Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương" nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút du khách đến khu du lịch Đại Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THU HÚT DU KHÁCH ĐẾN VỚI KHU DU LỊCH ĐẠI NAM - TỈNH BÌNH DƯƠNG Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tuyết Nhi Lớp : D17DL01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Địa Lý Học Giảng viên hướng dẫn : Phan Văn Trung Bình Dương, tháng 11/2020 1
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương” là một công trình nghiên cứu độc lập, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Văn Trung. Ngoài ra, đề tài này không có bất cứ sự sao chép của người khác và là sản phẩm do em làm ra. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo hoàn toàn chính xác, nếu có vấn đề em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. ii
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Phan Văn Trung, người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc định hướng, triển khai và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Trong quá trình làm báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương”, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị nhân viên trong khu du lịch Đại Nam về công tác số liệu và hình ảnh. Em xin cảm ơn tới toàn thể nhân viên khu du lịch Đại Nam. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế trường đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập tốt trong các năm học vừa qua. Em xin chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt. Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii A. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ................3 7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI..................................................................................................3 B. NỘI DUNG ...........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU KHÁCH ......................4 1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH .............................................................................4 1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH .................................................................................4 1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch ...................................................................4 1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch...................................................................5 1.2.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch .....................................................5 1.2.3.1. Ý nghĩa của tài nguyên du lịch ...............................................................5 1.2.3.2. Vai trò của tài nguyên du lịch ................................................................5 1.2.4. Phân loại tài nguyên du lịch..........................................................................6 1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ..........................................................6 1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................6 1.3.2. Đặc điểm về tài nguyên du lịch nhân văn .....................................................7 1.3.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn ..........................................................7 iv
- 1.3.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể .......................................................8 1.3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn vô thể ........................................................9 1.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN ..........................................................11 1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên........................................................11 1.4.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên .........................................................11 1.5. KHÁCH DU LỊCH .........................................................................................13 1.5.1. Khái niệm khách du lịch .............................................................................13 1.5.2. Phân loại khách du lịch ...............................................................................14 1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách ..................................14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH ĐẠI NAM – BÌNH DƯƠNG ......................................................................19 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH ĐẠI NAM..............................................19 2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH ĐẠI NAM ........................................................................................................................19 2.2.1. Tiềm năng chung ........................................................................................19 2.2.2. Những điểm đến nổi bật của khu du lịch Đại Nam ....................................20 2.2.2.1. Trường đua Đại Nam............................................................................20 2.2.2.2. Đền thờ .................................................................................................20 2.2.2.3. Vườn bách thú .......................................................................................22 2.2.2.4. Biển nhân tạo ........................................................................................23 2.2.2.5. Khu vui chơi giải trí ..............................................................................24 2.2.2.6. Nông trại “càng cua” ...........................................................................25 2.2.2.7. Hành trình mạo hiểm trên cao ..............................................................25 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH ĐẠI NAM ......................25 2.3.1. Số lượng du khách ......................................................................................25 2.3.2. Doanh thu ....................................................................................................26 2.3.3. Giá vé dịch vụ .............................................................................................27 2.3.4. Nguồn nhân lực ...........................................................................................30 2.3.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ..............................................................................31 2.3.6. Các hoạt động khác .....................................................................................32 v
- 2.3.7. Nhận xét chung về thực trạng phát triển khu du lịch Đại Nam ..................33 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT DU KHÁCH ĐẾN VỚI KHU DU LỊCH ĐẠI NAM – TỈNH BÌNH DƯƠNG ...........................................................35 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .....................................................................35 3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ .....................................................................................35 3.2.1. Hiện trạng khai thác liên kết tuyến du lịch .................................................35 3.2.2. Tăng cường quảng bá du lịch cho khu du lịch Đại Nam ............................38 3.2.3. Đào tạo cán bộ - nhân viên du lịch .............................................................39 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................41 PHỤ LỤC ................................................................................................................42 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giá vé khu vui chơi giải trí. vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Thống kê lượng khách du lịch đến khu du lịch Đại Nam giai đoạn 2016 – 2019. Hình 2.2 Thống kê doanh thu của khu du lịch Đại Nam giai đoạn 2016 – 2019. vii
- A. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn vì có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Ngành du lịch có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo việc làm cho người lao động trong xã hội. Đất nước ta có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Khu du lịch Đại Nam là một khu du lịch nổi tiếng của Bình Dương, đến với khu du lịch Đại Nam là đến với những giá trị mang tính cội nguồn văn hóa, toát lên vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Nơi đây được xem là công trình tiêu biểu với đầy đủ núi non, sông hồ, biển cả,… Đây cũng là một khu du lịch tiêu biểu được xếp hạng vào bậc nhất tại Đông Nam Á và đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập 2 kỷ lục lớn nhất: Kim Điện dát vàng và dãy núi nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Với diện tích 450 ha, nơi đây được xem là khu du lịch tâm linh lớn nhất Đông Nam Á, với thiết kế nhiều hạng mục công trình đặc sắc được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam. Nơi đây, đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách du lịch như: đền thờ, vườn bách thú, biển nhân tạo, trường đua, khu vui chơi giải trí,… Cho đến hiện nay, khu du lịch Đại Nam cũng đã hoạt động hơn 10 năm với phong cảnh đẹp, diện tích rộng lớn, nhiều công trình vĩ đại, gợi nhớ cội nguồn, lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó cũng tồn tại những vấn đề bất cập, các hạng mục giải trí, vui chơi không được chú ý, chưa tạo lợi thế cạnh tranh so với những điểm du lịch lân cận; vườn bách thú không được vệ sinh đúng cách nên khách du lịch ít vào tham quan. Nhưng để nâng cao sự hiểu biết của du khách, gia tăng số lượng khách đến tham quan, ban quản trị cần nổ lực hơn để khắc phục những nhược điểm nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước biết đến. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương” để làm báo cáo tốt nghiệp cho khóa học của mình nhằm thực hiện mục đích tìm hiểu, với mong muốn đưa ra giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam, góp phần phát triển du lịch Bình Dương trong thời gian tới. 1
- 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cho đến hiện nay, đã có một công trình nghiên cứu về Đại Nam, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau đây: Công trình nghiên cứu “So sánh về các hoạt động maketing của khu du lịch Đại Nam với một số khu du lịch giải trí khác như Đầm Sen, Madagui, Suối Tiên” [1]. Công trình nghiên cứu “Văn hóa giải trí công cộng tại khu du lịch Đại Nam, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” của Đàm Thị Nhung (2013) [3]. Công trình nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay”của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương (2017) [7]. Công trình nghiên cứu “Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương”của Thạc sĩ Nguyễn Lê Xuân Thảo (2012) [4]. Công trình nghiên cứu “Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch” của Huỳnh Thị Bích Tuyền (2012) [6]. Các nghiên cứu trên chỉ ở khía cạnh so sánh về các hoạt động maketing của khu du lịch Đại Nam với một số khu du lịch giải trí khác như Đầm Sen, Madagui, Suối Tiên; văn hóa giải trí công cộng tại khu du lịch Đại Nam. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về “Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – tỉnh Bình Dương”. Chính vì vậy, em tìm hiểu đề tài này nhằm nêu lên thực trạng ở khu du lịch Đại Nam từ đó đưa ra nhận xét và tìm ra những giải pháp để thu hút nhiều du khách góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch ở Bình Dương. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút du khách đến khu du lịch Đại Nam trong thời gian tới. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Khu du lịch Đại Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích hoạt động thu hút du khách. - Phạm vi không gian: Khu du lịch Đại Nam. 2
- - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2019. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đối với hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, xử lý số liệu thống kê được xem là phương pháp phổ biến và quan trọng. Việc thu thập tài liệu từ các nguồn sách, giáo trình, các thông tin trên mạng internet,… nhằm phục vụ đề tài hầu hết từ các nguồn chính thống. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả thu thập tài liệu về du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá trong báo cáo. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Là việc lựa chọn, sắp xếp các tài liệu, thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ nhằm phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu. Từ đó, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về khu du lịch Đại Nam tỉnh Bình Dương. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Đề xuất giải pháp liên kết phát triển một số tuyến du lịch, tăng cường quảng bá du lịch và đào tạo cán bộ - nhân viên du lịch. Giá trị ứng dụng: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng để thu hút du khách cho khu du lịch, làm tài liệu tham khảo cho các tài liệu sau này. 7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du khách. - Chương 2: Thực trạng khai thác du lịch tại khu du lịch Đại Nam – Bình Dương. - Chương 3: Giải pháp thu hút du khách đến với khu du lịch Đại Nam – Bình Dương. 3
- B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU KHÁCH 1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” [4,5]. Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung – cầu du lịch, đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [4,6]. Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm” [4,6]. Trong Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [4,6]. 1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” [4,31]. Ngô Tất Hổ (2000) thì cho rằng: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể 4
- sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch” [4,31]. Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 4, chương I thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [4,31]. 1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, bao gồm tài nguyên dưới dạng phi vật thể và vật thể. Phần lớn tài nguyên du lịch dưới dạng vật thể như là hang động karst, vườn quốc gia, các di tích văn hóa – lịch sử,…, còn lại là dưới dạng phi vật thể như Ca trù, Quan họ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế. Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch không hề bị suy giảm và có thể sử dụng nhiều lần, nếu như chúng được bảo vệ và tôn tạo. Tài nguyên du lịch khác với một số loại tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt dần khi sử dụng như khai thác khoáng sản, còn tài nguyên du lịch có lợi thế hơn là không bị hao mòn nên có thể khai thác lâu dài tùy thuộc vào nhu cầu của khách du lịch. Tài nguyên du lịch không phải là bất biến, nó có xu hướng ngày càng được mở rộng hơn, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học – công nghệ và nhu cầu của du khách. 1.2.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch 1.2.3.1. Ý nghĩa của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của du lịch. 1.2.3.2. Vai trò của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch [4,32], sản phẩm du lịch được tạo nên nhiểu yếu tố, trước hết phải kể đến tài nguyên chiếm giá trị 80% – 90%. Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch càng phong phú, đặc sắc, mới mẻ, đa dạng thì sức hấp dẫn du khách càng cao. 5
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch [4,32]. Trong quá trình phát triển, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và làm thỏa mãn du khách thì các loại hình du lịch mới mẻ cũng không ngừng ra đời và phát triển. Các loại hình du lịch ra đời phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Loại hình du lịch văn hóa phải diễn ra ở những nơi tập trung nhiều di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống,… Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đều trong nghiên cứu du lịch, không thể không nhắc đến tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, tổ chức điều hành và quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau. Nhưng dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, khu du lịch nhằm hấp dẫn khách du lịch. Ngành có sự định hướng tài nguyên là du lịch. “Quy mô hoạt động du lịch của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên và nó quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch” [4,32]. Một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch là tài nguyên du lịch. Số lượng tài nguyên sẵn có, chất lượng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hoặc một quốc gia nào đó, các loại tài nguyên càng phong phú thì sức thu hút khách du lịch càng mạnh. 1.2.4. Phân loại tài nguyên du lịch Trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tài nguyên du lịch được chia làm 2 nhóm: - Tài nguyên du lịch tự nhiên. - Tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn được chia thành: - Tài nguyên du lịch nhân văn vô thể. - Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể. 1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn 6
- Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [4,57]. 1.3.2. Đặc điểm về tài nguyên du lịch nhân văn - Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí, có ý nghĩa không điển hình hoặc thứ yếu. - Việc tìm hiểu các đối tượng nhân văn diễn ra trong thời gian ngắn, tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. - Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. - Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn. - Ưu tiên của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không theo tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên. - Sở thích của những người tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn là rất phức tạp và khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. - Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn: + Giai đoạn thông tin: Ở giai đoạn này du khách nhận được những thông tin chung nhất, thậm chí còn có thể mờ nhạt về các đối tượng nhân văn và thường thông qua các tin truyền miệng hay các phương tiện thông tin. + Giai đoạn tiếp xúc: Là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thường với đối tượng, tuy chỉ lướt qua nhưng bằng mắt thực. + Giai đoạn nhận thức: Trong giai đoạn này khách du lịch làm quen với đối tượng một cách cơ bản, đi sâu vào nội dung của nó, thời gian tiếp xúc lâu hơn. + Giai đoạn đánh giá, nhận xét: Ở giai đoạn này bằng kinh nghiệm sống của bản thân về nhận thức, khách du lịch so sánh đối tượng này với đối tượng khác gắn bó với nó. 1.3.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn 7
- 1.3.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể - Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa. + Di sản văn hóa thế giới. Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết nhiều đặc điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học [4,63]. Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mĩ, dân tộc học hoặc nhân chủng học [4,63]. Các quần thể công trình xây dựng: Các quần thể này hoặc tách biệt hay liên kết lại với nhau, có giá trị nổi bật toàn cầu về kiến trúc, về tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học [4,63]. Di sản văn hóa được xem là sự kết tinh của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Các di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới của quốc gia thì sẽ trở thành tài nguyên du lịch nhân văn vô giá, có sức hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Hiện nay, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ở Việt Nam là: quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, hoàng thành Thăng Long, thành Nhà Hồ. + Di tích lịch sử - văn hóa Theo Khoản 3, Điều 4 của Luật Di sản văn hóa (2001, sửa đổi năm 2009) thì “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học” [5,102]. Theo phó giáo sư Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong Địa lý du lịch Việt Nam “Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [4,67]. Theo điều 29 của Luật Di sản văn hóa (2001, sửa đổi năm 2009) thì di tích được phân loại như sau: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử (di tích lưu niệm 8
- sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Di tích khảo cổ: những công trình, địa điểm có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc ở trên mặt đất, dưới nước bao gồm: di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ và các di chỉ khác. Di tích lịch sử: là những công trình ghi nhận các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, các địa điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Di tích kiến trúc nghệ thuật: các di tích gắn với các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và những giá trị văn hóa phi vật thể chứa đựng bên trong di tích. Danh lam thắng cảnh: là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp và thường có các giá trị do con người sáng tạo nên gắn liền với phong cảnh thiên nhiên nơi đó. - Tài nguyên nhân văn khác Những công trình đương đại cũng tạo ra sức hấp dẫn lớn với khách du lịch. Các công trình này bao gồm: các tòa nhà, đường xá, các viện nghiên cứu, nhà máy công trình kiến trúc lớn có giá trị kiến trúc nghệ thuật,… Thư viện, bảo tàng, nhà lưu niệm, rạp hát, công viên, các món ăn truyền thống,… cũng được xem là các tài nguyên nhân văn hữu hình. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, món ăn dân gian cũng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì họ không thể bỏ qua các món ăn nổi tiếng của các vùng miền như phở Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng,… 1.3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn vô thể - Lễ hội + Khái niệm Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân diễn ra vào thời điểm cố định trong năm nhằm để kỉ niệm một sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa hay tôn giáo của cộng đồng. Theo Ngô Đức Thịnh: “Lễ hội là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể được hình thành trên cơ sở một nghi lễ, tín ngưỡng nào đó, được tiến hành theo định kì, mang tính cộng đồng, thường là cộng đồng làng” [5,102]. + Đặc điểm 9
- Quy mô của lễ hội: Lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng, nhiều ngày nhưng lại có lễ hội diễn ra trên địa bàn hẹp, ít ngày. Thời điểm diễn ra lễ hội: Các lễ hội không diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Mỗi địa phương tổ chức lễ hội theo phong thái riêng mang tính độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Vì vậy, khi đến nơi đây, du khách sẽ được hòa nhập vào lễ hội, cho phép khách du lịch sống trong lễ hội như người dân ở đó. Các lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa, điều này cho phép khai thác di tích và lễ hội vào mục đích du lịch. + Nội dung Lễ hội gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ: Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện, một vị anh hùng lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức lễ nhằm bày tỏ sự tôn kính với các bật thánh hiền và thần linh, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa,… Phần hội: Thường diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình cho tâm lý cộng đồng văn hóa dân tộc. Trong hội thường có những trò vui, thi hát. Các chàng trai, cô gái đi hội để gặp gỡ nhau, luôn gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ. - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Theo Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời” [4,75]. “Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Như vậy hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập” [4,75]. Nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang giá trị nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo, bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người lao động, thể hiện được tâm tư tình cảm của họ. Nghề thủ công truyền thống luôn được bảo tồn, phát huy từ đời này sang đời khác của gia đình, địa phương, 10
- làng. Ngày nay trong du lịch, việc thăm các làng nghề và học làm các sản phẩm tại các làng nghề đang được khách du lịch quan tâm. - Các tài nguyên nhân văn vô thể khác Phong tục tập quán, nghệ thuật hát, múa, diễn xướng dân gian, nghệ thuật ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc, hoạt động sản xuất, hoạt động thể thao,… cũng là đối tượng thu hút du khách. 1.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại chương II, điều 13: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [4,38]. 1.4.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên - Tài nguyên địa hình Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của con người, cũng là nơi xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo nên phong cảnh đẹp. Một số kiểu địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn cho phát triển du lịch. + Địa hình karst Hiện nay, một trong số các kiểu karst được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động karst. Các cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karst rất hấp dẫn du khách. Đây được xem là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi một cách dễ dàng. Trên thế giới có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho du lịch, trên thế giới đã xếp hạng 25 hang động karst dài nhất và 25 hang động karst sâu nhất. Hang động dài nhất là hang Flint Mammauth Cave System (530km) ở Hoa Kỳ, hang sâu nhất là Rescau Jean Bernard (1.535m) ở Pháp. Hang động karst ở Việt Nam không dài, không sâu nhưng rất đẹp. Động Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình) dài gần 8km, cửa vào rộng 25m và cao 10m, được coi là một trong những hang nước đẹp nhất thế giới, đây là điểm du lịch đông khách nhất ở Quảng Bình hiện nay. Ngoài ra, còn có các hang động khác như Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội),… 11
- Ngoài hang động karst còn có kiểu địa hình karst khác như kiểu karst ngập nước, tiêu biểu như ở vịnh Hạ Long, một trong những di sản thiên nhiên thế giới. Kiểu karst đồng bằng ở Ninh Bình được mệnh danh là “Hạ Long cạn”, cũng thu hút sự chú ý của khách du lịch khắp nơi. + Kiểu địa hình ven bờ Các kho chứa nước lớn như đại dương, biển, sông, hồ có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Địa hình ven bờ khai thác du lịch với nhiều mục đích khác nhau như tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước. Du lịch đến các bồn nước lớn là xu hướng phổ biến hiện nay, chiếm 2/3 số khách du lịch toàn cầu. + Địa hình đồng bằng Đây là dạng địa hình tương đối đơn điệu về ngoại hình không gây được cảm giác mạnh như trong du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, đây là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, là nơi hội tụ của con người. Nơi đây sản sinh ra hoạt động nông nghiệp, văn hóa của con người. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động du lịch. + Địa hình vùng đồi Đây là dạng địa hình tạo ra không gian thoáng đãng và bao la, khách du lịch đến nơi đây thường thích cắm trại, tham quan. Nơi đây, dân cư tập trung tương đối đông đúc, là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, rất thích hợp phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. + Địa hình miền núi Đây là dạng địa hình có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, có ưu thế hơn đối với các hoạt động du lịch như việc tổ chức thể thao mùa đông, nghỉ dưỡng, leo núi,… Địa hình miền núi có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, có nhiều đối tượng như các sông, suối, thác nước, hang động, rừng cây. Miền núi là nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người còn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo. - Tài nguyên khí hậu Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du lịch đã được định sẵn nhằm khai thác cho du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, lượng mưa, bức xạ mặt trời,… Nhìn chung, những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa thích hợp với sức khỏe của con người thường 12
- có sức hấp dẫn du khách triển khai các hoạt động du lịch. Tài nguyên khí hậu phục vụ cho phát triển các loại hình du lịch và quyết định tính thời vụ của nhiều loại hình du lịch. Các vùng khác nhau có tính mùa vụ du lịch không giống nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu. - Tài nguyên nước Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm. Đối với hoạt động du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất to lớn, nó bao gồm: đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác nước,… Nước mặt tạo không khí mát mẻ, thoáng, phong cảnh đẹp. Các mặt nước ven bờ: bãi biển, ven hồ, các dòng sông thường sử dụng để tắm, phát triển hoạt động thể thao dưới nước, là phương tiện giao thông đường thủy. Nước ngầm bao gồm các điểm nước khoáng, suối nước nóng, đây là tài nguyên thiên nhiên quý giá dùng để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh…theo điều tra ở nước ta có trên 400 nguồn nước khoáng. Nước khoáng là nước thiên nhiên, chủ yếu là nước dưới đất, chứa một số thành phần vật chất đặc biệt như các nguyên tố hóa học, khí, các nguyên tố phóng xạ hoặc một số tính chất vật lý như nhiệt độ cao, độ pH,… có tác dụng sinh lý đối với con người. - Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật bao gồm: nguồn động vật, thực vật tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, đã xuất hiện hình thức đi du lịch mới hấp dẫn du khách là tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên với các đối tượng là các loài động, thực vật thông qua một số loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan thiên nhiên và nghiên cứu khoa học. Trong hoạt động tham quan du lịch thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do tính đa dạng sinh học bảo tồn được nhiều nguồn gen, tạo phong cảnh đẹp, thơ mộng, sinh động. Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia cũng như ở Việt Nam phục vụ mục đích du lịch thường tập trung ở: các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái văn hóa lịch sử; hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái dạng san hô, hệ sinh thái vùng đất ướt và cửa sông; các vườn thú, vườn bách thảo, các viện bảo tàng sinh vật, các cơ sở nuôi dưỡng động vật,… 1.5. KHÁCH DU LỊCH 1.5.1. Khái niệm khách du lịch 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng
56 p | 1840 | 540
-
Báo cáo tốt nghiệp “ Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu hạn Tân Quang Minh”
56 p | 808 | 250
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty công nghệ phẩm Minh Quân
61 p | 590 | 181
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng”
72 p | 382 | 136
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
92 p | 363 | 113
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng
77 p | 544 | 112
-
Báo cáo tốt nghiệp: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng ”
70 p | 233 | 83
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam ( Nghiên cứu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PTVN)
97 p | 169 | 58
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội"
74 p | 179 | 55
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa”
55 p | 189 | 52
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.
97 p | 181 | 37
-
Báo cáo tốt nghiệp: ”Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội “.
56 p | 132 | 36
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
60 p | 97 | 21
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy”
76 p | 151 | 19
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công - TS. Phạm Thị Hà
10 p | 126 | 16
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Bình Dương
67 p | 33 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực Sóc Sơn
34 p | 103 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
73 p | 46 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn