intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp với nền kinh tế

Chia sẻ: AQTB AQTB | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:13

317
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình "Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp với nền kinh tế" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Phân loại thất nghiệp, phân loại theo tính chất thất nghiệp, ảnh hưởng của thất nghiệp đối với nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp với nền kinh tế

  1. Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp với nền kinh tế
  2. Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của dân số,trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật,có khả năng tham gia lao động,không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm
  3. Phân loại thất nghiệp • Sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau như phân loại theo độ tuổi, giới tính, khu vực… • Tuy nhiên cách phân loại thường được sử dụng nhất trong kinh tế vĩ mô là phân loại theo nguồn gốc (nguyên nhân) và theo tính chất ( tự nguyện và không tự nguyện) của thất nghiệp.
  4. Theo nguồn gốc thất nghiệp Thất nghiệp tạm thời( TN do cọ xát): Loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời gian tìm kiếm việc làm. Người lao động nghỉ việc nhanh chóng tìm được việc làm mới và thích hợp hoàn toàn với nó. Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp cố hữu trong mọi nền kinh tế, không thể tránh khỏi, đơn giản vì nền kinh tế luôn luôn thay đổi để giảm loại thất nghiệp này cần có những thông tin đầy đủ hơn về thị trường lao động.
  5. Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu.
  6. Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Đây là loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
  7. Phân loại theo tính chất thất nghiệp • Thất nghiệp tự nguyện: Phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng. Diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo có tiền lương linh hoạt, khi những người đủ tiêu chuẩn quyết định chọn không đi làm tại mức lương hiện tại. Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục không hiệu quả của thị trường cạnh tranh.
  8. Ảnh hưởng của thất nghiệp đối với nền kinh tế Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát: Lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái, là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát.
  9. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động: Người lao động bị thất nghiệp, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế… Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
  10. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội: Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.
  11. Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải luôn luôn cọi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường và tăng (giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2