intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non” được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non

  1. 1/16 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc và hiện nay, cả nước có trên 5,3 triệu trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ nhỏ được cho là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó còn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm ngoài xã hội. Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, việc dạy kỹ năng bảo vệ bản thân (hay còn gọi là kỹ năng sống) cho trẻ là rất cần thiết. Trước những tình huống nguy hiểm xảy ra, trẻ rất dễ hoảng sợ. Càng hoảng sợ thu mình vào một góc kẹt hoặc vùng vẫy, la hét, trẻ càng khó được tìm thấy, khó được cứu và càng dễ nguy hiểm hơn. Vì vậy, trẻ cần được huấn luyện trong mọi tình huống bất thường, kể cả khi không có cha mẹ, cô giáo ở bên, trẻ cần phải giữ bình tĩnh. Đặc biệt, cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng mềm như: Học bơi, hoặc nếu xảy ra hỏa hoạn thì biết dùng khăn ướt quấn quanh người, che mặt để bảo vệ đường hô hấp; nếu động đất, thay vì chạy, trẻ cần bình tĩnh nấp dưới những chiếc bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống, có thể dạy trẻ nhớ các số điện thoại khẩn cấp, cách kêu cứu. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Đa số các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, xem nhẹ và chưa chủ động trong việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm nên sự phối hợp giáo dục cho trẻ còn khó khăn. Là một giáo viên tôi luôn nghĩ rằng việc dạy trẻ có được kiến thức cũng như kĩ năng về ứng phó với các trường hợp nguy hiểm đóng một vai trò rất quan trọng và góp phần vào việc giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao kiến thức và kỹ năng cho trẻ khi gặp các trường hợp nguy hiểm. Thông qua việc dạy trẻ ứng phó khi gặp phải trường hợp nguy hiểm, trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như được trải nghiệm thông qua các hoạt động ở trường, hoạt động ngoại khóa. Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã luôn băn khăn và trăn trở để làm sao tìm ra được các biện pháp dạy trẻ lớp mình có thêm được kiến thức, kĩ năng ứng phó với các trường hợp nguy hiểm, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào
  2. 2/16 các hoạt động. Chính vì thế tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non.” để nghiên cứu và góp phần nhỏ bé của mình vào việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm và từ đó hình thành cho trẻ kiến thức, kĩ năng tốt trong việc ứng phó khi gặp các trường hợp nguy hiểm. II. Thời gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1. Thời gian: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 2. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non . 3. Phạm vi nghiên cứu: Tại lớp 5-6 tuổi trường mầm non. III. Mục đích nghiên cứu -Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của cá nhân về các đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình và từ đó có khả năng phán đoán đưa ra các hành động phù hợp để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bản thân. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng được hiểu là sự phòng vệ giúp bản thân có thể tránh xa các mối nguy hiểm từ thế giới bên ngoài. Vậy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là quá trình tổ chức, hướng dẫn có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về bảo vệ an toàn bản thân, nhận biết và thực hiện các hành động phù hợp và kịp thời để ứng phó trước những tình huống bất lợi, hoàn cảnh nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống. Chính vì vậy việc dạy trẻ mầm non ứng phó với các trường hợp nguy hiểm là rất quan trọng. Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm trong nhà trường mầm non: - Giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng thời tiết, về nguy cơ của mưa bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sạt lở đất, lốc, sét, chớp, nắng nóng,…. - Giáo dục trẻ nhận biết về các nguy cơ gây tai nạn thương tích, gây nguy hiểm đến thân thể tính mạng của trẻ. - Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ gây cháy, hỏa hoạn..
  3. 3/16 - Giáo dục trẻ nhận biết người lạ, không đi theo người lạ, không nói chuyện và nhận quà từ người lạ - Giáo dục trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình khi không có được sự giúp đỡ của người lớn như: chạy nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm các vật dụng có thể che chắn cho cơ thể. Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những nhóm kỹ năng sống. Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.... Kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non. 2. Cơ sở thực tiễn Như chúng ta đã biết, xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.Song trên thực tế hiện nay xã hội phát triển mạnh đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều mối nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ, hậu quả xảy ra. Điều này khiến trẻ dễ thành nạn nhân nếu như không được trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân. Mặt khác, trẻ 5 – 6 tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi xong còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống nguy hiểm, không an toàn. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ lứa tuổi này giúp trẻ nhanh nhạy ứng phó với những hoàn cảnh bất lợi, nguy hiểm, có khả năng thích ứng và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống là rất cần thiết. Hiện nay, ở các trường mầm non đã quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ, tuy nhiên hiệu quả giáo dục chưa cao thể hiện ở việc: nhiều trẻ chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân, còn ngỡ ngàng,
  4. 4/16 lúng túng trước những khó khăn trong cuộc sống; sợ hãi, la hét trước các tình huống bất ngờ; chơi ở những nơi nguy hiểm…Điều này ảnh hưởng lớn đến phát triển nhân cách toàn diện của trẻ hiện tại và sau này. 3. Khảo sát thực trạng a.Thuận lợi: - Lớp ở khu trung tâm nên được sự quan tâm thường xuyên cuả Ban giám hiệu - Cảnh quan sư phạm của nhà trường luôn sạch sẽ, thoáng mát. - Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có trình độ chuyên môn cao. - Ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ. b. Khó khăn - Bản thân các giáo viên của lớp chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là về giáo dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm. - Nhận thức của trẻ không được đồng đều. Đa số trẻ còn hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng để ứng phó với các trường hợp nguy hiểm. - Có nhiều phụ huynh chưa để ý hết đến việc học tập của các con và phối hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ ở nhà. - Các tài liệu về giáo dục ứng phó với các trường hợp nguy hiểm cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. - Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ ĐẦU NĂM LỚP MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI. ( THÁNG 9/ 2022) Số trẻ khảo sát: 28 trẻ. Kết quả Đạt Chưa đạt Nội dung Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ -Trẻ có kiến thức cơ bản về giữ an 8 28,5% 20 71,5% toàn và bảo vệ bản thân -Trẻ kiềm chế cảm xúc, không la hét 5 17,8% 23 82,2% hoảng loạn trong các trường hợp khẩn cấp, tình huống bất ngờ -Trẻ có hành vi, ứng xử phù hợp 5 17,8% 23 82.2% mang tính chủ động, tích cực -Trẻ nhanh nhạy ứng phó, xử lý với 7 25% 21 75% những hoàn cảnh khó khăn nguy cấp
  5. 5/16 -Trẻ có khả năng thích ứng với 5 17,8% 23 82.2% những thay đổi, thử thách từ cuộc sống. II. Các biện pháp thực hiện. 1. Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo về bản thân cho trẻ Là một giáo viên với mong muốn trẻ có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản ứng phó với các trường hợp nguy hiểm. Tôi nhận thấy được rằng bản thân mình phải là người nắm chắc các kiến thức cũng như các kỹ năng để ứng phó khi gặp các trường hợp nguy hiểm tương tự. Điều đặc biệt của trẻ mầm non là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định để là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo. - Tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn tập san, tài liệu có liên quan đến cách ứng phó với các trường hợp nguy hiểm. Bên cạnh đó tôi còn lên mạng internet tải những tài liệu, thông tin có liên quan đến dạy trẻ cách ứng phó trường hợp nguy hiểm mà trẻ mầm non hay gặp phải để nghiên cứu và tham khảo. - Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng về ứng phó với các trường hợp nguy hiểm như: Tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy,… do Phòng giáo dục huyện và nhà trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều các kinh nghiệm quý báu của chị em đồng nghiệp và những kiến thức chuyên ngành do Phòng giáo dục truyền đạt. Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy có một số tình huống cần được xếp vào trường hợp nguy hiểm khẩn cấp bởi tính thời sự, nguy hiểm cũng như rất “khẩn cấp” mà ngay lúc đó đòi hỏi bản thân trẻ phải nhanh chóng xử lý nhằm thoát khỏi nguy hiểm và bản thân được an toàn, đó là các trường hợp: Khi bị đi lạc, khi bị cháy, khi có người lạ tiếp cận, khi xảy ra thảm họa thiên nhiên, khi chơi một mình, và khi xảy ra tai nạn thương tích… - Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm của tôi cũng tiến bộ rõ rệt, được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Kiến thức và kỹ năng của tôi ban đầu còn hạn chế nay đã được nâng cao hơn rất nhiều, một số kỹ năng của tôi đã khéo léo và thuần thục hơn. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ ứng phó với các tình huống nguy hiểm theo tháng. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của lứa tuổi, kết quả mong đợi của trẻ và các hoạt động trong ngày, giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp để lồng
  6. 6/16 ghép tích hợp vào các hoạt động dạy trẻ. Nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung giáo dục phải liên quan với nội dung giáo dục, chăm sóc sức khoẻ. - Nội dung giáo dục dựa vào hoạt động có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chính. - Những hiện trạng môi trường, khí hậu, thảm họa thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn thương tích…. mà cô giáo nêu ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, có thể ở trường hoặc ở địa phương thật cụ thể. Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xây dựng được kế hoạch giáo dục trẻ ứng phó với các tình huống nguy hiểm theo các tháng như sau: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM LỚP MẪU GIÁO LỚN NĂM HỌC 2022-2023 STT THÁNG NỘI DUNG GIÁO DỤC - Hiểu trường có mấy tầng, các phòng, nhóm, phòng chức năng, phòng y tế, nơi để các đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn cần thiết, sân, vườn, cống rãnh, các đồ dùng của lớp, của cô và trẻ, đồ chơi 1 Tháng 9 + Biết gọi cô và người lớn khi chẳng may gặp phải tai nạn thương tích. + Khi chơi không tranh giành xô đẩy, không sờ vào ổ điện, không nhét hột hạt vào mũi tai. Không được lấy những đồ dùng đồ chơi khi không được phép của cô giáo,... - Hành vi của trẻ khi xảy ra tai nạn thương tích: + Bình tĩnh, không hoảng sợ, kêu la, hét,.. -Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần. -Trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình khi 2 Tháng 10 không có được sự giúp đỡ của người lớn như: chạy nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm các vật dụng có thể
  7. 7/16 che chắn cho cơ thể. - Trẻ biết số điệnt thoại cứu trợ: 114 cứu hỏa, 115 cấp cứu y tế. + Biết tìm lối thoát hiểm để ra ngoài + Biết gọi cô, người lớn khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn để dập tắt cháy. 3 Tháng 11 + Trẻ biết số điện thoại để gọi cứu trợ hỏa hoạn 114 - Trẻ có kỹ năng cơ bản để phòng tránh hỏa hoạn: + Không được sử dụng các vật gây cháy, nổ như: bao diêm, bật lửa,..Không được chơi các đồ chơi dễ cháy nổ - Hành vi của trẻ khi xảy ra hỏa hoạn: + Bình tĩnh, không hoảng sợ, kêu la, hét,.. + Có kiến thức và biết được về các mối nguy hại có thể gây ra từ các con vật nuôi. - Trẻ có kỹ năng cơ bản để phòng tránh nguy hiểm từ các con vật nuôi: + Không được lại gần để trêu trọc hay đuổi đánh các con vật 4 Tháng 12 nuôi. + Không nên sờ hay vuốt lông của các con vật. - Hành vi của trẻ: + Phải bình tĩnh, không được la hét, kêu la dễ gây cho các con vật giận dữ. Yêu quý các con vật nuôi 5 Tháng 1 - Trẻ có kiến thức cơ bản về vệ sinh và an toàn. + Trẻ biết được thế nào là rau, củ, quả sạch và bẩn. - Có kỹ năng cơ bản về để phòng tránh ngộ độc thực phẩm: + Không ăn những thực phẩm bẩn, ôi thiu + Không được ăn các loại hột hạt - Hành vi của trẻ: + Bình tĩnh, không hoảng sợ, kêu la, hét,.. + Ăn các loại thực phẩm sạch sẽ. - Trẻ biết những thông tin cũng như kiến thức cơ bản khi trẻ bị lạc: + Biết địa chỉ, nơi ở.Biết số điện thoại của người thân như: bố, mẹ,..Biết tên bố, mẹ của mình. - Không nên hốt hoảng, sợ hãi như thế làm trẻ mất bình 6 Tháng 2 tĩnh.
  8. 8/16 + Tìm sự trợ giúp của người xung quanh để đưa về nhà - Khi ra chỗ đông người không may bị lạc trẻ phải thật bình tĩnh, tìm cách giải quyết như: Gặp bảo vệ để hỏi, hỏi những người xung quanh để đưa về nhà, gọi nhờ điện thoại cho người thân... - Trẻ có kiến thức về phòng các chống tai nạn thương tích khi tham gia vào giao thông: + Trẻ biết nội dung của các loại đèn tín hiệu giao thông. + Trẻ biết đi bên phải đường và dừng đỗ đúng theo quy định 7 Tháng 3 + Trẻ biết được các đặc điểm cơ bản của biển báo cấm, biển báo nguy hiểm. + Đi sang đường từ từ, không chạy nhảy. Đi bên phải đường và không được đi ra đường khi không có người lớn đi cùng. - Hành vi của trẻ khi tham gia giao thông: + Chấp hành nghiêm túc các quy định và luật lệ giáo thông. + Không chạy nhảy, đùa nghịch trên đường. + Tác hại và lợi ích của gió, nắng,mưa, các cách tránh gió, , nắng,mưa +Tác hại của dông, sét, lốc, mưa đá: Các cách phòng tránh + Tác hại của lũ lụt, bão, sạt lở đất - Tài nguyên nước: Có nhiều loại nước khác nhau, nước 8 Tháng 4 bị ô nhiễm, biết bảo vệ tiết kiệm nguồn nước. - Trẻ biết được nguyên nhân chính gây nên các thảm hoạ thiên tai là do biến đổi khí hậu. + Động vật và cây cối có ích cho con người, cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh, đồ dùng, đồ chơi, giúp con người vận chuyển hàng hoá... + Con người cần chăm sóc vật nuôi cây trồng: Bảo vệ rừng, không chặt phá, làm đất, chăm sóc, tưới nước cho cây, không chặt cây không bẻ cành, chăm sóc các loài vật nuôi... + Không đi theo người lạ. + Không được ra chỗ đông người một mình khi không
  9. 9/16 có người thân đi cùng. + Nhớ được địa chỉ, nơi ở của gia đình mình. 9 Tháng 5 + Các số điện thoại khẩn cấp 113 cảnh sát - Trẻ biết la hét to khi bị bắt cóc. Trẻ bình tĩnh, tìm cách thoát khỏi nơi nguy hiểm, tìm sự trợ giúp từ bên ngoài. 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm thông qua các hoạt động. Dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm bao gồm rất nhiều các hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực khác nhau như: Các hoạt động ở lĩnh vực phát triển nhận thức, hoạt động ở lĩnh vực phát ngôn ngữ, hoạt động ở lĩnh vực phát triển thẩm mĩ,...sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng phản xạ, sự nhanh nhẹn và xử lý các tình huống một cách khéo léo. Nên khi tổ chức các hoạt động thì giáo viên phải luôn chú trọng để lồng ghép và nâng cao chất lượng của các hoạt động, nhằm đạt được mục đích giáo dục một cách tốt nhất trẻ. * Dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm thông qua hoạt động học: - Trong hoạt động Làm quen văn học đối với tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn tôi sẽ tìm các bài thơ, câu chuyện sao cho phù hợp với chủ đề cũng như kế hoạch đưa ra. Ví dụ: Hoạt động Làm quen văn học: Dạy thơ: Xe chữa cháy ( Phạm Hổ) + Ở tiết dạy trẻ học thuộc thơ, ngoài việc dạy trẻ học thuộc thì điều quan trọng nhất là trẻ phải hiểu được nội dung. Khi đàm thoại với trẻ về bài thơ tôi cố gắng đàm thoại thật kỹ để trẻ hiểu được nội dung và cách diễn đạt khi trả lời các câu hỏi của trẻ cũng tốt hơn. + Tôi có thể đưa một số trò chơi có liên quan đến nội dung của bài thơ như: Con số biết nói, bé làm lính cứu hỏa, mặt cười mặt mếu, ai nhanh ai đúng,...để lồng ghép các kỹ năng xử lí các tình huống nguy hiểm vào trong các trò chơi. +Hoạt động khám phá là hoạt động dễ lồng ghép với các tình huống nguy hiểm nhất. Trong hoạt động khám phá khi gặp phải tình huống thiên tai trẻ có thể được học trực tiếp các kỹ năng hoặc có thể thông qua các trò chơi mà cô giáo đưa ra cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động khám phá: Tìm hiểu về nước + Tôi cho trẻ thảo luận về cách phòng chống một số tai nạn do nước ( mặc áo phao, không được chơi gần ao, hồ,...) và phòng tránh khi gặp sấm sét ( không nên trú ẩn dưới gốc cây to,...) và cho trẻ xem một số video, băng hình về bão, lũ lụt,.. để trẻ thảo luận và nêu ra được các cách ứng phó và phòng tránh được thiên tai khi trẻ gặp phải.
  10. 10/16 Giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi nhằm củng cố thêm cho giờ học, khi đó trẻ được giao lưu để xây dựng được tinh thần đoàn kết trong khi chơi với bạn bè. * Dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm thông qua các hoạt động khác trong ngày: Trong quá trình tổ chức các hoạt động khác như khi tham gia vào các hoạt động như: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,…gắn với nội dung ứng phó với trường các hợp nguy hiểm trẻ sẽ được trải nghiệm, được giao lưu, rèn luyện các kỹ năng và phát triển về cả nhận thức để đưa ra các cách giải quyết tình huống một cách hợp lí. Vì vậy, dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm rất cần thiết đối với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. * Giờ đón trả trẻ: - Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. Trò chuyện về thời tiết, trang phục mà hôm nay trẻ mặc đi học. Cô giáo nên đọc thơ và kể cho trẻ nghe về một số câu chuyện có gắn với nội dung để giáo dục và dạy trẻ ứng phó với các hiện tượng thiên tai như: Lũ lụt, mưa rét,... Ví dụ: Trò chuyện cùng trẻ về việc sử dụng nguồn năng lượng tại gia đình: Sử dụng điện hay năng lượng mặt trời, gió tự nhiên. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh và thảo luận, chia sẻ thông tin về thời tiết, khí hậu. Cùng trẻ trò chuyện về thời tiết hiện tại (Nắng, gió, mưa,...) quan sát xen trẻ mặc có phù hợp với thời tiết không? * Hoạt động ngoài trời: - Khi cho trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường, nên kết hợp cho trẻ quan sát hiện tượng tự nhiên đang xảy ra: Gió, nắng, mưa,…hoặc có thể cho trẻ luyện tập cách thoát hiểm, thu gom rác ở sân trường để trẻ biết được cách ứng phó khi gặp phải các hiện tượng thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên và cô giáo có thể cho trẻ làm các thí nghiệm về nước để trẻ được hiểu rõ về nước. + Khi cho trẻ đi dạo chơi, nên kết hợp cho trẻ quan sát các hiện tượng thiên nhiên đang xảy ra như: Nắng, gió, mưa,… + Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về nước: Nước sạch, nước bẩn; tạo các thác nước,… * Giờ hoạt động góc: Trẻ được đóng vai ở góc phân vai như: bác sĩ, gia đình, bán hàng,…;được thỏa sức sáng tạo ở góc nghệ thuật và được chơi theo những hiểu biết mà trẻ có. Ví dụ: Góc “Tạo hình”: Tôi cho trẻ vẽ và tô màu về Trái Đất; những đồ dùng, trang phục về phòng cháy chữa cháy;… - Góc “ Gia đình”. Tôi tạo tình huống , tôi đóng vai làm người lạ đến thăm nhà và cho các bạn góc gia đình quà bánh rủ các bạn đi chơi,… để trẻ tìm các giải quyết các tình huống.
  11. 11/16 - Góc “ Bác sĩ”. Tôi cũng tạo tình huống bị thương như: chảy máu,…để xem cách xử lý tình huống của trẻ như nào. + Trẻ có thể khám bệnh, kê đơn thuốc cho người bị thương - Góc “ Sách truyện”. Tôi tổ chức cho trẻ xem sách, đọc truyện tranh hoặc kể các câu chuyện có nội dung, tình huống nguy hiểm. - Góc “Xây dựng”. Tôi tổ chức cho trẻ xây dựng “ Ngôi nhà của bé” Hình ảnh 1: Trẻ chơi ở góc xây dựng và xem tranh ảnh về tình huống nguy hiểm ở góc sách truyện. * Trong giờ ngủ: Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe cô kể chuyện trước khi ngủ. Những câu chuyện mà tôi kể đều được lựa chọn phù hợp với kế hoạch và nội dung của truyện cũng có các tình huống như: Bị lạc, bắt cóc… Ví dụ: Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Chú vịt xám”. Hình ảnh 2: Trẻ xem video kỹ năng sống khi trẻ bị lạc * Giờ hoạt động chiều: Tôi chú ý tới các trò chơi vận động, học tập thể hiện sự hiểu biết, sự nhanh nhạy của trẻ để thích ứng với các tình huống nguy hiểm như: Hỏa hoạn, bị lạc, tai nạn thương tích, thiên tai,…Thể hiện qua việc trẻ có hành động và phản ứng thích hợp khi có tình huống cụ thể. - Tôi có thể cho trẻ diễn tập các tình huống nguy hiểm như: Phòng cháy, chữa cháy, tai nạn thương tích, thiên tai,… Hình ảnh 3: Cô và trẻ trò chuyện về một số tình huống nguy hiểm * Văn nghệ cuối tuần – nêu gương bé ngoan: - Tôi đặt ra tiêu chí thi đua từng tuần, lồng thêm cả những yêu cầu và cả kiến thức, kỹ năng, thái độ để ứng phó với các tình huống nguy hiểm. - Qua việc nêu gương, nhận xét cuối tuần trẻ sẽ biết được bạn nào tích cực, bạn nào chưa vâng lời cô. Tôi nêu gương trẻ nào có kiến thức, kỹ năng, hành vi về ứng phó với các trường hợp nguy hiểm để các trẻ khác học tập theo bạn. Như vậy có thể thấy việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm thông qua các hoạt động là rất cần thiết. Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ sẽ có kiến thức, kỹ năng để xử lý tình huống nguy hiểm khi xảy ra xung quanh trẻ. 4. Biện pháp 4: Xây dựng các tình huống tương ứng trường hợp nguy hiểm để giáo dục và tổ chức diễn tập thực hành kỹ năng cho trẻ trải nghiệm. Để thực hiện được biện pháp này tôi đã tiến hành cho trẻ trải nghiệm các tình huống thông qua việc sưu tầm các tình huống trên mạng hoặc các video mà tôi đã quay với chính trẻ lớp mình và tôi đã đưa một số tình huống giả định vào
  12. 12/16 trò chơi để dạy trẻ, trẻ vừa được học, vừa được chơi rất hiệu quả. Cụ thể như sau: - Tôi xây dựng tình huống có người lạ tới đón trẻ mà không phải là người hay đón trẻ. Tôi đã đưa ra 2 phản ứng có thể xảy ra là trẻ về với người lạ và không về với người lạ, nhờ cô giáo gọi điện cho bố mẹ. + Từ đó trẻ học được cách không theo người lạ về, về cùng người mà trẻ cảm thấy tin tưởng. + Khi có người lạ đến đón trẻ nhờ cô giáo điện thoại cho người thân hoặc thuộc địa chỉ gia đình để nhờ sự giúp đỡ của cô giáo. - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm dưới hình thức đóng kịch. Trẻ được nhập vai và xử lý trực tiếp các tình huống nguy hiểm đó, để trẻ có thêm các kỹ năng phán đoán và tự đưa ra cách giải quyết hợp lý. Ví dụ: Tôi cho trẻ đóng kịch theo câu chuyện “ Chú Vịt Xám” + Trong câu chuyện trẻ được nhập vai làm các nhân vật như: Vịt Xám, Cáo trẻ rất thích thú với các nhân vật + Qua câu chuyện trẻ được trực tiếp trải nghiệm nên những kiến thức và kỹ năng của trẻ được tiếp thu tốt hơn. - Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn trẻ mặc áo phao, sử dụng phao, các vật giúp nổi trên nước, hướng dẫn trẻ sử dụng ô, dù, mặc áo mưa khi đi mưa, che chắn bảo vệ khi đi nắng. Tôi tổ chức cho trẻ diễn tập và thực hành các tình huống như: khi nghe thấy chuông báo động trẻ phải tìm các nối thoát hiểm thật nhanh để ra ngoài,… + Thực hành tình huống giả định: Hỏa hoạn ( TC: Tìm nhanh lối thoát) Tôi tổ chức trò chơi này sau khi đã cung cấp cho trẻ những kiến thức về thảm họa hỏa hoạn và đã giáo dục cho trẻ cách bảo vệ mình, tài sản khi có hỏa hoạn xảy ra. Khi trẻ đang chơi trong lớp tôi dùng một hộp bằng kim loại đục hở một lỗ cho khói có thể thoát ra. Dùng giấy ẩm châm lửa cho vào trong hộp và đậy nắp kín. Khi có một chút khói bốc ra tôi sẽ cùng các cô giáo trong lớp thông báo cho trẻ biết sắp có hỏa hoạn xảy ra. Đồng thời lúc đó hướng dẫn trẻ nhanh chân chạy ra khỏi lớp tránh xa nơi có hỏa hoạn. Khi trẻ đã ra hết nơi an toàn tôi sẽ đưa ra tình huống để hỏi trẻ: Làm thế nào để dập đám cháy?. Trẻ sẽ biết trả lời một số cách để các cô có thể dập tắt được đám cháy như: Dùng bình chữa cháy, dội nước, gọi cứu hỏa 114. Hình ảnh 4: Trẻ tham gia diễn tập khi có hỏa hoạn xảy ra. Sau khi xây dựng tình huống đê cho trẻ tham gia thực hành, trải nghiệm tôi đã thu được kết quả rất tốt:
  13. 13/16 - Giáo viên linh hoạt, sáng tạo và có kỹ năng tốt trong việc xử lý tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Đa số trẻ có những kỹ năng xử lý đúng để bảo vệ chính bản thân mình trong các trường hợp nguy hiểm. - Trẻ nhớ địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ và biết tìm cách giúp đỡ từ những người xung quanh, những người đáng tin cậy như: Bảo vệ, công an. - Trẻ rất thích thú khi được cô hướng dẫn các cách sử dụng các dụng cụ để bảo vệ khi có thảm họa thiên tai xảy ra. Và trẻ được thực hành ngay nên trẻ sử dụng các dụng cụ đó rất nhanh nhẹn, thành thục đảm bảo an toàn. Được tham gia các trò chơi diễn tập trẻ phản xạ rất nhanh nhẹn, có ý thức tìm cách nhanh nhất để thoát khỏi chỗ nguy hiểm, bảo vệ an toàn tính mạng. Trẻ biết đoàn kết biết gọi bạn cùng chạy, biết phối hợp với bạn với cô tìm nơi an toàn, không chen lấn, xô đẩy nhau, biết giúp đỡ các bạn trước tình huống nguy hiểm. 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để cùng dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm. Như chúng ta đã biết “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ”. Gia đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ. Để dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm, ngoài các hoạt động do giáo viên tổ chức cho trẻ tại lớp thì rất cần có sự phối hợp với phụ huynh để cùng dạy dỗ và rèn luyện cho trẻ tại nhà. Chính vì vậy, giáo viên và phụ huynh trẻ cần có sự kết hợp chặt chẽ. - Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các cháu, để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô giáo để giáo dục, rèn luyện cho con em mình. - Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn những nội dung giáo dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông qua góc tuyên truyền của lớp, của trường. Hình ảnh 5: Phụ huynh theo dõi thông tin trên bảng tuyên truyền của lớp - Góc tuyên truyền của lớp: Tôi sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục trẻ ứng phó với tình huống nguy hiểm, cài các tài liệu đó trên góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dẽ nhìn thấy và đọc được. - Giáo dục trẻ biết cùng tham gia vệ sinh nhà cửa: Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ học, chỗ chơi của mình, biết cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi để chơi được lâu…
  14. 14/16 - Dạy trẻ không hò hét nói to, không nhổ nước bọt bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, ban đầu biết phân loại rác thải như thức ăn thừa, vỏ hoa quả cho vào một thùng, vỏ chai lọ, hộp sữa, giấy vụn cho vào một thùng. - Tôi phô tô những bài bài thơ, câu chuyện để gửi cho phụ huynh về đọc và dạy con ở nhà.Vận động phụ huynh tích cực cho các con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại do nhà trường tổ chức. Trao đổi phụ huynh về dạy và hướng dẫn con thêm ở nhà hoặc lên mạng tìm các cách ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm. Hình ảnh 6: Bảng tuyên truyền của lớp Phụ huynh rất nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên để cùng dạy con ở nhà. Mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và nhà trường rất chặt chẽ. Phụ huynh rất yên tâm và tin tưởng khi gửi con ở trường. III. Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ CUỐI NĂM LỚP MẪU GIÁO LỚN ( THÁNG 3/ 2023) Số trẻ khảo sát: 28 trẻ. Kết quả Đạt Chưa đạt Nội dung Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ -Trẻ có kiến thức cơ bản về giữ an 28 100% 0 0 toàn và bảo vệ bản thân -Trẻ kiềm chế cảm xúc, không la hét 27 96,4% 1 3,6% hoảng loạn trong các trường hợp khẩn cấp, tình huống bất ngờ -Trẻ có hành vi, ứng xử phù hợp 28 100% 0 0 mang tính chủ động, tích cực -Trẻ nhanh nhạy ứng phó, xử lý với 27 96.4% 1 3,6% những hoàn cảnh khó khăn nguy cấp -Trẻ có khả năng thích ứng với 28 100% 0 0 những thay đổi, thử thách từ cuộc sống. * Đối với cô. - Giáo viên được nâng cao được các kiến thức và kỹ năng trong công tác giáo dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm. * Đối với trẻ - Trẻ đã có thêm được nhiều kiến thức, kỹ năng cơ bản để ứng phó với các trường hợp nguy hiểm và tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tham
  15. 15/16 quan dã ngoại do trường tổ chức. Có kiến thức và kỹ năng ứng phó với các trường hợp nguy hiểm thông qua việc học, chơi và tham gia các hoạt động khác. - Trẻ đã bình tĩnh, không còn hoảng loạn, biết tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, biết đoàn kết với bạn bè và giúp đỡ lẫn nhau. - Trẻ biết sử dụng các thiết bị, dụng cụ cứu hộ cứu nạn như: Ô, áo pháo, áo mưa,…trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - Trẻ có biết không được đi theo người lạ, không được nhận quà bánh của người lạ cho. Biết ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Như vậy qua một năm áp dụng và thực hiện các biện pháp vào thục tế tại lớp mình phụ trách tôi đã thành công trong việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non góp phần vào việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước – những con người của thời đại mới luôn biết giữ gìn và tự bảo vệ bản thân mình. Mặt khác đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo, nó không tốn kém kinh phí mà chỉ cần giáo viên tâm huyết với nghề thì đều có thể làm được. 2. Bài học kinh nghiệm - Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng phó với các trường hợp nguy hiểm một cách thuần thục để dạy trẻ được tốt hơn. - Tiếp cận và vận dụng linh hoạt sáng tạo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non vào quá trình rèn luyện kỹ năng ứng phó với các trường hợp nguy hiểm cho trẻ. - Cho trẻ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tham quan ngoại khóa để trẻ được trải nghiệm và nâng cao các kiến thức, kỹ năng mà trẻ có. - Vận dụng các bài thơ, trò chơi, câu chuyện do mình sưu tầm và sáng tác vào các hoạt động học để thông qua đó trẻ học được các bài học và kiến thức cơ bản về các tình huống nguy hiểm mà trẻ dễ gặp phải. - Luôn tìm tòi các biện pháp mới và sử dụng một cách linh hoạt, sang tạo các biện pháp đó nhằm gây hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. - Được các bậc phụ huynh rất quan tâm và nhiệt tình ủng hộ, phối hợp rất tốt cùng các cô trong việc trao đổi các vấn đề của trẻ ở lớp, ở nhà.
  16. 16/16 3. Khuyến nghị, đề xuất: - Kính mong Ban giám hiệu nhà trường và Phòng giáo dục và Đào tạo huyện tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi được tham gia các lớp tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về ứng phó với các trường hợp nguy hiểm để giáo viên chúng tôi được học tập và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp”. mà tôi đã đã áp dụng có hiệu quả trong công tác dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm cho trẻ lớp mình. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp xét duyệt và bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phúc Thọ, ngày 10 tháng 04 năm 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2