Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ _2
lượt xem 14
download
Phép màu của tình yêu là biến tất cả mọi cằn khô, mọi khổ cực thành yêu thương, thân thiết và trở thành máu thịt trong tâm hồn: Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương (Xuân Quỳnh).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ _2
- Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ
- P hép màu c ủa t ình yêu là biến tất cả mọi cằn khô, mọi khổ cực th ành yêu t hương, thân thiết và trở thành máu t hịt trong tâm hồn: Cát khô c ằn ở mãi hoá yêu thương (Xuân Quỳnh). Câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện sâu sắc về quy luật của t ình cảm. Ở đây tác giả không lấy điểm tựa từ trí tuệ sắc sảo mà chủ yếu kiến tạo trên nền của xúc động châ n thành, lắng nghe được tiếng lòng c ủa chính mình. Trong thơ các chị khi phản ánh chiến tranh, có cát đỏ khi máu đồng đội và máu tôi đã đ ổ (Xuân Quỳnh), và hạt cát cũng anh dũng thề hy sinh quyết liệt khi mỗi hạt cát dính quyện c ùng da thịt(Lê Thị May). Hạ t cát tr ĩu nặng bao nhiêu điều cuộc sống, trĩu nặng trong tâm can nữ thi sĩ: Cát thấm bao nhiêu là mưa Cát thấm bao nhiêu là máu Biết đâu nấm mồ của anh Chỉ thấy toàn cát trắng (Xuân Quỳnh) Cát còn khóc cùng nỗi đau số mệnh biết u u nức nở (Lê Thị Mây). Cát vốn là nơi đi về của cuộc đời con người sống trong cát chết vùi trong cát (Tố Hữu). Biểu tượng cát trong thơ các chị cũng có ý nghĩa khi tự bộc lộ hình tượng con người trong cát bụi cuộc đời: Cát ròng ròng trôi chảy dưới lòng chân Cát như máu hai mươi năm đã đổ Nào hay đâu chỉ là cát đấy thôi Hạt cát nào lăn trong đáy mắt bỏng sôi (Ý Nhi) Giữa đạn bom, giữa gió cát và nắng lửa nhọc nhằn, sự sống và cái chết treo trên đầu sợi tóc, Xuân Quỳnh biểu hiện hình tượng con người khát khao về một cuộc sống bình yên hạnh phúc; Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
- (Gió Lào cát trắng) Với sự rung động của tâm hồn trước vẻ đẹp cuộc sống, trong mắt Ý Nhi hạt cát nặng trĩu trong nỗi đau số phận muôn đời: Tôi tìm đến những đền đài tưởng niệm Nào hay đâu chỉ là cát đấy thôi Hạt cát nào trong đáy mắt bỏng sôi Đang lặng lẽ lăn trên gò má (Cát 2) Ý thơ như dồn tụ chất triết lý trong tư tưởng, trong ý niệm thân cát bụi sẽ trở về cát bụi. Đó là cách nhìn về mối liên hệ giữa cái vĩ đại với cái đời thường của con người. Biểu tượng cát tượng trưng cho con người, cát cũng là đất nước, cát là cuộc đời vĩnh hằng bình dị. Cát còn là một biểu tượng của cuộc đời các tác giả nữ trong thơ, vừa là nơi đi về điểm hẹn của tình yêu thương vừa chở che bao bọc nhân hậu, vừa trĩu nặng lo toan... 4. Nói đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không ai không nghĩ tới biểu tượng con đường Trường Sơn – con đường Hồ Chí Minh với biết bao huyền thoại. Con đường gắn với tinh thần quả cảm, ý chí kiên định của tuổi hai mươi “tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc”, “gãy cầu như gãy tay, đứt cầu như đứt ruột”, “sống anh dũng bám cầu bám đường chết kiên cường dũng cảm”. Những câu khẩu hiệu của một thời lửa cháy đã biểu hiện tinh thần thép của thanh niên xung phong. Con đường mà khi nghe đến tên, người đọc đã cảm nhận được ý chí quật cường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng được các thế hệ người Việt cùng chung sức chung lòng vun đắp nên: Vang vọng con đường báo cáo Bác Hồ nghe Đường cuộn gấp biến hình tung trăn lửa Đường Hồ Chí Minh, đường tuyên ngôn độc lập (Lê Thị Mây)
- Chỉ giữ được một tấc đường thôi, họ phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu: Máy bay trinh sát ngày đêm Cả B52 đường vẫn là đường Đường bất chấp Bổ nhào, toạ độ (Xuân Quỳnh) Con đường chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của những người con gái: Giữ một tấc đường bốn chiến sĩ hy sinh Giữ một tấc đường bộ tư lệnh xuất tướng xuất quân Người che đường bằng ngực bằng vai Đường qua mộ tên đồng đội nâng đỡ bàn chân (Lê Thị Mây) Con đường trong thơ các chị trở thành một biểu tượng thiêng liêng về Tổ quốc. Trên con đường có mặt đủ trăm quê đó đã mang nỗi đau lửa đạn và gồng mình lên chịu đựng gian nan thử thách. Các tác giả nữ đã gắn bó, cống hiến sức lực và trí tuệ cho những con đường: Để lòng thương con đường đất đỏ Em và con đường là nỗi nhớ khôn nguôi Gặp con đường, con đường cháy trong lòng da diết (Ý Nhi) Con đường Trường Sơn trở thành máu thịt trong hình tượng thơ của các tác giả nữ. Tên của các chị cũng gắn với mỗi con đường đi qua: tên con đường là tên em gửi lại (Lâm Thị Mỹ Dạ). Con đường trở thành người bạn tri âm, tri kỷ. Con đường cũng luôn nóng trong nỗi nhớ, niềm thương với những kỷ niệm khó có thể phai mờ: Tôi nhớ con đường không nguôi được
- Ngày con đường có em Bụi bám dày trên mặt lá sim (Ý Nhi) Thơ hướng đến những tầm cao, mở căng cảm giác để đón nhận những vang vọng trong quá khứ và chiêm nghiệm trong hiện tại. Con đường cũng là nơi chia xẻ cùng các chị những niềm vui nỗi buồn, niềm thương nỗi nhớ. Ăn sâu vào tiềm thức mỗi người là một miền ký ức thẳm sâu về con đường Trường Sơn đỏ như lửa cháy, đầy huyền thoại: Con đường vắt qua cánh rừng cháy sém Napan Con đường bắc ngang qua những dòng sông Đường là sợi mây vừa bước Con đường này qua suối mùa khô (Ý Nhi) Con đường trong thơ nữ đã chạm khắc vẻ đẹp huyền thoại trong lòng độc giả. Có thể nói mỗi một nhà thơ nữ thời chống Mỹ đều có thơ viết về con đường Trường Sơn. Một con đường cháy trong nỗi nhớ trong thơ Ý Nhi, Xuân Quỳnh; con đường tình tự chứng kiến mối tình đầu mộng mơ trong thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát; con đường huyền thoại thiêng liêng đầy ám ảnh trong thơ Lê Thị Mây; con đường gắn với cuộc đời cô thanh niên xung phong trong thơ Trần Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Thanh Nhàn; con đường gắn với sự hy sinh oanh liệt của cuộc đời người con gái trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Con đường Trường Sơn trở thành điểm hẹn gặp gỡ, nơi chứng kiến mối tình đầu thơ mộng, nơi đẫm mồ hôi, nước mắt, nơi thấm máu đào của những người con gái con trai, nơi đánh dấu son rực rỡ trên bản đồ Việt Nam. Con đường là một biểu tượng đẹp, trở thành niềm tự hào của một thế hệ cầm súng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ của thời oanh liệt hào hùng, biết bao người con của Tổ quốc đã nằm lại những cung đường: Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng trời con gái
- Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em (Lâm Thị Mỹ Dạ) Hoà cùng dàn đồng ca thơ chống Mỹ, các tác giả nữ đã tạo được hệ thống biểu tượng vừa mang nét chung của thời đại vừa gợi được vẻ riêng đặc sắc. Mượn hệ thống biểu tượng này để bộc lộ tâm hồn là cách quen thuộc của các nhà thơ xưa nay, nhưng điều đáng nói là các tác giả nữ đã tạo dựng được những nét riêng độc đáo giàu nữ tính, để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc. Biểu tượng thiên nhiên đã góp phần thể hiện sắc thái riêng của thơ nữ trong thơ ca thời kỳ chống Mỹ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 723 | 30
-
Phân tích làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường
17 p | 376 | 27
-
Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 595 | 26
-
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 488 | 21
-
Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ _3
5 p | 135 | 12
-
Giáo án bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 214 | 11
-
Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ _1
5 p | 108 | 11
-
Bài 8: Bạn đến chơi nhà - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 307 | 11
-
Bài 2: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 242 | 9
-
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
3 p | 79 | 8
-
Phân tích bài thơ Tràng giang để làm rõ lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận
7 p | 69 | 7
-
Bình giảng bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
3 p | 313 | 7
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 292 | 7
-
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 282 | 6
-
Bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 188 | 4
-
Phân tích về nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
2 p | 51 | 3
-
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc gắn liền với kỉ niệm về chặng đường hành quân của người lính
5 p | 75 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn