Báo cáo khoa học : SỬ DỤNG THÂN CÂY NGÔ SAU THU HOẠCH ĐỂ NUÔI VỖ BÉO BÒ LAISIND TẠI ĐẮK LẮK
lượt xem 16
download
Chăn nuôi bò tỉnh Đắk Lắk đang phát triển mạnh, số lượng đàn bò năm 2008 là 220.000 con (Cục Thống kê Đắk Lắk, 2008). Tổng đàn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã làm khan hiếm thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, các hộ chăn nuôi đã sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò trong đó đặc biệt là thân lá cây ngô sau thu hoạch. Lượng thân cây ngô hằng năm ước tính có thể thu về là 994.109 tấn chất khô (Trương La...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học : SỬ DỤNG THÂN CÂY NGÔ SAU THU HOẠCH ĐỂ NUÔI VỖ BÉO BÒ LAISIND TẠI ĐẮK LẮK
- TRƯƠNG LA - Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn ... SỬ DỤNG THÂN CÂY NGÔ SAU THU HOẠCH ĐỂ NUÔI VỖ BÉO BÒ LAISIND TẠI ĐẮK LẮK Trương La1, Vũ Văn Nội2 và Trịnh Xuân Cư2 1 Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên 2 Viện Chăn nuôi Quốc gia *Tác giả liên hệ: Trương La - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên Tel: (0500) 3862790/0913.411.442; Email: trlanlntn@gmail.com. ABSTRACT Using maize stover for fattening Laisind cattle in Daklak province Twenty four young males cattle aging approximately 18 months old were used for an experiment to examine the A verage Daily Gain (ADG), Feed Conversion Ratio (FCR) and economic efficiency of cattle fattened by diets of maize stover and other ingredients. The experimental animals were allocated into 3 groups and offered diets containing maize stover at a rate of 5; 15 and 25% dietary dry matter for a period of 84 days. The results showed that the ADG of cattle in group 1 was 0,738 kg/head/day and group 2 was 0,735 kg/head/day and it was higher than that of group 3 (0,658 kg/head/day). Conversely, FCR of cattle in group 1 (7,51 kg DM/kg gain) and group 2 (7,66 kg DM/kg gain) was lower than that of group 3 (8,94 kg DM/kg gain). The income from fattening beef cattle by diets containing 5 and 15% was higher than that of diet containing 25% maize stover. Key words: Maize stover, Laisind young male , fattening. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi bò tỉnh Đắk Lắk đ ang phát triển mạnh, số lượng đàn bò năm 2008 là 220.000 con (Cục Thống kê Đắk Lắk, 2008). Tổng đàn bò tăng trong khi đ ồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã làm khan hiếm thức ăn cho đ àn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, các hộ chăn nuôi đ ã sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò trong đó đ ặc biệt là thân lá cây ngô sau thu ho ạch. Lượng thân cây ngô hằng năm ước tính có thể thu về là 994.109 tấn chất khô (Trương La và cs, 2008). Đây là nguồn thức ăn dồi d ào, rẻ tiền có thể dùng nuôi vỗ béo bò nhằm mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như môi trường. Sử dụng tốt nguồn phụ phẩm này là một trong những biện pháp nhằm giải quyết sự thiếu hụt thức ăn cho đàn bò hiện nay. Tuy nhiên, thân cây ngô có hàm lượng xơ cao (34,44%) (Trương La và cs, 2008) đã làm giảm giá trị dinh d ưỡng của chúng. Do đó, muốn sử dụng nguồn phụ p hẩm này một cách có hiệu quả cần phối hợp với các nguyên liệu khác giàu năng lượng và protein như rỉ mật, bột ngô, hạt bông, khô dầu lạc… Nhằm sử dụng có hiệu quả thân cây ngô sau thu hoạch để vỗ béo bò, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm:“Sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch để nuôi vỗ béo bò Laisind tại Đắk Lắk”. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Sử dụng 24 bò đực Laisind từ 18 tháng tuổi, chia 3 lô đồng đều về khối lượng và tuổi. Bò ở 3 lô thí nghiệm cho ăn theo 3 khẩu phần t ương ứng (khẩu phần 1; 2 và 3) có tỉ lệ thân cây ngô khác nhau trong thành phần. Thức ăn vỗ béo gồm thân cây ngô, rỉ mật, bột ngô, bột sắn, hạt bông, khô dầu lạc, urê và khoáng premix. Thời gian nghiên cứu Thí nghiệm tiến hành tại huyện Eakar (Đắk Lắk) từ 12/2007 - 4 /2008. Thành phần hoá học và khẩu phần thí nghiệm như sau: 29
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009 Bảng 1. Thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm (% chất khô) Khoáng Loại thức ăn Chất khô Mỡ thô Xơ thô TT Protêin thô tổng số 1 Thân cây ngô 91,15 5,87 0,70 34,41 5,35 Bột ngô 2 89,33 8,23 3,64 2,35 1,28 Bột sắn 3 86,14 4,05 0,87 2,21 1,8 Rỉ mật 4 70,80 8,60 0,32 - - Hạt bông 5 87,13 21,68 16,79 25,12 3,84 Khô dầu lạc 6 85,79 43,71 12,60 5,61 4,34 Bảng 2 . Công thức thức ăn thí nghiệm (%) Loại thức ăn (%) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3 Rỉ mật 46 36 30 Bột ngô 0 10 16 Bột sắn 25 15 5 Thân cây ngô sau thu hoạch 5 15 25 Hạt bong 11 11 11 Khô d ầu lạc 11 11 11 U rê 1 1 1 Premix khoáng 1 1 1 Tổng 100 100 100 * Thành phần dinh dư ỡng Năng lượng trao đổi (MJ ME/kg CK) 8,72 8,74 8,62 Protêin thô (%) 12,45 12,60 12,76 Chất khô (%) 77,68 80,04 81,65 Bò đ ược nuô i trong 12 tu ần (84 ngày). To àn b ộ bò được tẩy giun sán và cho làm quen thức ăn trong 10 ngày trước khi vỗ béo . Trong thời gian nuô i, bò được cho uống nước tự do. Thức ăn cho ăn được chia làm 2 bữa, sáng vào lúc 8 giờ và chiều vào lúc 16 giờ. Lượng thức thu nhận đ ược xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa của từng cá thể bằng cân đồng hồ. Theo dõi khối lượng bò bằng cách cân b ò 2 tuần một lần bằng cân điện tử Ruddweigh 200 (Australia). Xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm đ ược được xử lý ANOVA một nhân tố trên phần mềm Excel và so sánh các lô b ằng phần mềm MSTATC. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tăng khối lượng của bò vỗ béo Tăng trọng của bò vỗ béo được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1 cho thấy, khối lượng bò bắt đầu thí nghiệm là khá đ ồng đều (191,75 - 193,10kg/con). Khối lượng lúc 84 ngày nuôi ở các lô 1; 2 và 3 tương ứng là 254,1; 253,5 và 248,4kg/con. Tăng trọng của bò ở 3 lô có xu hướng đạt cao nhất ở tháng thứ nhất, tiếp đến là tháng thứ 2 và thấp nhất là tháng thứ 3. 30
- TRƯƠNG LA - Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn ... Tăng trọng của b ò ở lô 1 và lô 2 ở các thời điểm 28; 56 và 84 ngày là tương đương nhau (P>0,05) và đ ều cao hơn lô 3. Tương ứ ng, tăng trọng bình quân cả giai đoạn vỗ béo của bò ở lô 1 (khẩu phần có 5% thân cây ngô) đạt: 0,738kg/con/ngày tương đương với lô 2 (khẩu phần có 15% thân cây ngô): 0,735kg/con/ngày và cả 2 lô này đều cao hơn bò ở lô 3 (khẩu phần có 25% thân cây ngô): 0,658kg/con/ngày. Sở dĩ lô 3 cho tăng trọng thấp hơn lô 1 và lô 2 là do khi tăng tỉ lệ thân cây ngô ở khẩu phần 3 lên sẽ làm tăng hàm lượng xơ của khẩu phần này lên, vì thân cây ngô là loại phụ phẩm có hàm lượng xơ cao. Do đó, gia súc phải sử dụng năng lượng nhiều hơn cho việc lên men lượng chất xơ này. Vì vậy năng lượng cho tích luỹ sẽ giảm nên làm giảm tăng trọng của bò lở lô 3. Bảng 3. Khối lượng và tăng trọng của bò thí nghiệm (Mean ± SD) Chỉ tiêu theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3 Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE KL đầu kỳ (kg) 192,1 ± 4,82 191,75 ± 6,34 193,1 ± 5,30 KL lúc 28 ngày (kg) 215,8 ± 3,72 215,2 ± 6,96 214,8 ± 6,07 0,845 ± 0,06 a 0,837 ± 0,05a 0,775 ± 0,06b TTBQ tháng 1 (kg/con/ngày KL lúc 56 ngày (kg) 237,1 ± 2,98 236,2 ± 7,10 233,8 ± 4,35 0,761 ± 0,06 a 0,750 ± 0,04a 0,679 ± 0,09b TTBQ tháng thứ 2 (kg/con/ngày) KL lúc 84 ngày (kg) 254,1 ± 2,70 253,5 ± 5,25 248,4 ± 4,26 0,609 ± 0,04 a 0,617 ± 0,10a 0,520 ± 0,04b TTBQ tháng thứ 3 (kg/con/ngày) 0,738 ± 0,05 a 0,735 ± 0,04a 0,658 ± 0,04b TTBQ cả kỳ (kg/con/ngày) Ghi chú: - KL: Khối lượng; TTBQ: Tăng trọng bình quân ; Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P
- VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009 nghĩa thống kê với lô 1 (P
- TRƯƠNG LA - Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn ... KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Có thể sử dụng khẩu phần có thân cây ngô sau thu hoạch kết hợp với các thức ăn giàu năng lượng và protein để nuôi vỗ b éo bò. Khi sử dụng thân cây ngô ở mức 5% và 15% trong khẩu phần nuôi vỗ béo, bò cho tăng trọng cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn bò cho ăn khẩu phần có 25% thân cây ngô (tăng trọng của bò ở các khẩu phần tương ứng là: 0,738; 0,735; 0,658kg/con/ngày và tiêu tốn thức ăn tương ứng: 7,51; 7,66; 8,94kg CK/kg tăng trọng). Sử dụng khẩu phần có thân cây ngô để vỗ béo bò có thể thu đ ược 225.939 -263.561 đ /con/tháng Đề nghị Áp dụng khẩu phần vỗ béo bò có 5% và 15% thân cây ngô vào sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Chí Cương, Đặng Vũ Hoà, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương và Nguyễn Thành Trung, (2001). Ảnh hưởng của nguồn thức ăn thô trong khẩu phần vỗ béo có hàm lượng rỉ mật cao đến tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thịt. Tạp chí NN và Phát triển nông thôn, tr: 48 - 50. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Ph ạm Hùng Cường, (2007). Ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind tại Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, số 4-2/2007, tr:36-42. Cục Thống kê Đắk Lắk, (2008). Niên giám thống kê 2008. Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương, (2008). Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, số 11 tháng 4/2008, tr:34 - 39. Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình, (2004). Sử dụng thân lá áo ngô sau thu hoạch làm thức ăn vỗ béo bò Lai Sind trong mùa khô hạn. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y 2002 - 2007, trường Đại học Tây Nguyên, 2007. Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Văn Vinh, (1999). Nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1998-1990 NXB Nông nghiệp, tr: 377 - 380. Viện Chăn nuôi, (2003). Thành phần và Giá trị dinh dưỡng Thức ăn Gia súc - Gia cầm Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội - 2003. *Người phản biện: PGS.TS.Bùi Quang Tuấn (ĐHNNI); TS.Đinh Văn Tuyền 33
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1044 | 185
-
Bài giảng Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học - ĐH kinh tế Huế
29 p | 702 | 99
-
Báo cáo khoa học:Nghiên cứu công nghệ UV–Fenton nhằm năng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Bình Dương
50 p | 367 | 79
-
Báo cáo khoa học: Hoàn thiện quy trình sản công nghệ sản xuất một số sản phẩm dinh dưỡng giàu men tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa
85 p | 204 | 59
-
Báo cáo khoa học: " BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI"
8 p | 296 | 54
-
Báo cáo khoa học: Một số lưu ý khi sử dụng MS project 2007 trong lập tiến độ và quản lý dự án xây dựng
6 p | 236 | 48
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của aflatoxin lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra (pangasius hypophthalmus)
39 p | 232 | 41
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu sản xuất giá đậu nành
8 p | 260 | 35
-
Báo cáo khoa học nông nghiệp: Phân tích QTL tính trạng chống chịu khô hạn trên cây lúa Oryza sativa L.
11 p | 270 | 34
-
Báo cáo khoa học : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
11 p | 229 | 28
-
Báo cáo khoa học: " XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT MÀU CÓ TRONG CURCUMIN THÔ CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ VÀNG Ở MIỀN TRUNG VIỆTNAM"
7 p | 246 | 27
-
Báo cáo khoa học: Phân lập và nhận danh cấu trúc hóa học các hợp chất Flavonoid glycoside từ vỏ trái chôm chôm
5 p | 151 | 20
-
Vài mẹo để viết bài báo cáo khoa học
5 p | 152 | 18
-
Báo cáo khoa học: Một số phương pháp hiệu chỉnh góc nghiêng của ảnh và ứng dụng
10 p | 158 | 13
-
Báo cáo khoa học: So sánh cấu trúc protein sử dụng mô hình tổng quát
5 p | 176 | 11
-
Báo cáo khoa học: Lập chỉ mục theo nhóm để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở dữ liệu virus cúm
10 p | 164 | 8
-
Báo cáo khoa học: Phân biệt thịt trâu và thịt bò bằng kỹ thuật PCR
12 p | 122 | 5
-
Báo cáo khoa học: Xác định hệ số tương quan giữa chỉ số BMI và CTDI vol, DLP trong chụp cắt lớp vi tính ở người trưởng thành
23 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn