intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp

Chia sẻ: Trần Thị Thanh Hằng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:87

208
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHÊ TP. HCM KHOA: SINH HỌC VÀ KT MÔI TRUỜNG GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HAI SVTH: BÙI THỊ KIM OANH PHẠM THỊ THƯƠNG
  2. Chương 15: Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp A. Đa dạng sinh học I. Khái niệm đa dạng sinh học theo công ước đa dạng sinh học. II. Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học. III. Hệ thống đa dạng sinh học. B. Ô nhiễm công nghiệp. I. Định nghĩa ô nhiễm môi truờng II. Nguyên nhân gây ô nhiễm III. Các dạng ô nhiễm chính IV. Đặc điểm của từng dạng ô nhiễm V. Ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp C. Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam
  3. A. Đa dạng sinh học I. Khái niệm đa dạng sinh học theo công ước đa dạng sinh học. II. Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học. III. Hệ thống đa dạng sinh học.
  4. Đa dạng sinh học. I. Theo Công ước Đa dạng sinh học: Khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học.
  5. II. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học. 1) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO]. 2) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990). 3) Đa dạng sinh học là tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick,1983). 4) Đa dạng sinh học là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen, các loài và các hệ sinh thái (Reid & Miller, 1989). 5) Đa dạng sinh học là sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên (AID, 1989). 6) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S. Forest Service, 1990).
  6. 7) Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định. (McNeely et al., 1990). 8) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990). 9) Đa dạng sinh học là tính đa dạng về di truyền, phân loại và hệ sinh thái của các sinh vật sống ở một vùng, một môi trường, một hệ sinh thái xác định hoặc toàn bộ trái đất (McAllister, 1991). 10) Đa dạng sinh học là toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U .S. Congres 1991).
  7. 11) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó. Bao gồm tính đa dạng về các sinh vật sống, sự khác biệt về mặt di truyền giữa chúng và các quần xã, các hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. (Keystone Dialogue, 1991). 12) Đa dạng sinh học là tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). 13) Đa dạng sinh học là toàn bộ các gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng (WRI, IUCN and UNEP, 1992). 14) Đa dạng sinh học là toàn bộ sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Bao gồm tất cả các gen di truyền, các loài, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái (ICBP, 1992). 15) Dadangj sinh học là toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992).
  8. 16) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992). 17) Đa dạng sinh học là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992). 18) Đa dạng sinh học là tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). 19) Đa dạng sinh học là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995). 20) Đa dạng sinh học là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996).
  9. Theo Lê Trọng Cúc (2002): Đa dạng sinh học (Biodiversity) là sự giàu có, phong phú và đa dạng nguyên liệu di truyền, loài và các hệ sinh thái. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005): Đa dạng sinh học là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên nhiên, từ các sinh vật phân cắt đến các động vật và thực vật (trên cạn cũng như dưới nước) và cả loài người chúng ta, thể hiện từ mức độ phân tử đến các cơ thể, các loài và các quần xã mà chúng sống.
  10. III. Hệ thống sự đa dạng loài Số lượng a. Sự phân bố của loài b.
  11. a. Số lượng Tổng số loài sinh vật ước tính hơn 10 triệu loài (dao  động từ 2 triệu đến 100 triệu loài),trong đó khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả Trong đó:  Côn trùng >1 triệu loài được mô tả ♪ Động vật có xương : 45000 loài ♪ Thực vật : 250 000 loài ♪ Các sinh vật khác : 450 000 loài ♪ Số lượng thực vật có hoa lên đến 420 000 loài (theo tiến sĩ ♪ David Bramwell _nhà thực vật học người Tây Ban Nha )
  12. Thành phần đa dạng sinh học của Trái Đất Nhóm sinh vật Số lượng loài đã được miêu tả (%) Số lượng loài ước tính (%)* Động vật chân khớp 1,065,000 (61%) 8,900,000 (65%) Thực vật ở cạn 270,000 (15%) 320,000 (2%) Protoctists 80,000 (5%) 600,000 (4%) Nấm 72,000 (4%) 1,500,000 (11%) Thân mềm 70,000 (4%) 200,000 (1%) Động vật có dây sống 45,000 (3%) 50,000 (
  13. b.Sự phân bố của loài Loài phân bố khắp các  khu vực trên Trái Đất Khu rừng nhiệt đới  ẩm,rặng san hô,… là nơi có số lượng loài đa dạng và phong phú.
  14. Rừng nhiệt đới Amazon có số loài đa dạng nhất trong các khu vực trên Trái Đất.
  15. c. Đa dạng loài trên thế giới Đa dạng loài thực vật trên thế giới  Đa dạng các loài động vật trên thế giới  Rêu: 16.000 loài  Dương xỉ: 10.000 loài  Thông đất: 1.300 loài  Hạt trần: 530 loài  Một lá mầm: 170.000 loài  Hai lá mầm: 50.000 loài 
  16. c. Đa dạng các loài động vật trên thế giới Theo thống kê có khoảng 1.200.000 loài. Trong  đó: Động vật nguyên sinh: 40.000 loài  Ruột khoang: 9.000 loài  Giun dẹp:12.000 loài  Giun tròn:12.000 loài  Giun đốt:`15.000 loài  Thân mềm: 70.000 loài  Côn trùng, chân khớp: hơn 1 triệu loài  Động vật có xương: 44.000 loài 
  17. d. Đa dạng loài ở Việt Nam Đa dạng loài thực vật ở Việt Nam  Đa dạng loài động vật ở Việt Nam 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2