intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thận mạn

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

137
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Cấu tạo bình thường mỗi người có 2 thận với kích thước bằng khoảng nắm tay nằm 2 bên cột sống dưới khung sườn. Hình ảnh: Sưu tầm Thận đảm nhận các chức năng: - Lọc bỏ những chất thải của các quá trình chuyển hóa. - Cân bằng lượng dịch, các ion, và acid-base của cơ thể. - Tiết hormon giúp điều hòa huyết áp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thận mạn

  1. Bệnh thận mạn Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Cấu tạo bình thường mỗi người có 2 thận với kích thước bằng khoảng nắm tay nằm 2 bên cột sống dưới khung sườn. Hình ảnh: Sưu tầm Thận đảm nhận các chức năng:
  2. - Lọc bỏ những chất thải của các quá trình chuyển hóa. - Cân bằng lượng dịch, các ion, và acid-base của cơ thể. - Tiết hormon giúp điều hòa huyết áp. - Sản xuất vitamin D dang hoạt hóa giúp xương chắc, khỏe. - Kiểm soát việc tạo tế bào hồng cầu. Với các chức năng quan trọng này, thận cần được bảo vệ và phát hiện cũng như điều trị sớm các bệnh thận. Bệnh thận mạn là gì? Bệnh thận mạn được chẩn đoán dựa vào các cận lậm sàng cho thấy tình trạng bất thường cấu trúc và chức năng thận xảy ra trong ít nhất 3 tháng. Các nguyên nhân chính gây bệnh thận mạn: - Đái tháo đường: là một bệnh lý mà cơ thể không sản xuất đủ insulin (đái tháo đường típ 1) hoặc lượng insulin được sản xuất bình thường nhưng cơ thể
  3. không sử dụng được (đái tháo đường típ 2) dẫn đến hậu quả là lượng đường trong máu cao và gây tổn thương nhiều cơ quan như mắt, tim, thận, mạch máu, thần kinh) - Tăng huyết áp Hai nguyên nhân trên chiếm 2/3 các trường hợp bệnh thận mạn. - Viêm cầu thận - Thận đa nang: Đây là nguyên nhân bệnh thận di truyền nhiều nhất, ngoài ra còn có hội chứng Alport (tăng oxalat niệu và cystin niệu nguyên phát). - Sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến, bướu gây chèn ép hệ niệu… - Nhiễm trùng tiểu nhiều lần. - Các bệnh lý miễn dịch (ví dụ: lupus) - Bất thường bẩm sinh hệ niệu (ví dụ: khiếm khuyết van bàng quang-niệu quản gây trào ngược) - Thuốc, độc chất: tình trạng sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau trong thời gian dài như aspirin, actaminophen, NSAIDs (thuốc giảm đau không steroids như ibuprofen)
  4. Bệnh thận mạn có bao nhiêu giai đoạn? Tùy theo giá trị của độ lọc cầu thận (GFR), bệnh thận mạn chia làm 5 giai đọan từ giai đọan 1 đến giai đọan 5. Làm sao phát hiện bệnh thận mạn? Để phát hiện bệnh thận, những biện pháp đơn giản cần làm trước tiên là: - Đo huyết áp. - Xét nghiệm nước tiểu tìm protein (đạm): nếu lượng protein trong nước tiểu quá cao có thể chức năng lọc của thận đã tổn thương. Tuy nhiên, với các xét nghiệm cho kết quả protein niệu dương tinh với mức thấp hơn cần làm lại xét nghiệm sau vài tuần vì một số nguyên nhân có thể làm xuất hiện đạm trong nước tiểu như: vận động mạnh, nhiễm trùng tiểu… - Xét nghiệm máu: đo nồng độ creatinin trong máu và tính độ lọc cầu thận (GFR). Những ai có nhiều nguy cơ mắc bệnh thận mạn? Các đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh thận mạn gồm:
  5. - Người lớn tuổi. - Đái tháo đường. - Tăng huyết áp. - Tiền căn gia đình có người mắc bệnh thận mạn. - Chủng tộc người Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Hispanic, Châu Á… Bệnh thận có thể chữa khỏi không? Có nhiều bệnh thận có thể được điều trị thành công. Việc kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu và huyết áp có thể ngăn ngừa được bệnh thận hoặc giữ cho chức năng thận không xấu hơn. Tuy nhiên vẫn có nhưng bệnh thận mà nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ và chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Do đó cần phát hiện sớm bệnh thận mạn để có biện pháp dùng thuốc và chể độ dinh dưỡng thích hơp để bảo vệ chức năng thận. Khi đã bị suy thận, các phương pháp điều trị thay thế thận là gì? Có 3 phương pháp điều trị thay thế thận:
  6. - Hemodialysis (HD): Phương pháp lọc máu (còn gọi là thận nhân tạo) được tiến hành tại trung tâm lọc máu (hoặc tại nhà). Sử dụng hệ thống máy và màng lọc ngoài cơ thể giúp lọc bỏ chất độc và lượng nước dư thừa. - Peritonealdialysis (PD): Phương pháp lọc màng bụng được tiến hành tại nhà sau khi bệnh nhân và người thân đã được huấn luyện các kỹ thuật cần thiết. Sử dụng chính màng phúc mạc của ổ bụng bệnh nhân làm màng lọc để lọc bỏ chất độc và lượng nước dư thừa. - Kidney transplantation: Ghép thận. Thận ghép có thể lấy từ người hiến tạng đã chết hoặc còn sống, người hiến tạng có thể là người thân có quan hệ huyết thống, bạn bè hoặc người tình nguyện. Ở Việt Nam hiện nay chỉ được ghép thận của người hiến thận có quan hệ huyết thống. Mọi người cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh thận, đặc biệt l à các đối tượng có nhiều nguy cơ như người lớn tuổi, đái tháo đ ường, tăng huyết áp, có người thân mắc bệnh thận mạn,… để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
  7. - Huyết áp cao (huyết áp cao gây bệnh thận mạn, ngược lại bệnh thận mạn cũng gây huyết áp cao). - Tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm (> 2 lần/đêm), tiểu khó, đau khi đi tiểu. - Phù quanh hốc mắt, bàn tay, bàn chân, mắc cá. - Xét nghiệm máu: BUN, creatinin cao hơn giới hạn bình thường. - GFR < 60 ml/phút Bệnh thận mạn giai đoạn sớm thường không triệu chứng. Khi chức nặng thận giảm nhiều, bệnh nhân có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, ăn không ngon, yếu sức, mệt mỏi, ngứa, vọp bẻ đặc biệt vào ban đêm, thiếu máu. Khi phát hiện có bệnh thận mạn giai đoạn sớm, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ điều trị thích hợp gồm các biện pháp giúp bảo tồn chức năng thận: - Ăn kiêng theo đúng hướng đẫn. - Sử dụng thuốc theo đúng toa được điều trị, tránh dùng dùng nhiều thuốc giảm đau, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tránh dùng chung
  8. acetaminophen, NSAIDs, caffein. Khi sử dụng các thuốc giảm đau cần uống nhiều nước (khoảng 6-8 ly nước/ngày). - Tập thể dục: Giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngủ ngon, tăng cường sức cơ, giữ cân nặng trong mức cho phép. Các bài tập thể dục có thể thực hiện: đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ, thực hiện các bài tập theo nguyên tắc bắt đầu bài tập với cường độ thấp, sau đó nâng dần cường độ bài tập trong khả năng sức khỏe cơ thể cho phép, không quá mệt khi tập, và cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hoàn toàn sau khi kết thúc bài tập khoáng một giờ. Các bệnh nhân có thể tập khoảng 30 phút/lần, ít nhất 3 lần/tuần. BS. Lê Thái Thượng Tôn (Dịch)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2