intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam (MS5)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây ra mối nguy hiểm của việc sử dụng quá mức và không quản lý được nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mức độ hiểu biết, kiến thức, và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên còn hạn rất chế trong nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của dự án là phát triển những khái niệm về quản lý nguồn lực (NRE) được sử dụng trong các cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam (MS5)

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 025/05VIE: Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam MS5: Báo cáo 6 tháng lần thứ ba Ngày 5 tháng 05 năm 2008
  2. Mục lục 1. Thông tin chung về các cơ quan tham gia dự án ............................................................ 2 2. Tóm tắt dự án .................................................................................................................. 3 3. Tổng kết việc thực hiện kế hoạch ................................................................................... 3 4. Giới thiệu và nguồn gốc dự án........................................................................................ 4 4.1 Mục tiêu của dự án.................................................................................................. 4 4.2 Những nhóm đối tượng hưởng lợi chính ................................................................ 4 4.3 Phương pháp tiếp cận của dự án ............................................................................. 4 4.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 5. Quá trình thực hiện dự án ............................................................................................... 6 5.1 Những công việc chính ........................................................................................... 6 5.2 Những người hưởng lợi .......................................................................................... 6 5.3 Nâng cao năng lực .................................................................................................. 6 5.4 Phổ biến/ công bố.................................................................................................... 7 5.5 Quản lý dự án.......................................................................................................... 7 6. Những vấn đề khác ......................................................................................................... 7 6.1 Môi trường .............................................................................................................. 7 6.2 Vấn đề giới và xã hội .............................................................................................. 7 7. Vấn đề thực hiện và tính bền vững ................................................................................. 7 7.1 Những vấn đề và hạn chế ........................................................................................ 7 7.2 Giải pháp................................................................................................................. 7 7.3 Tính bền vững ......................................................................................................... 7 8. Những nhận xét về các bước tiếp theo............................................................................ 8 9. Kết luận........................................................................................................................... 8 i
  3. 1. Thông tin chung về các cơ quan tham gia dự án Tên Dự án Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cơ quan chủ trì ở Việt Nam Nông nghiệp I, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam Ông Trần Đình Thao Chủ dự án phía Việt Nam Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên Cơ quan chủ trì ở Úc nhiên, Đại học Sydney, NSW, 2006, Úc Tên người đầu mối liên hệ chính Giáo sư Thomas Gordon MacAulay được đề cử của Tổ chức Đối tác Australia 01/01/2006 Ngày bắt đầu 30/6/2008 Ngày kết thúc Ngày kết thúc gia hạn 6 tháng Kỳ báo cáo tiến độ Liên hệ Phía Australia: Chủ dự án GS. Thomas Gordon MacAulay 61 2 9351 8547 Tên: Telephone: Giáo sư 61 2 9351 8562 Học hàm: Fax: g.macaulay@usyd.edu.au Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Email: Cơ quan a.vervoort@usyd.edu.au Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Có thể liên hệ cô Annette Sydney, NSW, 2006, Úc Vervoort (địa chỉ như trên) Phía Australia: Công việc hành chính Cô Luda Kuchieva 61 2 9351 7903 Tên: Telephone: Cán bộ hành chính 61 2 9351 3256 Chức vụ: Fax: Luda.kuchieva@usyd.edu.au Ban nghiên cứu, Đại học Sydney, Email: Cơ quan NSW 2006, Australia Phía Việt Nam Ông Trần Đình Thao 84 48 769 770 Tên: Telephone: Giảng viên chính, Phó Trưởng khoa Fax: 84 48 276 554 Chức vụ thaoktl@hau1.edu.vn Khoa Kinh tế và Phát triển Nông Email: Cơ quan H o ặc thôn, Trường Đại học Nông nghiệp pvhung@hua.edu.vn Hà Nội, Việt Nam pvhung.hau@vnn.vn 2
  4. 2. Tóm tắt dự án Với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây ra mối nguy hiểm của việc sử dụng quá mức và không quản lý được nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mức độ hiểu biết, kiến thức, và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên còn hạn rất chế trong nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của dự án là phát triển những khái niệm về quản lý nguồn lực (NRE) được sử dụng trong các cơ quan của Việt Nam (các trường đại học, viện nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hệ thống khuyến nông), sau đó tăng cường việc chuyển giao kiến thức, những chính sách và những khuyến cáo tới nông hộ trong lĩnh vực này. Việc này được thực hiện thông qua hướng tiếp cận có sự tham gia của các học viên tham dự các lớp tập huấn về kinh tế tài nguyên được các chuyên gia của đại học Sydney tổ chức ở Việt Nam và sau đó là cán bộ của các cơ quan tham gia của Việt Nam. Hai lớp tập huấn mỗi loại về quản lý tài nguyên và tập huấn khuyến nông đã được tổ chức tại Hà Nội và Cần Thơ. Có 2 học viên được gửi sang đào tạo tại Đại học Sydney với thời gian là 3 tháng về kinh tế tài nguyên. Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ có thêm 3 lớp tập huấn khuyến nông được tổ chức ở cấp tỉnh do các thành viên phía Việt Nam giảng dạy với sự tham gia của các thành viên từ Đại học Sydney. Như vậy, những kiến thức về quản lý tài nguyên sẽ được chuyển giao cho các chuyên gia khuyến nông. Sau đó các cán bộ khuyến nông sẽ cung cấp các kiến thức này tới tận nông hộ. Giai đoạn cuối của dự án sẽ tổ chức 5 lớp tập huấn thực tế cho nông dân thực hành những kiến thức và kỹ năng quản lý tài nguyên. 3. Tổng kết việc thực hiện kế hoạch Dự án này nhằm nâng cao kỹ năng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên ở một số trường đại học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và hệ thống khuyến nông các cấp ở Việt Nam và khuyến khích việc chuyển giao kiến thức từ các Trường tới các cán bộ khuyến nông và nông dân. Dự án này cũng được thiết kế nhằm nâng cao hiểu biết về quản lý tài nguyên ở Việt nam thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về kinh tế tài nguyên qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đã được tổng kết trong báo cáo định kỳ 6 tháng lần 1) Giai đoạn 2 (đã được báo cáo một phần trong báo cáo định kỳ 6 tháng lần 2) Trong giai đoạn 2, 2 lớp tập huấn khuyến nông đã được tổ chức tại Hà Nội (26 học viên) và Cần Thơ (20 học viên vào tháng 7 năm 2007. Mục đích của lớp tập huấn là nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức về kinh tế cho các khuyến nông viên ở Việt nam. Cũng trong giai đoạn 2 của dự án, sự chia sẻ và cộng tác để xây dựng môn học kinh tế tài nguyên và môi trường được tăng cường giữa trường đại học Nông nghiệp Hà nội và trường đại học Cần Thơ. 2 thực tập sinh của Trường đại học Nông nghiệp được cử sang Đại học Sydney để được hướng dẫn về nghiên cứu và có cơ hội lĩnh hội những kiến thức về kinh tế tài nguyên thiên nhiên là Nguyễn Thị Thu Huyền (đi ngày 1/8/2007) và Nguyễn Duy Linh (đi ngày 8/8/2007). Đây cũng là cơ hội để những thực tập sinh này được trao đối với những chuyên gia và tiếp cận với những trang thiết bị phục vụ nghiên cứu của Đại học Sydney. Trong giai đoạn 3 của dự án, các lớp tập huấn sẽ được tổ chức ở cấp cuối cùng cho nông dân nhằm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả và kinh tế khi mà các kiến thức thực tiễn và các kỹ năng về quản lý tài nguyên thiên nhiên được trao đổi và thảo luận. 3
  5. Những học viên tham gia ở các lớp tập huấn trước sẽ làm nhiệm vụ hướng dẫn ở các lớp tập huấn này. 4. Giới thiệu và nguồn gốc dự án Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh theo nền kinh tế thị trường, do đó xuất hiện các áp lực lớn đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên của quốc gia. Do những trục trặc của thị trường và thị trường không hoàn hảo, đặc biệt đối với các nguồn lực tự nhiên, đang xuất hiện sự nguy hiểm do sử dụng quá mức nguồn lực tự nhiên và kết quả là những vấn đề về tính không hiệu quả kinh tế, các vấn đề về môi trường xã hội xuất hiện. Những kiến thức/hiểu biết về kinh tế & quản lý sử dụng tài nguyên đang trở thành yếu tố cơ bản cho sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. Những hiểu biết như vậy hiện đang còn thiếu đối với các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và KN. Dự án này sẽ tăng cường khả năng giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên cho một số cơ sở chính về đào tạo của Việt Nam. Nó được thực hiện thông qua việc giúp đỡ để xây dựng các khung chương trình và chuyển giao các kinh nghiệm nghiên cứu. Dự án cũng sẽ giúp thiết lập mối quan hệ giữa các trường ĐH và hệ thống KN và khuyến khích phổ biến kiến thức/hiểu biết từ các các bộ giảng dạy và nghiên cứu đến các cán bộ KN. Những thành viên tham gia dự án từ ĐH Sydney cũng đang giảng dạy và tham gia các hoạt động nghiên cứu có liên quan đến kinh tế nước, đất và thuỷ sản, cũng như kinh tế môi trường và phát triển bền vững. 4.1 Mục tiêu của dự án Dự án liên quan trực tiếp với mục tiêu chiến lược CARD 2.1 là nâng cao hiệu suất ở nông thôn, đặc biệt là mục tiêu 2.1.1 – nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Dự án cũng liên quan đến mục tiêu chiến lược 2.4 làm giảm những cú sốc về môi trường và kinh tế và mục tiêu nhỏ 2.4.2 là làm tăng tính ổn định của thu nhập của nông hộ thông qua khuyến khích khả năng đa dạng hoá sản xuất và marketing của hộ. 4.2 Những nhóm đối tượng hưởng lợi chính Có 3 cấp những chủ thể có liên quan và những người hưởng lợi sẽ là mục tiêu trực tiếp và gián tiếp của dự án. Nhóm thứ nhất bao gồm các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, phân tích chính sách từ các cơ quan và ĐH của Việt Nam (HAU, HCE, CTU, MARD, ĐH Lâm nghiệp Xuân mai, ĐH Thái nguyên, NCE, và Trưòng Đào tạo cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT). Họ sẽ được hưởng lợi ích thông qua các lớp tập huấn tại Việt Nam do các giảng viên của ĐH Sydney đảm nhiệm và thông qua 4 thực tập sinh sẽ sang Úc. Mục tiêu là thông qua khả năng của nhóm này sẽ chuyển tải những kiến thức đến nhóm hưởng lợi thứ hai, đó là các cán bộ khuyến nông (KN) tỉnh, các cán bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT (DARD). Họ sẽ được hưởng lợi ích thông qua các lớp tập huấn tại Việt Nam do các giảng viên của các trường ĐH ở Việt Nam đảm nhiệm. Kỳ vọng là những nguyên lý về kinh tế tài nguyên sẽ được thể hiện trong các quyết định, hướng dẫn hay những khuyến cáo mà các cán bộ ở sở hay cán bộ của các trung tâm KN cung cấp cho nông dân. Sự chuyển tải các kiến thức tới người nông dân sẽ được thực hiện thông qua các cán bộ KN cấp huyện hoặc xã. Một số các lớp tập huấn cũng sẽ được thực hiện ở cấp này để bắt đầu quá trình phổ biến kiến thức. Nông dân sẽ hưởng lợi trực tiếp từ các lớp này thông qua các kỹ năng nhận được về quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên cũng như kỹ thuật canh tác bền vững. 4.3 Phương pháp tiếp cận của dự án Sự thiếu hụt về năng lực đó sẽ được giải quyết thông qua các lớp tập huấn về kinh tế tài nguyên và KN được tổ chức nhiều nơi ở Việt Nam và còn thông qua đợt thực tập của một số cán bộ sang Úc. Những lớp tập huấn ban đầu sẽ được giảng bởi các cán bộ của ĐH Sydney, các học viên tham gia 4
  6. là các cán bộ giảng dạy Việt Nam, các cán bộ phân tích chính sách từ MARD, các cán bộ của NCE. Các lớp tập huấn KN sẽ được giảng bởi các cán bộ giảng dạy Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc. Học viên tham gia các lớp này là cán bộ KN tỉnh và cán bộ phân tích chính sách của DARD. Một số lớp tập huấn KN ở cấp huyện/xã cũng sẽ được tổ chức do các cán bộ giảng dạy phía Việt Nam và các chuyên gia KN đảm nhiệm. Học viên của các lớp này sẽ là một số cán bộ làm công tác KN tại cơ sở và nông dân. Phương pháp nâng cao năng lực thông qua các lớp tập huấn và các khoá thực tập đã được thực hiện thành công ở dự án CARD trong các giai đoạn trước (chương trình thí điểm). 4.3.1 Nâng cao năng lực ở cấp viện: Phương pháp nâng cao năng lực ở cấp viện được thực hiện qua 4 hoạt động: Tập huấntraining workshops; phát triển các môn học ở cấp viện của Việt Nam(một số trường đại học và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; cử các thực tập sinh ở các viện (trường) của Việt Nam sang các viện (trường) của Úc; và khuyến khích thực hiện các nghiên cứu về kinh tế tài nguyên thiên nhiên. 4.3.2 Phương pháp chuyển giao/phổ biến: Phương pháp chính để chuyển giao và phổ biến kiến thức được thực hiện thông qua các lớp tập huân khuyến nông được hiện ở đồng bằng sông Cửu Long là trường đại học Cần Thơ và ở phía Bắc Việt Nam là trường đại học Nông nghiệp Hà Nội (tổ chức 2 lớp tập huấn ở mỗi trường). Những lớp tập huấn này nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên cho các khuyến nông viên của Việt Nam. Khi những kiến thức này được nâng lên, nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện để phát triển bền vững cho tương lai. Điều này cũng sẽ nâng cao năng lực lựa chọn các khuyến nông viên (tập trung vào sự cân bằng về giới, cân bằng giữa các vùng của Việt Nam) và cung cấp những khuyến nghị liên quan đến vấn đề kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên của hộ. 4.4 Phương pháp nghiên cứu 4.4.1 Phương pháp R&D: Phương pháp được sử dụng trong dự án này là thông qua nghiên cứu những vấn đề sử dụng tài nguyên mà chúng được thiết kế cho phép phát triển các mô-đun tập huấn. Những mô-đun này được sử dụng cho việc nâng cao khả năng truyền bá/phổ biến kiến thức và hiểu biết. Nó cũng sẽ sử dụng để xây dựng các chương trình môn học. Dự án sẽ có những nghiên cứu nhỏ dưới dạng phân tích kinh tế các vấn đề liên quan đến thuỷ sản, sử dụng nước, sử dụng đất nông nghiệpvà đất rừng. Hai nghiên cứu về thuỷ sản đã được hoàn thành ở các cấp độ khác nhau. Một trong những nghiên cứu đó là “hiệu quả kinh tế sản xuất tôm ở đồng bằng sông Cửu Long” của thực tập sinh Đỗ Thị Đến đã được báo cáo tại Hội thảo hàng năm được tổ chức vào tháng giêng năm 2007 ở Queenstown, New Zealand. Nghiên cứu thứ 2 là “Các hệ thống canh tác tôm ở vùng đầm phá Thừa Thiên, Huế, Việt Nam” được thực hiện bởi thực tập sinh Lê Thị Kim Liên. Hai nghiên cứu tiếp theo về kinh tế tài nguyên thiên nhiên được thực hiện bởi hai thực tập sinh Nguyễn Duy Linh và Nguyễn Thị Thu Huyền. Những nghiên cứu này được dự định phát triển tiếp. Phương pháp cơ bản sẽ được phát triển là sử dụng các ví dụ nhỏ và mô phỏng trên bảng tính máy tính ứng dụng cho các trường hợp sử dụng tài nguyên khác nhau của hộ. 4.4.2 Phương pháp có sự tham gia: Các thảo luận thực hiện với những người hưởng lợi chính sẽ được tổ chức nhằm xác định bản chât các hoạt động tập huấn và KN, sau nữa là tiếp nhận các phản hồi và xác định các vấn đề này sinh. Nó sẽ giúp cho việc xác định các nội dung cần thiết trong tập huấn. Kinh nghiệm của HAU về KN sẽ được sử dụng (Linh, 2004) Tài liệu về nghiên cứu điểm cũng sẽ được chuẩn bị để trao đổi và thảo luận với các cán bô KN và nhóm nhỏ nông dân. Sẽ chú ý đến sự cân bằng nam, nữ trong các thảo luận này. 5
  7. 5. Quá trình thực hiện dự án 5.1 Những công việc chính - Tổ chức hai lớp tập huấn khuyến nông tại Hà Nội (từ 16-20/7/2007) cho 26 học viên và tại Sóc Trăng (từ 23-27/7/2007) cho 20 học viên. - Hai thực tập sinh được mời sang thực tập tại Đại học Sydney trong 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2007, là Nguyễn Thị Thu Huyền và Nguyễn Duy Linh. - Chuẩn bị các báo cáo cho các lớp tập huấn sẽ tổ chức tại Hà Nội và Cần Thơ vào tháng giêng năm 2008. 5.2 Những người hưởng lợi Những người hưởng lợi của dự án được kỳ vọng theo kết quả của các lớp tập huấn cấp một và hai. Mục tiêu của các lớp tập huấn cấp một là khuyến nông viên cấp tỉnh, những người sau đó sẽ tiếp tục chuyển giao kiến thức cho các cấp độ thấp hơn. Sau đó, mục tiêu của các lớp tập huấn cấp hai là khuyến nông viên cấp huyện với kỳ vọng họ sẽ là những người truyền bá kiến thức về kinh tế tài nguyên trực tiếp đến nông dân. Như vậy, với kỳ vọng là mất khoảng từ 3 – 5 năm để những lợi ích của dự án đến được với người hưởng lợi cuối cùng thì dự án cần phải thực hiện một số bước cần thiết. 5.3 Nâng cao năng lực Nâng cao năng lực là một phần quan trọng trong thiết kế dự án. Giai đoạn hai của dự án bao gồm tập huấn về phương pháp khuyến nông liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên được tổ chức ở Hà Nội và Cần Thơ vào tháng 7/2007 và tháng giêng năm 2008. Những lớp tập huấn này nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên cho khuyến nông viên ở Việt Nam. Các lớp tập huần này cũng nhằm nâng cao năng lực lựa chọn khuyến nông viên và khả năng đưa ra những khuyến nghị liên quan đến lĩnh vực kinh tế trong sử dụng tài nguyên ở hộ nông dân. Tại các lớp tập huân được tổ chức vào tháng 7 năm 2007 ở Hà Nội và Sóc Trăng có thực hiện các đánh giá trước và sau khi tập huấn (xem chi tiết ở phụ lục 2). Kết quả đánh giá năng lực học viên cho thấy các học viên phần lớn đều lĩnh hội được những kiến thức của lớn học, tuy nhiên mỗi địa điểm tổ chức còn vướng mắc ở 1 câu hỏi. Trong khi các học viên ở Hà nội lúng túng với câu hỏi về ngoại ứng thì các học viên ở Sóc Trăng lại lúng túng với câu hỏi về đánh thuế sử dụng thuốc trừ sâu. Đánh giá chung chất lượng các học viên ở Hà nội đạt khoảng từ 8,1 – 10 điểm (một điểm số rất tốt) còn ở Sóc Trăng đạt từ 6,4 - 10. Ở Hà nội, đa số các học viên cho rằng thời gian của lớp học quá ngắn. Kết quả đánh giá ở Sóc Trăng về lớn học cho thấy các học viên cho răng thiếu sự hợp lý giữa thời gian tập huấn với các nội dung. Nhìn chung, các học viên đều thoả mãn với lớp học. Hai thực tập sinh từ Việt Nam đến Đại học Sydney (Nguyễn Thị Thu Huyền đến từ 1/8/2007 và Nguyễn Duy Linh đến từ 8/8/2007) đã được tăng cường những hiểu biết về kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Trong thời gian 3 tháng tại Sydney, hai thực tập sinh đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ liên quan đến kinh tế tài nguyên. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền là “đánh giá lợi ích của việc quản lý mùa vụ chính xác đối với phân đạm trong sản xuất lúa” và của Nguyễn Duy Linh là “đánh giá lựa chọn chuyển từ quảng canh sang thâm canh sản xuất tôm ở Việt Nam” (chi 6
  8. tiết về hai nghiên cứu sẽ được báo cáo trong hoạt động 6 và 7 của dự án). 5.4 Phổ biến/ công bố Những thông tin và nội dung của các lớp tập huấn tổ chức vào tháng 7 năm 2007 được đăng tải trên tạp chí của Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội và trên website của dự án. 5.5 Quản lý dự án Nhóm quản lý dự án ở Sydney họp thường xuyên hai tuần một lần và liên lạc thường xuyên với nhóm quản lý dự án ở Việt nam bằng email. Điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện các hoạt động của dự án có hiệu quả và việc chuẩn bị tài liệu cho các lớp tập huấn đúng theo kế hoạch. 6. Những vấn đề khác 6.1 Môi trường Tác động về môi trường của dự án được kỳ vọng là tích cực. Mục tiêu chính của dự án là tập huấn để một số Viện/Trường, khuyến nông viên, nông dân và những nhà quản lý tài nguyên để quản lý một cách bền vững và thân thiện với môi trường các nguồn tài nguyên của họ. Ngoài việc tập trung vào việc tăng cường khai thác tài nguyên để tăng sản phẩm đầu ra, dự án sẽ tập trung vào tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên. Hiệu quả ở đây bao gồm cả hiệu quả về mặt xã hội (giá trị môi trường) hơn là đơn thuần tăng giá trị sản phẩm đầu ra. Dựa vào những kinh nghiệm của Úc, Đại học Sydney có thể tập huấn về những biện pháp giải quyết các vấn để liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bởi vì Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng về kinh tế nên việc chuyển giao những kinh nghiệm này được hy vọng là sẽ giúp Việt Nam sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý, không lặp lại những sai lầm của các nược phương Tây. Dự án này đặc biệt quan tâm tới rất nhiều khía cạnh liên quan đến sử dụng tài nguyên, không chỉ những khía cạnh rõ ràng và tiềm ẩn ở hiện tại mà còn bao gổm cả việc sử dụng tài nguyên hợp lý trong dài hạn. Điều này gồm cả việc tính toán giá trị môi trường, sự khan hiếm tài nguyên. 6.2 Vấn đề giới và xã hội Hai lớp tập huấn tổ chức ở Hà nội và Sóc Trăng sự cân bằng giữa nam và nữ được thể hiện như sau: Hà nội 20 nam và 6 nữ Cần Thơ 13 nam và 7 nữ 7. Vấn đề thực hiện và tính bền vững 7.1 Những vấn đề và hạn chế Sự hạn chế về mặt thời gian của nhóm thành viên dự án và sự thất lạc của một số dữ liệu điều tra đã làm báo cáo hoạt động của dự án bị chậm. 7.2 Giải pháp Những hạn chế về mặt thời gian (ở cả Sydney và Việt Nam) liên quan đến số lượng sinh viên ngày càng đông là một thách thức lớn. Việc sử dụng có hiệu quả thời gian là cần thiết đồng thời việc quản lý và lưu trữ các tài liệu đang được thực hiện cẩn thận hơn. 7.3 Tính bền vững Dự án có liên quan đến nguồn lực con người. Do đó, nó sẽ có tác động lâu dài. Việc nâng cao 7
  9. năng lực cũng sẽ được thực hiện ở các Viện/Trường và thông qua hệ thống khuyến nông tới nông dân. 8. Những nhận xét về các bước tiếp theo Các hoạt động của dự án đang được triển khai theo đề cương. Bước tiếp theo sẽ hoàn chỉnh báo cáo đánh giá các lớp tập huấn được tổ chức ở Cần Thơ và Hà nội vào tháng 7 năm 2007. Một số lớp tập huấn sẽ được thực hiện ở miền Bắc và Nam trong tháng giêng năm 2008 để chuyển giao kiến thức tới nông dân. Nông dân được kỳ vọng là những người hưởng lợi trực tiếp của dự án qua việc lĩnh hội được những kỹ năng để sản xuất bền vững hơn. Hoạt động chủ yếu tiếp theo được hoàn thành là báo cáo chuyên môn thứ 2 thực hiện theo chương trình tập huấn vào tháng 7 năm 2008. 9. Kết luận Phần này sẽ được báo cáo trong báo cáo hoàn chỉnh. 8
  10. Hoạt động của dự án a) Các lớp tập huấn cho cán bộ giảng dạy, cán bộ của MARD và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. 2 Lớp tập huấn ở Hà Nội và Cần Thơ (mỗi nơi 1 lớp) - Thời gian mỗi lớp tập huấn 10 ngày - Thành phần: Các giảng viên đại học (HAU, TUAF, HCE, CTU, UF, etc.), các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông, cán bộ phân tích chính sách của MARD. - Số lượng người tham dự: 30 người mỗi lớp - Chuẩn bị nội dung: Thành viên dự án từ phía Úc sẽ chuẩn bị tài liệu cho các khoá học (giáo trình, tài liệu nghiên cứu, các phần mềm ứng dụng...). Các thành viên từ phía Việt Nam tổ chức điều tra hộ nông dân ở các vùng của Việt Nam (Bắc, Trung, Nam) để xác định các vấn đề đặt ra đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tổng kết và sắp xếp thứ hạng ưu tiên cho việc tập huấn và nghiên cứu. - Nội dung sơ bộ của các lớp tập huấn. Nội dung dưới đây được thực hiện một cách thích hợp thông qua các lớp tập huấn và không nhất thiết phải được lặp lại ở mỗi lớp. 1. Giới thiệu về Tài nguyên Thiên nhiên và Kinh tế môi trường (khái niệm, lịch sử hình thành, vai trò, tầm quan trọng, các phương pháp...) 2. Sự thất bại của thị trường: (nguyên nhân, phân loại, các giải pháp). Sự thất bại của Chính phủ. 3. Các yếu tố ngoại biên: Khái quát lại các lý thuyết kinh tế vi mô (Cầu và độ thoả dụng, chi phí, lợi nhuận và cung). Xác định các yếu tố ngoại biên. Phân loại các yếu tố ngoại biên. Các yếu tố ngoại biên trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 4. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên và môi trường. (Các khái niệm, phương pháp, và ứng dụng). 5. Quyền sở hữu tài sản (Định lý Coase và vai trò của Chính phủ trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên). 6. Hiệu quả động trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên (thời gian, chiết khấu...) 7. Chính sách tài nguyên và môi trường 8. Các chủ đề về kinh tế tài nguyên (Kinh tế nước, thuỷ sản, bảo tồn đất, rừng). Các chủ đề này sẽ được hỗ trợ đào tạo về ứng dụng bảng tính EXCEL cho phân tích tối ưu hoá, các mô hình tuyến tính... 9. Các tác động xã hội của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tính bền vững. 10. Chuẩn hoá và phát triển các chủ đề cho đào tạo khuyến nông (một số cán bộ khuyến nông cấp tính sẽ được mời tham gia với mục đích tư vấn). b) Hội thảo khuyến nông ở cấp tính Có 5 hội thảo khuyến nông được tổ chức Hà Nội (2), Huế (1), và Cần Thơ (2). Tại Hà Nội và Cần Thơ đã tổ chức mỗi nơi hai hội thảo. - Thời gian mỗi lớp tập huấn: 5 ngày 9
  11. - Thành phần tham dự hội thảo: Các cán bộ ở Trung tâm khuyến nông của các tỉnh, các cán bộ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ ở các trạm khuyến nông huyện,... - Số lượng thành viên trong mỗi hội thảo: 30 người - Nội dung hội thảo: Nội dung dưới đây được thực hiện một cách thích hợp thông qua các lớp tập huấn và không nhất thiết phải được lặp lại ở mỗi lớp. Nội dung của các cuộc hội thảo sẽ được quyết định trong thời gian tập huấn, nhưng sẽ tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: 1. Quản lý nguồn tài nguyên, tập trung vào các nguồn tài nguyên cụ thể trong địa phương. 2. Quản lý nguồn nước: Kinh tế sử dụng nước tập thể, chất lượng nước, khối lượng và thời gian cấp nước, quản lý nước cộng đồng. 3. Quản lý sử dụng đất: Kinh tế sử dụng đất tập trung vào các khía cạnh bố trí công thức luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kinh tế bảo tồn tài nguyên đất, quyền sở hữu đất, định giá đất, thị trường đất. 4. Nuôi trồng thuỷ sản và các nguồn lợi thuỷ sản: Kinh tế học về nuôi trồng thuỷ sản bền vững, quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, quản lý nguồn lợi thuỷ sản. 5. Rừng: Kinh tế học về quản lý rừng ở cấp hộ gia đình, cấp cộng đồng, các mô hình nông lâm kết hợp, quản lý rừng bền vững, bảo tồn lâm sinh, .... 6. Môi trường và ô nhiễm: Các giải pháp khắc phục ô nhiễm (thuế, chuyển nhượng cô ta ô nhiễm, tiêu chuẩn môi trường) 7. Các phương pháp và công cụ khuyến nông. 8. Các phuơng pháp tiếp cận mới trong khuyến nông 9. Các vấn đề về chính sách, thể chế, luật pháp. 10. Vai trò của giới trong công tác khuyến nông 11. Giới trong quản lý tài nguyên 12. Phương pháp phổ biến kiến thức và chuyển giao công nghệ c) Hội thảo khuyến nông thí điểm ở cấp huyện (hay nông trại) Dự kiến sẽ có 5 hội thảo khuyến nông thí điểm sẽ được tổ chức ở các huyện của các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Miền Nam. - Thời gian cho mỗi hội thảo: 2 ngày - Thành phần tham dự: Các cán bộ khuyến nông cấp cơ sở (huyện, cấp xã) và những người nông dân chủ chốt ở các huyện. Để thực hiện được có thể dựa vào một số tổ chức như HTX, đội bảo vệ thực vật, thú y, các tổ chức xã hội. Những người nông dân được tập huấn có thể tham gia vào các câu lạc bộ khuyến nông - Số lượng thành viên trong mỗi hội thảo: 30 người - Nội dung hội thảo: Nội dung hội thảo sẽ được quyết định trong thời gian tập huấn, tuy nhiên có thể bao gồm các nội dung: các nguyên lý cơ bản trong quản lý nguồn tài nguyên, ứng dụng phân tích quá trình ra quyết định của các hộ gia đình sử dụng các phương pháp giảng dạy mới như trò chơi và bài tập về dự thảo ngân sách gia đình: 10
  12. + Công thức luân canh và các kỹ thuật canh tác đất bền vững + Chế độ ăn và thời điểm thu hoạch tối ưu trong nuôi trồng thuỷ sản + Tối ưu hoá trong trồng và thu hoạch cây lâm nghiệp ở các hộ gia đình + Bố trí hệ thống cây trồng tối ưu trong điều kiện thuỷ lợi khó khăn. d) Các thực tập sinh của các cơ quan Việt Nam tại Đại học Sydney 4 thực tập sinh từ các cơ quan của Việt Nam sẽ sang tham dự thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học ở Đại học Sydney - Thời gian: 14 tuần - Các hoạt động: tham dự các bài giảng về Kinh tế tài nguyên môi trường; thăm cơ sở nghiên cứu Kinh tế nông nghiệp ở NSW đặc biệt là các hoạt động khuyến nông; tham gia các hoạt động nghiên cứu ở Đại học Sydney (nghiên cứu tổng quan, phân tích số liệu, thảo luận) bao gồm việc hoàn thành một dự án nghiên cứu nhỏ và trình bày một semina về kết quả nghiên cứu một chủ đề mà các cán bộ đó đã lựa chọn. e) Chương trình giảng dạy Kinh tế tài nguyên cho sinh viên Chương trình môn học Kinh tế tài nguyên sẽ được xây dựng để giảng dạy tại HAU, CTU và HCE. Các tín chỉ sẽ được xem xét và chỉnh lý cũng như các tín chỉ mới sẽ được thiết kế và đề nghị. - Thời gian: sẽ được tiếp diễn, nhưng sẽ bắt đầu sớm. Như vậy chương trình có thể thực hiện vào giữa năm thứ 2 của dự án. - Các hoạt động: Các cuộc họp bàn về chương trình. Cùng kết hợp thiết kế tín chỉ môn học. Trao đổi tài liệu và phương pháp giảng dạy. f) Hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trên Website Các tài liệu thu thập và sản sinh trong dự án sẽ được thiết kế đưa lên Website để có thể các cán bộ khuyến nông toàn quốc dễ dàng tiếp cận. Website có thể thiết kế để thích hợp với trưòng ĐH và cán bộ KN. Kế hoạch triển khai các hoạt động để xây dựng Website sẽ rất sớm. Một thành viên dự án từ HAU sẽ thiết kế (1/2006). g) Tóm tắt chính sách Dự án sẽ ‘phổ biến’ một số tóm tắt chính sách (4-5) có liên quan đến quản lý tài nguyên hiệu quả và bền vững ở Việt Nam. Những tóm tắt chính sách này sẽ là kết quả của các hoạt động nghiên cứu các nguồn lực cụ thể tại Việt Nam. Có thể là: nước, đất, rừng, cá và thuỷ sản,v.v Tóm tắt chinh sách sẽ được biên soạn, viết và chuyển cho Bộ NN & PTNT và các tổ chức quan tâm khác. h) Các dự án nghiên cứu có khả năng Sau đây là một số các dự án nghiên cứu có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ trong khuôn khổ dự án CARD. Các dự án này đã được chuyên gia Úc thảo luận trong chuyến thăm và làm việc với đối tác Việt Nam. Ý tưởng của dự án là khuyến khích các cán bộ sẽ được cử đi học tập và nghiên cứu ở trường Đại học Sydney tham gia vào các hoạt động nghiên cứu trong các dự án nghiên cứu này. 1. Các biện pháp chống xói mòn ở các tỉnh miền núi Việt Nam 11
  13. Xói mòn là kết quả của các biện pháp canh tác không chú ý một cách đầy đủ đến khía cạnh bền vững trong việc sử dụng đất. Xói mòn đã trở thành một trong những vấn đề trầm trọng đặc biệt đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung ở Việt Nam. Xói mòn gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình, đối với vùng, và với cả quốc gia. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra những phương pháp hữu hiệu và tiết kiệm trong việc chống xói mòn; góp phần nâng cao hiểu biết của cán bộ chính quyền và người dân địa phương về tình trạng xói mòn, ảnh hưởng của xói mòn trên khía cạnh kinh tế và môi trường, các biện pháp hiệu quả chống xói mòn; xác đinh các phương pháp khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp canh tác bền vững; và đề xuất những gợi ý chính sách đối với việc lựa chọn chiến lược chống xói mòn ở các tỉnh miền núi Phía Bắc và miền Trung Việt Nam. 2. Mô hình nông lâm kết hợp nhằm nâng cao đời sống cho người dân vùng miền núi Việt Nam Nghèo đói, thiếu trình độ và nhận thức về tầm quan trọng của rừng cùng với thiếu các biện pháp kinh tế khuyến khích bảo vệ rừng là những nhuyên nhân chính gây ra tình trạng phá rừng ở Việt Nam. Phá rừng sẽ tiếp tục làm cho tình trạng nghèo đói ở các vùng miền núi ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nhận rhức được điều đó, từ đầu những năm 1980 chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trình trồng rừng, giao đất rừng cho các hộ dân, thực hiện các dự án định cư... Tuy nhiên, thiếu các biện pháp khuyến khích bảo vệ rừng, tình trạng khai thác, chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng đã gây ra những hậu quả làm giảm đáng kể diện tích rừng đã được trồng mới. Nâng cao đời sống cho các hộ dân vì vậy được xem là mục tiêu then chốt của các chính sách quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu này vẫn còn là một câu hỏi khó và cần được nghiên cứu. Bằng việc trao quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài cho các hộ dân, diện tích đất rừng được quản lý bởi Nhà nước trước kia đã được chia thành từng ô thửa nhỏ để giao cho các hộ gia đình quản lý. Trong bối cảnh đó, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp để có thể sử dụng đất rừng được giao một cách có hiệu quả hơn, qua đó nâng cao đời sống của người dân đang là vấn đề được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu các mô hình nông lâm kết hợp hiện có và mô hình tiềm năng, đánh giá sự đóng góp của các mô hình đó vào việc nâng cao đời sống nguời dân và cải thiện môi trường trong vùng, qua đó xác định mô hình phù hợp và có hiệu quả nhất để giới thiệu áp dụng cho người dân trong vùng. 3. Quản lý nuôi trồng thuỷ sản vùng duyên hải miền Trung Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành vẫn còn mới đối với nhiều địa phương vùng duyên hải miền Trung. Do ngành nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế ban đầu khá cao cho nên chính quyền địa phương ở nhiều nơi đã đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, đôi khi phát triển nuôi trồng thuỷ sản được xem là chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản vì vậy được mở rộng một cách nhanh chóng ở nhiều địa phương trong vùng Tuy nhiên việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực. Nước ở nhiều ao, hồ, đầm đã bị ô nhiễm nặng. Nhiều con đê trước kia chủ yếu được sử dụng để ngăn sự xâm nhập nước mặn thì nay đã trở nên kém hiệụ quả do việc đào ao, đắp đầm... Đây là những ảnh hưởng có thể gây ra những hậu quả lớn, tuy nhiên hầu như không được chú ý, một phần vì thiếu hiểu biết. Tình trạng mở rộng diện tích ao, hồ, đầm để nuôi trồng thuỷ sản một phần cũng có thể do áp lực của chủ trương đa dạng các hoạt động sản xuất để tăng thu nhập mà không chú ý đến ảnh hưởng đối với môi trường và các nguồn tài nguyên khác. Hiện nay có rất ít nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng tổng hợp của việc mở rộng diện tích nuôi 12
  14. trồng thuỷ sản đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên, cũng như nghiên cứu đưa ra các biện pháp để quản lý có hiệu quả ngành nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy nghiên cứu về vấn đề quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản ở khía cạnh kinh tế môi trường là hết sức cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường, qua đó cung cấp cho chính quyền địa phuơng và các cơ quan có liên quan một tầm nhìn tổng thể về nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu cũng nhằm mục đích đề xuất các gợi ý chính sách để hoàn thiện vấn đề quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản. 4. Đánh giá sự vận hành và quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ có sự tham gia của cộng đồng Công cuộc đổi mới của Việt Nam đã mở đường cho những thay đổi quan trọng trong hệ thống thuỷ nông ở Việt Nam. Nhiều nhóm hộ sử dụng nước ở các địa phương đã được hình thành và tìm được chỗ đứng trong mạng lưới các công trình thuỷ nông có quy mô lớn, được quản lý tập trung bởi các tổ chức chuyên trách của nhà nước và các công ty thuỷ nông. Nhóm hộ sử dụng nuớc ở một số địa phương đã được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng nước chưa thực sự thoả mãn với hệ thống cung ứng nước được quản lý tập trung. Hiện nay nhóm sử dụng nước đó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tưới tiêu ở một số huyện trong tỉnh Quảng Bình. Hoạt động của nhóm sử dụng nước đã góp phần tiếp kiệm nước, tăng năng suất cây trồng nhờ việc cung cấp nước đúng thời điểm với sự tham gia của người dân trong quá trình ra các quyết định có liên quan. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu cơ cấu tổ chức và sự vận hành của nhóm sử dụng nước để phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhóm sử dụng nước so với hệ thống thuỷ nông thông thường, qua đó đề xuất những gợi ý chính sách để tăng cường sự vận hành và quản lý của nhóm hộ sử dụng nuớc. i) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định về quản lý nguồn tài nguyên Trong suốt các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của dự án, các thành viên tham gia sẽ sửa và bổ sung Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý tối ưu tài nguyên và cả thiết kế mới (dựa vào máy tính). Hệ thống này sẽ là những công cụ hữu ích cho cả các nhà phân tích và hoạch định chính sách của Bộ NN & PTNT và cả cán bộ khuyến nông. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2