Báo cáo “THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX"
lượt xem 144
download
Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ra sức đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới. Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo “THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX"
- Báo cáo “THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX" 1
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................ .................................................................................................................. 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX ......................................................... 4 CHƯƠNG I................................ ..................................................................................................................... 5 Đặt trụ sở tại số 3 Xó Đàn - Quận Đống Đa - Hà Nội. ................................................................................ 5 Giai đoạn I: Từ 15/12/1990 đến cuối 1995 ................................................................ ................................ ........ 5 Đơn vị tính: USD ............................................................................................................................................. 6 BIỂU SỐ 2: ĐÓNG GÓP VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY ................................................ 7 CHƯƠNG II ..................................................................................................................................................14 BIỂU ĐỒ 8: ................................................................ ................................ ................................ ...................19 KẾT QUẢ XK NÔNG SẢN THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY .............................................................19 BIỂU SỐ 9: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO THỊ TRƯỜNG ...............................................20 BIỂU ĐỒ 10 ................................................................ ................................ ................................ ...................22 CHƯƠNG III ................................ .................................................................................................................28 BIỂU SỐ 11: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY................................ .........................33 Đơn vị tính: USD................................................................................................ ................................ .............33 MÔ HÌNH MARKETING XUẤT KHẨU................................ .....................................................................35 KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................39 MỤC LỤC ................................................................ ................................ ................................ ......................40 Lời mở đầu ................................ ....................................................................................................................40 1-/ Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của Cụng ty ................................ ...................40 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ...................................................................................................41 Thay mặt Công ty xuất nhập khẩu VIPEx ................................ .....................................................................42 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................ ................................ ............................44 2
- LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ra sức đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là 1 trong 3 chương trình kinh tế lớn phải tập trung thực hiện, có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thế giới bên ngoài Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bắt kịp nền kinh tế thế giới. Với một nền kinh tế 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, bất cứ nông sản nào cũng có thể xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, Công ty xuất nhập khẩu VIPEX cũng góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, đồng thời cũng tìm ra cho mình một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn, đó là xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty những năm qua có khá nhiều tiến bộ, song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một vài khó khăn trong khâu tìm nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu, dự trữ, bảo quản hàng hoá, ổn định tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm... Xuất phát từ thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX ” 3
- Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung Bỏo cỏo thực tập được chia làm 3 chương : CHƯƠNG I: K HÁI QUÁT VỀ CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX Dựa trên những lý luận và phân tích thực tế đã được học, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng nhằm mở rộng thị trường của Công ty trên toàn thế giới. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cụ giáo hướng dẫn TS Nguyễn Xuõn Nữ và tập thể cán bộ Công ty xuất nhập khẩu VIPEX tôi đã hoàn thành xong đề tài này. Do nhận thức còn hạn hẹp cũng như chưa trải qua thực tế nên trong đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. 4
- CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX 1 -/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN CÔNG TY: Đầu những năm 1990, khi Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương, quyền sử dụng ngoại tệ thu được do xuất khẩu các mặt hàng vượt chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu phải giao nộp, thì công tác xuất nhập khẩu trở nên sôi động ở tất cả các ngành, các địa phương trong cả nước. Bên cạnh những kết quả thu được (thể hiện ở nhịp độ tăng kim ngạch) lại phát sinh nhiều hiện tượng tranh mua, tranh bán ở cả thị trường trong nước và nước ngoài gây ra các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, làm phá giá thị trường dẫn đến nguy cơ lạm phát bùng nổ. Vấn đề đặt ra là vừa khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu địa phương, vừa chấn chỉnh và từng b ước lập lại trật tự, kỷ cương trong khu vực này, hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng tranh mua, tranh bán. Công ty xuất nhập khẩu VIPEX ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ trước Bộ Ngoại thương góp phần giải quyết vấn đề trên bằng các biện pháp kinh tế để thu hút được các đầu mối đã bung ra nhằm tập trung về một mối. Công ty xuất nhập khẩu VIPEX được chính thức thành lập ngày 15/12/1990 theo Quyết định số 1356/TCCB của Bộ ngoại thương (nay là Bộ Thương mại). Đặt trụ sở tại số 3 Xó Đàn - Quận Đống Đa - Hà Nội. Công ty trực thuộc Bộ Thương m ại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh doanh, có tư cách pháp nhân, vốn và tài khoản riêng tại Ngân hàng. Quá trình phát triển của Công ty xuất nhập khẩu VIPEX kể từ ngày thành lập tới nay có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Từ 15/12/1990 đến cuối 1995 Đây là giai đoạn đầu của Công ty với một biên chế gồm 50 cán bộ công 5
- nhân viên có trình độ nghiệp vụ còn thấp, tư tưởng nhận thức chưa được đổi mới, thiếu năng động, chờ văn bản, chờ cơ sở tự đến với mình. Cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn liếng ban đầu chỉ có gần 700.000.000 đồng. Lúc này mối quan hệ của Công ty với các đơn vị cơ sở chưa được xác lập, đối với nước ngoài tên tuổi Công ty còn quá mới mẻ. Thời kỳ này Công ty đang chập chững, dò bước đi sao cho đúng hướng. Công ty nhận thức vấn đề cốt lõi là phải ổn định tổ chức, tự bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, bên cạnh đó gửi cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước. Công ty đặt nhiệm vụ phải xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú, đa dạng vì đó cũng là tiền, là vốn, có như vậy mới đủ sức lực cho Công ty phát triển. Giai đoạn II: Từ năm 1996 đến cuối 2000. Giai đoạn này Công ty đã đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ kinh doanh vững mạnh và một tổ chức tương đối hợp lý. Số cán bộ công nhân viên của Công ty là 200 người, trong đó có trên 60% đã qua đại học, cao đẳng. Công ty tập trung xây dựng một số vấn đề được xem là trọng điểm, đó là vấn đề phương thức kinh doanh và xây dựng quỹ hàng hoá. Công ty đã có quan hệ với 17 tỉnh và thành phố và hơn 40 đơn vị quận huyện. Công ty cũng đã gây dựng được một mạng lưới thương nhân nước ngo ài có độ tin cậy cao, vấn đề đầu tư phát triển lâu dài được Công ty quan tâm. Giai đoạn này Công ty còn đẩy lên được về kim ngạch xuất nhập khẩu. BIỂU SỐ 1: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1991 - 1998 Đơn vị tính: USD Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện Mức tăng Mức hoàn thành kế hoạch Năm (USD) (%) Bộ giao %) 1991 11.800.000 100 1992 12.647.000 107,0 110 1993 19.463.000 154,0 108 1994 35.560.000 182,7 114 1995 46.813.000 131,6 116 1996 51.813.000 110,7 118 1997 49.257.000 95,1 115 1998 44.418.000 90,2 108 6
- Trong thời kỳ này Công ty cũng đóng góp vào Ngân sách một phần không nhỏ, tổng cộng từ 1991 đến 1998 đóng góp được: BIỂU SỐ 2: ĐÓNG GÓP VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY Đơn vi tính: Đồng. Năm Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước 1991 6.174.204 1992 71.889.790 1993 93.940.183 1994 2.624.995 1995 81.109.952 1996 852.835.115 1997 2.294.617.070 1998 2.084.271.142 Tổng cộng 5.487.462.451 Tuy nhiên, trong thời kỳ này Công ty gặp nhiều khó khăn, Nhà nước nợ đọng vốn của Công ty từ 1992 - 1997 là tiền Công ty ứng trước để nhập nguyên liệu cho sản xuất 2,5 triệu USD, tiền hàng Công ty tham gia giao lạc, cà phê cho Liên Xô cũ, Đông Âu theo Nghị định thư trị giá 4,5 triệu Rúp, chênh lệch do điều chỉnh giá gần 1 tỷ đồng không được giải quyết. Giai đoạn III: từ 2001 đến nay. Ngày thành lập Công ty vốn lưu động chỉ có gần 700.000.000 đồng, đến nay đã có gần 40 tỷ đồng. Công ty luôn đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân viên, tiền lương không ngừng tăng lên. Trong năm 2001, Công ty đ ã có quan hệ giao dịch với gần 30 thị trường nước ngoài, trong đó có quan hệ mua bán thực sự là 25 thị trường. Có những thị trường lớn như Hàn Quố c, Đài Loan, Nhật, Singapore, Indonesia, Maylaysia, Thái Lan, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Hungarie. 7
- BIỂU SỐ 3: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001 - 2009 Kim ngạch XNK thực hiện (USD) Mức tăng Mức hoàn thành kế hoạch Năm (%) Bộ giao (%) 2001 40.655.000 91,5 102 2002 27.021.000 68,4 100 2003 31.900.000 118,1 106 2004 46.000.000 144,2 102 2005 49.223.000 107,0 103 2006 56.612.000 115,0 113 2007 63.356.707 111,9 115 2008 78.432.733 123,8 135,23 2009 64.448.642 82,17 102,29 Điều nổi bật trong 2 năm vừa qua là Công ty đã mở rộng quan hệ mua bán với 2 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. - V ề đối tác: Công ty hiện có quan hệ giao dịch với hơn 100 thương nhân và tổ chức nước ngo ài, 60 đối tác nội địa, với tổng số khoảng 200 hợp đồng nội ngo ại mỗi năm, tỷ lệ hợp đồng ký và thực hiện đạt tỷ lệ khá cao. - V ề phương thức kinh doanh: ngoài hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua L/C, năm 2002 Công ty còn m ở ra 2 hình thức mới là hàng đổi hàng với Trung Quốc và tạm nhập tái xuất. 2-/ Bộ máy tổ chức của Công ty: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, thể hiện: * Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: 1. Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. 2. Khối quản lý: - Phòng tổng hợp gồm các bộ phận: kế hoạch, thống kê thị trường, giá cả, 8
- pháp chế,... - Phòng tổ chức cán bộ: tổ chức bộ máy cán bộ, lao động tiền lương, quy hoạch, đào tạo điều hành bổ sung lao động theo yêu cầu kinh doanh. Công việc khác như: Bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội,... - Phòng kế toán, tài vụ: hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động công tác trong từng kỳ kế hoạch (quí, năm). Điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, quay vòng nhanh. 3. Khối phục vụ: - Phòng hành chính: phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công ty, bảo đảm công tác lễ tân, bảo quản quản lý tài sản của Công ty và của cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tài sản. - Phòng kho vận: quản lý kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở, đảm bảo kho hàng và xuất nhập chính xác. 4. Khối kinh doanh gồm các phòng nghiệp vụ: - Phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 : Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. - Phòng nghiệp vụ 2 : Chuyên nhập khẩu. - Phòng nghiệp vụ 3 : Chuyên gia công hàng xuất khẩu. - Phòng nghiệp vụ 4 : Chuyên lắp ráp xe máy. - Các liên doanh: + Công ty TNHH Phát triển Đệ Nhất tại 53 Quang Trung - H à Nội. + Liên doanh chế biến gỗ Đà Nẵng. - Cửa hàng: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền. - Hệ thống chi nhánh: + Chi nhánh tại Hải Phòng. + Chi nhánh tại Đà Nẵng. + Chi nhánh tại TP - HCM. - Hệ thống các cơ sở sản xuất: + X í nghiệp may Hải Phòng. 9
- + Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương Mai - Hà Nội. + X ưởng sản xuất và chế biến gỗ thuộc phòng nghiệp vụ 6 tại Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội. Công ty đã có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, có tương đối đầy đủ các phòng ban. Tuy nhiên, phân công chuyên môn hoá chưa được quán triệt, nhất là các phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 đều kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp dẫn đến cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các phòng đều tham gia thực hiện, không có sự chỉ đạo thống nhất dẫn tới hiệu quả không cao. Hiện nay, Công ty chưa có một bộ phận chuyên sâu nghiên cứu thị trường mà nó được nhập trong phòng tổng hợp, chưa tổ chức được đội ngũ cán bộ có trình độ cao thu thập thông tin, xử lý và đưa ra các quyết định cho từng thời kỳ, các phòng nghiệp vụ vẫn phải tự đi tìm thị trường. 3-/ Những lĩnh vực kinh doanh chớnh của Cụng ty: - X uất khẩu các hàng nông - lâm - hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và các sản phẩm dệt may. - Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hoá chất và hàng tiêu dùng. - Sản xuất và gia công chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử, điện lạnh, hàng nông - lâm - hải sản chế biến và dược liệu. - Làm dịch vụ thương mại, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thương mại. - Đưa đón khách, vận tải hàng hoá phục vụ cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu. - Cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho hàng, nhà xưởng và phương tiện nâng xếp dỡ. - Làm đại lý, mở cửa hàng bán buôn bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng 10
- sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Làm liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công ty đang tìm cho mình một hướng đi mới, tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực có khả năng thu hút được lợi nhuận cao. Trong đó mặt hàng nông sản cũng được Công ty xem xét, nghiên cứu, đây là mặt hàng xuất khẩu đang được Nhà nước khuyến khích, lại có thị trường thế giới rộng lớn, khả năng cung ứng dồi dào, nguồn vốn đầu tư lại không nhiều. Vấn đề hiện nay của Công ty là nghiên cứu đầu vào, đầu ra hợp lý, đảm bảo hàng của Công ty đ ược thị trường chấp nhận và tiếp nhận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác, cũng như với các nước xuất khẩu nông sản khác trên thế giới. 4-/ K ết quả hoạt động kinh doanh của Công ty: Từ năm 2006 trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra tương đối thuận lợi. Nền kinh tế mở đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm công tác xuất nhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế và lực của Công ty. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu VIPEX nhận định chiến lược kinh doanh của Công ty là đa d ạng hoá mặt hàng và phương thức kinh doanh, không ngừng tận dụng và tìm hiểu thời cơ, xây dựng củng cố địa bàn kinh doanh cũ, chủ động tìm bạn hàng mới. Từ năm 2006, Công ty đã có những bước tiến đáng khích lệ thể hiện qua biểu sau: 11
- BIỂU SỐ 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2009 Tỷ lệ % Năm 2006 2007 2008 2009 Đơn vị tính Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 2009/2008 Tổng kim ngạch XNK 1000 USD 56.611 63.356 78.433 64.449 89,35 123,80 82,17 Xuất khẩu 1000 USD 23.909 23.538 32.587 23.083 98,45 138,44 70,83 Nhập khẩu 1000 USD 32.702 39.818 45.846 41.366 121,76 115,14 90,23 Doanh thu từ h/đ SXKD triệu đồng 273.441 317.280 330.350 357.220 116,03 104,12 108,13 Lợi nhuận triệu đồng 4.800 5.321 5.768 5.411 110,9 108,4 93,8 Lợi nhuận/Doanh thu % 0,57 0,49 0,43 0,42 - - - Chi phí lưu thông tỷ đồng 11,000 12,218 13,078 11,027 111,07 107,03 84,31 Các khoản nộp NS tỷ đồng 40,000 42,913 49,24 53,818 132,28 91,49 109,30 Các khoản nộp NS/bq người triệu đồng 91,53 97,75 107,04 115,99 106,79 109,50 108,36
- Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng đều đặn qua các năm. Riêng năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vọt lên 78.432.733 USD, đ ạt 135,23% kế hoạch Bộ giao, tăng 23,8% so với thực hiện năm 2007, tăng 19,3% so với mức b ình quân của giai đoạn 2006-2009. Trong đó, xuất khẩu là 32.586.713 USD, đạt 138,67% kế hoạch Bộ giao, tăng 38,44% so với thực hiện 2007. Nhập khẩu là 45.846.020 USD đạt 132,88% kế hoạch Bộ giao tăng 15,14% so với thực hiện năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do năm 2008 xảy ra khủng hoảng tiền tệ - tài chính ở khu vực nhưng Công ty đã dự báo trước được tình hình nên kịp thời có những biện pháp chiến lược kinh doanh phù hợp, đó là nhanh chóng chuyển hướng thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các nước chưa xảy ra khủng hoảng. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu phải kể đến hàng gia công xuất khẩu đạt giá trị 21.488.315 USD chiếm 65,94% kim ngạch thực hiện, tăng cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Ngoài ra các mặt hàng xuất nhập khẩu khác cũng đều tăng so với thực hiện năm 2007. Mức doanh thu qua các năm đều tăng, mức tăng này phần lớn là từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chi phí kinh doanh cũng tăng lên, một phần do mở rộng kinh doanh và các dịch vụ, đây là những yếu tố tích cực. Tuy nhiên do chính sách thuế của Nhà nước đối với mặt hàng chịu thuế bị điều chỉnh nhanh gây cho Công ty bị động trong khi thích nghi với điều kiện mới. Lợi nhuận thu được của Công ty cũng không ngừng được tăng lên, đ ảm bảo cho Công ty có khả năng tăng trưởng được, đảm bảo đời sống cho nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. 13
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HO ẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NễNG SẢN CỦA CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX 1-/ Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của Công ty: 1.1-/ Thuận lợi: * V ề công tác tổ chức cán bộ: là một Công ty có truyền thống làm ăn nghiêm túc, Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả. Trước hết, Công ty chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng để các Cán bộ công nhân viên thấy hết những thuận lợi - khó khăn khách quan và chủ quan, từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng Công ty, giáo dục sự gắn bó với Công ty. Bên cạnh công tác chính trị tư tưởng là những việc làm thiết thức tạo công ăn việc làm cho các cán bộ, chăm lo xây dựng đo àn kết nội bộ. Công ty luôn quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành chi phí hợp lý cho đào tạo, kết hợp đ ào tạo chính quy trong nước với đào tạo ở nước ngoài. Đến năm 2009 đã có 118 lượt người đ ược đào tạo mới về vi tính, ngoại ngữ và nghiệp vụ. * Về phương thức kinh doanh: kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty quan tâm đến việc đa dạng hoá kinh doanh, đ ón trước những lĩnh vực có hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế. Ví dụ như ngoài các mặt hàng nông sản chủ lực lạc, cà phê, hạt tiêu, cao su, Công ty còn mở rộng xuất khẩu thêm cả các mặt hàng như chè, ngô, d ầu lạc, mây tre, cói, gạo, sắn,...là những mặt hàng không có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhưng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người và đem lại một kho ản lợi nhuận không nhỏ. Từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty nhanh chóng mở rộng thêm hoạt động đầu tư vào ngân hàng (EIB), sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh đ ịa ốc, kinh doanh dịch vụ, phương châm kinh doanh là bám vào nhu cầu thị trường trong và nước ngoài, bám vào nhu cầu khách hàng tạo ra những mặt hàng truyền thống và b ạn hàng tin cậy. 14
- * Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu và làm d ịch vụ trên cơ sở tính toán năng lực quản lý trình độ cán bộ và hiệu quả công việc. Trong những năm qua, Công ty đã đ ề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng quy chế thưởng xuất khẩu. Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu, Công ty còn chủ động tham gia hoạt động sản xuất những mặt hàng có giá trị lớn, thường xuyên, sản xuất những mặt hàng phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu như may mặc, chế biến đồ gỗ, gia công sản xuất đồ chơi, đồ điện tử,... Cũng nhờ đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên tiềm lực Công ty không ngừng được phát triển. Những mặt hàng nào kinh doanh không hiệu quả có thể được nhanh chóng chuyển đổi sang mặt hàng có hiệu quả. * Thường xuyên chăm lo tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn cho đơn vị. Thực hiện kế hoạch chú trọng hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Tranh th ủ vốn bên ngài để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ số vốn ít ỏi trong ngày đầu thành lập, Công ty đ ã có chính sách gây dựng và phát triển vốn cho hoạt động của Công ty. Năng động tháo gỡ khó khăn, xin phép được hưởng cơ chế "lấy thu bù chi", thu hoa hồng ngoại tệ, cân đối thu chi, lập và phát triển quỹ hàng hoá, tăng cường tự doanh hàng xuất nhập khẩu để tạo thêm vốn, chủ động chọn những lĩnh vực đầu tư có hiệu quả. * Giữ chữ tín trong kinh doanh: Giữ gìn chữ "tín" trong kinh doanh, sòng phẳng và có chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ buôn bán là phương châm hoạt động trên thị trường nội và ngo ại của công ty. Nhờ vậy, công ty đ ã xây dựng được một mạng lưới bạn hàng rộng khắp. Có những thương nhân chỉ muốn ký hợp đồng với VIPEX, có những mặt hàng nhờ VIPEX kinh doanh mà giá xuất khẩu đã nâng lên 5-10 USD/tấn so với giá thị trường. Tôn trọng và chấp hành pháp luật giúp Công ty tồn tại và phát triển vững vàng trong điều kiện kinh tế thị trường. 2.2-/ Khú khăn: * Cơ cấu tổ chức Công ty chưa có sự phân công chuyên môn hoá sâu sắc, nhất là đối với các phòng nghiệp vụ 1,3,5,6,7 đều là các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Điều đó dẫn tới cùng một mặt hàng, một thị trường m à các phòng cùng tham gia thực hiện, không có sự chỉ đạo thống nhất do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao. Và cũng chính vì v ậy đôi khi hoạt động kinh doanh của công ty còn mang tính chất phi vụ dẫn tới nguồn lực tài chính bị phân tán nhỏ, mà kinh doanh quy mô lớn có hiệu quả không thể dựa trên triết lý kinh doanh 15
- theo kiểu "thương vụ" đơn thuần. Nhiều mặt hàng xuất khẩu khác đều giảm về số lượng và trị giá như: hạt điều, tờ tằm, sản phẩm từ tơ tằm, hàng gia công may mặc,... thậm chí có mặt hàng không có thị trường tiêu thụ như ngô. Công ty bị mất nhiều bạn hàng kinh doanh truyền thống lâu năm. Thêm vào đó, thị trường trong nước sức mua giảm do khả năng thanh toán hạn hẹp, do vậy nhiều mặt hàng tồn đọng lớn, tiêu thụ chậm, ảnh hưởng đến kinh doanh hàng nhập khẩu. Trong khi đó kinh doanh hàng xuất khẩu cạnh tranh gay gắt trong nước, giá biến động mạnh nhiều hơn cả giá ngoại, ngoài nước khách hàng lợi dụng ép giá bất lợi trong giao dịch. Hiện tượng gian lận thương mại mặc dầu Nhà nước tìm cách hạn chế đã giảm nhưng vẫn còn gây hậu quả xấu. * Năm 2004, Công ty còn có một khó khăn lớn là đến hạn góp vốn cho liên doanh 53 Quang Trung bằng 11 tỷ đồng, đầu tư xây dựng số 7 Triệu Việt Vương và đầu tư vốn cho hoạt động tài chính. Trong công tác tổ chức cán bộ vẫn nổi cộm vấn đề chất lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu còn chưa nhiều, số cán bộ có trình độ quản lý các mặt hàng xuất khẩu kinh doanh còn thiếu và yếu. * Hiện nay trên cả nước có hơn 2000 doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Các Tổng công ty này chi phối sản xuất - lưu thông hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu lớn như: Gạo, cà phê, cao su, hải sản, may mặc, phân bón, sắt thép, ximent,... trong đó có nhiều mặt hàng thuộc danh mục kinh doanh của Công ty. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở thị trường xuất khẩu mà cả ở thị trường tạo nguồn. Số lượng nhà xuất khẩu tăng dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường, khi có nhu cầu xuất khẩu thì tranh nhau mua và tranh nhau xuất khẩu. Trong đó cũng phải kể đến sự kém chất lượng do cố ý của một số lô hàng xuất khẩu tạo ra nhiều mức giá, làm cho người nhập khẩu ở nước ngoài nghi ngờ chất lượng hàng Việt Nam và sự khác biệt của nhiều mức giá đối với cùng một loại hàng. 2-/ Chủng loại – K im ngạch xuất khẩu nụng sản của Cụng ty: Với phương châm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên mặt hàng xuất khẩu nông sản của Công ty cũng rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú, đa dạng này thay đổi theo từng mùa vụ. Đối tượng xuất khẩu mà đề tài này đề cập là một 16
- số mặt hàng nông sản mà Công ty thường xuyên kinh doanh với khối lượng lớn, đều đặn qua các năm như: lạc, cà phê, cao su, hạt tiêu, h ạt điều. Ngoài ra, Công ty cũng kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng nông sản khác như chè, ngô, d ầu lạc, mây tre, cói, gạo, sắn,... song những mặt hàng này có khối lượng xuất khẩu nhỏ, lại không thường xuyên qua các năm nên trong đề tài này không đề cập tới. Nghiên cứu tình hình hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty cho thấy trong suốt quá trình làm công tác xuất khẩu, từ lúc nghiên cứu thị trường tìm đối tác kinh doanh, ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán Công ty đều thực hiện nghiêm túc đúng thời hạn, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trên cơ sở 2 b ên cùng có lợi và đảm bảo uy tín lâu d ài. Sau mỗi đợt xuất hàng, Công ty đ ều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ ở các công đo ạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác, kịp thời phát hiện những yếu điểm và rút ra kinh nghiệm cho đợt sau. 2.1-/ Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty theo mặt hàng: Kết quả xuất khẩu hàng nông sản của Công ty được thể hiện một cách khái quát qua các số liệu sau: BIỂU SỐ 7: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 Đ ơn vị tính: USD Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tên mặt hàng STT Giá trị Giá trị thực Giá trị thực xuất khẩu Tỷ lệ % Tỷ lệ % T ỷ lệ % thực hiện hiện hiện Lạc nhân 1 3.342.427 48,19 1.857.443 28,03 1.234.800 20,31 2 Cà phê 876.500 12,64 1.437.255 21,69 1.227.732 20,20 3 Cao su 986.200 14,22 1.215.600 18,34 1.507.839 24,80 Hạt tiêu 4 1.230.487 17,74 1.437.975 21,70 1.201.506 19,76 Hạt điều 5 500.000 7,21 678.924 10,24 907.312 14,93 Tổng cộng 6.935.614 100 6.627.197 100 6.079.189 100 Từ năm 2007 đến nay, kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Công ty có những thay đổi mạnh mẽ. Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu nông sản là 6.079.189 USD, đã giảm đi 856.425 USD so với năm 2007 là 6.935.614 USD (tương đương với 12,35%). Như vậy là có sự giảm sút đáng kể trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty từ năm 2007 đến 2009. Giá trị xuất khẩu đang từ 6.935.614 USD năm 1999 giảm xuố ng còn 6.627.197 USD 17
- năm 2008, rồi tiếp tục xuống còn 6.079.189 USD năm 2009, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Qua đánh giá tổng kết các năm cho thấy nguyên nhân chính làm tổng giá trị xuất khẩu nông sản giảm sút rõ rệt là do m ặt hàng lạc nhân gây ra vì mặt hàng này giảm mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, trong khi đó các mặt hàng cà phê, cao su, tiêu hạt điều đều tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị thực hiện nhưng vẫn chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu nông sản xuất khẩu. Năm 2007, giá trị xuất khẩu lạc nhân là 3.342.427 USD gần bằng 2 lần giá trị xuất khẩu năm 2009 và tỷ trọng đang từ 48,19% (năm 2007) xuống còn 20,31% (năm 2009). Sự giảm sút xảy ra đều đặn đối với lạc nhân xuất khẩu qua 3 năm 2007,2008,2009, bình quân mỗi năm giảm 9,3% trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Đánh giá tìm rõ nguyên nhân thì thấy năm 2008 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính m ạnh mẽ đã làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, xuất nhập khẩu bị đình trệ và mặt hàng lạc nhân của Công ty được xuất khẩu bị chao đảo mạnh mẽ. Một thực tế không thể phủ nhận khác là trồng lạc cho hiệu quả kinh tế kém hơn m ột số loại cây nông nghiệp khác vì vậy một số nông trường lớn trước kia thường xuyên cung cấp lạc cho Công ty đã chuyển sang trồng các loại cây khác như cà phê, hạt tiêu, vải thiểu, mận, cam, dưa hấu,... làm nguồn hàng của Công ty bị thay đổi đột ngột, chưa kịp tổ chức lại nguồn cung ứng lạc, khiến cho nhiều hợp đồng xuất khẩu lạc của Công ty trong 2 năm 2008,2009 phải huỷ bỏ. Trong 2 năm 2008,2009 giá lạc thế giới có nhiều biến động mạnh. Sự thay đổi nhanh chóng của giá lạc làm Công ty không nắm bắt kịp, khiến cho hoạt động xuất khẩu lạc chỉ diễn ra cầm chừng, nghe ngóng và chủ yếu để giữ khách. Sự suy giảm nhanh chóng của lạc xuất khẩu cũng ảnh hưởng lớn tới cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Năm 2007, tỷ trọng xuất khẩu lạc là 48,19% khiến cho nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong cơ cấu xuất khẩu nông sản. Các cán bộ trong Công ty vẫn gọi đùa đó là "chàng khổng lồ" và các "chú lùn". Thế nhưng từ năm 2008, các "chú lùn" này lại có sức sống mãnh liệt trong khi "chàng khổng lồ" ngày càng "teo cơ". Mặt hàng cà phê xuất khẩu và cao su xuất khẩu của Công ty năm 2007 chỉ chiếm 27% tỷ trọng thì năm 2009 lên đến 45% tỷ trọng. Giá trị xuất khẩu cũng lần lượt tăng là 140% và 152,9%. 18
- BIỂU ĐỒ 8: KẾT QUẢ XK NÔNG SẢN THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 -2009 1000 USD Bên cạnh sự sa sút của mặt hàng Lạc nhân xuất khẩu thì Cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều lại có những biểu hiện tốt đẹp, tiêu biểu nhất là hạt điều. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hạt điều là 500.000 USD, chiếm có 7,21% trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, năm 2008, chiếm 10,24% (tương ứng với 678.924 USD), năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hạt điều là 902.312 USD, chiếm 14,93% trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Như vậy, chỉ trong vòng hai năm gần đây cả tỷ trọng và kim ngạch XK hạt điều đều tăng gấp hai lần. Đây thực sự là bước tiến đáng vui mừng đối với Công ty XNK VIPEX. Năm 2009, để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới và cũng là góp phần vào sự đi lên của Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định xây dựng một nhà máy chế biến hạt điều và lâm sản phục vụ cho xuất khẩu, dự kiến nhà máy này sẽ cho năng suất là 500 tấn hạt điều mỗi năm. Nhìn chung, qua số liệu thống kê thì các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty (trừ lạc) đều có những biểu hiện tương đối lạc quan, tất cả đều tăng cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, trong năm 2011 này Công ty cũng cần cố gắng nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản để bù đắp vào phần giảm sút của mặt hàng lạc nhân xuất khẩu. 19
- 2.2-/ Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty theo thị trường: Trước tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, kinh tế - xã hội Châu Á và khu vực vào cuối năm 2008, đầu 2009 chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản của Công ty nói riêng đã gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn khách quan Công ty vẫn nỗ lực phấn đấu vượt qua, hoàn thành về cơ b ản các mục tiêu đề ra, giữ vững sự phát triển ổn định của xuất khẩu nông sản. BIỂU SỐ 9: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 STT Thị trường Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (USD) % (USD) % (USD) % 1 Singapore 2.645.937 38,15 2.826.500 42,65 2.477.270 40,75 Đài Loan 2 439.024 6,33 398.957 6,02 384.205 6,32 3 ASEAN 1.505.028 21,70 1.255.191 18,94 1.167.812 19,21 Trung Qu ốc 4 360.652 5,20 290.271 4,38 234.049 3,85 5 EU 1.759.565 25,37 1.538.172 23,21 1.499.128 24,66 Mỹ 6 225.408 3,25 318.106 4,80 316.725 5,21 Tổng cộng 6.935.614 100 6 .627.197 100 6.079.189 100 Với một nỗ lực không ngừng, Công ty không những hoàn thành kế hoạch Bộ giao mà còn thành công rực rỡ trên một số thị trường mới và thị trường lớn. Năm 2008, Công ty bắt đầu áp dụng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở thị trường Mỹ và đã thu được kết quả tốt đẹp với giá trị xuất khẩu là 318.106 USD, chiếm 4,8% tỷ trọng xuất khẩu nông sản và tăng 141,12% so với thực hiện năm 2007 (tức là tăng 92.698 USD). Năm 2009, giá trị xuất khẩu nông sản trên thị trường này tuy không tăng về tuyệt đối song lại tăng 0,41% trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đây là một thị trường lớn, nhu cầu đa dạng nên nếu Công ty tăng cường khai thác thì sẽ có thể trở thành một thị trường tiềm năng to lớn của Công ty. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước – thực trạng và giải pháp
49 p | 2428 | 209
-
Báo cáo: Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở xã Trà Tân huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận
40 p | 1081 | 184
-
Báo cáo thực hành nghề nghiệp: Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020
44 p | 1104 | 181
-
Báo cáo “Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ”
28 p | 370 | 155
-
Báo cáo: thực trạng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo
18 p | 782 | 105
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Z151
208 p | 415 | 81
-
Báo cáo thực tập tại Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may
42 p | 260 | 59
-
Báo cáo thực tập: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn
87 p | 238 | 56
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu và một số ý kiến về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Việt Nam
70 p | 191 | 49
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dệt kim Thăng Long
19 p | 170 | 33
-
Luận văn: Phân tích thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không
47 p | 178 | 32
-
Báo cáo thực tế nghề nghiệp: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại Công ty TNHH Huy Long An trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận - huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh
24 p | 236 | 27
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hưng Phát
38 p | 118 | 27
-
Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua
6 p | 184 | 23
-
Báo cáo thực tế nghề nghiệp: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh của công ty Huy Long An
37 p | 182 | 21
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại Công ty Dịch vụ Hai Bà Trưng
23 p | 104 | 19
-
Báo cáo thực tập: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính tại Doanh nghiệp Xây dựng Hiền Hòa
52 p | 167 | 19
-
Báo cáo: Thực trạng và một số kiến nghị để phát triển môn thể dục nghệ thuật tại Việt Nam
9 p | 96 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn