Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp bốn
lượt xem 21
download
Nội dung báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trình bày thực trạng khi chưa đổi mới; những yếu tố khách quan, chủ quan; các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán lớp 4 và các hiệu quả đạt được. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp bốn
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN TOÁN LỚP BỐN I. Sơ yếu lí lịch Họ và tên : NGUYỄN THỊ PHƯỚC YẾN Giới tính : Nữ Năm sinh: 1983 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Cao Đẳng Sư Phạm Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường Tiểu học Lam Sơn II. Nội dung: 1. Thực trạng khi chưa đổi mới Học sinh còn chậm trong thực hành tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương. Cộng, trừ, nhân, chia có nhớ còn chậm, quên không nhớ. Còn lẫn lộn, quên cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. Kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu. 2. Những yếu tố khách quan, chủ quan: a/ Khách quan *) Vê phia h ̀ ́ ọc sinh: Như chúng ta đã biết, sự yếu kém về môn Toán của học sinh có biểu hiện dưới nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung thường có các đặc điểm sau đây: Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng, tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm. Trang 1
- Phương pháp học tập chưa tốt, năng lực tư duy yếu, có thái độ thờ ơ với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin. Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. Mỗi em có một khả năng nôi tr ̉ ội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình. Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia). Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức. *) Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường. Bên cạnh đó phụ huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải Toán ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng. Mặt khác, một số phụ huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số phụ huynh đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ. Các em trong đối tượng này thì bị thiếu thốn tình cảm của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập. . b/ Chủ quan Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tổ chức các hình thức dạy và học chưa phong phú và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn dàn trải. Nội dung mỗi bài học trước thường là cơ sở của bài học sau, việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa mảng kiến thức cũ và mảng kiến thức mới. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư, các kiến thức liên Trang 2
- quan đến bài giảng chưa biết sử dụng bài trước để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới. Một số giáo viên ít dành thời gian nghiên cứu, chuẩn bị hay chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy, dẫn tới việc HS tiếp thu bài môn Toán chưa cao. 3/ .Tên sáng ki ến : Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng học tập của học sinh, ngăn ngưa và kh ̀ ắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán, tránh để tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp tôi đa suy nghĩ và trao đ ̃ ổi cùng đồng nghiệp đưa ra “Nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh lớp yếu kém môn Toán lớp 4” như sau: 4.Nội dung của sáng kiến :. * Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh lớp yếu kém môn Toán lớp 4 + Giải pháp 1. Theo dõi thường xuyên, nắm bắt cụ thể tình hình học sinh yếu. Tôi đã theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập về nhà hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em. Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán. Lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán, phân tích nguyên nhân. Phân loại học sinh học yếu theo những nguyên nhân chủ yếu như: Do hổng kiến thức, kỹ năng từ lớp dưới, do điều kiện hoàn cảnh gia đình, do trí tuệ chậm phát triển... Phân loại học sinh yếu môn toán theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau: + Nhóm khả năng tiếp thu bài chậm, chưa chăm học, hổng kiến thức lớp dưới như chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, chưa biết tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn còn yếu: Nhóm này có 10 em. + Nhóm do hoàn cảnh gia đình và các nguyên nhân khác: Nhóm này có 5 em. Trong nhóm này các em có khả năng tiếp thu bài tốt. Nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn không có người chăm lo, đôn đốc học tập nên các em chưa tích cực học tập, không hoàn thành nhiệm vụ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút và liên tục bị điểm yếu. Trang 3
- + Giải pháp 2. Lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém về môn toán phù hợp với đối tượng học sinh. Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém về môn Toán của từng em, tôi lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém với yêu cầu: + Lập kế hoạch bài học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiết chính khóa cũng như tiết phụ đạo. Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học và cụ thể cho từng tuần, từng tháng. + Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức đã học cho học sinh. + Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Như nhớ được bảng nhân, bảng chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới... Mục đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh. * Ví dụ nội dung phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 4: Tuần 1: Khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại học sinh. Tuần 2: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5. Tuần 3: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9. Tuần 4: Củng cố về bảng nhân, bảng chia kết hợp với củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tuần 5: Củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên kết hợp với củng cố về giải toán có lời văn. Tuần 6: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên kết hợp với củng cố về giải toán có lời văn. Tuần 7: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên, củng cố mối quan hệ các đơn vị đo lường và vận dụng làm toán có lời văn... Cứ tiếp tục như vậy, nội dung các buổi phụ đạo sau phải có sự củng cố lại những kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập trung chủ yếu vào củng cố cho học sinh kĩ năng thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên ở học kì I. Nội dung củng cố kĩ năng thực hành làm tính với số tự nhiên, giáo viên linh hoạt bằng nhiều bài toán khác nhau. Có thể là các dạng bài như: đặt tính rồi tính; tính giá trị biểu thức; tìm x; toán có lời văn… Phải cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập để các em thành thạo. Việc củng cố kiến thức đã học thực hiện đồng thời với việc dạy kiến thức mới của lớp 4. Căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, giáo viên giúp học sinh yếu tiếp thu những kiến thức và làm bài tập vừa sức với các em. Trang 4
- + Cuối tuần kiểm tra 1 lần, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi kết quả học tập của các em. Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo, nâng bậc học sinh yếu (suốt cả năm học). + Kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường. Có sổ liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên gia đình học sinh. + Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều trong tuần ( thứ 3 và thứ 5), lồng ghép vào chương trình chính khoá và với một số tiết hoạt động tập thể hay giờ giải lao ( trong đó tổ chức các trò chơi có nội dung toán học). + Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là: cuối học kì I không còn tình trạng học sinh bị hổng kiến thức đã học. Học kì II, các em học đến đâu phải đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình toán lớp 4). Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn toán. Giải pháp 3 : Thực hiện kế hoạch: Khi thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, tôi không nóng vội, phải thực hiện kế hoạch theo từng bước hợp lí. Đồng thời không cứng nhắc rập khuôn theo kế hoạch mà cần phải linh hoạt điều chỉnh nội dung và cách thức thực hiện. Căn cứ vào kết quả tìm hiểu nguyên nhân của học sinh học yếu môn toán ở khối 4, tôi thực hiện kế hoạch phụ đạo với những nội chủ yếu như sau: 1. Củng cố 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Bởi vì số hoc sinh h ̣ ọc kém môn Toán khối 4, đa số do khả năng tiếp thu bài chậm, còn hổng kiến thức từ lớp dưới, vì thế đã học lên lớp 4 nhưng các em này vẫn chưa thuộc lòng bảng nhân, bảng chia ở lớp 2, 3 còn yếu trong việc vận dụng bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia để giải toán có lời văn. Điều đó rất bất lợi cho các em trong quá trình học toán ở lớp 4 và lên lớp 5. Để các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi xác định việc làm đầu tiên dạy lại những kiến thức cơ bản giúp học sinh lấp được lỗ hổng kiến thức. Vì vậy, tôi đã giao cho học sinh yếu cứ mỗi tuần phải học thuộc 3 đến 5 bảng nhân, bảng chia, mỗi buổi học tôi dành 5 phút với buổi chính khoá, 15 phút với buổi phụ đạo để kiểm tra việc học của học sinh. Cuối tuần tôi lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương (1520 phút). Sau hai tuần đầu tôi kiểm tra đã nhận thấy rằng: Các em đều học thuộc bảng nhân, bảng chia nhưng khi vận dụng làm một phép tính cụ thể (VD: 124 : 2) thì có em làm được nhưng rất chậm, có em không làm được. Tôi tìm nguyên nhân, thì ra các em chỉ thuộc "vẹt" bảng nhân, bảng chia. Tiếp theo tôi điều chỉnh cách kiểm tra, phải chỉ định học sinh đọc bảng nhân, chỉ rõ bản chất của phép nhân là kết quả của phép cộng của các số bằng nhau, hướng dẫn các em học thuộc kĩ bảng nhân 5, cách tính một số nhân với mười để các em dựa vào đó tìm kết quả phép tính nhân, chia trong bảng khi chưa thuộc lòng: Ví dụ bảng Trang 5
- nhân 3, hỏi phép nhân, phép chia bất bất kì 3 6 = ? (học sinh vận dụng kết quả phép nhân 3 5 = 15 suy ra kết quả 3 6 = 15 + 3 = 18); 3 9 = ?... (suy từ 3 10=30 ra 3 9 = 30 3 =27). Từ đó giúp các em học thuộc lòng. Đồng thời củng cố vận dụng bảng nhân chia, bảng chia bằng cách giao cho các em thực hiện những phép tính đơn giản không có nhớ như: 24 2; 123 3; 84 : 2; 124: 4 ... Đến tuần sau, vào các buổi chiều phụ đạo HS yếu, kém tôi thay đổi hình thức kiểm tra, khác với các tuần trước. Cứ mỗi lần, gọi 2 HS lên bảng làm bài (HS ghi kết quả vào chỗ chấm). Lần này không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kì phép nhân hay phép chia trong bảng, mục đích là để học sinh thuộc lòng bảng nhân, bảng chia mà các em đã học. Đồng thời tiếp tục củng cố kĩ năng vận dụng thực hành các phép tính nhân, chia bằng các bài như đặt tính rồi tính, tính giá trị biểu thức đơn giản, tìm x … Không những yêu cầu các em học thuộc bảng nhân, bảng chia mà tôi còn phải giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và chấm điểm chặt chẽ các bài này. Ngoài ra giờ ra chơi hay giờ giải lao của buổi học, tôi gần gũi và nói chuyện với các em, lồng vào đó là những mẫu chuyện vui về toán học, những câu đố đơn giản đố các em về phép nhân hay phép chia. Các em đã thi nhau trả lời và như vậy đã giúp các em dễ nhớ được bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp 2,3. 2. Củng cố kỹ năng giải toán. Kết hợp củng cố kĩ năng tính toán với củng cố rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn sẽ giúp các em giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán. Bởi vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai hoặc biết tính toán nhưng cách giải sai dẫn đến bài toán giải sai. Vì vậy sau khi các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì chú ý đến việc giải toán có lời văn. Bởi chúng ta biết rằng đa số các em yếu, kém về môn Toán thường gặp khó khăn trong việc giải Toán có lời văn. Tôi đã lựa chọn cách dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nội dung bài học, nhớ kĩ được từng dạng bài toán. Tôi đã củng cố cho học sinh cách giải các dạng toán điển hình của lớp 3 kết hợp với củng cố kỹ năng tính toán với bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Vì học sinh yếu có đặc điểm là rất ngại, thậm chí sợ làm toán có lời văn vì khả năng tư duy “phân tích, tổng hợp của các em còn nhiều hạn chế” nên chưa có khả năng phán đoán suy luận. Do đó, khi làm toán có lời văn các em giải chưa đúng, tính toán còn sai. Có em giải “bừa” cho xong. Vì vậy khi củng cố kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh yếu thì chỉ cần ra với dạng cơ bản nhất, đơn giản nhất mang tính chất vận dụng củng cố lý thuyết mà thôi. Không nên ra những bài lắt léo hay những bài phải qua bước trung gian mới về dạng cơ bản. Đến khi học sinh lấp được những chỗ hổng kiến thức đã học thì mới nâng dần mức độ lên. * Một số dạng toán điển hình lớp 3 cần phải ôn tập củng cố là: Dạng bài gấp một số lên nhiều lần. Trang 6
- Dạng bài giảm một số đi nhiều lần. Dạng bài tìm một phần mấy của một số: Dạng bài có liên quan đến rút về đơn vị: Dạng bài tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật; Để kết hợp tốt giữa lấp lỗ hổng kiến thức và dạy kiến thức mới, tôi thực hiện nội dung củng cố kĩ năng giải các bài toán điển hình lớp 3 trong những tuần đầu của năm học (khoảng 6 đến 8 tuần đầu). Song song với việc bổ sung chỗ hổng kiến thức lớp 3 thì trong các tiết học chính khóa, giáo viên giúp học sinh yếu biết giải các bài toán giải dạng toán điển hình lớp 4 đồng thời cần phải ôn tập củng cố ngay ở các tiết học phụ đạo. Nhất định không để học sinh hổng kiến thức đã học nữa.. 3. Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với những đặc điểm của học sinh yếu, kém nói chung và môn toán nói riêng, tôi đã khẳng định rằng học sinh yếu, kém môn Toán cần được quan tâm, hỗ trợ dạy học một cách tích cực. Còn với học sinh học yếu nguyên nhân do điều kiện hoàn cảnh gia đình , phải có sự quan tâm đặc biệt. Ngoài việc tích cực hỗ trợ cho các em lấp lỗ hổng kiến thức đồng thời phải có sự quan tâm đặc biệt về tình cảm và vật chất. Vì vậy tôi thường xuyên đến thăm một số gia đình học sinh yếu , gần gũi, tâm sự với em, kể cho em nghe một số tấm gương biết vượt khó trong học tập, giúp em khỏi mặc cảm với số phận và cố gắng vươn lên trong học tập. Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy hoc̣ tích cực. 1. Linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học khi tổ chức các hoạt động học tập. Để thực hiện việc lấp "lỗ hổng" kiến thức cho học sinh yếu, kém toán có hiệu quả và dạy kiến thức mơi tôi luôn tìm ra nh ́ ững phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung các yêu cầu quan trọng nhất, đó là giúp các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với mức độ yêu cầu vừa sức để các em nâng dần trình độ; không nôn nóng sốt ruột, khắc phục tình trạng ngại khó của học sinh. 2. Gây hứng thú học tập cho học sinh. Để gây hứng thú cho các em học tập, trong các tiết học vận dung các hình thức dạy tích cực như: Tổ chức hoạt động nhóm (hoặc tổ chức làm bài theo hình thức tiếp sức) có thi đua giữa các nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều được giao phần việc làm vừa sức phù hợp với năng lực từng em, các nhóm học tập linh hoat thay đ ̣ ổi như nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm cùng trình độ, nhóm ngẫu nhiên... luôn tạo cơ hội cho tất cả các em được phát biểu, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu. Động viên khuyến khích kịp thời khi học sinh có tiến bộ dù là nhỏ nhất để học sinh yếu mạnh dạn, tự tin hơn. Thường xuyên tổ chức "Hội vui học tập" vào các tiết hoạt động tập thể. Hoặc tổ chức trò chơi có lồng nội dung Toán học: Hái hoa dân chủ,… Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh. Trang 7
- Nâng cao nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm lớn lao của phụ huynh và gia đình trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện và tính cách từng em giúp các em vươn lên trong học tập, hướng dẫn phụ huynh biết kiểm tra việc học tập c ủa con mình, thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh. Thường xuyên liên lạc thông báo kết quả học tập của các em qua sổ liên lạc cho phụ huynh và đề nghị phụ huynh theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình, giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà , quản lý thời gian biểu của con em, ghi đầy đủ lời nhận xét vào sổ (đảm bảo thông tin 2 chiều). Khi thấy học sinh chưa tiến bộ cần chủ động gặp phụ huynh để trao đổi về việc học tập của học sinh tiếp tục cùng với phụ huynh điều chỉnh biện pháp phù hợp và có hiệu quả hơn. Thấy được sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của con em mình, đôn đốc các em đi học chuyên cần. Vì vậy, Học sinh lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. Khi áp dụng các giải phap trên, tôi th ́ ấy các em học sinh ở lớp 4 đã tiến bộ rõ rệt, chất lượng học tập ngày càng được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm. So sánh với kết quả khảo sát đâu năm tôi nh ̀ ận thấy: Nhờ thực hiện tốt các giải pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về môn toán mà tôi đã xây dựng chất lượng học tập môn toán được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh yếu, kém môn toán ở đầu năm học của học sinh đã lên loại trung bình, có em đã đạt điểm khá. Không phát sinh thêm học sinh nào yếu, kém về môn toán. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày càng tăng 5. Phạm vi áp dụng : Học sinh yếu môn Toán. 6.Thời điểm áp dụng:Từ tháng 8/2018 đến nay. 7. Hiệu quả mang lại : Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học Toán, học sinh dần dần chiếm lĩnh kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện rõ rệt. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Bình Thạnh, ngày 12 tháng 2 năm 2019 Trang 8
- NGƯỜI BÁO CÁO Nguyễn Thị Phước Yến Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
10 p | 464 | 83
-
Báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm: Vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu - chi trong trườngTHPT
10 p | 445 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
17 p | 396 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp bốn
19 p | 84 | 11
-
Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp nhằm giúp học sinh hiếu động ở lớp 1 tập trung, chú ý trong giờ học
5 p | 65 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
18 p | 37 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường mầm non
13 p | 185 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non
16 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Hoa Sen - Kiến Xương - Thái Bình
11 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn xây dựng và bảo vệ môi trường
6 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020
8 p | 152 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
17 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường mẫu giáo
7 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bếp bán trú tại trường mầm non
19 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non
17 p | 53 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Điều chế và bảo quản đồng (I) oxit Cu2O
14 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn