Báo cáo: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 12
download
Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề bức xúc của thời đại, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù muốn hay không cũng đều bị cuốn hút hoặc chủđộng tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận biết được xu thếđó của thời đại Đảng và Nhà nước ta đãđề ra phương hướng chủđộng tham gia hội nhập vào kinh tế quốc tế vàđang chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại WTO. Tuy nhiên bên cạnh đóĐảng và Nhà nước ta cũng nhận rõđược mặt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
- Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế" 1
- MỤC LỤC LỜINÓIĐẦU ...................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN (LHPB) VÀ VẬN DỤNG NÓĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾĐỘC LẬP- TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................. 4 I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. ................................................................................. 4 1. Nội dung của nguyên lý .................................................................................................. 4 2. Ý nghĩa của nguyên lý .................................................................................................... 4 II. Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến để phân tích mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế . .................................................. 5 1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................................... 5 2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tếđối với sự phát triển của đất nước. ..................... 5 3. Khái niệm về nền kinh tếđộc lập tự chủ ........................................................................ 7 4. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế .. 8 CHƯƠNG II. Sự vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến một cách sáng tạo của đảng và Nhà nước ta việc kết hợp quá trình xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. ........................................................................................................ 10 I. Những thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. ............ 10 II. Thực trạng tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tếở Việt Nam ..................... 10 III.Đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và chính phủ ........................................ 12 CHƯƠNG III: TỔNG KẾT ............................................................................................. 14 DANHMỤCCÁCTÀILIỆUTHAMKHẢO...................................................................... 15 2
- LỜINÓIĐẦU Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề bức xúc của thời đại, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù muốn hay không cũng đều bị cuốn hút hoặc chủđộng tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận biết được xu thếđó của thời đại Đảng và Nhà nước ta đãđề ra phương hướng chủđộng tham gia hội nhập vào kinh tế quốc tế vàđang chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại WTO. Tuy nhiên bên cạnh đóĐảng và Nhà nước ta cũng nhận rõđược mặt tích cực và mặt tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vàđưa ra biện pháp khắc phục mặt tiêu cực đó là phải kết hợp giữa hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ. Trước vấn đề cập nhật của thời đại và nhậ n biết được phương hướng xây dựng đổi mới của đất nước ta em quyết định chọn đề tài: "Phép biện chứ ng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dự ng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế" để tìm hiểu sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước là hoàn toàn đúng đắn. 3
- CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN (LHPB) VÀ VẬN DỤNG NÓĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾĐỘC LẬP-TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 1. Nội dung của nguyên lý Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều nằ m trong mối liên hệ phổ biến không có sự vật hiện tượng nà o tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động lẫn nhau, rằng buộc quy định và chuyển hoá lẫn nhau, các mối liên hệ quy định trong mỗi tổng thê của nó quy định sự biến đổi của sự vật, khi các mối liên hệ thay đổi tất yếu sẽ dẫ n đến thay đổi sự vật . Quan điểm biện chứng duy vật còn khẳng định tính khách quan vàđa dạng hoá của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là khách quan, là thống nhất vật chất của thế giới. Tính đa dạng của mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp; có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó, có mối liên hệ bản chất và không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên…. các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật về mối liên hệ cũng đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại của các mối liên hệ. 2. Ý nghĩa của nguyên lý Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đòi hỏi trong quá trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn chúng ta cần thực hiện nguyên tắc toàn diện và lịch sử cụ thể. Theo nguyên tắc về quan điểm toà n diện thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn con người cần xem xét sự vật trong tính toà n vẹn của nhiều mối liên hệ nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình, các giai đoạn phát triển của sự vật, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, có như vậy mới nắ m bắt được thực chất của sự vật khi tuân thủ nguyên tắc con người sẽ tránh được sai lầm cực đoan, phiến diện một chiều, không đồng nhất và san bằng các mối liên hệ, các mặt của sự vật phải phản ánh đúng vai trò của từng mối liên hệ phải rút ra được mối liên hệ bản chất chủ yếu của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc này con người sẽ tránh được mối quan hệ thứ yếu và chiết trung. Theo quan điểm lịch sử cụ thể thì khi nghiên cứu xem xét sự vật phải đặt nó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong không gian và thời gian xác định mà nóđang tồn tại phát triển, đồng thời phả i phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh đối với sự tồn tại của sự vật, với tính chất của 4
- sự vật và với xu hướng vận động phát triển của nó. Khi vận dụng một lý luậ n nào đó vào trong thực tiễn cần tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng, tránh bệnh giá o điều dập khuân máy móc. II. Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến để phân tích mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế . 1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình "mở cửa" nền kinh tế, đưa các doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh quốc tế, sự tham gia vào phân công lao động quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng không gian và môi trường để chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thểđược trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đó cũng là quá trình chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế giới, qua đó mà thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ với các nước trên thế giới. (Tạp chí nghiên cứu - trao đổi - Vương Thị Bích Thuỷ) 2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tếđối với sự phát triển của đất nước. * Vai trò của viẹc hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường duy nhất đểđưa một quốc gia không ngừng phát triển nền kinh tế và nâng cao trìn độ khoa học kỹ thuật của nứoc mình. Theo quan điểm biện chứng về mối quan liên hệ phổ biến của các nhà triết học đã khẳ ng định ở trên :"Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động lẫn nhau, rằng buộc quy định và chuyển hoá lẫn nhau". Khi áp dụng quan điểm này vào thực tế là hoà n toàn đúng khi một quốc gia tự mình tách ra khỏi mối quan hệ với các quốc gia khác thì nó không thể tồn tại và phát triển được. Bởi vì trước hết một quốc gia không thể tự mình cung cấp những nhu cầu cho quốc gia mình, do mỗi quốc gia trên thế giới đều có một thế mạ nh riêng như Nhật Bảnh mặc dù là một quốc gia phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật nhưng lại là một nước nghèo tài nguyên khoá ng sản, thị trường tiêu thụ hàng hoá trong nước nhỏ bé. Nếu như Nhật Bản không hội nhập kinh tế giao lưu với các quốc gia khác về trao đổi hàng hoá và mua nguyên vật liệu thì Nhật Bản sẽ không thể tồn tại và phát triển như ngày nay. Và cả Mỹ mặc dù là một quốc gia phát triển bậc nhất thế giới hiện nay, là trung tâ m khoa học kỹ thuật của thế giới nhưng để có sự phát triển như vậy là do Mỹ có chính sách đúng đắn mở cửa hội nhập kinh tế và thu hút nhân tài khắp thế giới cũng như mua được những nguyên vật liệu với giá rẻ và có thị trường rộng lớn trên toàn thế giới. Đó là những quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới phát triển được nền kinh tế như ngà y nay là do sự phối hợp kinh tế quốc tế. Còn các quốc gia đang phát triển và chậ m phát triển thì sao? Ta có thể khẳng định rằng dù quốc gia giàu hay nghèo 5
- cũng phải tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Sở dĩ như vậ y bởi vì các quốc gia nghèo có nền kinh tế kém phát triển là do trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ hiểu biết thấp. Nên các nước này càng cần tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tếđể tiếp thu thêm được những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước phát triển, các nước đi trước, đồng thời trao đổi mua bán với các nước phát triển như xuất khảu nhân công dư thừa, xuất khẩu nguyên nhân vật liệu và mua các thiết bị kỹ thuật má y móc hiện đại nhằ m nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong nước, phát triển công nghiệp góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cần phải khẳ ng định rằng trước xu thế toà n cầu hoá không một quốc gia nào có thểđứng tách ra khỏi cộng đồng quốc tế. Sự xã hội hoá mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm nảy sinh yêu cầu hợp tác đa dạng nhiều chiều, ổn định và bền vững trên phạ m vi toàn cầu. Mỗi nước trở thành một bộ phận hữu của thế giới, nền kinh tế của mỗi dân tộc được đặt trong sự phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có cơ hội tích luỹđược những tiền đề, những điều kiện cho một trình độ phát triển mới. Trước hết chúng ta có cơ hội thu hút vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế từ bên ngoài và mở rộng thị trường đểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Với một nền kinh tế yếu kém, nếu không tranh thủđược những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại dù là toàn cầu hoáđang do CNTB chi phối thì chúng ta không thể xây dựng CNXH được. Chỉ riêng vấn đề "học hỏi" CNTB đã là một đề tài khách quan, một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng CNXH ở các nước chậ m phát triển. Như Lênin đã nói:"Chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nà o khác hơn là CNXH dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của CNTB đã thu được" (Theo tạp chí nghiên cứu - trao đổi, bài viết "bản chất của toàn cầu hoá và khả năng hội nhập của Việt Nam" ThS Vương Thị Bích Thuỷ. * X u hướng hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mạ i đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sinh học. Làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tạo ra sự thay đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng thúc đẩy quá trình quốc tê hoá, xã hội hoá nền kinh tế, cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đây chính làđặc điểm cơ bản của nền kinh tế thế giới hiện nay các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tếđãđược hình thà nh để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp luật chung vàđể các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề 6
- lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Đặc điểm cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới hiện nay thể hiện qua một số xu hướng chính như sau: - Xu hướng tăng cường hợp tác đa phương. - Xu hướng tự do hoá và khu vực hoá - Thương mại dịch vụđóng vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. - Sự tăng cường chính sách bảo hộ với các rào cản thương mại hiện đại (trích bài viết của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tựđăng trên tạp chí Thương mại số ra tháng 3/2004). 3. Khái niệm về nền kinh tếđộc lập tự chủ Một nền kinh tếđộc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá có thểđược hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và trong bất cứ tình huống nà o nó cũng có thể cho phép duy trì các hành động bình thường của xã hội và phục vụđắc lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là nền kinh tế phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả vàđảm bảo độ an toàn cần thiết, có tốc độ phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối, cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hà ng công nghệ và có giá trị gia tăng lớn chiếm ưu thế, cơ cấu thị trường quốc tế; đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung quá nhiều vào một vài mục tiêu; đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cân bằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh. (Nguồn: báo đầu tư chứng khoán). Như vậ y nền kinh tếđộc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào các nước khác, người khác hoặc một tổ chức kinh tế nào đó vềđường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mạ i, viện trợđểáp đặt khống chế, là m tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Nền kinh tếđộc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị trường, trước sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bản duy trì sựổn định và phát triển trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các thế lực thùđịch, nên vẫn có khả năng đứng vững không bị sụp đổ, không bị rối loạn. (Tài liệu nghiên cứu văn kiện đại hội IX của Đảng, NXB CTQG, Hà Nội 2001, tr 109). Trong thời đại ngày nay, độc lập tự chủ về kinh tế không còn được hiểu đó là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, màđược đặt trong mối quan hệ biện chứng với mở cửa, hội nhập, chủ dộng tham gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và lợi thế so 7
- sánh của quốc gia. Điều này có nghĩa làđộc lập tự chủ về kinh tế cũng đồng thời hội nhập được vào nền kinh tế quốc tế. 4. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Nếu như chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế mà không có xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ thì quốc gia đó có phát triển bền vững được không? Câu trả lời ởđây là không. Qua những bài học kinh nghiệm sâu sắc mà một số nước châu Á rút ra sau khi bị rơi vào cuộc khủng hoả ng tài chính - tiền tệ nặng nề năm 1997-1998, là sự phụ thuộc của nền kinh tế về vốn, công nghệ, thị trường nước ngoài và sựđầu cơ trục lợi của những nhà kinh doanh tiền tệ qua thị trường chứng khoá n và các luồng vốn ngắn hạn. Các nền kinh tế này vượt qua được giai đoạ n khó khăn, nhanh chóng phục hồi một phầ n rất quan trọng, theo đánh giá của các nhà phân tích kinh tế nước ngoài là do nền kinh tế Mỹ mấ y nă m qua có sự tăng trưởng khá. Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế Mỹđang ngập trong trong khó khăn, nhất là sau sự kiện 11-9-2001 vừa qua người ta lại dựđoán rằng nền kinh tế một số nước châu Á khó bề vươn dậy vìđã dựa quá nhiều vào xuất khẩu, không tranh thủ thời cơ tiến hành những cải cách trong nước nhằ m đảm bảo sựổn định trong nền kinh tế của mình. Rồi nữa, nợ nần và những hậu quả nghiêm trọng bất ổn chính trị, lật đổ, đảo chính, chiến tranh giữa các phe phăi, đặc biệt nạn đói luôn đe doạ mạ ng sống hàng triệu người... là minh chứng cho thấ y chỉ biết sống dựa vào bên ngoài, phụ thuộc hẳn vào bên ngoài thì sẽ chẳng bao giờ phát triển được nền kinh tếđất nước. Theo tổng kết của UNĐP (tổ chức hỗ trợ phát triển của liên hiệp quốc) cho rằng “từ khi diễn ra quá trình toà n cầu hoáđến nay trên thế giới có 10 nước giàu lên, nhưng có 180 nước nghèo đi, trong đó có 60 nước GDP bình quân đầu người thấp hợ trước khi tham gia toàn cầu hoá. Tổng kết những nước vay nợđể phát triển cho thấy chưa đến 10% số nước có khả nă ng trảđược bợ, số còn lại trở thành con nợ lưu cữu”. (Tài liệu nghiên cứu văn kiện đại hội IX của Đảng, nxb: CTQG Hà Nội 2001 tr25). Qua những số liệu tổng kết ở trên chúng ta thấy rằng nếu một quốc gia không tự mình xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ mà chỉ phụ thuộc vào các phe phái mạ nh hơn hoặc phụ thuộc vào một nước lớn hơn sẽ dẫ n đến hậu quả nghiêm trọng là m cho nền kinh tế của quốc gia đó luôn chịu sựảnh hưởng đối với từng biến động của nền kinh tế quốc gia khác và sẽ không tự mình đứng dậ y được khi có sự biến kinh tế xảy ra. Như vậy nền kinh tế của quốc gia đó sẽluôn lạc hậu và chậ m tiến. Đó chính là lý do vì sao trong quá trình hội nhập kinh tế phải gắn liền với xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ. Như vậy xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ và tác động lẫ n nhau cùng đi đến mục đích cuối cùng là tạo ra sự phát triển nền kinh tế của quốc gia đó. Đồng thời giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ và hội nhập kinh tế 8
- quốc tế còn là mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ bên trong là xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ và mối quan hệ bên ngoài là hội nhập kinh tế quốc tế. Và cả hai mối quan hệ nà y đều tác động trực tiếp đến sự phát triển đất nước trong đó xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ là yếu tố quyết định đến vận mệnh của đất nước còn hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Bởi chỉ có xây dựng được một nền kinh tếđộc lập tự chủ chúng ta mới cóđầy đủ tư cách và thực lực để chủđộng hội nhập đúng hướng và hiệu quả kinh tế quốc tế và ngược lại, chỉ có chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ xung sức mạ nh nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hụt, rút ngắ n con đường phát triển nhằ m không ngừng tự hoà n thiện mình để giữ vững hơn nữa độc lập tự chủ. Hơn nữa, muốn chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế một cách đúng đắn và mạnh mẽ không thể không bắt đầu từ nền tảng sức mạnh tổng thể của một nền kinh tếđộc lập tự chủ. Nếu vấn đề thứ nhất là tiền đề làđiều kiện đảm bảo cho vấn đề thứ hai thìđến lượt nó, vấn đề thứ hai lại là hệ quả, làđộng lực, là môi trường phát triển mới của vấn đề thứ nhất. Đó là một quá trình biện chứng. Vấn đề dặt ra ởđây là phải xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ như thế nào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưđã nói ở trên xu hướng hội nhập kinh tế quốc tếđã trở thànhmột xu thế lớn của kinh tế thế giớivà quan hệ kinh tế quốc tế từ vài thập niên trở lại đây .Xu hướng này lôi cuốn nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Do vậy, để hội nhập mà không hoà tan rất cần sự tỉnh táo nhìn nhận trong thực tế tự do hoá thương mạ i một số nước giàu lên trong khi một số nước khác nghèo hẳn đi. Ngay trong từng nước sự tự do thương mại cũng có lợi cho tầng lớp này, nhưng lại có hại cho tầng lớp khác. Cụ thể như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tuy tự do hoá thương mại nhưng vẫn duy trì chính sách bảo hộ hà ng nông sản - thế mạ nh chủ lực của các nước kém phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng . Hoặc như vụ kiện cá ba sa của Việt Nam vừa qua, về thực chất chính làđể bảo vệ những ngành kinh tế không còn đủ sức cạnh tranh. Điều này liệu có công bằng : trên thực tế chính phủ các nước, dưới áp lực của cử tri bỏ phiếu cho mình không thể nào đồng ý những điều khoản thương mạ i có thể gâ y hại cho một bộ phận, một ngành kinh tế của họ. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế hiện nay, các nước giàu đã thành công trong việc thiết lâp “cuộc chơi” tự do hoá thương mại với những luật chơi do họđặt ra. Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã thành công trong việc buộc các nước khác gỡ bỏ những rào cản để hàng công nghiệp và dịch vụ của mình tràn vào các nước này. Ngược lại họ cũng lại thành công trong việc duy trì mức thuế cao đánh và o hàng nông sản nhập khẩu đơn giản là vì luật chơi trong tay kẻ mạ nh. 9
- CHƯƠNG II. Sự vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến một cách sáng tạo của đảng và Nhà nước ta việc kết hợp quá trình xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. I. Những thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mạ i đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới , tạo ra sức ép buộc chúng ta phải chấp nhận “cuộc chơi” nếu không cố gắng đi cùng nhịp với các nước trong khu vực thì Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu và chịu thua thiệt của người đi sau Hội nhập kinh tế hiện luon có hai mặt, trước hết hội nhập kinh tế khiến các nước phải mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá, làm giả m những khác biệt thông qua việc tiến tới bãi bỏ hàng rào và biện pháp phi thuế quan mở cửa thị trường dịch vụ vàđầu tư. Với việc tham gia vào quá trình nà y chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được một nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhất là tranh thủđược nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày cà ng lớn, đồng thời giả m đáng kể nợ nước ngoài. tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, đào tạo được một đội ngũ cán bộ năng lực để tham gia hội nhập. Nhưng quan trọng hơn cả là thực hiện được chủ trương chuyển toàn bộ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đặt tất cả doanh nghiệp vào môi trường cạ nh tranh, lấy hiệu quả là mục tiêu của doanh nghiệp , xoá bỏ tư tưởng bao cấp trông chờ vào sự trợ giúp và bảo hộ của Nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâ ng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn, nhất là từ phía Trung Quốc, ấn Độ, và phần lớn là các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất mang tính cạnh tranh với nước ta và có nhiều ưu thế hơn ta, thậm chí ngay cả trong những ngà nh hàng xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay như nông sản, thuỷ sản, may mặc, giày dép, . Trong thu hút FDI chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn và nguy cơ sẽ giảm FDI nước ta nếu chúng ta không có những chính sách và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ là m tăng tính hấp dẫn hơn hẳn so với các nước trong khu vực. (Nguồn : Thời báo tài chính - bài viết của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển) II. Thực trạng tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tếở Việt Nam Những thành tựu cơ bản màđất nước ta đãđạt được trong những nă m qua khi tiến hà nh hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn lao. Đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng bị bao vâ y cấ m vận, cô lập, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâ ng 10
- cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường thế giới. Cho đến nay Việt Nam đã ký 86 hiệp định thương mạ i song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộđầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần với các nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mạ i với trên 160 nước và nền kinh tế; thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế là thành viên của ASEAN, ASEM , APEC... Thực hiện thành công chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000) ; GDP tăng trưởng bình quân 8,2%/nă m, trong giai đoạ n 1991 - 2000, khoảng 7% trong hai nă m 2001 và 2002 , năm 2003 tăng 7,2% và là nước có tốc độ tăng GDP thứ hai thế giới, chỉđứng sau Trung Quốc. Hạ tầng cơ sởđược cải thiện rõ rêt. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tích cực theo định hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giả m dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trong điểm , các khu xuất nhập khẩu tập trung , các khu chế xuất, chuyển toàn bộ nền kinh tế sang môi trường cạnh tranh lấy mục đích và hiệu quả kinh tế xã hội là m cơ sở, thay đổi thói quen trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước của các doanh nghiệp. Mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tạo thêm việc là m , tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu 2,752 tỷ USD thì nă m 2001 kim ngạch xuất khẩu đãđạt 15 tỷ USD (nếu tính cả dịch vụ thìđạt 17,6 tỷ USD), tăng mỗi nă m trung bình trên 20%, có năm tăng 30% (gấp 7 lần nă m 1990). Năm 2003 xuất khẩu đạt 20,176 tỷ USD. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 200 USD, đây là mức được thế giới công nhậ n là quốc gia có nền xuất khẩu bình thường. Bên cạnh đó nước ta còn thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đến nay ta đã thu hút được trên 41,538 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 4.370 dựán trong đóđã thực hiện trên 24,654 tỷ USD. Nguồn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, chiếm gầ n 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc là m cho khoảng 40 vạn lao động và hàng chục vạ n lao động giá n tiếp . Tranh thủđược kỹ thuật tiên tiến và khoa học quản lý mới. Tranh thủđược nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngà y càng lớn, đồng thời giả m đáng kể nợ nước ngoài. Các nhà tài trợđã cam kết giành cho nước ta 20 tỷ USD , chủ yếu là cho vay ưu đãi và một phầ n là viện trợ không hoà n lại. Tuy nhiên bên cạnh đó nước ta còn tồn tại không ít khó khăn hạn chếđó là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ mô chưa tạo được động lực khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có quy mô nhỏ, ít vốn. Đa phần các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả kinh tế và có tư tưởng trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước . Hệ thống chính sách , cơ chế quản lý của Nhà nước chưa tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầ n kinh tế. Môi trường kinh doanh vẫ n còn một số bất cập về khuôn khô rpháp lý và thể chế, cấu trúc thị trường và hành vi cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện thể hiện ở sự thiếu đồng bộ của các yếu tố như thị trường tiền tệ, thị trường đất đai, bất động sản, thị trường lao 11
- động, khoa học công nghệ... các cơ sở pháp lýđả m bảo cạnh tranh chậ m được ban hành và sửa đổi. Bên cạnh đó việc thực thi pháp luật còn rất hạn chế. Những chủ trương chính sách đúng đắn của đảng và chính phủ ban hành chưa được thực hiện triệt để. Bộ má y điều hành ở một số bộ vàđịa phương còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. III.Đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và chính phủ Trước những biến đổi của tình hình thế giới, xu thế tất yếu của quốc tế hội nhập quốc tế , Đảng ta đã kịp thời đề ra chủ trương, quan điểm, nguyên tắc về chính sách đối ngoại của đất nước, nhằ m có thêm bạ n bè, tạo thêm thế mạ nh, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho sự phát triển kinh tế, tranh được tình thế rất khó khăn sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Với nhậ n thức như vậy tại đại hội đảng lần thứ VII, đảng ta đãđưa ra quan điểm : thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá , đa phương hoá các quan hệ quốc tế, mở rộng hợp tác, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đại hội VII đãđưa ra khẩu hiệu nổi tiếng “Việt Nam muốn là m bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vìđộc lập hoà bình và phát triển” (Vă n kiện đại hội đại biểu toà n quốc lầ n thứ VII, nxb sự thât, Hà Nội 1991, tr147) Đây là bước mởđầu cho quốc tế hội nhập, quyết định sáng suốt có tính bước ngoặt về chính sách đối ngoại trong thời kỳđổi mới Để phát triển kinh tế , đảng ta chỉ rõ phải tận dụng tối đa ngoạ i lực, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính. Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hoá , đa phương hoá quan hệđối ngoại. Dựa vào sức mình là chính , đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới hướng mạnh vào xuất khẩu (Vă n kiện đại hội đại biểu VIII, nxb Quốc gia Hà Nội , 1996 tr84-85) Cũng trong vă n kiện đại hội VIII, đảng ta nêu rõ “Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu, xử lýđúng đắn lợi ích giữa ta vàđối tác, chủđộng tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn , các tổ chức , các định chế quốc tế, một cách chọn lọc, bước đi thích hợp.” Đến đại hội IX, chính sách đối ngoại của đảng từng bước được bổ xung hoàn thiện hơn. Đảng ta tiếp tục khẳng định “chủđộng hội nhập kinh tế tranh thủ mọi thời cơđể phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ vàđịnh hướng XHCN, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc, bình đẳ ng cùng có lợi, vừa có hợp tác, vừa đấu tranh đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tếđối ngoại, đề cao cảnh giác trước mọi â m mưu phá hoại của các thế lực thùđịch”. (Vă n kiện đại hội đại biểu toà n quốc lầ n thứ IX, nxb : CTQG, Hà Nội 2001, tr167) 12
- 13
- CHƯƠNG III: TỔNG KẾT Phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể khẳ ng định một lần nữa giữa xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ biện chứng. Chỉ có xây dựng được một nền kinh tếđộc lập tự chủ chúng ta mới cóđầy đủ tư cách và thực lực để chủđộng hội nhập đúng hướng và có hiệu quả. Và ngược lại , chỉ có chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ sung sức mạnh cho nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hút, rút ngắn con đường phát triển nhằ m không ngừng tự hoàn thiện mình để giữ vững nền độc lập dân tộc. Theo các dự báo trong nă m 2004, nền kinh tế thế giới sẽđạt được tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Bởi vậ y, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn do thương mại toà n cầu. Mặc dù vậy, khi nền kinh tế của nhiều nước đang có khả năng tăng trưởng đi lên, động cơ thúc đẩy họ tự do hoáđể tăng cường hội nhập sẽ giả m. Đây có thể là khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Hơn nữa với những diễn biến phức tạp trên các thị trường tài chính hiện nay và dự báo trong tương lai, Việt Nam cần phải chuẩn bịđểđối phó, ngăn ngừa những bất ổn định về tài chính có thể xảy ra , điều đó có nghĩa là Việt Nam phải xây dựng cho mình một nền kinh tếđộc lập tự chủđể có thểứng phó trước mọi khó khăn trong quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế. Em xin chân thành cả m ơn thầy giáo bộ môn và các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. 14
- DANHMỤCCÁCTÀILIỆUTHAMKHẢO 1. Giáo trình triết học Mác - Lê nin 2. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , nxb CTQG Hà Nội sản xuất 2001 3. Tạp chí nghiên cứu - trao đổi - Vương Thị Bích Thuỷ 4. Tạp chí thương mại số ra tháng 3/2004 bài viết của thứ trưởng bộ thương mại Lương Văn Tự 5. Báo đầu tư chứng khoán 6. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nxb Sự thật, Hà Nội 1991 7. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc VII, nxb QGHN 1996 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng”
16 p | 1082 | 375
-
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
17 p | 1871 | 328
-
Tiểu luận triết học "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
9 p | 525 | 156
-
Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam"
20 p | 530 | 154
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
21 p | 597 | 120
-
Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
21 p | 323 | 79
-
Tiểu luận "Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế"
25 p | 283 | 76
-
Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng
0 p | 183 | 47
-
tiểu luận: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
11 p | 234 | 43
-
Đề tài " PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN "
32 p | 203 | 42
-
Tiểu luận: Phân tích phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến_Thách thức và thời cơ của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
43 p | 160 | 30
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
19 p | 179 | 30
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
19 p | 193 | 29
-
Tiểu luận triết học: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
28 p | 146 | 25
-
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ
0 p | 78 | 19
-
Đề tài: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế".
11 p | 113 | 15
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
27 p | 124 | 15
-
ĐỀ TÀI: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ
29 p | 103 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn