intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhận thức rõ trách nhiệm của nhà trường, nhất là của giáo viên môn GDQP-AN trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, mấy năm qua trường THPT Gia Viễn B đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông

  1. SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT GIA VIỄN B ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nhóm tác giả:PHẠM QUỐC KHÁNH ĐINH SƠN TRƯỜNG NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH Tổ bộ môn: Sinh - kĩ - TD - GDQP Nơi công tác: Trường THPT Gia Viễn B Gia Viễn, tháng 4 năm 2018 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 1
  2. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành,Sở GDĐT Ninh Bình Chúng tôi gồm: 1.Họ tên: Phạm Quốc Khánh Ngày sinh: 15/12/1979 Quê quán:Xã Liên Sơn,huyện Gia Viễn,tỉnh Ninh Bình Trình độ chuyên môn:Cử nhân GDTC-GDQP Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc,địa chỉ liên hệ: Trường THPT Gia Viễn B Tỷ lệ(%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 40% 2. Họ tên: Đinh Sơn Trường Ngày sinh: 06/4/1986 Nơi thường trú: Xã Gia Vượng,huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Trình độ chuyên môn: Cử nhân GDTC-GDQP Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc, địa chỉ liên hệ: Trường THPT Gia Viễn B Tỷ lệ(%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 30% 3. Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Ngày sinh:19/9/1983 Quê quán: Xã Gia Hòa,huyện Gia Viễn,tỉnh Ninh Bình Trình độ chuyên môn: Cử nhân GDTC-GDQP Chức vụ công tác:Giáo viên Nơi làm việc,địa chỉ liên hệ:Trường THPT Gia Viễn B Tỷ lệ(%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 30% Nơi áp dụng sáng kiến: Đơn vị: Trường THPT Gia Viễn B Địa chỉ: Xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0229.3868.103 II.Nội dung sáng kiến 1.Giải pháp cũ thường làm: - Trong những năm trước đây,trong quá trình dạy học môn GDQP-AN trong nhà trường THPT,giáo viên vẫn quen truyền thụ cho các em những phương pháp dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều.Đây là cách thức dạy học quen thuộc được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế hệ - Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo, nói cách khác dạy học theo phương pháp này chính là quá trình truyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò, người giáo viên là chủ thể, là tâm điểm còn học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Số giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh 2
  3. còn chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả,và quan trọng là chưa có sự tích hợp mở rộng liên hệ giữa các môn học khác nhau đặc biệt là nội dung bài học lại nói về vấn đề chủ quyền biển đảo của đất nước,một nội dung có thể nói là các em rất ít được học được nghiên cứu. Kết quả học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội, tiếp thu và ghi nhớ tri thức một cách máy móc mà chưa phát huy hết được năng lực chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới,những kiến thức về biển đảo về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. 2.Giải pháp mới cải tiến: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhận thức rõ trách nhiệm của nhà trường, nhất là của giáo viên môn GDQP-AN trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, mấy năm qua trường THPT Gia Viễn B đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, bản thân chúng tôi cùng các đồng chí giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN đã đề ra và thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ bản sau: - Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp học sinh hiểu rõ đường lối chiến lược của Đảng về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN phối hợp với đội ngũ giáo viên khác khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản về biển, đảo qua một số môn học để khơi dậy trong học sinh tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh III.Hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được 1.Hiệu quả kinh tế : Ở trường phổ thông ngân sách dành cho các hoạt động các môn học đều rât eo hẹp và đều phải tính toán kĩ.Bình thường để các em học sinh nắm và biết được biển và đảo thì phải thông qua hoạt động thực tế,mà điều này rất khó không phải trường nào cũng đủ kinh phí để thực hiện được.Thông qua sáng kiến các em có thể giao lưu học tập bằng nhiều cách khác nhau,tìm hiểu biển đảo một cách tích cực không gò bó ép buộc,phát huy tính sáng tạo mà kết quả thu được rất lớn và quan trọng tính kinh tế ở đây đã được giải quyết một cách thấu đáo. 2.Hiệu quả xã hội Áp dụng sáng kiến giúp cho các em nắm vững kiến thức về chủ quyền biển đảo,qua đó sau nay khi đã trưởng thành các em biết phát huy khai thác tuyên truyền và bảo vệ tài sản quốc gia một cách hợp lý.Mặt khác giúp cho sự gắn kêt giữa các môn học trong nhà trường một cách chặt chẽ hơn 3
  4. Những giải pháp trên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tư duy của học sinh, giúp các em từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam Những giải pháp mà đề tài nêu ra giúp học sinh dễ vận dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao kiến thức GDQP-AN, cũng như giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh. 3. Hiệu quả về thực tiễn 3.1. Về chương trình SGK: Chương trình SGK không có nội dung riêng, cũng không có những tiết học riêng cho nội dung giáo dục này. Hơn nữa, vì không phải là khối kiến thức bắt buộc, nên cả giáo viên và học sinh phần đông còn lơ là với việc giáo dục để nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, nếu không hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, các em khó có thể hiểu rõ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển, đảo quê hương. Vì thế, qua việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, kết hợp với các hình thức tuyên truyền và các hoạt động ngoại khóa, các em không chỉ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn khơi dậy trong các em tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển đảo, cũng như nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc IV. Cam kết: Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong SKKN này là những kinh nghiệm thực tế mà bản thân chúng tôi đã đúc rút trong thực tế giảng dạy ở trường THPT Gia Viễn B. Toàn bộ SKKN này không có sự sao chép hay vi phạm bản quyền của người khác. Nếu vi phạm những điều trên chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trên đây là những nội dung cơ bản trong SKKN của chúng tôi,rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chúng tôi và các bạn có thể áp dụng,trao đổi để phương pháp giảng dạy truyền đạt cho học sinh được hoàn thiện hơn. Xác nhận của BGH Gia Viễn, tháng 4 năm 2018 HIỆU TRƯỞNG Nhóm viết sáng kiến Phạm Quốc Khánh Đinh Sơn Trường Nguyễn Thị Hồng Hạnh 4
  5. MỤC LỤC Trang Thông tin chung về SKKN 2 Mục lục 3 A. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến, tên sáng kiến, lĩnh vực áp 4 dụng của sáng kiến B. Nội dung sáng kiến 6 I. Giải pháp cũ đối với thực trạng công tác giáo dục nâng cao nhận thức 6 và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Viễn B” trước khi áp dụng sáng kiến II. Mô tả bản chất của sáng kiến 8 1. Nội dung của sáng kiến 8 1.1 Giải pháp cũ 11 1.2 Giải pháp mới cải tiến 14 C. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 18 D. Kết luận 23 E. Thư mục tham khảo 27 G. Danh mục viết tắt 28 5
  6. A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN, TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN : I. Tên sáng kiến : Biển, đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, dân tộc, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình biển Đông đã và đang có những diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa chủ quyền biển, đảo nước ta. Bởi vậy, trong các kỳ Đại hội, từ Đại hội VII đến Đại hội XII, Đảng ta đã xác định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài có tính chất chiến lược đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Thực hiện đường lối, chủ trương chiến lược ấy của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) không thể không quan tâm tới việc nâng cao nhận thức, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc cho thế hệ trẻ. Bởi đó chính là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của ngành giáo dục mà Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng trong các trường học, ban hành ngày 30-5-1998 đã yêu cầu các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện.Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và công nhân viên ở các trường học. Nhận thức rõ trách nhiệm của ngành GD&ĐT với việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và công nhân viên ở các trường học nói chung, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh nói riêng, năm 2011, Bộ GD&ĐT đã có tài liệu hướng dẫn “Dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông (THPT)”. Trong đó, có lồng ghép cả nội dung bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Tuy nhiên, ở trường THPT chưa có những tiết học riêng về việc bảo vệ chủ quyền biển, bảo cho học sinh.Lớp 11 môn GDQP-AN có bài : “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” nhưng nội dung học ít,thời gian cho bài giảng không nhiều nên các em không thể lĩnh hội đủ kiến thức. Nội dung này chủ yếu được tích hợp, lồng ghép trong các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội, hoặc các chương trình ngoại khóa. Hơn nữa,vì không phải là các tiết học bắt buộc riêng,không liên quan tới việc 6
  7. kiểm tra,đánh giá nên một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới nội dung giáo dục này.Không ít học sinh chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên,chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh (GDQP-AN). Qua đó, góp phần nhỏ bé vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong học sinh ở các trường học nói chung, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Gia Viễn B nơi chúng tôi đang công tác nói riêng II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Sáng kiến áp dụng trong việc vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa đối với cấp học THPT 7
  8. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN I.Giải pháp cũ đối với thực trạng công tác giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển,đảo cho học sinh trường THPT Gia Viễn B trước khi áp dụng sáng kiến. 1.Thực trạng khó khăn cần giải quyết Biển, đảo Việt Nam không chỉ có tiềm năng kinh tế to lớn, là cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế, mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng, đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Vì thế, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. Đồng thời, Đảng ta chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo”. Đặc biệt, trước tình hình mới, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay đặt ra phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu 8
  9. vực. Vì vậy trước sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông thời gian qua, nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nặng nề, đặt nước ta trước nhiều khó khăn, thách thức. Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu và phân tích một số giải pháp chiến lược về biển, đảo trong tình hình mới: Cần phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc; kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển, hải đảo; giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi. Hơn nữa, từ xưa đến nay, nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc đã diễn ra trên vùng biển và cửa biển nước ta. Trên cửa sông Bạch Đằng, vào năm 938, Ngô Quyền đã dàn thế trận cắm cọc gỗ, lập mưu đánh tan thủy quân của nhà Nam Hán.. Trong thời Trần, số chiến thuyền đã tăng lên nhiều, có thể huy động đến hàng nghìn chiếc trong các cuộc hành quân. Kĩ thuật chiến đấu trên biển cũng thuần thục hơn. Điển hình là trận thuỷ chiến ở khu vực cảng Vân Đồn, trong quần đảo Vân Hải (cuối năm 1287) thủy quân của Trần Khánh Dư đã đánh tan hạm đội của Trương Văn Hổ, triệt lương của quân Nguyên xâm lược nước ta. Đặc biệt dưới triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn, cha ông ta đã có ý thức bảo vệ và mở mang bờ cõi vùng biển Đông. Dưới thời Lê, kĩ thuật thuyền bè lại tiến thêm một bước để đáp ứng yêu cầu chinh phạt và quản lí lãnh thổ ngày một mở rộng. Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp giữa lúc nhu cầu chiếm lĩnh các quần đảo ở Biển Đông đặt ra gay gắt và bức thiết. Tiếp thu những kinh nghiệm của người Chăm và Vương Quốc Champa, Nguyễn Hoàng đã sớm chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buôn bán với nước ngoài để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông... Tuy nhiên, hiện nay, những kiến thức về biển đảo Việt Nam như đã nói ở trên đa số học sinh THPT chưa nắm chắc, hoặc còn lơ là với nội dung giáo dục này. Bởi đây không phải là những kiến thức bắt buộc trong chương trình phổ thông,số học sinh yêu thích môn học không nhiều,mặt khác học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường,thời đại bùng nổ thông tin nên các em học sinh càng ít quan tâm hơn giờ học lên lớp chưa tạo sự 9
  10. hứng thú lôi cuốn với học sinh. Hơn nữa, một số giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm tới nội dung giáo dục này và hiệu quả giáo dục chưa cao,tồn tại lớn nhất từ phía các em là thói quen thụ động quen nghe,ghi chép một cách thụ động máy móc,chưa có thói quen tự tìm hiểu mày mò nghiên cứu tài liệu,tư liệu tham khảo. Vì vậy, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo học sinh trường THPT là vấn đề quan trọng và cần thiết, trong đó trách nhiệm chính thuộc về các cơ sở giáo dục, nhất là giáo viên dạy môn GDQP-AN. Để thực hiện được mục tiêu ấy, giáo viên phải sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp. Đó chính là lý do cơ bản gợi dẫn để tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết Để nắm được khả năng và mức độ tiến triển về sử dụng phương pháp vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT Tạo sự hứng thú say mê với môn học ở học sinh,phát huy được tính chủ động tích cực,sáng tạo của các em đối với trách nhiệm bảo vệ biển đảo . II. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Nội dung của sáng kiến 1.1. Giải pháp cũ Trong những năm trước đây,trong quá trình dạy học môn GDQP-AN trong nhà trường THPT,giáo viên vẫn quen truyền thụ cho các em những phương pháp dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều.Đây là cách thức dạy học quen thuộc được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế hệ . Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo, nói cách khác dạy học theo phương pháp này chính là quá trình truyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò, người giáo viên là chủ thể, là tâm điểm còn học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Số giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả,và quan trọng là chưa có sự tích hợp mở rộng liên hệ giữa các môn học khác nhau đặc biệt là nội dung bài học lại nói về vấn đề chủ quyền biển đảo của đất nước,một nội dung có thể nói là các em rất ít được học được nghiên cứu. Kết quả học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội, tiếp thu và ghi nhớ tri thức một cách máy móc mà chưa phát huy hết được năng lực chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới,những kiến thức về biển đảo về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. 10
  11. *Nhược điểm: Với phương pháp nêu trên - Học sinh chưa có nhu cầu tiếp thu kiến thức, chưa tự giác học tập - Không phát huy được tinh thần yêu nước yêu quê hương yêu biển đảo của tổ quốc - Học sinh ít có cơ hội được tìm hiểu trau dồi kiến thức về biển đảo, không liên hệ được với thực tế dễ nhàm chán, không hứng thú với bài học, chưa phát huy được năng lực của bản thân; - Để khắc phục những nhược điểm trên và giải quyết thực trạng này,chúng tôi đã vận dụng phương pháp vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhân thức và trách nhiệm của các em đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa. 1.2. Giải pháp mới cải tiến Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhận thức rõ trách nhiệm của nhà trường, nhất là của giáo viên môn GDQP-AN trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, mấy năm qua trường THPT Gia Viễn B đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, bản thân chúng tôi cùng các đồng chí giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN đã đề ra và thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ bản sau: 1.2.1 Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp học sinh hiểu rõ đường lối chiến lược của Đảng về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong các kỳ Đại hội, Đảng ta đều thể hiện rõ, đường lối, chủ trương vể biển, đảo Việt Nam với việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ dân tộc. Bởi vậy, để cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, trước hết chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, giúp các em hiểu rõ đường lối chiến lược của Đảng về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó, đặc biệt đi sâu vào nội dung Nghị quyết lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Cụ thể là: a. Các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giầu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 11
  12. Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. b. Mục tiêu của chiến lược biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 - Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. - Mục tiêu cụ thể: + Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. + Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển để có thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. + Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển + Xây dựng cơ quan quản lí tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển. c. Những định hướng của chiến lược biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 - Về kinh tế - xã hội + Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển. + Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. + Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. 12
  13. + Trước mắt, sẽ đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai. - Về quốc phòng, an ninh đối ngoại: + Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. + Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lí, kinh tế, quốc phòng trong quản lí vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. + Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển. + Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. - Về phát triển khoa học - công nghệ biển: + Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước. - Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển + Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả 3 miền của đất nước, tạo những cửa mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. + Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kĩ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hóa, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. + Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển... 13
  14. Đặc biệt, trước tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đe dọa chủ quyền lãnh hải nước ta, quan điểm của Đảng ta là vừa quyết tâm đấu tranh giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Phương pháp tiến hành là thương lượng hòa bình, đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế. (trang 36, 41, 42) 1.2.2. Giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN phối hợp với đội ngũ giáo viên khác khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản về biển, đảo qua một số môn học để khơi dậy trong học sinh tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc Nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục đối với việc khơi dậy trong học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là tình yêu biển, đảo, nhất là Trường Sa và Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc, nên mấy năm qua chúng tôi đã tăng cường đề nghị với lãnh đạo nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên quan tâm sâu sắc tới nội dung giáo dục này thông qua mỗi bài giảng, mỗi tiết học và trong từng hành động của học sinh. Qua đó, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam XHCN ngày một giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Ở trường THPT, nhiều môn học có thể lồng ghép, tích hợp giữa nội dung, kiến thức bộ môn, với kiến thức về biển , đảo, như: Giải thích hiện tượng thủy triều trong bài “Lực hấp dẫn” (Vật lý 10); tính chất vật lý, hóa học, cách điều chế, sử dụng muối, kim loại trong nhiều bài học môn Hóa học; các loài động, thực vật biển trong môn Sinh hoc; các trận đánh, các chiến công lịch sử và huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh trên biển trong chương trình môn Lịch sử, Giáo dục Quốc phòng – an ninh… Tuy nhiên, ở trường THPT, môn Địa lý lớp 12 có ưu thế nổi trội hơn cả, đóng vai trò rất quan trọng trong việc khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản về biển, đảo để khơi dậy trong học sinh tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bởi trong 50 tiết ở sách giáo khoa Địa lý 12 cơ bản có gần 1/3 số tiết được đề cập đến Biển Đông, và biển, đảo nước ta. Đặc biệt, một số bài học đề cập trực tiếp, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về biển, đảo, như các bài: “Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ”; “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo”. Vì thế, chúng tôi đã phối hợp, bàn bạc, thống nhất với đội ngũ giáo viên môn Địa lý cần khắc sâu cho học sinh những kiến thức trọng tâm, cơ bản sau: a. Vị trí địa lý và đặc điểm cơ bản của biển, đảo Việt Nam 14
  15. Trên bản đồ địa lý, nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Đặc biệt, biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có diện tích hơn 3,477 triệu km2 và là biển tương đối kín, vì phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. Riêng bờ biển nước ta dài tới 3.260km, trải từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Hà Tiên, Kiên Giang, tiếp giáp với 8 nước: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan. Theo sách giáo khoa (SGK) Địa lý lớp 12, vùng biển nước ta bao gồm: Vùng nội thủy, là vùng tiếp giáp với đất liền; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1852m); tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý; thềm lục địa có độ sâu khoảng 200 m. Ở đó, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên, với tổng diện tích trên 1 triệu km 2 gấp 3 diện tích đất liền. Trong đó, có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hơn 4000 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Người ta thường căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, chia các đảo và quần đảo thành các nhóm khác nhau, bao gồm: Hệ thống đảo tiền tiêu: Là hệ thống đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở đó có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta, như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ... Các đảo lớn: Là các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, như các đảo: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Các đảo ven bờ gần: Là các đảo có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đặc biệt, biển đảo nước ta nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông, có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, cùng với tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm. Vì thế, biển đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Nó không chỉ thuận lợi cho giao lưu quốc tế và phát triển các ngành kinh tế biển, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân. b. Tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế của biển, đảo Việt Nam 15
  16. - Khoáng sản: Với tổng diện tích khoảng hơn l triệu km2, biển Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản quý, có trữ lượng lớn, nhất là dầu khí. Theo các nhà khoa học, vùng biển nước ta có tới 500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Riêng trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông, có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày, khoảng 20 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn 3 tỷ m /năm. Ngoài ra, dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm… Đặc biệt, hàm lượng muối ăn chứa trong nước biển bình quân khoảng 3.500gr/m2. Vì thế, ngày nay sản xuất muối công nghiệp ở nước ta đã và đang được tiến hành, đem lại năng suất cao, phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là vùng duyên hải Nam Trung Bộ,. - Thủy hải sản: Theo ước tính, vùng biển nước ta có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng khai thác cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta còn có khoảng 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du, sinh vật đáy khác và trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú. Đặc biệt, ở ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có các rạn san hô, cùng đông đảo các loài sinh vật khác, là nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị kinh tế cao. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có trữ lượng lớn nói trên, cùng những điều kiện tự nhiên thuận lợi thực sự là tiềm năng lớn khiến Biển Đông có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. - Giao thông, vận tải, dịch vụ, du lịch: Như đã nói ở trên, bờ biển nước ta có tổng chiều dài tới 3.260 km chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, lại có nhiều cảng, vịnh… rất thuận tiện cho giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt, hải sản. Đặc biệt, vùng biển nước ta nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương. Đây sẽ là tiềm năng to lớn và điều kiện thuận lợi cho ngành giao thông vận tải, dịch vụ trên biển phát triển. Bởi vậy, rất nhiều cảng hàng hoá lớn đã được đầu tư kinh phí, cải tạo, nâng cấp, như: Cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng... Trong đó, một số cảng nước sâu đã được xây dựng theo hướng hiện đại, 16
  17. như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh) Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)... Các hải cảng này không chỉ tạo thành các tuyến giao thông vận tải biển nối đất liền với đảo và quần đảo, mà còn tạo sự thông thương nối liền Việt Nam với thế giới, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng hội nhập, quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, bờ biển nước ta lại có nhiều bãi cát, vũng, vịnh, đảo, quần đảo và hang động tự nhiên đẹp với khí hậu trong lành và môi trường ít ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch và dịch vụ phát triển. Vì thế, trong những năm qua, nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước, nhiều trung tâm du lịch biển đã được đầu tư phát triển và nâng cấp, đưa vào khai thác có hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý nhất là các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)… có khả năng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. b. Vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam với quốc phòng, an ninh Không chỉ chiếm phần lớn lãnh thổ quốc gia, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, biển nước ta án ngữ trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Vì thế vùng biển nước ta có vị trí chiến lược về quốc phòng, anh ninh hết sức quan trọng không chỉ đối với quốc gia, dân tộc, mà cả đối với khu vực và quốc tế. Hệ thống đảo và quần đảo nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và là căn cứ để nước ta tiến ra đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Trên vùng biển, đảo của nước ta có thể quan sát và khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á. Vì thế, việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như sự phát triển trường tồn của đất nước. Như vậy, biển, đảo nước ta không chỉ có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, mà còn giữ vị trí chiến lược trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Vì vậy, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản này cho học sinh, vừa khơi dậy trong các em tình yêu về sự giàu, đẹp của biển, đảo Việt Nam, vừa thức tỉnh các em ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như phát triển tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . 17
  18. 1.2.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh Như đã nói ở trên, chương trình giáo dục THPT không có những tiết học riêng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Bởi vậy, để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, bên cạnh công tác tuyên truyền và khắc sâu những kiến thức trọng tâm cơ bản cho học sinh bằnng cách tích hợp trong một số môn học, bài học, chúng tôi đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh biển, đảo cho học sinh. Trong đó, chúng tôi rất quan tâm tới việc lựa chọn nội dung, chủ đề ngoại khóa sao cho vừa hợp với vùng, miền, địa phương, vừa mang tính thời sự, có tính giáo dục cao và lựa chọn thời điểm thực hiện ngoại khóa vào các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các nội dung, sự kiện cụ thể, như: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm; ngày phát động thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”, ngày hội “Tuổi trẻ vì biển đảo thân yêu”, phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”; cuộc vận động “Bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”; tìm hiểu về môi trường quê hương nhân ngày môi trường thế giới (ngày 5 tháng 6 hàng năm), … Đặc biệt, chúng tôi hết sức chú trọng tới việc lựa chọn các hình thức tổ chức ngoại khóa sao cho phù hợp, hiệu quả. Cụ thể là: a. Tổ chức câu lạc bộ Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa bổ ích, giúp học sinh trau dồi kiến thức, bồi đắp tâm hồn và nâng cao trách nhiệm đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển, đảo. Mỗi câu lạc bộ nên có khoảng 20 đến 30 thành viên đến từ các khối lớp khác nhau và cần có ít nhất 1 hoặc 2 giáo hướng dẫn, chỉ đạo. Những giáo viên này cần được tập huấn về cách tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục về bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Các em tham gia câu lạc bộ có thể trở thành những tấm gương trong cộng đồng về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo. Cán bộ phụ trách cần phối hợp với học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (chi tiết đến từng tuần và từng nội dung hoạt động) trên cơ sở của kế hoạch nhà trường đã xây dựng. Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, cán bộ và giáo viên nên khuyến khích sự tham gia của học sinh vào mọi hoạt động. Hãy để học sinh quyết định những nội dung các em muốn tìm hiểu trong khuôn khổ nội dung giáo dục về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và chủ quyền biển, đảo. Chẳng hạn, nội dung xoay quanh 18
  19. những vấn đề của biển đảo, như: Các đảo xa - tiền đồn của Tổ quốc; Hải phận của Việt Nam- bảo vệ vùng biển của Tổ quốc; Tài nguyên thiên nhiên của biển đảo- khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển; .... . Cán bộ phụ trách cũng cần đảm bảo sao cho mỗi buổi sinh hoạt đều mang lại sự thoải mái và thú vị, khiến các em mong đợi đến lần sinh hoạt tiếp theo. Tại câu lạc bộ, học sinh được khuyến khích suy nghĩ độc lập và sáng tạo trong mọi trường hợp và nên vừa sức, phù hợp với kiến thức của học sinh. b. Tổ chức liên hoan văn nghệ Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, hiệu quả trong việc giáo dục học sinh về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và chủ quyền biển, đảo. Ở đó, giáo viên cần gợi ý cho học sinh chọn vấn đề, cùng học sinh hoặc hỗ trợ học sinh xây nội dung, chương trình, lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp và có tính giáo dục cao. Trong hoạt động văn nghệ, học sinh có thể lựa chọn các bài hát, các bài thơ về biển, đảo để biểu diễn, hay xây dựng các tiểu phẩm, như: “Giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của bờ biển hay phát triển du lịch” tạo ra cuộc tranh luận với nội dung khai thác bờ biển như thế nào cho hợp lý; các tiểu phẩm ca ngợi vẻ đẹp của biển, đảo Việt Nam, ca ngợi những hoạt động khai thác hợp lý, làm đẹp, giàu thêm biển đảo quê hương, đất nước; phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường biển, làm tài nguyên biển đảo bị kiệt quệ, đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức triển lãm về biển đảo với những tư liệu, hiện vật học sinh thu thập theo chủ đề cụ thể. Chẳng hạn: Triển lãm về bảo vệ chủ quyền trên biển, về các loại tài nguyên của biển Việt Nam, về khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam, về các cảnh đẹp của biển Việt Nam, về các hoạt động khai thác tài nguyên trên biển ở các vùng biển khác nhau của Tổ quốc,... Các tư liệu có thể là tranh, ảnh học sinh tự chụp, hoặc thu thập được từ sách, báo, từ các nguồn khác nhau; các bài viết, các hình ảnh các em tự sáng tác ra. Trưởng ban tổ chức triển lãm điều hành chung, quán xuyến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên, trao đổi để thống nhất chủ đề, nội dung chi tiết, thời gian triển khai; báo cáo lãnh đạo nhà trường; theo dõi, đôn đốc các thành viên và hỗ trợ khi cần thiết; tổng kết sau khi hoàn thành triển lãm. c. Tổ chức các cuộc thi 19
  20. Cuộc thi là hoạt động nâng cao nhận thức rất hiệu quả do có khả năng lôi cuốn sự tham gia của đông đảo học sinh. Nhiều học sinh tham gia cuộc thi vì sự hấp dẫn của giải thưởng, vì muốn thể hiện sự hiểu biết, tài năng của mình. Ngoài ra, ưu điểm của hình thức hoạt động này còn không mất quá nhiều thời gian và nguồn lực. Có nhiều hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, như: thi vẽ, viết, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ (kịch, hát, thơ…), thiết kế vật trưng bày, sưu tầm mẫu vật…, với nhiều nội dung, chủ đề phong phú khác nhau, như: “Biển xanh quê hương em”, “Cảnh quan thiên nhiên của biển- nguồn tài nguyên du lịch giàu có ”, “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam”, “Những căn cứ lịch sử xác định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “Các trận đánh lịch sử và huyền thoại trên biển Việt Nam”... Các cuộc thi thường được phát động trong một thời gian, ít nhất là 1 tháng, lâu là 1 học kỳ, không nên phát động cuộc thi kéo dài đến 1 năm học trong nhà trường vì sẽ làm giảm hứng thú của học sinh. Trước khi phát động cuộc thi, cán bộ phụ trách cần xác định các thành phần ban tổ chức. Ban tổ chức cần xây dựng và thống nhất thể lệ cuộc thi trong đó xác định rõ: hình thức và nội dung cuộc thi, đối tượng dự thi, cơ cấu giải thưởng, thời gian dự thi, nơi nộp bài hoặc trình bày bài dự thi, thời gian công bố giải thưởng, người liên lạc. Lễ trao giải cuộc thi là cơ hội rất tốt để nâng cao nhận thức cho học sinh về trách nhiệm của thế hệ trẻ với chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Ngoài việc công bố và trao giải thưởng, cần giải thích rõ tại sao những bài dự thi lại được giải. Đồng thời, bố trí các tiết mục văn nghệ (hát, kịch, thơ…) với nội dung liên quan đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo và ý thức trách nhiệm của mỗi người với chủ quyền biển, đảo quê hương. Sau cuộc thi, các tác phẩm dự thi có thể được tiếp tục trưng bày tại trường học hoặc nơi công cộng, hay tập hợp lại thành tuyển tập các tác phẩm dự thi, phát cho học sinh. Ngoài các hình thức tổ chức ngoại khóa trên, có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm, giao lưu, tọa đàm với các đơn vị Hải quân, bộ đội biên phòng, cắm trại trên các khu vực biển đảo quê hương để các em có thêm kiến thức thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2