Bài tiểu luận tác động của môi trường marketing vi mô và thực trạng chính sách sản phẩm của KFC Việt Nam
lượt xem 107
download
1. Giới thiệu chung về KFC và thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam 1.1 Vài nét về thị trường ăn nhanh tại Việt nam Việt nam là 1 nước ở Châu á thái bình dương, với số dân hiện tại trên 87 triệu dân, trong đó có tới 65% dân số ở đọ tuổi dưới 35, với tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm 7-8%, và hiện là mục tiêu của nhiều tập đoàn thức ăn nhanh. Với tỉ lệ khoảng 8% người tiêu dùng sử dụng thức ăn nhanh 1-3 lần/tháng(theo số liệu của AC Nielsen...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận tác động của môi trường marketing vi mô và thực trạng chính sách sản phẩm của KFC Việt Nam
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Tiểu luận Tác động của môi trường marketing vi mô và thực trạng chính sách sản phẩm của KFC Việt Nam 1
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 1. Nguyễn Thị Dung 6. Đỗ Thị Dung 2. Nguyễn Thị Dung 7. Bùi Thị Dung 3. Nguyễn Thị Dung 8. Trần Thị Đông 4. Nguyễn Thị Dung 9. Đinh Thị Thu Đông 5. Dương Thị Kim Dung 10. Đỗ Văn Đôn 2
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 1. Giới thiệu chung về KFC và thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam 1.1 Vài nét về thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam 1.2 Giới thiệu về KFC 2. Môi trường MKT vi mô của sản phẩm và tác động của chúng đến sản phẩm 2.1 Nhà cung cấp 2.2 Nhà trung gian Maketing 2.3 Đối thủ cạnh tranh 2.4 Khách hang 2.5 Công chúng 2.6 Yếu tố nội bộ 3. Thực trạng về chính sách sản phẩm của KFC tại Việt Nam 3.1 Chính sách cơ cấu & chủng loại sản phẩm. 3.1.1 Thiết lập cơ cấu chủng loại. 3.1.2 Hạn chế chủng loại 3.1.3. Biến thể chủng loại sản phẩm 3.2 Chính sách chất lượng sản phẩm. 3.3 Chính sách nhãn hiệu và bao gói. 3.3.1 Chính sách về nhãn hiệu. 3.3.2 Chính sách về bao gói sản phẩm. 3.4 Chính sách sản phẩm mới. 3.5 Chính sách hỗ trợ sản phẩm 4. Đánh giá về thực trạng vấn đề 5. Các định hướng và đề xuất 3
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 1. Giới thiệu chung về KFC và thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam 1.1 Vài nét về thị trường ăn nhanh tại Việt nam Việt nam là 1 nước ở Châu á thái bình dương, với số dân hiện tại trên 87 triệu dân, trong đó có tới 65% dân số ở đọ tuổi dưới 35, với tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm 7-8%, và hiện là mục tiêu của nhiều tập đoàn thức ăn nhanh. Với tỉ lệ khoảng 8% người tiêu dùng sử dụng thức ăn nhanh 1-3 lần/tháng(theo số liệu của AC Nielsen năm 2005), và thói quen sinh hoạt trong ăn uống của người Việt càng làm cho thị trường này trở nên tiềm năng. Thị trường thức ăn nhanh hiện nay chủ yếu là sự tranh chấp của 3 thương hiệu lớn là KFC, Lotteria và Jollibee. Ba thương hiệu nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. 1.2 Giới thiệu về KFC KFC (Kentucky Fried Chicken - Gà rán Kentucky) là chuỗi các nhà hàng ăn nhanh phục vụ thịt gà, với trụ sở chính của nó tại Louisville, Kentucky ở Mỹ. KFC phát triển và thành lập bởi Đại tá Harland Sanders đã về hưu và bắt đầu bán gà rán trong quán hàng lề đường tại Corbin, Kentucky trong năm 1930. Đây là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald's, trước Pizza Hut và Starbucks. KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. 4
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Năm 1939: Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Năm 1950: Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 65, với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ. Việc kinh doanh đã phát triển, vượt quá tầm kiểm soát nên ông đã bán lại cho một nhóm người. Họ lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation và mời ông Sanders làm "Đại sứ Thiện chí". Năm 1964: John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" với giá 2 triệu USD. Mời "Colonel" Sanders làm "Đại sứ Thiện chí" và đã có 638 nhà hàng. Năm 1986: Nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" đ ược Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10. Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế "Kentucky Fried Chicken" bằng "KFC". Năm 1992: KFC khai trương nhà hàng thứ 1.000 tại Nhật Bản. Năm 1994: KFC khai trương nhà hàng thứ 9.000 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Năm 1997: "Tricon Global Restaurants" và "Tricon Restaurants International" (TRI) được thành lập ngày 7 tháng 10. Năm 2002: Tricon mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International (YRI). Hiện nay: KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới (dữ liệu năm 1998) KFC thuộc YUM! Restaurants International (YRI) với các nhãn hiệu khác phục vụ các sản phẩm riêng biệt: 5
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 A&W All American Food: Hot-dog, burger, khoai tây chiên KFC: Gà rán truyền thống Long John Silver's: Hải sản Pizza Hut: Bánh pizza Taco Bell: Taco, món ăn với hương vị của Mexico Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, KFC hiện đã có 125 cửa hàng, trong đó mới nhất là KFC Vincom Đồng Khởi (10/10/2012) Doanh thu của KFC toàn cầu theo Interbrand (triệu usd): 2008: 5,582 (giảm 1,76% so với 2007) 2007: 5,682 2006: 5,350 2005: 5,112 2004: 5,118 (giảm 8,21% so với 2003) 2003: 5,576 2002: 5,346 2001: 5,261 6
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 2. Môi trường marketing vi mô của KFC Khái niệm môi trường marketing vi mô: Môi trường marketing vi mô bao hàm những lực lượng mà doanh nghiệp ít nhiều tác động ngược lại, có tính chất cá biệt, cục bộ và tạo ra thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường marketing vi mô của KFC: 2.1 Nhà cung cấp Sự phát triển và biến động của nhà cung cấp luôn luôn tác động một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới các quyết định marketing,sản phẩm của công ty. Những tác động này cũng có thể là điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể là bất lợi cho KFC Việt Nam thực hiện chiến lược của mình. Nguyên liệu chính của gà rán KFC (gà, khoai tây nghiền nát, gia vị) được xác định bởi các nhà cung cấp trụ sở chính, vật liệu thường là nguyên liệu (bánh mì, nước giải khát nhuyễn, rau, đóng gói, vv). Nguyên liệu được công ty nhập về từ một đơn vị uy tín, duy nhất, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Tất cả đều được bảo quản đông lạnh và sử dụng tối đa trong vòng 4 ngày kể từ khi nhập về. Các nhà hàng KFC không được tự ý mua, sử dụng nguồn nguyên liệu khác. KFC luôn có một tổ chức kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình xử lý chế biến thường xuyên, điều này tăng thêm chất lượng cũng như uy tín của KFC Việt Nam và trên toàn thế giới. Đồng thời KFC cũng yêu cầu nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu về sự đồng nhất của chất lượng, kích thước và trọng lượng gà cũng như vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 7
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Tuy nhiên, KFC đã kết hợp và giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu từ con giống, điều kiện nuôi, trọng lượng… để có được loại thịt gà thơm ngon không thua kém gà thả vườn của người Việt. Quan trọng hơn nữa, món gà KFC được chế biến từ thịt gà tươi. KFC nhập nguyên liệu từ một nhà cung cấp duy nhất nên khi nhà cung cấp này tạo áp lực, khan hiếm nguồn nguyên liệu, hay xảy ra ách tắc trong quá trình vận chuyển thì nó làm cho KFC phải thay đổi các chiến lược của mình, ảnh hưởng đến quan hệ giữa KFC với các khách hàng của mình. Một khi nhà cung cấp tạo áp lực quá lớn thì chính sách giá của KFC sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp, khi giá nguyên liệu quá cao thì KFC phải tăng giá bán hoặc chấp nhận giảm doanh thu.Nhưng nếu như nhà cung cấp không quá tạo áp lực và đảm bảo chất lượng như KFC yêu cầu thì các sản phẩm của KFC cũng đảm bảo chất lượng, từ đó KFC sẽ nhận được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng, hình ảnh của công ty trong khách hàng cũng thay đổi trong mắt khách hàng và họ sẽ sử dụng nhiều hơn,doanh số,lợi nhuận của công ty sẽ gia tăng 2.2 Trung gian marketing Trong quá trình hoạt động kinh doanh của KFC Việt Nam còn có sự trợ giúp-phối hợp-cung ứng của các trung gian marketing.Các trung gian này bao gồm các tổ chức môi giới thương mại, các công ty kho vận, vận tải, các chức hỗ trợ dịch vụ marketing,các trung gian tài chính. Dịch chuyển phân phối : Tất cả các nhà hàng KFC đều có dịch vụ giao hàng tận nhà với những đơn đặt hàng từ 50.000 đồng, KFC sẽ giao hàng tận nơi trong khoảng từ 9h sang đến 10h tối. Ngoài việc gọi điện thoại đặt hàng, khách hàng còn có thể đặt hàng qua trang web của KFC ở địa chỉ http://kfcvietnam.com. Khi đặ t hàng qua trang web, khách hàng sẽ được nhân viên của KFC gọi điện lại sau 5 phút để khẳng định các thong tin về thời gian, địa điểm giao hàng. KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh,Hà Nội và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Đây là một cách phân phối hoàn hảo và tiện lợị cho người tiêu 8
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 dùng. Ngoài ra KFC còn có những cửa hàng ở các tỉnh thành khác. KFC đã mở rộng hệ thống phân phối chủ yếu được mở rộng thông qua nhượng quyền. Tuy nhiên thời gian đầu để được KFC nhượng quyền thường phải trả phí cao, theo thờigian phí này có xu hướng giảm xuống đã tạo cho KFC được mở rộng Hoạt động quảng cáo: Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộccho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là : fastfood . KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí , tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình , internet. Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáongoài trời như : panô , ápphích, bảng hiệu , phát leaflet…Dịch vụ khác của KFC như phong cách lịch thiệp của nhân viên, giao hàng tận nhà nhanh chóng Trung gian tài chính: T oàn b ộ KFC thuộc sở hữu của tập đo àn Yum đang ho ạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới, nên đây là nguồn cung cấp tài chính lớn nhất cho KFC. Bốn công t y K F C , P i z z a H u t , T a c o B e l l v à L o n g J o n h S i v e r l à n h ữ n g t h ư ơ n g h i ệ u hàng đầu của tập đoàn Yum! toàn cầu. Với nguồn lực tài chính hùng hậu, có t h ể triển khai các hoạt động k inh doanh có quy mô tài c hính l ớn, cũng nh ưd ễ d àng c ạnh tranh với các đối thủ khác. Đây l à m ột điểm m ạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của Yum! 2.3 Đối thủ cạnh tranh Khi xâm nhập thị trường Việt Nam thì KFC tất yếu sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện nay các hãng thức ăn nhanh (fast food) cũng đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam với quy mô ngày càng lớn và đang tiếp tục tiến sâu vào thị trường tiề m năng này với việc mở nhiều cửa hàng không những ở tp Hồ Chí Minh, Hà Nội mà còn phân bố hầu hết các tỉnh, thành phố lớn. Điều này đồng nghĩa với việc KFC càng ngày càng có nhiều đối thủ hơn. Các đối thủ cạnh tranh của KFC có thể chia thành các loại sau: 9
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 a. Đối thủ cạnh tranh mong muốn: Trên cơ sở cùng một quỹ mua sắm nhất định, để đáp ứng nhu cầu về thức ăn nhanh của khách hàng thì KFC gặp phải khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Điểm qua có thể kể đến như Jollibee, BBQ, Mc Donald ‘s… Jollibee của Phillipines Theo kế hoạt trong năm nay hãng thức ăn nhanh này sẽ mở thêm 4 cửa hàng nữa nâng tổng số của hàng ở Việt Nam là 22. Ông Subido cũng cho biết Jollibee đang tìm them công ty làm đối tác nhượng quyền thương mại. từ năm 1996 đến nay hãng chỉ nhượng quyền thương mại cho trên dưới 5 công ty ở Việt Nam. b. Đối thủ cạnh tranh là những loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu của khác hàng (đối thủ cạnh tranh về công dụng) Một trong những nhu cầu, mong muốn của khách hàng khi đến với KFC là muốn thưởng thức các món ăn nhanh thơm ngon, bổ dưỡng. Vì vậy, về phương diện này, KFC phải cạnh tranh với tất cả các hãng Fast Food tại Việt Nam, đặc biệt là các hãng của Việt Nam có nhiều sản phẩm rẻ mà ngon, có thể điểm qua như: 10
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Kinh đô- Việt Nam. Kinh đô là một trong số ít các doanh nghiệp trong nước phát triển chuỗi các cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt Nam. Mới đây, công ty bánh kinh đô sài gòn thành viên của tập đoàn kinh đô đã khai trương của hàng K-Do phục vụ cà phê, bánh kẹo theo mô hình thức ăn nhanh. Khách hàng mục tiêu là giới trẻ. Phở 24. Cũng là đối thủ mạnh của KFC, với hệ thống của hàng rộng khắp cả nước. Phở lại là đặc trưng cho nền văn hóa ẩm thực lâu đời tại Việt nam….với nhiều ưu điểm, khả năng phát triển nhãn hàng này đang dần được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn, cũng là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Điểm mạnh: phở là món ăn nổi tiếng và đã quá quen thuộc của ngưởi dân việt nam vì thế nó được người việt Nam chấp nhận dễ dàng, hệ thống của hàng trải rộng trên khắp đất nước và cũng tậptrung ở các thành phố lớn 11
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Bánh mì thịt TA. Với trên 20 loại bánh mỳ và nhiều loại đồ uống khác nhau tạo nên sự đa dạng cho thực đơn nhà hàng c. Đối thủ cạnh tranh trong cùng 1 loại sản phẩm: Như ta đã biết, đối thủ cạnh tranh trong cùng 1 loại sản phẩm là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm trong cùng 1 ngành. Nổi bật nhất trong số các đối thủ cạnh tranh cùng 1 loại sản phẩm gà rán của KFC đó là sản phẩm gà rán của BBQ chicken. BBQ Chicken – một trongchín thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của tập đoàn Genesis (Hàn Quốc) đã và đang có những bước riến mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây chắc chắn là một đối thủ đáng gờm của KFC. Đến với BBQ Việt Nam, cảm nhận đầu tiên của thực khách là phong cách trẻ trung, hiện đại và nét văn hóa đặc sắc của xứ sở Kim Chi. Khi thưởng thức món ăn của BBQ Chicken, thực khách sẽ không thể quên hương vị thơm giòn đặc trưng của hơn 30 loại gia vị khác nhau kết hợp với vị ngọt, mềm của gà tươi nguyên chất. Thực khách có thể gọi thêm các thức ăn phụ như khoai tây chiên, các loại salat và đồ uống từ trái cây tươi được chế biến tại chỗ. Sự tiện lợi, ngon miệng và hài lòng đã khiến cho thương hiệu BBQ Việt Nam ngày càng chiếm được cảm tình của thực khách đặc biệt là giới trẻ. 12
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 BBQ Chicken là một trong 8 thương hiệu nổi tiếng của Genesis GlobalFranchise Group (Hàn Quốc). BBQ Chicken đã có mặt tại 37 quốc gia với3500 cửa hàng trên khắp thế giới. BBQ Chicken đã có 25 cửa hàng tại Hà Nội và 10 cửa hàng tạithành phố Hồ Chí Minh. Điểm mạnh của BBQ Chicken: - Chất lượng sản phẩm : được chế biến từ 100 % gà tươi với hơn 30 gia vị khác nhau, thực đơn đa dạng hấp dẫn với nhiều sự lựa chọn.Ngoài ra còn phục vụ các đồ uống tươi đa dạng. - Tiềm lực tài chính mạnh. - Tốc độ phát triển nhanh. d. Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: Tức là những sản phẩm khác nhau cùng thỏa mãn 1 mong muốn cụ thể như nhau nhưng có nhãn hiệu khác nhau. Thị trường fast food ở Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của nhiều hãng thức ăn nhanh, đặc biệt là một số hãng nổi tiếng của nước ngoài. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì khu vườn fast food này nổi bật với 1 số bông hoa như: 13
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Loteria – một thành viên của tập đoàn lotter Hàn Quốc Ông Trương Hàm Liêm,Trưởng phòng kinh doanh của Lotteria tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một thị trường quan trọng và tiềm năng của Lotter mặc dù khủng hoảng kinh tế vẫn còn nhưng Loteria vẫn được đầu tư tối đa vào thị trường Việt Nam”. Ông cũng cho biết thêm kế hoạch phát triển trong những năm tới đây kế hoạch mở rộng thị trường của lotter vẫn được đặt lên hàng đầu. Cụ thể trong năm nay lotter sẽ mở rộng the m 80 cửa hàng tại TP.HCM, Huế, Quảng Nam, Hà Đông,…. Hoặc là đối thủ tiềm ẩn như: *Macdonald (sắp đổ bộ vào thị trường Việt Nam) Gần đây, Macdonald đang có những bước thăm dò tại thị trường Việt Nam, hứa hẹn sẽ là một đối thủ mạnh của KFC trên thị trường. KFC xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần, từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng, đặc biệt qua chất lượng sản phẩm. 14
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 2.4 Khách hàng Khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Nói như vậy có thể thấy khách hàng quan trọng như thế nào với bất kì ngành nào,ngành thức ăn nhanh cũng không phải là một ngoại lệ. Với lượng dân số đông và tỷ lệ tăng dân số ở thành thị ngày càng tăng nhanh đã tạo nên một bộ phận lớp trẻ có thu nhập khá và kèm theo đó là khả năng sẵn sàng chi trả cho một bữa ăn ngon là khá lớn. Và đi kèm với khả năng chi trả cao hơn thì yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm cũng tăng theo thời gian, đa số người tiêu dùng đã và đang quan tâm đến vấn đề chất lượng và sức khỏe. Vì vậy, KFC dựa trên những tiêu chí người tiêu dung để tạo ra những món ăn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và sức khỏe cho khách hàng. Vào tháng 4/2007 KFC đã chính thức tuyên bố thay đổi loại dầu chiên gà ít chất béo, hàm lượng chất béo có trong sản phẩm giảm đáp ứng đ ược mong muốn của giới trẻ - khách hàng chủ yếu của KFC. Hay vào tháng 12/2008, các sản phẩm của KFC được chuyển sang nấu lò vi song hiện đại và hạn chế việc chiên dầu mỡ nhằm tạo ra những sản phẩm than thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao uy tín với khách hàng. Khách hàng của KFC chủ yếu là giới trẻ nhưng bên cạnh đó cần quan tâm tới một số loại khách hàng khác như trẻ em,…Khẩu phần ăn của trẻ cung khác biệt. KFC đã thiết kế ra những thực đơn dành riêng cho trẻ em có kèm cả đồ chơi. KFC chú trọng đến đối tượng là trẻ em vì với KFC định hướng phát triển lâu dài là mục tiêu hàng đầu. Do các em nhỏ là đối tượng được ưu tiên trong các gia đình nên KFC muốn chiếm được thiện cảm từ các em 15
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17-19 tuổi, gia đình có trẻ em. Với việc xác định thị trường mà KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em. Khẩu phần ăn của trẻ cung khác biệt. KFC đã thiết kế ra những thực đơn dành riêng cho trẻ em có kèm cả đồ chơi. KFC chú trọng đến đối tượng là trẻ em vì với KFC định hướng phát triển lâu dài là mục tiêu hàng đầu. Do các em nhỏ là đối tượng được ưu tiên trong các gia đình nên KFC muốn chiếm được thiện cảm từ các em. Có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi còn nhỏ. 2.5 Công chúng Để quảng bá cho thương hiệu của mình, KFC đã có những hoạt động thiết thực như: Nhân kỷ niệm 8 năm ngày thành lập chuỗi nhà hàng KFC tại Việt Nam, chuỗi nhà hang này đã quyên góp tiền cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật quận Gò Vấp. Bên cạnh đó KFC cũng thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động từ thiện giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật…. Tài trợ cho nhiều giải thi đấu thể thao trong nước Quảng cáo: Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dung về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới, đó là fastfood. KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí… mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình, internet… Bên cạnh đó, KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như: panô, áp-phích, bảng hiệu, phát tờ rơi…. 16
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 2.6 Các yếu tố nội bộ Trong môi trường marketing vi mô của doanh nghiệp thì ngoài các yếu tố của môi trường ngành ra thì không thế thiếu một yếu tố vô c ùng quan trọng nữa chính là yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp. Các nhóm nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm: ban lãnh đạo, bộ phận tài chính-kế toán, R&D, cung ứng và sản xuất. Đối với KFC Việt Nam thì để có chỗ đứng, thị phần như hiện nay trên thị trường Việt Nam thì không thể thiếu vai trò của các nhóm nhân tố trong yếu tố này. Ban lãnh đạo của KFC Việt Nam thì đề ra sứ mạng kinh doanh,mục tiêu, chiến lược toàn cục và các chính sách , kế hoạch kinh doanh của công ty. Và mỗi khi các nhà marketers của KFC đưa ra các quyết định marketing thì luôn dựa trên khuôn khổ những kế hoạch của ban lãnh đạo.Bộ phận tài chính- kế toán có tác động không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh của KFC. Nếu như bộ phận này hoạt động kém, không cung ứng đủ vốn, kịp thời thì kế hoạch Marketing có hay đến đâu, có triển vọng đến thế nào thì cũng khó có thể thực hiện được hoặc nếu thực hiện được thì cũng không có hiệu quả. Nhưng bộ phận này hoạt động tốt, hiệu quả thì nó sẽ có tác động rất tích cực đến các chiến lược marketing mà các nhà marketers đã quyết định. Đây là bộ phân chuyên theo dõi tình hình thu chi c ủa KFC để giúp cho ban lãnh đạo biết được tình hình hoạt động tài chính của mình, để các nhà marketers đánh giá được thực trạng của kế hoạch marketing và biết được đang đạt được mục tiêu hữu hiệu ở mức độ nào.Trong KFC thì bộ phận R&D sẽ thực hiện nghiên cứu , thiết kế các món mới an toàn,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp, hấp dẫn, thu hút khách hàng từ cái nhìn để đi đến thích thú và có nhu cầu thưởng thức. Bộ phận cung ứng của KFC sẽ đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, đúng về chất lượng nguyên liệu, phụ liệu cho các cửa hàng KFC hoạt động, phục vụ khách hàng. Nhưng quan trọng nhất là KFC Việt Nam có một đội ngũ nhân viên hùng hậu, trẻ chung năng động,thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Chính lòng nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết của một tập thể hơn 3000 nhân viên đã chắt lọc, định hình và 17
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 phát triển nét văn hóa “How We Win Together” – “Đồng lòng để thành công; Đồng tâm để vươn tầm” . Nhân viên của KFC luôn yêu thích việc được phục vụ khách hàng và luôn phục vụ với tinh thần “Yes” để khách hàng luôn cảm nhận được vị ngon và sự hài lòng mỗi khi đến với bất kỳ nhà hàng nào của KFC Việt Nam. Tại KFC Việt Nam, mọi công việc luôn được bắt đầu bằng câu hỏi “Phải làm gì để đạt được kết quả vượt bậc?”. Chính lòng quyết tâm là khởi đầu cho những ý tưởng táo bạo, sáng tạo để mỗi cá nhân thực hiện công việc với tất cả tâm huyết, khả năng, trách nhiệm của mình, phát triển bằng việc khao khát tìm tòi, mưu cầu kiến thức, học hỏi từ những kinh nghiệm trên mỗi bước đường đã đi qua và ứng dụng tốt nhất những gì đã học được. Các thảo luận thẳng thắn tất cả mọi vấn đề, sự gắn kết chặt chẽ giúp các thành viên luôn mạnh dạn đề nghị, yêu cầu giúp đỡ, kể cả là những yêu cầu cho nhiệm vụ “bất khả thi”. Các nhân viên thực hiện công việc với tinh thần khẩn trương, hoàn hảo với cam kết đồng thuận từ ý tưởng đến hành động. Đội ngũ nhân viên của KFC đều phải trải qua các khóa đào tạo khắt khe về kiến thức nghề nghiệp cũng như các kỹ năng. Chính một đội ngũ nhân viên hùng hậu, tuyệt vời, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp đã chiếm được thiện cảm của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng. Điều đó góp phần tăng doanh thu cho KFC và KFC ngày càng thành công, khẳng định vững chắc vị thế của mình. Các nhóm trong nội bộ KFC Việt Nam có mối quan hệ tương hỗ với nhau, nên một khi gặp trục chặc trong quan hệ giữa các bộ phận này, và với cả bộ phận marketing nữa thì nó sẽ có nguy cơ de dọa đến triển vọng thành công của các kế hoạch marketing, đến hình ảnh của công ty, đến việc kinh doanh và có thể là sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại hay phá sản của KFC. 18
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 3. Chính sách sản phẩm. 3.1 Chính sách sản phẩm và cơ cấu chủng loại KFC là nhà hàng đồ ăn nhanh chuyên về gà, các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu nhưng lại đa dạng hóa gồm nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau. KFC chia thực đơn thành 10 mục với các món gà, cơm và rau trộn…đa dạng, phong phú. Các món gà: sản phẩm chính tạo nên thương hiệu KFC với rất nhiều chủng loại. Planted meals: món ăn phục vụ theo kiểu gia đình. Flavors & snacks: phần gà rán có phủ sốt cay tạo nên sự khác biệt với các món truyền thống. Bowls: thức ăn đựng trong tô Sandwichs: ngon tuyệt. Desserts: bữa tráng miệng mang phong cách riêng của KFC. Sides: KFC không chỉ phục vụ một chủng loại thức ăn duy nhất mà còn cung cấp những món ăn khác nhau cũng như các món kèm theo cho bữa ăn của thực khác them đa dạng và phong phú. Thức ăn cho trẻ em Salads: món rau trộn làm đa dạng them một hương vị mới cho thực đơn của KFC. Các loại hộp phần khác nhau. Với những món ăn chính như trên, khi vào Việt Nam, khẩu phần và hương vị được thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán, thói quen ăn uống và văn hóa ẩm thực Việt Nam. 19
- Bộ môn Maketing Nhóm 3 Sản phẩm chính của KFC là Buckets, Bergers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy strips với những món ăn them mang phong cách quê hương. Khi vào Việt Nam, KfC đã thay đổi khẩu vị, kích cỡ, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam bằng việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế cho nước ngọt Pepsi: “Hãy xua tan cơn khát của bạn bằng sản phẩm mới Krushers của KFC. Krushers chính là thức uống mới được phục vụ tại các nhà hàng KFC ở TPHCM và Hà Nội. Thức uống Krushers gồm hai hương vị đặc trưng: Passion Fruit và Mojito. Passion Fruit được pha chế từ chanh dây nguyên chất kết hợp với 7 Up nên giữ được hương vị thơm ngon thuần khiết giúp tăng tính giải khát. Mojito thì được pha chế từ bạc hà kết hợp với 7 Up theo một công thức đặc biệt sẽ mang đến cho bạn cảm giác mát lạnh sảng khoái khi thưởng thức.” KFC đã tạo thích thú cho giới trẻ Việt Nam, từ đó có thể làm giảm sự nhàm chán ở nơi khác hàng khi chỉ độc quyền chỉ phục vụ mỗi món gà, đặc biệt với giới tre Việt Nam hiện nay luôn thích đi tìm cái mới lạ. 3.2 Hạn chế chủng loại. Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Stripslà sản phẩm truyền thống gắn liền với thuong hiệu của KFC. Vì vậy, KFC đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách sản phẩm mới phù hợp với từng khẩu vị của từng quốc gia, từng dân tộc. Cùng với đó loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả tập trung bán những sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, sức mua và tần số mua lớn. 3.3 Biến thế chủng loại. KFC hiện đang dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh với thị phần là 60%. Tuy nhiên, KFC vẫn đang đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Lotteria, ngoài ra còn phải chuẩn bị đối đầu với các đối thủ tiềm ẩn có thể vào thị trường 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN THAN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
26 p | 713 | 107
-
Bài tiểu luận: Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nhập khẩu, xuất khẩu, đầu tư ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam
32 p | 435 | 76
-
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của truyền thống dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
29 p | 896 | 62
-
Tiểu luận: Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với môi trường
46 p | 467 | 49
-
Bài tiểu luận: Khủng hoảng nợ Argentina 2001-2002
49 p | 253 | 48
-
Bài tiểu luận: Ô nhiễm môi trường tại tỉnh Đăk Lăk
16 p | 423 | 43
-
Bài tiểu luận Máy và thiết bị lạnh thủy sản: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại máy nén khí
35 p | 230 | 41
-
Tiểu luận: Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam
36 p | 192 | 39
-
Bài tiểu luận: Xây dựng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
30 p | 329 | 37
-
Bài tiểu luận: Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt
65 p | 60 | 33
-
Tiểu luận Kinh tế du lịch: Tác động của du lịch biển đảo đến kinh tế du lịch Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
33 p | 99 | 29
-
Tiểu luận: Tác động của quá trình toàn cầu hóa và mở cửa thị trường lên nền kinh tế Việt Nam
17 p | 175 | 25
-
Bài tiểu luận: Những ứng dụng của ngành Dược trong việc điều chế thuốc cao huyết áp
24 p | 273 | 22
-
Bài tiểu luận An toàn lao động: Chấn động trong sản xuất
17 p | 376 | 20
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sự xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
18 p | 9 | 8
-
Tiểu luận: Sự tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp
28 p | 27 | 7
-
Bài thuyết trình Tác động của quá trình công nghiệp hóa tới môi trường nước và không khí tại Hà Nội
56 p | 75 | 6
-
Bài tiểu luận: Phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ Việt Nam từ góc độ tâm lý học xã hội và đề xuất giải pháp
13 p | 21 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn