghi  nhận được một số kết quả sau:
  14. Kết quả đánh giá trên trẻ Trước khi áp dụng các  Sau khi áp dụng  Nội dung biện pháp trên các biện pháp trên Đạt tỷ  Số trẻ Đạt tỷ lệ Số trẻ lệ Biết chăm sóc và  19/37 trẻ 51% 34/37 92% trẻ bảo vệ cây Biết bỏ rác đúng  20/37 trẻ 54%  35/37 95% trẻ nơi qui định Phân biệt hành  động nên và không  18/37 trẻ 49%  34/37 92%trẻ nên làm đối với môi  trường.
  15. ­ Đối với giáo viên:   Hiểu rõ được bản chất và tầm quan trọng của việc giáo dục bảo  vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi.   Giúp giáo viên có những hiểu biết và nắm bắt được những kiến  thức, kĩ năng trong việc giáo dục và hình thành cho trẻ ý thức, thói  quen bảo vệ môi trường. ­ Đối với trẻ:    Trẻ có ý thức trong việc bảo vệ môi trường như biết đi vệ sinh  đúng chỗ, biết bỏ rác vào thùng, biết chăm sóc cây cối ở góc thiên  nhiên, không hái hoa, bẻ cành…..  ­ Đối với phụ huynh:  Nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nên phụ  huynh luôn đồng hành cùng cô, cùng các con trong việc bảo vệ môi  trường mọi lúc mọi nơi.
  16. d, Khả năng phát triển/ mở rộng/ vận dụng của biện pháp:    Với những biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong  trường mầm non mà tôi áp dụng cho trẻ lớp mình thì có thể áp  dụng được cho các lớp trong trường mầm non Nghi Trung cũng  như có thể triển khai thực hiện đối với tất cả các trường mầm  non khác.   Trên đây là những việc làm mà tôi đã trực tiếp làm và thấy thật  sự có hiệu quả trên trẻ, xin chia sẻ với hội đồng. Xin nhận được  sự góp ý của hội đồng nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
  17. 3.Các công cụ soạn bài giảng điện tử khác ( Authoring tools ) c) Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2