Báo cáo thực tập công ty Siêu thị Hà Nội
lượt xem 201
download
Công ty được tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại theo mô hình cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại mang thương hiệu Hapromart và Haprofood và dịch vụ siêu thị, xây dựng mạng lưới siêu thị theo quy hoạch và chiến lược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập công ty Siêu thị Hà Nội
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ ------ ------ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, PHỎNGVẤN ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI (TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI) Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên: .Th.s Dương Hoàng Anh - Họ và tên: Phạm Thị Anh Lý - Bộ môn: Kinh Tế Thương Mại - Lớp: K43F3 HÀ NỘI, 01/2011 0
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Mục Lục 1. Giới thiệu tổng quan về Công ty siêu thị Hà Nội ....................................................... 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:............................................................................. 3 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ................. 4 1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty ....... 5 2. Khảo sát, phân tích kết quả phiếu điều tra theo mẫu ............................................... 6 2.1. Theo kết quả khảo sát tại doanh nghiệp: Các ý kiến của những người được điều tra đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Thương mại thuộc ngành Kinh tế của trường đại học Thương Mại đều có thể đảm nhiệm tốt công việc tại các cương vị đã nêu ở mục 1.1 ( Ở mức cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội) và 1.2 ( Ở mức quản lý kinh tế thương mại các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế) của phiếu điều tra trắc nghiệm. Ngoài những bộ phận trên, tại doanh nghiệp sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế thương mại còn có thể làm tốt ở các bộ phận sau: .. 6 2.2 Các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với cử nhân chuyên ngành kinh tế thương mại ở DNTM............................................... 7 2.2.2 Kỹ năng .......................................................... 9 2.2.3 Phẩm chất nghề nghiệp ................................ 11 2.3 Quá trình sử dụng cử nhân đại học Thương Mại, là nhà quản trị cấp cao của tổ chức, doanh nghiệp 13 3. Khảo sát, phân tích kết quả theo phiếu phỏng vấn.................................................. 15 4. Những vấn đề phát hiện từ thực tiễn hoạt động của công ty .................................. 17 1
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4.1. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về kinh tế và quản lý của thị trường và thương mại ngành kinh doanh/địa phương ........... 17 4.2. Những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong phạm vi các bộ phận Kinh tế Thương mại:........... 17 1. Giới thiệu tổng quan về Công ty siêu thị Hà Nội 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên công ty: Công ty siêu thị Hà Nội Trụ sở giao dịch: Số 5 Lê Duẩn, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (043).8542314 Fax: (043).7472791 Email: sieuthi@haprogroup.vn Website: http://www.hapromart.vn - Tên doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Tổng công ty Thương mại Hà Nội 2
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trụ sở giao dịch: Số 38-40, phố Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Vốn : 272.147.000.000 VNĐ Công ty Siêu thị Hà Nội có tiền thân là Công ty Bách hoá Hà Nội; đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954, công ty Bách hóa Hà Nội có nhiệm vụ phân phối hàng hoá phục vụ nhân dân trong thời kỳ Thủ đô Hà Nội giải phóng; phát triển ngành Thương mại Thủ đô trong thời kỳ miền Bắc xây dựng XHCN và thống nhất đất nước. Theo quyết định số 3670/QĐ-UB ngày 01/06/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quyết định thành lập số : 224/QĐ/TCT-TCCB ngày 30/06/2005 và số 250/QĐ/TCT-TCCB ngày 08/07/2005 của tổng công ty Thương Mại Hà Nội, đã chính thức chuyển đổi từ DNNN - Công ty Bách Hóa số 5 Nam Bộ thành công ty siêu thị Hà Nội. Ngày 11/11/2006, trong những ngày cả nước vui mừng chào đón sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO và chào mừng Hội nghị APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam, Hapro long trọng tổ chức lễ công bố nhận diện chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapromart Xuất phát từ chương trình quy hoạch lại hệ thống hạ tầng thương mại, sự ra đời của Hapromart đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần đổi mới và phát triển hệ thống thương mại Thủ đô văn minh, hiện đại. Thương hiệu Hapromart được Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) giao cho Công ty Siêu thị Hà Nội quản lý. Sau gần 3 năm phát triển, đến đầu năm 2009 Hapromart đã có hơn 30 Siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: - Chức năng: Công ty được tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại theo mô hình cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại mang thương hiệu Hapromart và Haprofood và dịch vụ siêu thị, xây dựng mạng lưới siêu thị theo quy hoạch và chiến lược. 3
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nhiệm vụ và quyền hạn: Công ty có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ trước đây theo sự phân cấp, ủy quyền của công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Công ty siêu thị Hà Nội chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng KDTT Phòng KTNH Phòng TCHC Phòng Phòng KD BB& KH&PT PPHH Phòng kế toán Phòng ĐT&PT Phòng CNTT Phòng bảo vệ Phòng mạng lưới pháp chế Marketing Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tính đến tháng 12 năm 2010 là 852 người, trong đó số lao động được đóng bảo hiểm xã hội là 693 người. - Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học trở lên: 199 người, chiếm tỷ lệ 23,35% tổng số lao động của công ty. Số nhân lực tốt nghiệp đại học thuộc các khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh là : 125 người, trong đó tốt nghiệp từ đại học Thương Mại là 82 người. 4
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Số lượng lao động có trình độ dưới đại học ( cao đẳng, trung cấp, qua đào tạo nghề, lao động phổ thông) là: 653 người, chiếm tỷ lệ là 77,65 % tổng số lao động của công ty. Như vậy số lượng cử nhân tốt nghiệp đại học thương mại đang làm việc tại công ty siêu thị Hà Nội chiếm 9,62% trong tổng số lao động của công ty và chiếm 41,21% trong tổng số nhân lực có trình độ đại học trở lên, tương ứng chiếm 65,6% nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế, QTKD. Theo số liệu thu thập được như trên, ta thấy số cử nhân đại học Thương Mại chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong công ty, chiếm ưu thế hơn nhiều so với cử nhân kinh tế của các trường đại học khác. 1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty - Kinh doanh siêu thị. - Kinh doanh trang thiết bị nội thất, văn phòng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức. - Kinh doanh rượu và thuốc lá ( không bao gồm kinh doanh quầy bar). - Kinh doanh hàng điện máy các loại, kính thuốc, kính thời trang. - Kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, rau quả, nông, lâm, thủy hải sản. - Kinh doanh văn phòng cho thuê. - Kinh doanh các dịch vụ thương mại, ăn uống, thẩm mỹ ( không bao gồm các dịch vụ gây chảy máu). - Kinh doanh dịch vụ trông giữ xe ô tô, xe máy. - Đại lý kinh doanh, bảo dưỡng mô tô, xe máy. - Dịch vụ may đo. - Gia công đóng gói, tái tạo nguyên liệu chế phẩm. - Kinh doanh xuất nhập khẩu: hàng giầy dép, túi, cặp, may mặc và các máy móc thiết bị vật tư chuyên ngành may mặc, da giầy 5
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nhập khẩu hóa chất ( trừ hóa chất nhà nước cấm), vật tư, phụ tùng, máy móc sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ( không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y), xây dựng./. 2. Khảo sát, phân tích kết quả phiếu điều tra theo mẫu Danh sách những người đã được khảo sát phiếu điều tra, phỏng vấn thuộc tổng công ty siêu thị Hà Nội. STT Họ và tên Chức vụ trong công ty 1 Hoàng Thị Anh PGĐ công ty siêu thị Hà Nội 2 Nguyễn Thị Minh Hằng Trưởng phòng kế hoạch và phát triển 3 Trần Thời Đại Phó TP phòng khai thác nguồn hàng và marketing 4 Lê Thị Ngọc Diệp Giám đốc chuỗi siêu thị Thanh Xuân 5 Tô Kim Thoa PGĐ chuỗi siêu thị Thanh Xuân 2.1. Theo kết quả khảo sát tại doanh nghiệp: Các ý kiến của những người được điều tra đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Thương mại thuộc ngành Kinh tế của trường đại học Thương Mại đều có thể đảm nhiệm tốt công việc tại các cương vị đã nêu ở mục 1.1 ( Ở mức cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội) và 1.2 ( Ở mức quản lý kinh tế thương mại các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế) của phiếu điều tra trắc nghiệm. Ngoài những bộ phận trên, tại doanh nghiệp sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế thương mại còn có thể làm tốt ở các bộ phận sau: - Bộ phận Marketing - Bộ phận khai thác nguồn hàng - Bộ phận kinh doanh và bán hàng - Bộ phận quản lý kho và phân phối hàng hóa Theo ý kiến của cô Tô Kim Thoa – PGĐ chuỗi siêu thị Hapromart Thanh Xuân cho biết: Sinh viên khoa Kinh tế thương mại của trường đại học Thương Mại, tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm tốt vai trò quản lý ở các bộ phận: về 6
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp khai thác nguồn hàng, về thống kê tại các phân xưởng sản xuất, về Marketing và về quản lý kho và hàng hóa, về phân tích các tác động của môi trường bên ngoài tới hoạt động kinh doanh của công ty... Vì khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế thương mại là các bạn đã được trang bị những kiến thức cần có của một nhà quản trị, thông qua kiến thức chuyên môn chuyên ngành cộng với những tìm hiểu của các bạn về hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty thì các bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm cương vị đó. 2.2 Các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với cử nhân chuyên ngành kinh tế thương mại ở DNTM 2.2.1. Kiến thức STT Cơ cấu kiến thức GTTB Mức độ quan trọng của 1 2 3 4 5 thứ tự ĐQT I. Kiến thức nền kinh tế xã hội nhân văn 1. Nguyên lý của chủ nghĩa Mac- Lenin 1 5 0 0 0 0 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.4 3 2 0 0 0 3. Đường lối, chính sách của Đảng cộng 1.4 3 2 0 0 0 sản Việt Nam 4. Tổng quan thương mại hàng hóa 4 0 0 2 1 2 5. Tổng quan thương mại dịch vụ, đầu 4.2 0 0 2 0 3 tư, sở hữu trí tuệ 6. Kinh tế thương mại đại cương 2.4 0 3 2 0 0 7. Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam 4.4 0 0 1 1 3 8. WTO tổ chức và các định chế cơ bản 4 0 0 1 3 1 II. Kiến thức cơ sở về kinh doanh và quản lý 1. Môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế 1.4 3 2 0 0 0 - Môi trường kinh tế- xã hội - Môi trường xã hội- dân số - Môi trường chính trị, luật pháp - Môi trường tự nhiên- dân số - Môi trường khoa học- công nghệ 2. Môi trường cạnh tranh ngành 1.2 4 1 0 0 0 3. Kinh tế lượng 2 1 3 1 0 0 4. Các phương pháp phân tích định 2.8 0 2 2 1 0 lượng trong kinh tế 7
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5. Nguyên lý kinh doanh hiện đại- 2.6 0 3 1 1 0 Marketing căn bản 6. Khoa học quản lý 2.8 0 1 4 0 0 7. Nguyên lý kế toán 4.2 0 0 2 0 3 8. Nguyên lý Tài chính- Tiền tệ 5 0 0 0 0 5 9. Thị trường chứng khoán 4.4 0 0 1 1 3 10. Thương mại điện tử đại cương 2.8 0 2 2 1 0 11. Kinh doanh quốc tế đại cương 4.2 0 0 2 0 3 III. Kiến thức chung ngành kinh tế 1. Kinh tế học vĩ mô căn bản và nâng 1 5 0 0 0 0 cao 2. Kinh tế học vi mô căn bản và nâng 1 5 0 0 0 0 cao 3. Kinh tế học phát triển 1.8 2 2 1 0 0 4. Kinh tế và quản lý công 2.6 0 2 3 0 0 5. Kinh tế và quản lý môi trường 3.2 0 1 2 2 0 6. Kinh tế quốc tế 4.2 0 0 1 2 2 7. Hoạch định chính sách kinh tế- xã hội 3.6 0 1 2 0 2 8. Thị trường tài chính khu vực và toàn 4.4 0 1 0 0 4 cầu 9. Nguyên lý thống kê kinh tế 2.6 0 3 1 1 0 10. Quản trị chiến lược kinh doanh 4 0 0 1 3 1 IV. Kiến thức chuyên môn chuyên ngành 1. Kinh tế thương mại Việt Nam ( bao 1 5 0 0 0 0 gồm TM hàng hóa, dịch vụ đầu tư và sở hữu trí tuệ ) 2. WTO- các cam kết và lộ trình thực 2.4 0 4 0 1 0 hiện của Việt Nam 3. Chiến lược và chính sách phát triển 1 5 0 0 0 0 thương mại nội địa và XNK của Việt Nam 4. Quản lý kênh phân phối và kết cấu hạ 3.4 0 0 3 2 0 tầng thương mại 5. Quản lý nhà nước về thương mại 2.4 0 3 2 0 0 6. Kinh tế doanh nghiệp thương mại và 3.2 0 1 2 2 0 dịch vụ 7. Kinh tế các nguồn nhân lực thương 4.8 0 0 0 1 4 mại, dịch vụ Theo kết quả tổng hợp ở trên ta có thể nhận thấy như sau: - Đối với kiến thức nền kinh tế xã hội nhân văn: Các môn học đều được đánh giá là cần thiết và quan trọng, trong đó các môn nguyên lý của chủ nghĩa Mac – 8
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam là các môn cần thiết nhất. Do các môn này đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lý luận chung, về tư duy logic, biện chứng để giải quyết các môn học khác. - Đối với kiến thức cơ sở về kinh doanh và quản lý: Môi trường cạnh tranh ngành, môi trường vĩ mô và quốc tế, các phương pháp định lượng trong kinh tế đều được đánh giá là cần thiết và quan trọng nhất vì nó phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý của các đơn vị ở cả cấp độ ngành và doanh nghiệp. Các kiến thức về thương mại điện tử, thị trường chứng khoán, nguyên lý tài chính tiền tệ là những kiến thức ít quan trọng hơn bởi các kiến thức đó không thuộc vào các môn học liên quan đến chuyên ngành đào tạo của sinh viên khoa kinh tế thương mại. Tuy nhiên nếu có thêm các kiến thức đó sẽ giúp cho cử nhân kinh tế hiểu rõ, sâu sắc hơn về những biến động kinh tế, thị trường và có cơ hội việc làm tốt hơn. - Đối với kiến thức chung ngành kinh tế: Tất cả các kiến thức thuộc chuyên ngành kinh tế đều được đánh giá là quan trọng nhưng kiến thức nền tảng và quan trọng nhất vẫn thuộc hai bộ môn cơ bản đó là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Nó cung cấp cho các cử nhân kinh tế thương mại một cái nhìn tổng thể về nền kinh tế, hiểu rõ được bản chất và các yếu tố tác động đến nền kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô để từ đó có thể hoạch định các chiến lược và chính sách kinh tế cho doanh nghiệp và bộ ngành liên quan - Đối với kiến thức chuyên môn, chuyên ngành: tất cả các môn học đều được đánh giá là cần thiết nhưng trong đó kinh tế thương mại Việt Nam, WTO-các cam kết và lộ trình thực hiện của Việt Nam, chiến lược và chính sách phát triển thương mại nội địa và xuất nhập khẩu của Việt Nam,kinh tế doanh nghiệp thương mại và dịch vụ được đánh giá là cần thiết và quan trọng nhất. Các môn học này sẽ cung cấp các kiến thức chuyên sâu về kinh tế Việt Nam, về quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô và sau đó đưa ra các chính sách để phát triển. 2.2.2 Kỹ năng 9
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Là cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Thương mại của Trường đại học Thương Mại, để đáp ứng các mục tiêu đào tạo về cơ hội nghề nghiệp sẽ công tác tốt ở các cương vị và bộ phận công tác đã nêu ở trên thì cần những kỹ năng chủ yếu nào ( với 1 là quan trọng nhất và giảm dần đến n ) STT Tên kỹ năng GTTB Mức độ quan trọng của 1 2 3 4 5 thứ tự ĐQT I. Kỹ năng nghề nghiệp 1. Hoạch định chiến lược, chính sách phát 1 5 0 0 0 0 triển kinh tế thương mại 2. Nghiên cứu, phát hiện và giải quyết 1.4 3 2 0 0 0 vấn đề kinh tế 3. Giao tiếp và truyền thông kinh tế- quản 3 0 1 3 1 0 lý 4. Quan hệ công chúng, xã hội 3.4 0 0 3 2 0 5. Phân tích định lượng kinh tế bằng phần 2.4 0 3 2 0 0 mềm STATA 6. Làm việc theo nhóm (Team Work ) 1.2 4 1 0 0 0 7. Làm báo cáo nghiên cứu và trình diễn 3.8 0 1 1 1 2 vấn đề 8. Đăng ký thành lập doanh nghiệp 4.2 0 0 1 2 2 9. Lập dự án phát triển kinh doanh của 4.4 0 0 1 1 3 ngành kinhh doanh/địa phương 10. Tự học và phát triển kiến thức 1.2 4 1 0 0 0 II. Kỹ năng công cụ 1. Tiếng Anh (Pháp, Trung) đạt chuẩn 1 5 0 0 0 0 TOEIC tương đương 450 điểm 2. Đọc, dịch thành thạo các văn bản 2.2 1 2 2 0 0 chuyên môn tiếng Anh (Pháp, Trung) 3. Sử dụng thành thạo máy tính phục vụ 2 1 3 1 0 0 chuyên môn đạt chuẩn (70/100 điểm) tin học (tin học văn phòng Word; Exel; sử dụng phần mềm Power Point; Stata; quản lý cơ sở dữ liệu; khai thác internet…) 4. Truyền thông online (truy cập, khai 2.8 0 2 2 1 0 thác, chia sẻ thông tin trực tuyến) 10
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Qua bảng trên ta thấy kỹ năng nghề nghiệp quan trọng nhất là hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế thương mại bởi đây là kỹ năng cần thiết nhất và đúng với chuyên ngành kinh tế thương mại; Tiếp đến là kỹ năng làm việc theo nhóm, tự học và tự phát triển kiến thức những kỹ năng này giúp nâng cao chất lượng làm việc và học tập của cử nhân kinh tế. Kỹ năng công cụ quan trọng nhất là tiếng Anh đạt chuẩn TOEIC và sử dụng thành thạo máy vi tính, bởi đây là yêu cầu cơ bản nhất của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý khi tuyển dụng lao động. Ngoài những kỹ năng trên cử nhân kinh tế thương mại cần phải chuẩn bị thêm một số kỹ năng như: Sử dụng thành thạo phần mềm SPSS, Eviews để phân tích và dự đoán kinh tế...Cần phát triển thêm kỹ năng lập kế hoạch dự án kinh doanh, trình diễn vấn đề chuyên ngành, kỹ năng thương lượng và đàm phán nhằm phục vụ tốt cho công tác và nhiệm vụ của mình trong các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. 2.2.3 Phẩm chất nghề nghiệp STT Tiêu chí phẩm chất nghề nghiệp GTTB Mức độ quan trọng của 1 2 3 4 5 thứ tự ĐQT 1. Tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội 1 5 0 0 0 0 quy doanh nghiệp 2. Ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó, 1.8 1 4 0 0 0 dấn thân hoàn thành nhiệm vụ 3. Khả năng hội nhập và khẳ năng thích 2 1 3 1 0 0 nghi với sự đổi mới, thay đổi 4. Khả năng làm việc trong môi trường có 2.2 0 4 1 0 0 áp lực 5. Khả năng làm việc trong môi trường 2.6 0 2 3 0 0 quốc tế 6. Yêu nghề và có ý thức cầu thị học tập 1.4 3 2 0 0 0 vươn lên với nghề nghiệp 7. An tâm làm việc, trung thành với đơn vị 5 0 0 0 0 5 doanh nghiệp 8. Tôn trọng, trung thực với cấp quản lý và 4 0 0 0 5 0 đồng nghiệp 11
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp 9. Tôn trọng, có ý thức phục vụ đúng nhu 2.8 0 1 4 0 0 cầu khách hàng, bạn hàng, đối tác 10. Tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tham 5 0 0 0 0 5 gia công tác, sinh hoạt chung 11. Quan hệ đúng mực và ý thức xây dựng 4.4 0 0 0 3 2 đơn vị doanh nghiệp 12. Tác phong hiện đại trong công tác 4.2 0 0 1 2 2 13. Khả năng độc lập, tự trọng và trung thực 0 2 3 0 0 với công việc 14. Tinh thần năng động và sáng tạo trong 1.4 3 2 0 0 0 đổi mới 15. Khả năng tự ý thức, tự quản lý bản thân 2.4 0 3 2 0 0 Qua bảng điều tra trên ta thấy tất cả các phẩm chất nghề nghiệp đều cần thiết và quan trọng nhất là tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy của doanh nghiệp, có vậy thì doanh nghiệp mới đi vào nề nếp và dễ dàng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hơn. Tiếp theo là phẩm chất yêu nghề, có ý thức cầu thị trong học tập và vươn lên trong công việc, có tinh thần năng động sáng tạo trong đổi mới, những phẩm chất này mới tạo nên được giá trị của doanh nghiệp, tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất tốt. Ngoài những phẩm chất trên, người được phỏng vấn còn cho rằng cử nhân chuyên ngành kinh tế thương mại cần phải bồi dưỡng thêm một số phẩm chất khác như: có tính kỷ luật cao trong công việc, tự tin trong giao tiếp, dám mạo hiểm và đón nhận thách thức, hòa nhã với tất cả nhân viên trong đơn vị, doanh nghiệp. Để chuẩn bị tốt cho những phẩm chất trên, các kiến nghị của những người được phỏng vấn đối với công tác giáo dục đào tạo sinh viên bao gồm: - Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi tài năng nhằm khơi nguồn sáng tạo cho sinh viên, tìm kiếm những tài năng trẻ, khuyến khích tinh thần vươn lên và thử sức của sinh viên. - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để bàn về các vấn đề kinh tế xã hội, tổ chức gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên với các doanh nghiệp nhằm giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm và cơ hội tìm kiếm việc làm. 12
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3 Quá trình sử dụng cử nhân đại học Thương Mại, là nhà quản trị cấp cao của tổ chức, doanh nghiệp Qua phiếu điều tra trắc nghiệm cho thấy công ty đã sử dụng 82 cử nhân đại học Thương Mại thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau, cụ thể là: STT Tốt nghiệp chuyên ngành đào Số người Các cử nhân này được bố trí tạo vào bộ phận 1 Kinh tế DN thương mại 35 Ban giám đốc, phòng kế hoạch phát triển, đầu tư và phát triển mạng lưới 2 Các chuyên ngành khác 2.1 Quản tri DN thương mại 14 Ban giám đốc, phòng kế hoạch phát triển, tổ chức hành chính 2.2 Quản trị DN KS, du lịch 2.3 Marketing thương mại 10 Phòng marketing, phòng kinh doanh bán buôn và phân phối hàng hóa 2.4 Thương mại quốc tế 2.5 Quản trị thương mại điện tử 3 Phòng CNTT 2.6 Kế toán tài chính DNTM 20 Phòng kế toán tài chính 2.3.1 Đánh giá mặt mạnh của cử nhân chuyên ngành Kinh tế Thương mại - Về phẩm chất: Tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy của doanh nghiệp Trung thực, thẳng thắn Khả năng tự ý thức và quản lý bản thân - Về kiến thức: Kinh tế học vi mô, vĩ mô Quản lý nhà nước về thương mại Kinh tế thương mại Việt Nam - Về kỹ năng: Làm việc theo nhóm Tự học, tự phát triển kiến thức Trình diễn vấn đề, thuyết trình trước đám đông 2.3.2 Đánh giá mặt yếu của cử nhân chuyên ngành Kinh tế Thương mại 13
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Về phẩm chất Không kiên trì với công việc hiện tại Làm việc trong môi trường áp lực cao Thích nghi chưa tốt với sự biến đổi của môi trường kinh doanh Chưa dám đón nhận thử thách - Về kiến thức Luật kinh tế thương mại, Luật về thương mại quốc tế Triển khai thực thi hội nhập kinh tế quốc tế Thương mại điện tử, quản trị chiến lược - Về kỹ năng: Tiếng anh Giao tiếp Quan hệ công chúng 2.3.3 Đánh giá mặt thiếu của cử nhân chuyên ngành Kinh tế Thương mại - Về phẩm chất: Tác phong trong công việc chưa được nhanh nhẹn Chưa nhanh chóng thích nghi với sự đổi mới - Về kiến thức: Các kiến thức về pháp luật Các kiến thức về hội nhập Kiến thức về quản lý môi trường - Về kỹ năng: Đọc dịch văn bản bằng tiếng anh Nhanh nhạy trong nghiên cứu, giải quyết vấn đề Hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế thương mại 2.3.4 Đánh giá cho điểm mức độ đáp ứng yêu cầu công việc 0% 80% ức đánh giá tổng hợp 0% 20% 0% M 1 Phẩm chất Tiêu 20% 80% 0% 0% 0% STT chuẩn đáp 3- 20% Trung 0% 80% 2-0% u 1- 0% 5- Rất tốt 4- Khá Yế Kém Kiếnng ức ứ th 2 bình 40% 60% 0% 0% 0% 14
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp 0% 40% 60% 0% 0% 3 Kỹ năng 20% 60% 20% 0% 0% Như vậy mức độ đáp ứng công việc của cử nhân đại học nói chung là tương đối khá còn đối với cử nhân chuyên ngành kinh tế thương mại của trường đại học Thương Mại là khá. 3. Khảo sát, phân tích kết quả theo phiếu phỏng vấn Kết quả phỏng vấn như sau: 1. Kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường, môi trường kinh tế, xã hội ...trong phát triển các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế Những người được phỏng vấn đều cho rằng kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường, môi trường kinh tế, xã hội ...trong phát triển các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế là kiến thức mà bất kỳ sinh viên nào của khoa kinh tế thương mại cũng cần phải có bởi nó phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Nhìn chung sinh viên khoa kinh tế thương mại đều đáp ứng được tương đối tốt những kiến thức và kỹ năng này. 2. Kiến thức và kỹ năng xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển thương mại của một địa phương, vùng hoặc của quốc gia. Kiến thức và kỹ năng này sinh viên khoa kinh tế Thương mại đáp ứng khá tốt bởi nó nằm trong chuyên ngành đào tạo của cử nhân khoa kinh tế, nhưng theo đánh giá của hầu hết những người được phỏng vấn thì kỹ năng triển khai vẫn còn yếu và thiếu kinh nghiệm, nên gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải luôn luôn tích lũy và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. 3. Năng lực phân tích và lựa chọn các lợi thế so sánh để xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng cho các địa phương, vùng và quốc gia hoặc một đơn vị. Năng lực phân tích các lợi thế so sánh được đánh giá là tương đối tốt bởi những kiến thức này đã nằm trong chuyên ngành đào tạo của cử nhân kinh tế thương mại, tuy nhiên việc lựa chọn vẫn còn nhiều thiếu sót, hiệu quả chưa cao. 15
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4.Năng lực phân tích, lựa chọn và phát triển kênh phân phối, xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô và vi mô. Theo đánh giá thì năng lực phân tích, lựa chọn và phát triển kênh phân phối của sinh viên khoa Kinh tế thương mại chưa được tốt ở tầm vi mô, mà mới chỉ đáp ứng được ở tầm vĩ mô. Bởi việc xúc tiến thương mại ở tầm vi mô không phải là chuyên ngành của khoa kinh tế mà là chuyên ngành của khoa Marketing, quản trị...nên sinh viên chưa thể nắm rõ được hết những kiến thức cần có. 5. Năng lực hiểu biết các nội dung quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là các định chế pháp lý trong quản lý nhà nước về thương mại được đánh giá là khá tốt nhưng việc triển khai thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn bởi quản lý nhà nước về thương mại yêu cầu phải có chuyên môn sâu và vững chắc, viêc triển khai các định chế pháp lý ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin và đời sống của nhân dân. 6. Kiến thức và năng lực thực thi các chương trình và chính sách hội nhập trong phát triển thương mại quốc gia hoặc của doanh nghiệp Kiến thức của sinh viên còn chưa sâu và rộng, chưa nắm bắt kịp thời những chính sách hội nhập của quốc gia, do đó năng lực thực thi mới chỉ đạt mức độ tương đối khá, còn lại là trung bình, không thể tận dụng tốt những chính sách khuyến khích của nhà nươc để vận dụng vào phát triển thương mại của doanh nghiệp cụ thể là phát triển thương mại các mặt hàng của doanh nghiệp 7. Năng lực vận dụng kiến thức kinh tế học hiện đại trong phân tích, dự báo kinh tế, thương mại vĩ mô, vi mô. Kiến thức kinh tế học hiện đại là kiến thức nền tảng, là kiến thức căn bản nhất của khoa kinh tế, bao gồm các môn học như : Kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học quản lý. Những môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và doanh nghiệp, nhưng năng lực vận dụng nhìn chung được đánh giá là còn thiếu kinh nghiệm và chưa nhạy bén. 8. Năng lực sử dụng các phần mềm kinh tế lượng để phân tích, dự báo các chỉ tiêu kinh tế và hoạt động đầu tư của nền kinh tế và doanh nghiệp 16
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Theo đánh giá thì các phần mềm mà cử nhân chuyên ngành kinh tế thương mại sử dụng để phân tích, dự báo các chỉ tiêu kinh tế là: Eviews, Spss.Những phần mềm này đã đáp ứng phần nào được nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và đơn vị nhà nước. Xong với trình độ KHCN ngày càng phát triển thì việc ứng dụng phần mềm tiên tiến hơn vẫn còn nhiều khó khăn bởi chưa đủ trình độ và kinh nghiệm. 9. Năng lực phân tích và lựa chọn các nguồn lực và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển thương mại của một địa phương, vùng và quốc gia. Việc lựa chọn nguồn lực và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong phát triển thương mại đòi hỏi người đánh giá phải có kinh nghiệm, và có chiều sâu cũng như chiều rộng về kiến thức xã hội, kinh tế, nhân lực, vốn, tài nguyên…Cho nên sinh viên Kinh tế Thương mại mới chỉ đảm nhiệm công việc ở mức độ trung bình, chỉ một số ít sinh viên có khả năng đảm nhiệm ở mức độ khá. 4. Những vấn đề phát hiện từ thực tiễn hoạt động của công ty 4.1. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về kinh tế và quản lý của thị trường và thương mại ngành kinh doanh/địa phương - Những ảnh hưởng của thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm nhu cầu tiêu dùng bị giảm sút một phần - Kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá để kích cầu tiêu dùng thời kỳ hậu khủng hoảng - Áp lực cạnh tranh từ nhiều công ty trong nước và nước ngoài có quy mô lớn. - Chất lượng hàng hóa chưa cao, chưa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng - Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ - Vấn đề nghiên cứu, triển khai hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư còn nhiều bất cập, việc quản lý mạng lưới phân phối chưa thật sát sao. - Giá nguyên vật liệu tiếp tục gia tăng, nguồn hàng cung ứng chưa ổn định 4.2. Những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong phạm vi các bộ phận Kinh tế Thương mại: - Việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới theo lộ trình cam kết với WTO tạo nên sức ép lớn với doanh nghiệp ngay tại thị trường nội địa 17
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Cần có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống phân phối của doanh nghiệp - Mở rộng và phát triển mạnh lưới phân phối ra thị trường nước ngoài - Một số mặt hàng bình ổn giá chưa phục vụ đủ và đáp ứng kịp thời được nhu cầu của người tiêu dùng. - Hoàn thiện hệ thống logistic, nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi siêu thị Hapromart trên thị trường nội địa. - Giải pháp về chính sách nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực trong công ty Cần có giải pháp phát triển thương mại các mặt hàng chủ lực của công ty 5. Đăng ký tên đề tài luận văn Với những phát hiện ở trên, em xin đề xuất hướng đề tài của mình như sau: Tên đề tài: “ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty siêu thị Hà Nội” Bộ môn đăng ký làm luận văn: Kinh tế Thương mại 18
- Phạm Thị Anh Lý – ĐHTM – Báo cáo thực tập tốt nghiệp Danh mục từ viết tắt KHCN: khoa học công nghệ WTO: Tổ chức thương mại thế giới DNNN: doanh nghiệp nhà nước XHCN: xã hội chủ nghĩa QTKD: Quản trị kinh doanh TCHC: Tổ chức hành chính KH & PT: kế hoạch và phát triển KDBB & PPHH: Kinh doanh bán buôn và phân phối hàng hóa ĐT & PT: đầu tư và phát triển CNTT: Công nghệ thông tin KDTT: Kinh doanh thời trang KTNH: Khai thác nguồn hàng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập Công ty cổ phần thủy sản Gò Đàng-Tiền Giang
96 p | 952 | 115
-
Báo cáo thực tập: Công ty Công nghiệp Casumina Việt Nam
65 p | 651 | 100
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex
50 p | 582 | 97
-
Báo cáo thực tập tại Công ty May Đức Giang
61 p | 1521 | 86
-
Bài báo cáo thực tập Công tác Kế toán tại công ty TNHH SELTA
61 p | 494 | 83
-
Báo cáo thực tập Công nhân - ĐH Vinh
29 p | 303 | 71
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Đức Việt, tỉnh Quảng Bình
65 p | 315 | 61
-
Báo cáo thực tập tại Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may
42 p | 264 | 59
-
Báo cáo thực tập: Công tác quản trị sản xuất trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội
10 p | 278 | 56
-
Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp Công ty Yamaha Motor Việt Nam
24 p | 348 | 54
-
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH In & QC Xuân Thịnh
42 p | 354 | 53
-
Báo cáo thực tập: Công tác phân công công việc tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
24 p | 538 | 50
-
Báo cáo thực tập công nghiệp tại Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ
38 p | 275 | 38
-
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Phát triển Công nghệ
34 p | 179 | 28
-
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Thành Nguyên
68 p | 158 | 25
-
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần nồi hơi và Thiết bị áp lực Bắc Miền Trung
308 p | 177 | 24
-
Báo cáo thực tập: Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất bạch kim Minh Châu
16 p | 198 | 17
-
Báo cáo thực tập: Công ty cổ phần tư vấn môi trường Sài Gòn
77 p | 227 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn