Báo cáo tốt nghiệp: “Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007”
lượt xem 6
download
Thành lập đoàn điều tra như phương án thứ nhất: Đoàn điều tra cũng tiến hành làm việc với chủ doanh nghiệp và người bị tai nạn lao động, nghe 2 bên trình bày ý kiến về từng vụ việc cụ thể, có giải trình chi tiết theo trình tự thời gian diễn tiến của vụ việc. - Đoàn điều tra tổng hợp các ý kiến và kết luận về mức độ sai phạm của từng bên, từng sự việc cụ thể. Từ đó đưa ra được nguyên nhân để từng bên nhận ra và cam kết có biện pháp khắc phục hậu quả, sửa chữa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: “Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007”
- Luận văn tốt nghiệp “Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007”
- Mục lục Luận văn tốt nghiệp................................ ....................................................................... 1 CHƯƠNG 1 : .................................................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................... 5 1. 3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5 1.3.1 Không gian: Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian: 2005 – 2007 ............ 5 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cho vay tín d ụng trung và dài hạn. ................ 5 1.4 Lược khảo tài liệu .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: .................................................................................................................. 7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 7 2.1 Phương pháp luận ................................ ................................ ................................ ... 7 2.1.1 Khái niệm tín dụng ................................................................ ............................... 7 2.1.2 Phân loại tín dụng ................................................................................................. 7 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng ................................ ................................ ............ 7 2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng .......................................................................... 7 Tín dụng vốn lưu động. ................................................................................................. 7 Tín dụng vốn cố định. .................................................................................................... 8 2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn tín dụng ................................ ..................... 8 2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng ...................................................... 8 a) Tín dụng thương mại................................................................................................. 8 b) Tín dụng ngân hàng. ................................................................................................ 8 Đối tượng của tín dụng ngân hàng................................................................................ 9 2.1.3 Rủi ro tín dụng trung và dài hạn.......................................................................... 9 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................. 9 2.1.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ............................................................. 9 a) Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn. ..................................................................... 9 b) Nguyên nhân khách quan. ........................................................................................ 9 2.1.3.3 Công thức tính rủi ro tín dụng ........................................................................ 10 Nợ xấu .......................................................................................................................... 10 2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích tính dụng (4) ................................................................ 10 2.1.4.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động ................................ ............................. 10 Doanh số thu nợ ............................................................................................................ 10 Vòng quay vốn tín dụng = ................................................................ ............................. 10 2.1.4.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ............................................................................ 10 2.1.4.4 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ ............................................. 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: ................................................................................................................ 12 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ....................... 12 3.1 Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 ...................................................................................................................... 12 3.2 Khái quát về NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ.................................... 13 Hình 01 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 14 Chức năng: .................................................................................................................. 15 A. Tiếp thị doanh nghiệp ............................................................................................... 15 Nhiệm vụ ...................................................................................................................... 15
- A. Tiếp thị doanh nghiệp ................................................................ ............................. 15 B. Thẩm định doanh nghiệp ................................ ................................ ........................ 16 B. Thanh toán quốc tế ................................ ................................ ................................ . 17 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh gia i đọan 2005-2007 ........................................... 16 I. Tổng thu nhập ............................................................................................................ 16 1. Thu nhập từ lãi: ......................................................................................................... 16 - Thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ....................................................................... 16 II. Tổng chi phí .............................................................................................................. 16 3.3.1 Phân tích tổng thu nhập ..................................................................................... 17 Hình 02: Cơ cấu thu nhập của Sacombank giai đọan 2005 -2007 .............................. 17 3.3.2 Phân tích tổng chi phí ......................................................................................... 17 3.3.3 Phân tích lợi nhuận: ........................................................................................... 18 3.4.1 Những thuận lợi .................................................................................................. 20 3.5. Phương hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ................................ ................................ ................................ ........................ 21 CHƯƠNG 4: ................................................................................................................ 23 4.1 Tình hình nguồn vốn ................................................................ ............................. 23 Bảng 02 tình hình nguồn vốn ...................................................................................... 23 Hình 04: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm ............................ 23 4.1.2 Vốn điều chuyển .......................................................................................... 24 Bảng 03: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đọan 2005 -2007 ............................ 26 Nhận xét: ....................................................................................................................... 26 4.2.1 Cho va y theo đối tượng ....................................................................................... 27 Hình 05: Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh.................... 27 Hình 06: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay ......................................... 29 Bảng 04: Doanh số thu nợ trung và dài hạn ............................................................... 31 4.5 Tình hình nợ quá hạn ................................ ............................................................ 35 Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn .................................................................................. 35 Đvt: triệu ....................................................................................................................... 35 Bảng 07: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................................................................ 36 Bảng 08: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn ................. 38 4.6.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động ................................................................ 38 4.6.2 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ.................................................................................... 39 4.6.3 Vòng quay vốn tín dụng...................................................................................... 39 Bảng 09: Tình hình nợ xấ u của Sacombank Cần Thơ ................................ ............... 40 Hình 07:cơ cấu nợ xấu qua các năm ........................................................................... 40 Hình 08: Rủi ro tính dụng của Sacombank qua các năm ................................ .......... 42 4.8.1 Thuận lợi ............................................................................................................. 44 4.8.2 Khó khăn ............................................................................................................. 44 CHƯƠNG 5 : ................................ ................................ ................................ ............... 46 CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................................................................. 46 5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005 -2007 ...... 46 5.1.2 Những khó khăn và thách thức gặp phải ........................................................... 46 5.2 Giải pháp................................................................................................................ 48 CHƯƠNG 6 : ................................ ................................ ................................ ............... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 53
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn m ới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số. Lạm phát tăng cao sẽ là cho lãi suất tăng mạnh, yếu tố lãi suất tăng cao như thế sẽ tạo th êm gánh nặng cho các nhà đ ầu tư trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay và làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trun g và dài hạn nói riêng. Bởi vì ho ạt động tín dụng trung và dài hạn phần lớn là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng…Vì vậy sử dụng vốn vay như th ế n ào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đ ang phát triển mạnh mẽ và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh h ưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi su ất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và ch ậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư n ợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân h àng. Vì vậy cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nh à quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng…Để đ ưa ra những quyết định cho phù hợp.
- Từ đó em nhận thấy rằng việc thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” là thực sự phù hợp trong thời gian thực tâp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung - Phân tích hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ đ ể thấy được thực trạng của hoạt động tín dụng trung, dài hạn giai đọan 2005-2007. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2 007 để thấy được hiệu quả trong ho ạt động kinh doanh của ngân h àng. - Phân tích họat động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005 -2007, đ ể thấy đ ược thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. - Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong ho ạt động tín dụng trung và dài. 1. 3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian: Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Th ời gian: 2005 – 2007 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cho vay tín dụng trung và dài hạn. 1.4 Lược khảo tài liệu * Tiểu luận tốt nghiệp: “Phân tích ho ạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” do Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương thực hiện năm 2007, đ ề tài do thầy Trương Chí Tiến hướng dẫn. Trong đề tài tác giả phân tích hoạt động tín dụng của Ngân h àng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang bằng cách phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, rủi ro tín dụng và phân tích các chỉ số nghiệp vụ cho vay. Trong bài viết có đề cập đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo QĐ 493. Tác giả tìm ra những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp như đề xuất giải pháp giúp tăng trưởng doanh số cho vay, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp tăng dư n ợ giảm nợ quá hạn và giảm rủi ro tín dụng
- Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, phương pháp đồ thị để thể hiện sự biến động. * Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang” do sinh viên Nguyễn Thị Tâm thực hiện năm 2007, đề tài do cô Phạm Thị Thu Trà hướng dẫn. Bài viết chỉ ra được thực trạng của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang, qua đó th ấy được một số hạn chế trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó. Trong bài viết tác giả sử dụng các chỉ số: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư n ợ trên nguồn vốn huy động để đánh giá họat động tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời tác giả đã đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích. * Bài viết của em phân tích sâu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu về nghiệp vụ cho vay để thấy được những mặt hạn chế và những thuận lợi trong hoạt động tín dụng trung và dài h ạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007. Từ những phân tích đó nhằm đưa ra giải pháp h ạn chế những tồn tại trong ho ạt động cho vay của ngân hàng. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu: - Th ực trạng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân h àng giai đọan 2005-2007 như thế nào? - Những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì? - Nh ững thu ận lợi và khó khăn trong ho ạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì? - Nh ững giải pháp n ào nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn?
- CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan h ệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc ho àn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. 2.1.2 Phân loại tín dụng 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn d ưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng dài hạn: Là lo ại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng d ài hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng cơ bản, đầu tư xây d ựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng ở giữa hai kỳ hạn trên, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. 2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng Tín dụng vốn lưu động. Là lo ại tín dụng đư ợc dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ h àng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp; cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đ ắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: cho vay d ự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
- Tín dụng vốn cố định. Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn. 2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn tín dụng 2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng a) Tín dụng thương mại. Tín dụng thương m ại là quan hệ tín dụng giữa các nh à doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình th ức mua bán chịu hàng hóa. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương m ại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy có hiện tượng một số nhà doanh n ghiệp muốn bán sản phẩm trong lúc đó có một số nhà doanh nghiệp muốn mua nhưng không có tiền. Trong trường hợp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người muốn bán thực hiện được sản phẩm họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua. Mua bán chịu hàng hóa là hình thức tín dụng vì: - Người bán chuyển giao cho ngư ời mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. - Đến thời hạn đã được thỏa thuận người mua ho àn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và lợi tức. b) Tín dụng ngân hàng. Khá i niệm:Tín d ụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vay trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là ngư ời đi vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là ngư ời đi vay ngân h àng nhận tiền gửi của các nh à doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại với tư cách là người cho ngân h àng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
- Đối tượng của tín dụng ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng không ch ỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vât tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các kho ản nợ m à còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ b ản như xây dựng các xí nghiệp mới, các cơ sở kinh tế hạ tầng, cải tiến và đổi mới kỹ thuật. Ngoài ra tín dụng ngân h àng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn tín dụng tiêu dùng của cá nhân. 2.1.3 Rủi ro tín dụng trung và dài hạn 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan h ệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách h àng. 2.1.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng a) Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn. - Đối với khách h àng là cá nhân: một số nguyên nhân có th ể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,… - Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là do: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư b ị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đ ổi trong chính sách của nhà nước,… b) Nguyên nhân khách quan. - Bảo, lụt, hạn hán, dịch bệnh. - Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân h àng không trả được hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đo ạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân h àng.
- c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng. - Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành. - Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau: chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn,… 2.1.3.3 Công thức tính rủi ro tín dụng Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng d ư nợ Theo quyết định 493/2005/QD-NHNN, nợ xấu là những khỏan nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. 2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích tính dụng (4) 2.1.4.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân h àng với nguồn vốn huy động. 2.1.4.2 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay của ngân hàng nhanh hay chậm. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư n ợ b ình quân 2.1.4.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Ch ỉ tiêu này thường nói lên chất lư ợng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số n ày dưới mức 5% thì ho ạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định n ào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng
- trên tổng dư nợ lớn thì nó ph ản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ * 100% 2.1.4.4 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ Ch ỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Th ơ giai đọan 2005-2007. - Một số nguồn thông tin thu thập được thông qua việc tham khảo, trao đổi ý kiến với các cán bộ tín dụng của ngân hàng như giải pháp cho họat động tín dụng, các chính sách, mục tiêu và phương hướng họat động của ngân hàng. - Thu th ập thông tin thứ cấp về tình hình tài chính ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ thông qua cổng thông tin điện tử Cần Thơ. 2.2.2 Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích trong bài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và số tương đối): dùng để nghiên cứu nh ịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở k ỳ trư ớc (năm nay so với năm trư ớc, tháng này so với tháng trước…). - Phương pháp tỷ trọng: Xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang phân tích. - Phương pháp đồ thị: thể hiện sự tăng, giảm của các yếu tố phân tích qua các năm.
- CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 K hái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 Năm 2007 là năm có nhiều b iến động mạnh của giá cả cả thị trường, giá một số nguyên, nhiên liệu vật liệu tăng cao, nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng đ ã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến độ đầu tư phát triển…Đặc biệt ngành tài chính ngân hàng cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ như các ngành nghề khác được báo cáo cụ thể trong báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007 như sau: “Thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng với việc lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn hiện có 127 cơ sở giao dịch ngân h àng của 35 tổ chức tín dụng; hoạt động thanh toán qua ngân hàng đảm bảo nhanh gọn, kịp thời; chất lượng tín dụng trong phạm vi an to àn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 4,3 vòng/năm (tương đương năm 2006); công tác điều hòa tiền mặt đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế. Tổng vốn huy động trên đ ịa b àn đến cuối năm 2007 ước thực hiện 10.200 tỷ đồng, tăng 63,64% so với cuối năm 2006, chiếm 58,29% tổng dư nợ cho vay; trong đó, vốn huy động bằng đồng Việt Nam 9.100 tỷ đồng và ngo ại tệ qui đồng Việt Nam 1.100 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay 17.500 tỷ đồng, tăng 58,63%; trong đó dư nợ trung dài h ạn 4.500 tỷ đồng, chiếm 25,71%, tăng 48,08%; dư nợ ngắn hạn 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,29%, tăng 62,64%. Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn 238 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ (cuối năm 2006 là 2,12%). Tổng thu tiền mặt qua ngân hàng đ ạt 68.700 tỷ đồng, tăng 47,86%; tổng chi 71.400 tỷ đồng, tăng 59,47% so năm 2006. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và đ ịnh hướng đến năm 2020 được triển khai thực hiện tốt, thanh toán điện tử liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng tăng 49% so với năm 2006.”(5)
- Từ đó ta thấy tình hình ho ạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 h ết sức sôi động và có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2006. 3.2 Khái quát về NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ 3.2.1 Q uá trình hình thành và phát triển Sacombank Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ là chi nhánh của ngân h àng TMCP Sài Gòn Thương Tín được th ành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập ngân h àng TMCP nông thôn Thạnh Thắng. Ngân h àng ra đời đúng vào th ời điểm thống đốc ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của ngân h àng TMCP nông thôn và đô thị. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau: ► Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Th ơ. ► Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y việc sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. ► Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ. Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ – HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank chi nhánh Cần Thơ dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng về 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc trực thuộc phường Bình Thủy. Chức năng hoạt động của chi nhánh - Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đ ến từng nghiệp vụ;
- - Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho qu ỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân h àng; - Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; - Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù h ợp với yêu cầu của địa bàn ho ạt động; - Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hư ớng phát triển chung tại khu vực và của to àn ngân hàng trong từng thời kỳ; - Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác h ướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Hình 01 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P.GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Phòng Hỗ Phòng Kế Phòng Phòng Cá Phòng Hành Trợ Nhân Chánh D.Nghiệp Toán & Quỹ B.phận quản Bộ phận tiếp B.phận tiếp Bộ phận Kế lý tín dụng thị DN thị cá nhân Toán B.phận thẩm B.phận thẩm Bộ Phận Quỹ B.phận định DN định cá nhân Thanh tóan B.phận xử lý giao dịch
- Phòng giao dịch - Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và ch ịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là ch ức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của m ình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người ủy quyền thực hiện. - Phó giám đốc có chức năng giúp giám đốc điều hành ho ạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc th ẩm quyền bổ nhiệm, b ãi nhiệm của tổng giám đốc. - Phòng doanh nghiệp: Phòng doanh nghiệp phụ trách khách h àng doanh nghiệp. Chức năng: A. Tiếp thị doanh nghiệp a). Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ thể b). Tiếp thị và qu ản lý khách hàng c). Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp d). Chức năng khác B. Th ẩm định doanh nghiệp. a). Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy mô của ngân hàng) b). Chức năng khác Nhiệm vụ A. Tiếp thị doanh nghiệp 1) Qu ản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ thể - Đánh giá tình hình thi trường và đ ịa b àn định kỳ để phản hồi về phòng tiếp thị và quản lý sản phẩm doanh nghiệp và tham mưu cho ban lãnh đ ạo chi nhánh.
- - Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo từng sản phẩm cụ thể. - Tham mưu Ban lãnh đạo, điều phối chỉ tiêu bán hàng cho đơn vị thuộc chi nhánh. - Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng. 2) Tiếp thị và quản lý khách hàng. - Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị bán hàng. - Trực tiếp tiếp thị khách h àng ho ặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc chi nhánh. - Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ. - Hướng dẫn tư vấn khách h àng về sản phẩm dịch vụ. - Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho ho ạt động của chi nhánh. 3). Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. - Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng. - Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng. - Thu th ập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. 4). Chức năng khác - Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch. - Hướng dẫn khách h àng bổ túc hồ sơ, tài liệu để ho àn ch ỉnh hồ sơ. - Thông báo quyết định của ngân hàng đến khách hàng liên quan đến đề nghị sử dụng sản phẩm của khách h àng. - Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng k ỳ hạn. - Xây dưng kế hoạch theo định kỳ, tuần, tháng, quý, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho ban lãnh đạo chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường và khắc phục khó khăn. - Quản lý, kiểm tra, giám sát, hư ớng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc chi nhánh trong mảng chức năng được giao. B. Thẩm định doanh nghiệp
- - Phối hợp với bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách h àng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách h àng. - Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng. - Phân tích, th ẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ sơ cấp tín dụng. - Phòng cá nhân: phụ trách mảng khách hàng là cá nhân, ch ức năng, nhiệm vụ giống như phòng doanh nghiệp nhưng đối tư ợng khách h àng là cá nhân. -Phòng hỗ trợ: A. Quản lý tín dụng - Hỗ trợ công tác tín dụng. - Kiểm soát tín dụng - Quản lý nợ. - Chức năng khác. B. Thanh toán quốc tế - Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế. - Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế - Chức năng khác. C. Xử lý giao dịch - Phòng kế toán và quỹ A. Qu ản lý công tác kế toán tại chi nhánh B. Qu ản lý công tác an toàn kho, qu ỹ. - Thu chi và xuất khẩu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Kiểm đếm, phân loại, đóng bỏ tiền theo quy định. - Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Phòng hành chánh - Quản lý công tác h ành chánh. - Quản lý công tác nhân sự. - Phụ trách công tác IT - Phòng giao dịch + Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay, và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù h ợp theo quy chế, quy định của ngân hàng.
- + Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho qu ỹ theo quy định của ngân hàng + Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn ho ạt động; xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch + Tổ chức công tác quản lý hành chính b ảo đảm an to àn an ninh tài sản; theo dõi tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời, phòng giao dịch cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị. 3.2.3 Mạng lưới hoạt động Hiện nay Chi nhánh cấp1 Cần Thơ có 4 phòng giao dịch trực thuộc sau: 1. Phòng giao dịch Ninh Kiều – 99 Võ Văn Tần, phường Tân An, quận Ninh Kiều 2. Phòng giao d ịch Cái Khế - Lô K, Trần Văn Khéo, Trung tâm thương m ại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều 3. Phòng giao dịch 3 tháng 2 – 174B đường 3/2, ph ường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều 3. Phòng giao d ịch Thị Trấn Thốt Nốt – 314 Quốc lộ 91, ấp Long Thạnh A, thị trấn Thốt Nốt, thành phố Cần Th ơ. 3.2.4 Sản phẩm dịch vụ a) Sản phẩm tiền gửi của Sacombank rất đa dạng và phong phú, bao gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng, tiết kiệm vàng và Việt Nam đồng đảm bảo theo giá vàng… b) Sản phẩm cho vay gồm các h ình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng là cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, cho vay đi làm việc ở nước ngoài, du học trong và ngoài nước, cho vay nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm cho vay góp chợ và cho vay cán bộ công nhân viên đang được quan tâm. Ngoài ra ngân hàng còn có sản phẩm cho vay thấu chi đối với khách hàng có m ở tài khoản tại ngân hàng.
- c) Dịch vụ chuyển tiền ngày càng được hiện đại hóa thông qua hệ thống mạng vi tính, đặc biệt là sau khi Sacombank ký hợp đồng với tập đoàn Microsoft vào tháng 4 vừa qua. Các dịch vụ chuyển tiền nhanh nh ư thanh toán nội địa, chuyển tiền trong hệ thống Sacombank (Online) với mức phí cực rẻ, chuyển tiền ngo ài h ệ thống, chuyển tiền ngân hàng liên kết d) Thanh toán quốc tế: đây là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài bao gồm các dịch vụ chuyển tiền bằng điện (T&T), nhờ thu, tín dụng chứng từ L/C e) Sản phẩm dịch vụ khác: ngoài các sản phẩm, dịch vụ cơ b ản n êu trên Sacombank Cần Thơ còn có thêm các sản phẩm khác như sản phẩm chi trả hộ cán bộ nhân viên trong việc trả lương thông qua tài kho ản, sản phẩm thu chi hộ tiền bán hàng, bảo lãnh, d ịch vụ bất động sản. Gần đây, Sacombank có thêm dịch vụ Phone -banking, khách hàng chỉ cần điện thoại giao dịch mà không phải đến tận ngân hàng.
- 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đọan 2005 -2007 Bảng 01: K ết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ g iai đọan 2005-2007 Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) I. Tổng thu 64.183 85.279 104.084 21.069 32,87 18.805 22,05 nhập 1. Thu 62.242 81.538 99.733 19.296 31,00 18.195 22,31 nhập từ lãi: - Thu từ hoạt 62.140 81.195 99.360 19.055 30,66 18.165 22,37 động tín dụng - Thu lãi 102 343 373 241 236,27 30 8,75 tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 2. Thu nhập 1 .941 3.741 4.350 1.800 92,74 609 16,28 ngoài lãi: - Thu dịch vụ 1 .565 2.854 3.578 1.289 82,36 724 25,37 thanh toán & qu ỹ - Ho ạt động 238 672 495 434 182,35 -177 - khác 26,34 - Thu nhập 138 215 277 77 55,80 62 28,84 bất thường II. Tổ ng chi 54.628 72.858 88.832 18.230 33,37 15.974 21,92 phí 1. Chi trả 48.866 65.180 80.219 16.314 33,39 15.039 23,07
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp "Kế toán tổng hợp công ty TNHH An Phát"
27 p | 5025 | 1717
-
Báo cáo tốt nghiệp "Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài"
44 p | 853 | 450
-
Báo cáo tốt nghiệp tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
109 p | 1227 | 181
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH Minh Quân giai đoạn 2002 - 2005
60 p | 553 | 168
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
92 p | 363 | 113
-
Báo cáo: Công nghệ Chip tích hợp vi điện tử
27 p | 272 | 75
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình
85 p | 227 | 72
-
Khái quát chung về công ty TNHH nhà nước
94 p | 283 | 59
-
luận văn tốt nghiệp CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING MIX
61 p | 235 | 57
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổn thất điện năng tại công ty TTĐ điện Nghệ An
30 p | 134 | 23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán phải trả người bán tại công ty TNHH TM DV Hoài Phương
104 p | 47 | 21
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thương mại và sản xuất gỗ Khang Thịnh Phát
104 p | 42 | 20
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn
66 p | 37 | 18
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Bình Dương
77 p | 42 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH TM&DV Hàng hóa Phương Nam (Phương Nam Logistics)
71 p | 39 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
106 p | 37 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán phải trả người bán tại công ty TNHH Dầu nhớt và Xe nâng Anh Khôi
97 p | 30 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên tại công ty TNHH điện tử thông TCL (Việt Nam)
86 p | 36 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn