Báo cáo đề tài: Khái quát cán cân thương mại Việt Nam
lượt xem 39
download
Báo cáo đề tài: Khái quát cán cân thương mại Việt Nam trình bày cán cân thương mại Việt Nam - thành viên WTO, quan hệ thương mại với thế giới, yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại, phá giá đồng nội tệ, giải pháp ngoại thương Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài: Khái quát cán cân thương mại Việt Nam
- ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHÁI QUÁT CÁC CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIÃNG VIÊN: DIỆU THẢO NHÓM 04 1. TĂNG THI RÍT (C) 7. NGUYỄN THỊ KIM NGÔN 2. NGUYỄN VĂN ĐIỆP 8. NGUYỄN THỊ MỸ LINH 3. TRẦN ĐỨC TRÍ 9. NGUYỄN SONG HÀ MINH 4. TRẦN ĐỨC LUẬT 10. TRẦN THANH TÙNG 5. BÙI QUỐC MINH 11. BÙI QUỐC MINH 6. NGUYỄN PHẠM KHANG 12. HỒ THẾ PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 THÁNG 11 NĂM 2009 1
- MỤC LỤC 1. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÀNH VIÊN WTO 1.1. Định nghĩa ............................................................................................. 03 1.2. Thuận lợi ............................................................................................... 03 1.3. Thách thức ............................................................................................ 04 2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI THẾ GIỚI 2.1. VIỆT NAM VỚI TỔ CHỨC ASEAN ................................................... 06 2.1.1. SINGAPO ............................................................................................. 07 2.1.2. THÁI LAN ........................................................................................... 09 2.1.3. INDONEXIA ....................................................................................... 11 2.2. TRUNG QUỐC ................................................................................... 13 2.3. CỘNG HÒA LIÊN BANG HOA KỲ ................................................... 16 2.3.1. Các hiệp định đã ký kết ......................................................................... 16 2.3.2. Kết quả hợp tác ................................................................................... 16 2.3.3. Khó khăn và thách thức ........................................................................ 19 3. YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CÂN THƯƠNG MẠI 3.1. Nhân tố lạm phát ........................................................................................... 22 3.2. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng........................................................22 3.3. Thu nhập của người không cư trú ....................................................................22 3.4. Thuế và hạn ngạch thuế quan...........................................................................22 3.5. Tỷ giá hối đoái.................................................................................................22 4. PHÁ GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ 4.1. Phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner ...................................................... 23 4.2. Thí dụ (chứng minh điều kiện Marshall – Lerner)......................................... 23 4.3. Phân tích ...................................................................................................... 24 4.4. Cán cân thương mại qua hiệu ứng tuyến J ................................................... 26 5. GIẢI PHÁPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 5.1. Thực tiễn .........................................................................................................27 5.2. Thực hiện chính sách gia tăng xuất khẩu ................................................... 5.3. Biện pháp để hạn chế nhập khẩu ................................................................ 5.4. Cần thực hiện thêm .................................................................................... 5.4.1. Chính phủ .................................................................................................. 5.4.2. Doanh nghiệp ............................................................................................ 5.4.3. Người tiêu dùng......................................................................................... 6. KẾT LUẬN ....................................................................................................28 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
- 1. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÀNH VIÊN WTO 1.1. Định nghĩa - Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. - Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. 1.2. Thuận lợi Với các thủ tục được chuẩn hoá và minh bạch hơn, quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo hơn và sự phát triển được thúc đẩy thông qua thương mại, đầu tư và các cơ hội rộng mở hơn. - Việc đơn giản hoá ba thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và cấp giấy phép khắc dấu có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp mới. - Việc mở rộng hệ thống tài chính cạnh tranh sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ với các dịch vụ tài chính mới trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, giải chấp thanh toán, tư vấn tài chính và dịch vụ thông tin. - Viêc mở cửa dịch vụ bưu chính viễn thông sẽ có tác động rất tích cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp từ nhỏ nhất cạnh tranh toàn cầu nhờ Internet và thương mại trực tuyến. - Tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ đem lại sự tăng trưởng trong xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng may mặc, da giầy, sản phẩm gỗ và đồ dùng gia đình. Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa ra sản phẩm, đầu tư và dịch vụ để giúp hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và đổi mới doanh nghiệp trong nước, FDI năm 2007 đã tăng lên gấp đôi tới 20 tỷ đôla và xuất khẩu đã tăng 21,5% so với năm 2006. - Mạng liên kết và các hiệp hội rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, tiếp cận thông tin và thị trường, đồng thời là tiếng nói tới các cơ quan chức năng. - Mặc dù tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam, FDI cũng mang lại cơ hội lớn và giá trị tăng thêm. - Việc Việt Nam giảm thuế và các nghĩa vụ nhập khẩu đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ôtô sẽ tạo điều kiện cho nhiều hàng hoá đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý, giúp DNVVN hướng tới nâng cao hiệu quả nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. 3
- 1.3. Thách thức Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng loạt những cải cách mà nhờ đó đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Với việc trở thành thành viên của WTO và áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, những cải cách này thậm chí càng trở nên quan trọng hơn. Gia nhập WTO mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đi kèm với sự cạnh tranh và đe doạ nhiều hơn. - Thị trường mở dẫn đến cạnh tranh tăng lên. - Sản xuất các sản phẩm có tiêu chuẩn cao và canh tranh về giá và chất lượng và những sản phẩm này có thể được bán cả ở thị trường trong nước và quốc tế. - Quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ khó thích ứng. - Thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý. - Thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Các chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi. - Thiếu khả năng cạnh tranh. - Đối mặt với những rào cản thương mại phi thuế quan. - Vấn đề ngôn ngữ. - Phát triển kết cấu hạ tầng trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện nghĩa vụ với WTO. - Tiêu chuẩn hoá, tuân htủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ. - Khuôn khổ luật pháp minh bạch để bảo vệ và trợ giúp hợp lý - Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ kiến thức truyền thống. - Giảm thuế gây ra cạnh tranh nhiều hơn, vừa là đe doạ với một số doanh nghiệp, vừa là cơ hội với các doanh nghiệp khác. - Hiểu biết về thực tiễn kinh doanh quốc tế. - Khó khăn trong tiếp cân vốn từ khu vực tài chính chính thức – theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 32,4% doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ điều kiện để vay từ các ngân hàng chính thức – do vậy họ phải có được tài chính từ các nguồn khác để cạnh tranh. - Thách thức lớn và rõ ràng nhất là phát triển cơ chế và phương tiện để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trở thành các doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh. Trong việc thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều quan trọng là đảm bảo rằng họ thực sự tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được và chỉ dừng lại ở việc lập dự án. 97% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây không phải là một tỷ lệ khác thường, nhưng tại Việt Nam, khác biệt giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường là quy mô nhỏ, với các doanh nghiệp lớn hơn là đáng kể. 4
- - Bởi nhanh chóng tự do hoá thị trường trong nước, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm và còn non trẻ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. - Phạm vi giảm thuế rộng ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu thuế hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của Chính phủ. - Dòng vốn đổ vào có thể mang theo những rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại về cơ cấu và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những với dòng vốn chảy vào do đầu cơ có thể dễ dàng chảy ra nếu có những thay đổi về tình hình kinh doanh hay kỳ vọng của các nhà đầu tư. - Đối với các dịch vụ phân phối, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép tham gia trong lĩnh vực bán lẻ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong nước. Do đó, đa số các hình thức phân phối hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các cơ sở thương mại cá thể nhỏ của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với các trung tâm phân phối, bán hàng hoá với giá cả hấp dẫn và kinh doanh thương mại hiệu quả hơn nhờ vào kinh tế quy mô. - Hàng tỷ đôla FDI đã được đăng ký vào Việt Nam trong 5 năm qua nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa được giải ngân. - Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đất nước trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biến động kinh tế quốc tế. Thương mại với các nước phát triển tăng, trong khi tiếp tục cải thiện thị trường và kinh doanh thương mại, với thị trường mở hơn và giảm bớt các hạn ngạch do việc thực hiện cam kết gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải bảo vệ chính họ trước những tác động tiêu cực. - Khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hoá sau khi trở thành thành viên WTO, nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưonửg nhiều hơn từ các biến cố của kinh tế thế giới. Theo truyền thống, đồng Việt Nam được gắn chặt với đôla Mỹ, nhưng sự giảm giá gần đây của đôla đang khiến chính phủ phải mở rộng sự kiềm toả để tạo điều kiện cho sự giao dịch giữa đồng và đôla. Các nhà nhập khẩu ViệtNam đang nhận thấy những áp lực khiến thu nhập thấp hơn do đôla giảm giá. Nỗi lo sợ về lạm phát cũng đe doạ sự phát triển vững chắc của khu vực doanh nghiệp. 5
- 2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI THẾ GIỚI 2.1. VIỆT NAM VỚI TỔ CHỨC ASEAN - ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. - Việt Nam gia nhập ASEAN vào 28/07/1995. Quan hệ thương mại Việt Nam và tổ chức ASEAN: - ASEAN hiện là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thường xuyên chiếm khoảng 25% kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam với thế giới. Năm 2000, ASEAN chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu và 28% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập các sản phẩm xăng dầu từ Singapore. Năm 2001, Việt Nam đã nhập 1,18 tỷ USD các sản phẩm xăng dầu từ Singapore. - Từ 1/1/2003, 6 nước thành viên cũ của ASEAN là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Philippines sẽ hạ thuế nhập khẩu xuống 0- 5%, riêng Singapore thuế suất 0%. Riêng Việt Nam còn có 3 năm nữa trước khi tham gia hoàn toàn vào AFTA nên một số mặt hàng như dầu thực vật, bánh kẹo, rau quả, cà phê hòa tan, bia, rượu, xi măng, lốp xe, giấy, gốm sứ vệ sinh, còn được bảo hộ ở mức tối đa có thể được. Do đó, cán cân thương mại Việt Nam- ASEAN trong tương lai gần chưa có biến động nhiều. - Khi các biện pháp bảo hộ không còn, hàng hóa ASEAN có nhiều khả năng xâm nhập thị trường Việt Nam. Tất nhiên, hàng hóa của Việt Nam cũng có những cơ hội tương đương. Vấn đề là bên nào có thể tận dụng tốt cơ hội đem lại, lấy cơ hội để hạn chế thách thức. Cơ hội lớn nhất trước mắt là 6 nước thành viên cũ hạ thuế suất xuống 0-5% từ 1/1/2003. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước này trong 3 năm tới. Cơ hội thứ hai là các nước phát triển cao của ASEAN như Singapore, Malaysia đều thiếu lao động phổ thông. Malaysia mỗi năm phải nhập khẩu 2 triệu lao động, Singapore phải nhập gần 1 triệu lao động là cơ hội tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thứ ba, Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định và an toàn nhất trong khu vực, chi phí lương nhân công của Việt Nam cạnh tranh, thị trường lớn có hơn 80 triệu dân và còn nhiều lĩnh vực chưa phát triển sẽ là những thế mạnh thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến từ các nước ASEAN. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tiết kiệm hạ giá thành, tăng tiếp thị. Mỗi sản phẩm mới ra đời hoặc định sản xuất phải nghĩ rằng sẽ bán cả trong nước và xuất khẩu, coi là sản phẩm của ASEAN. 6
- 2.1.1. SINGAPO Singapore là một trong những thị trường quen thuộc nhất của Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Điều này cũng dễ hiểu vì cả hai quốc gia cùng nằm trong vùng Đông Nam Á; mặt khác, do sự hiện diện đông đảo của đồng bào gốc Hoa sinh sống trên cả hai đất nước, tập quán thương mại có nhiều nét tương đồng với nhau. Sau ngày giải phóng, vào đầu thập niên 1980, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Singapore được nối lại qua những thương vụ giản đơn, chủ yếu là trao đổi hàng hoá. Đến nay, sau gần 20 năm củng cố và không ngừng cải thiện quan hệ thương mại giữa hai nước, Singapore đã trở thành một trong những khách hàng chủ lực của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN. Dưới đây là những số liệu diễn tả cụ thể mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong thời kỳ 2004-2007 (đơn vị tính 1.000 USD) Năm Việt Nam Việt Nam Tổng kim ngạch hai xuất nhập chiều 2004 1.485.257 3.618.375 5.103.632 2005 1.916.973 4.482.305 6.399.278 2006 1.811.740 6.273.866 8.085.606 2007 2.202.005 7.608.599 9.810.604 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapore dầu thô, máy vi tính và linh kiện, hải sản, gạo, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, rau quả...; nhập khẩu từ Singapore xăng dầu, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị, chất dẻo, kim loại, hóa chất... 7
- Kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Singapore năm 2007 (đơn vị tính 1.000 USD ) STT Mặt hàng Kim ngạch I Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 1 Dầu thô 1.573.956 2 Máy vi tính và linh kiện 132.677 3 Hải sản 54.162 4 Gạo 25.912 5 Hàng dệt may 24.228 6 Cà phê 17.557 7 Hạt tiêu 10.545 8 Giầy dép các loại 10.224 9 Hàng rau quả 10.127 10 Sản phẩm nhựa 8.418 II Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 1 Xăng dầu các loại 3.755.239 2 Máy vi tính và linh kiện 800.626 3 Máy móc thiết bị phụ tùng 719.788 4 Chất dẻo nguyên liệu 399.821 5 Kim loại thường khác 227.612 6 Hoá chất 178.449 7 Các sản phẩm hoá chất 154.204 8 Giấy các loại 90.977 9 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 71.263 10 Sắt thép các loại 62.820 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Singapore đạt 948.501.383 USD. Riêng tháng 5/2008, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang Singapore đạt trị giá 240.666.277 USD. Dầu thô; máy vi tính, sp điện tử và linh kiện; cà phê; dây điện và cáp điện; hàng hải sản; hàng dệt may...là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 5 tháng đầu năm. 8
- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch những mặt hàng trên chưa lớn lắm, nhưng hướng lâu dài sẽ trở thành nhóm mặt hàng tiềm năng có thể làm tăng kim ngạch, khối lượng xuất khẩu với mức trung bình khoảng 1 tỷ USD/năm. Mặc dù chỉ chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Á, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tới Singapore năm 2007 tăng rất mạnh so với năm 2006 với mức tăng 37,5%, đạt 2,2 tỷ USD. Doanh nghiệp cần khai thác triệt để nhu cầu đa dạng và vai trò trung chuyển hàng hoá sang các nước khác của Singapore, tập trung xuất khẩu các mặt hàng: thuỷ sản, nông sản, rau quả, dệt may, giày da, đồ gỗ, dây cáp điện, linh kiện điện tử là các mặt hàng mà Singapore có nhu cầu cao. 2.1.2. THÁI LAN Từ năm 1995 đến nay, Thái Lan luôn là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN, trong đó Thái Lan luôn xuất siêu sang Việt Nam. Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2004-2007 (đơn vị tính 1000USD) Năm Việt Nam Việt Nam Tổng kim ngạch hai xuất nhập chiều 2004 518.050 1.858.636 2.376.686 2005 862.978 2.374.110 3.237.088 2006 930.233 3.034.381 3.964.614 2007 1.033.917 3.737.220 4.771.137 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Những mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Thái Lan gồm: linh kiện vi tính, dầu thô, hải sản, than đá và nhiều mặt hàng khác như hàng điện tử, lạc nhân, sản phẩm nhựa, máy móc và thiết bị điện, mỹ phẩm, sản phẩm sắt thép, da thuộc...Việt Nam nhập của Thái Lan: xăng, xe máy, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, dụng cụ thể thao, các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp: dệt may, sắt thép, chế biến gỗ... 9
- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Thái Lan năm 2007 (đơn vị tính 1.000 USD) STT Mặt hàng Kim ngạch I Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 1 Máy vi tính và linh kiện 370.003 2 Dầu thô 179.518 3 Hải sản 50.054 4 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 20.471 5 Than đá 17.734 6 Hàng dệt may 16.425 7 Lạc nhân 13.972 8 Sản phẩm nhựa 11.700 9 Dây điện và dây cáp điện 10.697 10 Sản phẩm gốm sứ 8.457 II Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 1 Xăng dầu các loại 423.980 2 Linh kiện và phụ tùng xe máy 335.298 3 Chất dẻo nguyên liệu 321.698 4 Máy móc thiết bị phụ tùng 274.362 5 Sắt thép các loại 200.185 6 Linh kiện vô tô 152.432 7 Clinker 106.287 8 Sợi các loại 104.323 9 Giấy các loại 100.786 10 NPL dệt may da giày 93.517 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Do tính tương đồng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của hai nước cho nên các mặt hàng của Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng khó thâm nhập vào thị trường này. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam cũng chỉ đạt mức 1,85 tỷ USD về xuất khẩu sang Thái. Tuy nhiên, Việt Nam-Thái Lan đang tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo để tránh việc cạnh tranh gây thiệt hại của hai nước trên thị trường thế giới. Hai bên cũng tích cực thực hiện thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Đông-Tây và hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS... Việt Nam đã đề nghị Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan, như dành ưu đãi thuế quan - đặc biệt với một số mặt hàng nông sản đang bị áp dụng hạn ngạch thuế quan - nhằm giảm cán cân thương mại, do Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan lớn. 10
- 2.1.3. INDONEXIA Inđônêxia có cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu tương tự với Việt Nam, trong đó sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất sang Inđônêxia là gạo và dầu thô; sản phẩm thế mạnh của Inđônêxia xuất sang Việt Nam gồm một số mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp như hóa chất, bột giấy, nguyên phụ liệu dệt may,da... Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Inđônêxia giai đoạn 2004-2007 (đơn vị tính 1.000 USD ) Năm Việt Nam Việt Nam Tổng kim ngạch hai xuất nhập chiều 2004 452.861 663.324 1.116.185 2005 468.848 699.991 1.168.839 2006 957.926 1.012.810 1.970.736 2007 1.105.326 1.353.939 2.459.265 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Inđônêxia 6 tháng đầu năm 2008 lên đến 903.130.000,00 USD, tăng 49,10 % so với mức 605,731 triệu USD của cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia đạt 372.646.000,00 USD, giảm 51,38 % so với 6 tháng đầu năm 2007. Các mặt hàng có trị giá xuất khẩu giảm gồm: Sản phẩm gốm sứ, lạc nhân, cà phê, gạo, dầu thô, chè, đường. Trong đó, hai mặt hàng dầu thô và gạo (chiếm tỷ trọng trên dưới 70 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Inđônêxia năm 2007) có kim ngạch giảm mạnh. Theo Cơ quan Hậu cần quốc gia Inđônêxia, trong năm 2007, Inđônêxia đã phải nhập khẩu khoảng 7,3 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, trong năm 2008 Inđônêxia đã có thể đáp ứng được nhu cầu gạo cho thị trường trong nước và có thể xuất khẩu gạo trong năm 2009 khi mà sản lượng gạo tăng 5%. Do vậy, tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Inđônêxia trong năm 2009 và các năm tiếp theo dự kiến sẽ giảm. 11
- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Inđônêxia năm 2007, đơn vị tính: triệu USD. (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) STT Mặt hàng Năm 2007 I Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 1 Gạo 378.980 2 Dầu thô 375.870 3 Cà phê 60.692 4 Hàng dệt may 25.082 5 Cao su 8.700 6 Sản phẩm nhựa 7.919 7 Lạc nhân 5.365 8 Chè 3.938 9 Than đá 3.572 10 Máy vi tính và linh kiện 3.233 11 Đường 2.506 12 Hải sản 2.364 13 Giầy dép các loại 2.175 II Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 1 Dầu mỡ động thực vật 127.342 2 Giấy các loại 116.416 3 Máy vi tính và linh kiện 101.831 4 Linh kiện vô tô 93.925 5 Máy móc thiết bị phụ tùng 73.220 6 Kim loại thường khác 70.646 7 Sắt thép các loại 70.378 8 Hoá chất 56.855 9 Thức ăn gia súc và NPL 43.146 chế biến 10 Sợi các loại 42.432 11 Chất dẻo nguyên liệu 34.558 12 Vải các loại 33.484 13 Các sản phẩm hoá chất 30.961 14 Cao su tổng hợp 27.065 12
- 2.2. TRUNG QUỐC Hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 15,85 tỷ USD, tăng 52,18% so với cùng kỳ năm 2006; ta xuất 3,35 tỷ USD, tăng 10,78%, nhập khẩu 12,5 tỷ USD, tăng 69,15% (nhập siêu 9,15 tỷ USD). Tính đến hết tháng 4/2008, kim ngạch song phương đạt 5,15 tỷ USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nhập siêu tiếp tục tăng, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 112%. Tháng 11/2006, hai bên đã ký Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ kinh tế thương mại. Để triển khai thực hiện Hiệp định này, hiện nay hai bên đang tích cực hoàn tất Dự thảo "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung" giai đoạn 2009 - 2013, xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm, nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể, trong đó có các biện pháp hướng tới giải quyết vấn đề nhập siêu. 13
- Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2007 Stt Mặt hàng Số lượng Giá trị (USD) 1 Hàng hải sản 67.741.913 2 Hàng rau quả 27.229.697 3 Hạt điều 26.484 103.907.368 4 Cà Phê 16.033 25.219.245 5 Chè 16.873 17.302.710 6 Hạt tiêu 1.021 2.859.095 7 Gạo 42.720 15.936.649 8 Lạc nhân 3.045 3.138.303 9 Dầu mỡ động thực vật 18.421.655 10 Đường 1.534 642.781 11 Than đá 26.443.281 650.599.129 12 Dầu thô 521.076 281.385.666 13 Sản phẩm chất dẻo 8.672.706 14 Cao su 427.586 838.845.164 15 Túi sách, ví, vali, mũ, ô dù 4.551.497 16 Sản phẩm mây, tre, cói, thảm 1.137.738 17 Gỗ và sản phẩm gỗ 167.702.663 18 Sản phẩm gỗm, sứ 2.067.748 19 Sản phẩm đá quý, kim loại quý 252.070 20 Hàng dệt may 43.605.694 21 Giầy dép các loại 66.021.900 22 Máy vi tính, sp điện tử& linh 119.573.902 kiện 23 Dây điện & Dây cáp điện 9.980.656 24 Xe đạp & Phụ tùng 607.811 25 Đồ chơi trẻ em 731.918 26 Tổng 3.356.676.319 14
- Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2007 (Nguồn Hải Quan Việt Nam) Stt Mặt hàng Số lượng Giá trị (USD) 1 Sữa và các sản phẩm sữa 3.805.219 2 Lúa mỳ 198.291 61.657.154 3 Bột mỳ 48.886 15.421.905 4 Dầu mỡ động thực vật 4.254.597 5 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 69.246.142 6 Nguyên phụ liệu thuốc lá 20.395.724 7 Clinker 39.632 1.743.452 8 Xăng dầu các loại 725.272 464.620.205 9 Hóa chất 303.468.196 10 Các sản phẩm hóa chất 219.759.050 11 Bột ngọt 330 294.135 12 Nguyên phụ liệu dược phẩm 48.289.646 13 Tân dược 14.586.565 14 Phân bón các loại 2.028.287 588.439.860 15 Thuốc trừ sâu & Nguyên liệu 169.492.427 16 Chất dẻo nguyên liệu 65.178 97.178.409 17 Cao su 16.550 29.314.452 18 Gỗ & Sản phẩm gỗ 124.863.312 19 Bột giấy 342 204.148 20 Giấy các loại 71.020 49.596.247 21 Bông các loại 3.247 3.634.690 22 Sợi các loại 44.503 94.641.298 23 Vải các loại 1.346.794.207 24 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 339.321.048 25 Kính xây dựng 7.731.076 26 Sắt thép các loại 4.105.663 2.335.260.363 27 Kim loại thường khác 49.062 160.432.560 28 Máy vi tính, sp điện tử & linh kiện 517.729.318 29 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 2.394.098.124 30 Ô tô nguyên chiếc các loại 5.319 164.517.407 31 Linh kiện ô tô 29.949 187.940.837 32 Xe máy nguyên chiếc 94.092 53.913.314 33 Linh kiện & phụ tùng xe máy 103.686.257 34 Tổng 12.502.003.882 15
- 2.3. CỘNG HÒA LIÊN BANG HOA KỲ (MỸ) Song song với quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. 2.3.1. Các hiệp định đã ký kết - Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997). - Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001). - Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001). - Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003).Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004). - Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005). - Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005). Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng. Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 2.3.2. Kết quả hợp tác Kể từ khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực đến nay, quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng nhanh: kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001 (1,5 tỉ USD). Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến tháng 5/2006 đạt khoảng 2 tỷ USD (nếu tính cả qua nước thứ 3 đạt khoảng 4 tỷ USD). Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại đã nảy sinh một số tranh chấp do chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ như vấn đề cá basa, tôm, hàng dệt may.... Hoa kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế thông qua viẹc mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai nước. Cải cách kinh tế của Việt Nam đang mang lại mức tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7,5% trong suốt thập kỷ qua. Năm 2007, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức 8,5%. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cả hai ben đã được hưởng lợi từ mối quan hệ thương mại vững mạnh. Năm 2007, tổng giá trị thương mại hai chiều về hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 12,53 tỷ đô la, tăng 29%so với năm 2006. Con số này thể hiện mức tăng 73% trong xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Trên mọi phương diện, Hoa Kỳ là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. 16
- Nếu tính riêng về xuất khẩu, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 38 vào Hoa Kỳ. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ gồm hàng may mặc, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, nông sản thô, dầu khí..... Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2007 Stt Mặt hàng Số lượng Giá trị (USD) (tấn) 1 Hàng hải sản 728.522.811 2 Hàng rau quả 20.304.684 3 Hạt điều 51.924 227.851.118 4 Cà Phê 134.966 212.665.924 5 Chè 3.628 2.425.508 6 Hạt tiêu 6.735 20.742.367 7 Quế 927 1.035.600 8 Gạo 1.316 522.963 9 Mỳ ăn liền 3.507.719 10 Dầu thô 1.474.237 782.205.373 11 Sản phẩm chất dẻo 137.863.239 12 Cao su 22.883 39.119.807 13 Túi xách, ví, va li, mỹ, ô dù 204.724.095 14 Sản phẩm mây tre, cói & thảm 27.177.741 15 Gỗ & sản phẩm gỗ 948.472.718 16 Sản phẩm gốm, sứ 39.540.315 17 Sản phẩm đá quý & kim loại quý 20.798.959 18 Hàng dệt may 4.465.193.007 19 Giầy dép các loại 885.147.126 20 Máy vi tinhd, sp điện tử& linh kiện 273.383.228 21 Dây điện & dây cáp điện 82.620.146 22 Đồ chơi trẻ em 27.423.995 23 Tổng 10.089.127.533 17
- Nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2007 (Nguồn: Hải quan Việt Nam) Stt Mặt hàng Số lượng Giá ( tấn) trị (USD) 1 Sữa và các sản phẩm sữa 39.270.832 2 Lúa mỳ 130.164 39.104.363 3 Dầu mỡ động thực vật 1.804.547 4 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 63.992.500 5 Nguyên phụ liệu thuốc lá 22.208.206 6 Hóa chất 26.080.367 7 Các sản phẩm hóa chất 36.214.447 8 Nguyên phụ liệu dược phẩm 1.253.674 9 Tân dược 6.201.324 10 Phân bón các loại 10.325 4.768.967 11 Thuốc trừ sâu & Nguyên liệu 6.179.569 12 Chất dẻo nguyên liệu 92.323 124.728.896 13 Cao su 2.833 5.748.511 14 Gỗ & Sản phẩm gỗ 97.170.127 15 Bột giấy 25.517 18.256.155 16 Giấy các loại 12.443 11.324.886 17 Bông các loại 63.974 81.483.637 18 Sợi các loại 525 500.741 19 Vải các loại 17.740.798 20 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 119.643.925 21 Kính xây dựng 1.037.672 22 Sắt thép các loại 49.162 30.849.288 23 Kim loại thường khác 1.097 6.008.635 24 Máy vi tính, sp điện tử & linh kiện 96.576.013 25 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 330.619.717 26 Ô tô nguyên chiếc các loại 5.509 142.059.303 27 Xe máy nguyên chiếc 242 401.765 28 Tổng 75.429.874 18
- Hiện tại, nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% tổng GDP của Hoa Kỳ. Tỷ trọng này vẫn đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các ngành dịch vụ. Mặt khác, chi phí sản xuất ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất Hoa Kỳ đặt gia công sản phẩm bán thành phẩm ở nước ngoài, hoặc thay vì cho trực tiếp sản xuất, họ trở thành các công ty thương mại đặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhập về cung ứng cho hệ thống khách hàng truyền thống của mình tại Hoa Kỳ. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn đến nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao, song chênh lệch thu nhập rất lớn. Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm tới trên 1 triệu người và ngày ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao động chân tay có thu nhập thấp. Yếu tố thu nhập và dân số này dẫn đến thị trường có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân rẻ tiền. Tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được nâng cao một bước. Cơ cấu xuất khẩu cũng đang có những chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng loại mặt hàng và tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện với kim ngạch tăng nhanh. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đã và đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu hơn thị trường Hoa Kỳ, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả hơn với thị trường này. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có xu hướng chuyển sang mua hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực. Hơn một triệu người Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ là thị trường đáng kể, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này. Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực. 2.3.3. Khó khăn và thách thức Năng lực cung ứng và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu. Ngoài những yếu kém chung và truyền thống như chủng loại hàng hóa nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh, năng lực tiếp thị xuất khẩu yếu; điểm yếu nổi bật của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là qui mô sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu yếu, nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn và/hoặc có yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Hoa Kỳ. Hơn nữa, đại bộ phận các doanh nghiệp may mặc và giầy dép còn hoạt động theo hình thức gia công. Hình thức này không phù hợp với tập quán nhập khẩu của khách hàng Hoa Kỳ. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp 19
- Hoa Kỳ phải nhập hàng từ Việt Nam thông qua các công ty trung gian ở nước thứ ba. Cạnh tranh xuất khẩu vào Hoa Kỳ gay gắt và quyết liệt. Hoa Kỳ là thị trường lớn, do vậy, cả thế giới hướng vào thị trường này. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu. Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như: dệt may, giầy dép, v.v. Sự tăng trưởng nhanh kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mấy năm qua và trong các năm tới cũng đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Tuy BTA đã và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đang đứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường. Trước khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12 năm 2001, hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu mức thuế phân biệt đối xử (Non-MFN), cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ quốc (MFN). Đến nay, mặc dù Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN hiện nay gọi là điều kiện thương mại bình thường, song một số mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ một số nước khác do những nguyên nhân sau: Một là, Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển. Hiện nay, có khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP của Hoa Kỳ - tức là được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ. Đại đa số các mặt hàng được hưởng GSP là những mặt hàng thuộc nhóm nông hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, đồ gỗ, đồ da, mây tre lá, đồ đạc trong nhà, đồ chơi, dụng cụ thể thao, một số mặt hàng thuộc nhóm quần áo và giầy dép (trừ những mặt hàng chịu sự điều tiết của hiệp định dệt may); trong đó có không ít mặt hàng có thuế suất MFN ở mức từ 10% đến gần 35%. Mặt khác, những nước được hưởng GSP là những nước đang phát triển. Phần lớn những nước này có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó, nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Philipin, Indonesia v.v… Hai là, hiện tại, có 24 nước trong khu vực Lòng chảo Caribê được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật ưu đãi thương mại Adean; gần 40 nước Châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Cơ hội cho Phát triển Châu Phi. Đại đa số các mặt hàng nhập khẩu từ những nước này vào Hoa Kỳ được miễn thuế hoặc được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều. Những nước nói trên cũng là những nước đang phát triển và kém phát triển có cơ cấu hàng xuất khẩu khá tương tự như Việt Nam. Ba là, cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và Mehico) và hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Israel, Jordan, Singapore, Chi Lê, Australia... Ngoài ra, Hoa Kỳ đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Công nghệ Chip tích hợp vi điện tử
27 p | 272 | 75
-
Báo cáo thực tập tại Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may
42 p | 268 | 59
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT
69 p | 203 | 56
-
Báo cáo đề tài: Đất ngập nước
21 p | 316 | 51
-
Báo cáo đề tài: Viết phần mềm giao tiếp chuẩn USB kết nối chương trình PLC, màn hình giám sát HMI với máy tính
43 p | 172 | 44
-
Đề tài: "Khái quát chung về tình hình phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở Việt Nam"
25 p | 169 | 34
-
Báo cáo đề tài khoa học sinh viên: Đánh giá các phương pháp thành lập bản đồ địa hình trong khảo sát thiết kế đường sắt
34 p | 234 | 33
-
Báo cáo: Đề xuất chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà
5 p | 199 | 32
-
Đề tài khái quát lịch sử hình thành phát triển của cư dân Tam Kỳ
45 p | 151 | 31
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 41 | 19
-
Báo cáo đề tài: Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 11)
4 p | 173 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tăng cường kỹ năng biên phiên dịch cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung thương mại của trường Đại học Thương mại
165 p | 33 | 13
-
Báo cáo Giao thông đô thị phát triển bền vững mục tiêu hướng tới của các đô thị Việt Nam
27 p | 73 | 9
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu giá trị cảm nhận thương hiệu đối với các sản phẩm trái cây của Việt Nam
83 p | 24 | 9
-
Khái quát về quá trình phát triển Kinh Tế tại Việt Nam trong quá trình phát triển lên XHCN
12 p | 135 | 9
-
Báo cáo toán học: "Generalized Dirac-operators with several singularities "
18 p | 47 | 4
-
Báo cáo đề tài: Sơ đồ thông tin thống kê trong hệ thống thông tin quản lý
16 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn